HOẠT ĐỘNG HỌC PTNN: Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình 1. Kết quả mong đợi: Trẻ gọi đúng tên và nói được công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình. Trẻ biết so sánh, nhận xét được những đặc điểm khác nhau và giống nhau rõ nét giữa 2 đồ dùng ( Về hình dáng, công dụng, chất liệu). Trẻ chú ý lắng nghe cô, biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ. 2. Chuẩn bị: 1 Xoong nhôm, 1 bát sứ, 1 cái cốc, 1 thìa inox, 1 bộ tranh lô tô về các loại đồ dùng đó. Ti vi, đầu đĩa, băng nhạc. Mỗi trẻ 1 bộ tranh lô tô về đồ dùng gia đình gồm 46 chiếc 3. Cách tiến hành: Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”. Các con vừa hát bài gì? Trong nhà các con có những đồ dùng gì? Trong nhà chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ dùng nào cũng rất cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vậy các con phải làm gì để các đồ dùng được sử dụng lâu và bền? Cô cho trẻ đọc bài thơ “đi cầu đi quán” và về chỗ ngồi. Tìm hiểu về cái xoong: Cô đố: “ Bên ngoài lửa đỏ Trong có thức ăn Nhà dẫu khó khăn Cũng cần một cái” Là cái gì? Cô cho trẻ nhận xét cái xoong ? Miệng xoong có dạng hình gì? Cô chỉ vào quai xoong hỏi: Đây là cái gì? Để làm gì? Có mấy cái quai? Cô chỉ vào vung xoong hỏi trẻ: Đây là cái gì? Để làm gì? Cái xoong dùng để làm gì? Chiếc xong này được làm bằng gì? Tìm hiểu về cái bát: Cô đố: “Miệng tròn, lòng trắng phau phau Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày. Là những cái gì ?” Bát dùng để làm gì? Chiếc bát này được làm bằng gì? Vì làm bằng sứ nên rất dễ vỡ, vì vậy chúng mình phải cẩn thận và nhẹ nhàng khi cầm. Cho trẻ sờ vào cái bát hỏi: Cháu thấy thế nào? Có nhẵn không? Miệng bát có dạng hình gì? Tìm hiểu về cái thìa: Cô đưa cái thìa ra và hỏi: Cái gì đây? Thìa dùng để làm gì? Cho trẻ sờ và hỏi: Cháu thấy thế nào? Cái thìa thường được làm bằng nhôm, inox dùng để xúc cơm canh khi ăn. Tìm hiểu về cái cốc: Cô đưa cái cốc ra hỏi: Cái gì đây? Có màu gì? Miệng cốc có hình gì? Cô chỉ vào quai cốc hỏi trẻ: Đây là cái gì? Để làm gì? Chiếc cốc này làm bằng gì? Cốc dùng để làm gì? Cô cho các con quan sát một số đồ dùng trong gia đình, vậy ngoài những đồ dùng đó ra ai còn biết có những đồ dùng gì được dùng trong gia đình nữa? Giáo dục trẻ: Tất cả những thứ đồ dùng này đều để đựng đồ ăn, uống trong gia đình và rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày và người lớn phải làm vất vả mới làm ra được. Vì vậy, khi dùng chúng mình cần phải giữ gìn cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ. Thi xem ai nói nhanh: Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ tranh lô tô các đồ dùng gia đình. Bây giờ các cháu hãy nói nhanh nhé Cô nói đặc điểm, công dụng của đồ dùng, trẻ đưa đồ dùng đó lên và nói tên đồ dùng đó và ngược lại. Trò chơi: “ Cất đồ dùng về đúng nhà” Cách chơi: Cho trẻ lấy 1 đồ dùng trẻ thích, vừa đi xung quanh lớp vừa hát 1 bài hát. Khi nào có hiệu lệnh “Cất đồ dùng về đúng nhà” trẻ cầm lô tô có kí hiệu đồ dùng để ăn về nhà có kí hiệu đồ dùng để ăn, trẻ có đồ dùng để uống về nhà có kí hiệu đồ dùng để uống. Luật chơi: Bạn nào chạy về sai sẽ phạt nhảy lò cò. Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương. CHƠI NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Quan sát quạt điện 1. Kết quả mong đợi: Trẻ biết tên đặc điểm, màu sắc, công dụng của chiếc quạt. Trẻ chơi trò chơi ngoan, hứng thú. Giáo dục tre biết bảo vệ các loại đồ dùng và sử dụng tiết kiệm điện. 2. Chuẩn bị: Chiếc quạt điện, 3 ngôi nhà, bóng, chong chóng… 3. Cách tiến hành: Cô kiểm tra sức khỏe trẻ, dặn dò trẻ khi ra sân phải trật tự chú ý nghe lời cô giáo. Cô cho trẻ ngồi gần bên cô. Cô trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng bằng điện. Cô chỉ vào quạt điện và hỏi trẻ. + Cô có cái gì đây? + Cái quạt là đồ dùng bằng gì? + Là đồ dùng ở đâu? + Để quạt mát được cho mọi người cần có gì? + Cô chỉ vào các bộ phận bên ngoài hỏi trẻ cách bật, tắt quạt. + Khi không dùng quạt nữa các con phải làm gì? Cô nhận xét tuyên dương trẻ kết hợp giáo dục trẻ phải biết bảo vệ ngôi nhà đồ dùng và những người thân trong gia đình.Biết tiết kiệm điện. + TCVĐ: Về đúng nhà Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ chơi ngoan. Tổ chức cho trẻ chơi 23 lần. + Chơi theo ý thích: Chơi bóng, chơi đồ chơi lắp ghép Cô bao quát trẻ HOẠT ĐỘNG GÓC + Góc chính: Góc xây dựng: Xây nhà + Góc kết hợp: Góc phân vai: Nấu ăn Góc nghệ thuật: Hát một số bài hát về chủ đề Góc học tập: Xem tranh sách về chủ đề.
Trang 1KẾ HOẠCH TUẦN Chủ đề con : Đồ dùng gia đình
Số tuần: 1 tuần Thời gian: 30/10 – 03/ 11/ 2017
Thứ
HĐ
ĐÓN
TRẺ,
CHƠI
THỂ
DỤC
SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định Cho trẻ chơi với đồ chơi
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
* Khởi động: Đi, chạy, kết hợp các kiểu đi: Mũi chân, gót chân, má bàn
chân
Hô hấp: Gà gáy, bơm xe
* Trọng động: Tập bài phát triển chung kết hợp bài hát” Trường chúng
cháu là trường mầm non”
- ĐT hô hấp: Làm động tác gà gáy
- ĐT tay 2: Đứng thẳng 2 tay rộng bằng vai, đưa tay ra phía trước và ra sau
- ĐT bụng 2: Đứng thẳng 2 tay chống hông quay người sang 2 bên
- ĐT chân 4: Hai tay chống hông khuỵu gối
- ĐT bật : Bật về phía trước, nhảy tiến nhảy lùi
* Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa cơ thể, đi nhẹ nhàng, làm chim bay.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
PTNT
Trò chuyện, tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình
PTTC
- Trườn về phía trước
PTTM
- Nặn bát ăn cơm
PTNN
- Chuyện:
Cây khế
PTTM
- DH: Cháu yêu bà
- NH: Cho con
- TCAN:
Đoán tên bạn hát
CHƠI
NGOÀI
TRỜI
- Quan sát quạt điện
- TCVĐ:
Về đúng nhà
- Sự chuyển động của không khí
- TCVĐ: ô
tô và chim sẻ
- Tham quan xung quanh trường
- TCVĐ:
Mèo và chim sẻ
- Nhặt lá rụng làm hoa
- TCVĐ:
Rồng rắn lên mây
- Làm thí nghiệm pha nước màu
- TCVĐ: kéo co
CHƠI,
HOẠT
ĐỘNG
THEO Ý
THÍCH
- Hướng dẫn trò chơi mới: Trời nắng, trời mưa
- Kỹ năng sống: rửa tay bằng xà phòng
- Chơi các góc về chủ đề
- Hoàn thành vở bài tập toán
- Đóng chủ đề con: Đồ dùng trong gia đình
- Mở chủ đề:
Trang 2
KẾ HOẠCH CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Góc Chơi Kết quả mong
Góc Xây
Dựng
- Xây nhà
- Xếp hàng
rào
Trẻ biết cách lắp ghép các khối
gỗ, gạch, cây cối tạo thành ngôi nhà của bé
Đồ chơi lắp ghép,
gỗ, gạch, cây xanh
- Cô giới thiệu góc chơi
- Cho trẻ chọn vai chơi
- Cô gợi ý trẻ xây theo ý tưởng sáng tạo của trẻ
- Cô bao quát và đến tham gia chơi cùng trẻ
- Cô theo dõi hướng dẫn trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét từng vai chơi
Góc Phân Vai
- Chơi bán
hàng
- Nấu ăn
- Gia đình
Trẻ thể hiện được cách chơi, vai chơi của mình trong khi chơi
Bộ đồ nấu
ăn, bán hàng
- Cô giới thiệu các góc chơi
- Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi Cô gợi hỏi trẻ về cách chơi của các vai chơi
- Cô theo dõi hướng dẫn trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét từng vai chơi
Góc Nghệ
Thuật
- Tô màu,vẽ,
nặn, hát múa
các bài hát về
chủ đề
Trẻ biết cách tô màu, vẽ môt số
đồ dùng.Trẻ hát được một
số bài hát về chủ đề
Giấy vẽ, bút màu, đất nặn, bảng con, một số dung cụ
âm nhạc
- Cô giới thiệu góc chơi
- Cho trẻ về góc chơi
- Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu, vẽ, nặn về các đồ dùng trong gia đình
- Cách thể hiện các bài hát, bài múa
- Cô theo dõi hướng dẫn trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét từng vai chơi
Góc học tập
Xem tranh
ảnh, sách báo
về một số đồ
dùng trong gia
đình
- Xếp hình
bằng que tính,
hột hạt
Trẻ biết cách xem tranh, biết
sử dụng các vật liệu để xếp hình Hoàn thành tốt các bài tập và biết được nội dung của các bức tranh
Biết cách trò chuyện cùng với bạn
Tranh ảnh sách báo, que tính,
vỏ sò, ốc, hột hạt về một số đồ dùng trong gia đình
- Cô giới thiệu các góc chơi
- Gợi hỏi trẻ về nội dung của các bức tranh trẻ đang xem
Gợi ý cho trẻ xếp được hình, xem tranh và trò chuyện cùng với bạn
- Cô bao quát trẻ chơi
- Cô nhận xét từng vai chơi
Trang 3Thứ 2 ngày 30 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC PTNN: Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình
1 Kết quả mong đợi:
- Trẻ gọi đúng tên và nói được công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình
- Trẻ biết so sánh, nhận xét được những đặc điểm khác nhau và giống nhau rõ nét giữa 2 đồ dùng ( Về hình dáng, công dụng, chất liệu)
- Trẻ chú ý lắng nghe cô, biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ
2 Chuẩn bị:
- 1 Xoong nhôm, 1 bát sứ, 1 cái cốc, 1 thìa inox, 1 bộ tranh lô tô về các loại đồ dùng đó
- Ti vi, đầu đĩa, băng nhạc
- Mỗi trẻ 1 bộ tranh lô tô về đồ dùng gia đình gồm 4-6 chiếc
3 Cách tiến hành:
- Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong nhà các con có những đồ dùng gì?
- Trong nhà chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ dùng nào cũng rất cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta
- Vậy các con phải làm gì để các đồ dùng được sử dụng lâu và bền?
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “đi cầu đi quán” và về chỗ ngồi
* Tìm hiểu về cái xoong:
- Cô đố: “ Bên ngoài lửa đỏ
Trong có thức ăn
Trang 4Nhà dẫu khó khăn Cũng cần một cái”
Là cái gì?
- Cô cho trẻ nhận xét cái xoong ? Miệng xoong có dạng hình gì?
- Cô chỉ vào quai xoong hỏi: Đây là cái gì? Để làm gì? Có mấy cái quai?
- Cô chỉ vào vung xoong hỏi trẻ: Đây là cái gì? Để làm gì? Cái xoong dùng để làm gì? Chiếc xong này được làm bằng gì?
* Tìm hiểu về cái bát:
- Cô đố: “Miệng tròn, lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày
Là những cái gì ?”
- Bát dùng để làm gì? Chiếc bát này được làm bằng gì?
- Vì làm bằng sứ nên rất dễ vỡ, vì vậy chúng mình phải cẩn thận và nhẹ nhàng khi cầm
- Cho trẻ sờ vào cái bát hỏi: Cháu thấy thế nào? Có nhẵn không? Miệng bát có dạng hình gì?
* Tìm hiểu về cái thìa:
- Cô đưa cái thìa ra và hỏi: Cái gì đây? Thìa dùng để làm gì?
- Cho trẻ sờ và hỏi: Cháu thấy thế nào?
- Cái thìa thường được làm bằng nhôm, inox dùng để xúc cơm canh khi ăn
* Tìm hiểu về cái cốc:
- Cô đưa cái cốc ra hỏi: Cái gì đây? Có màu gì? Miệng cốc có hình gì?
- Cô chỉ vào quai cốc hỏi trẻ: Đây là cái gì? Để làm gì? Chiếc cốc này làm bằng gì? Cốc dùng để làm gì?
- Cô cho các con quan sát một số đồ dùng trong gia đình, vậy ngoài những đồ dùng đó ra ai còn biết có những đồ dùng gì được dùng trong gia đình nữa?
Trang 5* Giáo dục trẻ: Tất cả những thứ đồ dùng này đều để đựng đồ ăn, uống trong
gia đình và rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày và người lớn phải làm vất vả mới làm ra được
Vì vậy, khi dùng chúng mình cần phải giữ gìn cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ
* Thi xem ai nói nhanh:
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ tranh lô tô các đồ dùng gia đình Bây giờ các cháu hãy nói nhanh nhé!
- Cô nói đặc điểm, công dụng của đồ dùng, trẻ đưa đồ dùng đó lên và nói tên đồ dùng đó và ngược lại
* Trò chơi: “ Cất đồ dùng về đúng nhà”
- Cách chơi: Cho trẻ lấy 1 đồ dùng trẻ thích, vừa đi xung quanh lớp vừa hát 1 bài hát Khi nào có hiệu lệnh “Cất đồ dùng về đúng nhà” trẻ cầm lô tô có kí hiệu
đồ dùng để ăn về nhà có kí hiệu đồ dùng để ăn, trẻ có đồ dùng để uống về nhà có
kí hiệu đồ dùng để uống
- Luật chơi: Bạn nào chạy về sai sẽ phạt nhảy lò cò
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương
CHƠI NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Quan sát quạt điện
1 Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên đặc điểm, màu sắc, công dụng của chiếc quạt.
- Trẻ chơi trò chơi ngoan, hứng thú
- Giáo dục tre biết bảo vệ các loại đồ dùng và sử dụng tiết kiệm điện
2 Chuẩn bị:
- Chiếc quạt điện, 3 ngôi nhà, bóng, chong chóng…
3 Cách tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ, dặn dò trẻ khi ra sân phải trật tự chú ý nghe lời cô
giáo
- Cô cho trẻ ngồi gần bên cô
- Cô trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng bằng điện
- Cô chỉ vào quạt điện và hỏi trẻ
+ Cô có cái gì đây?
+ Cái quạt là đồ dùng bằng gì?
+ Là đồ dùng ở đâu?
Trang 6+ Để quạt mát được cho mọi người cần có gì?
+ Cô chỉ vào các bộ phận bên ngoài hỏi trẻ cách bật, tắt quạt
+ Khi không dùng quạt nữa các con phải làm gì?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ kết hợp giáo dục trẻ phải biết bảo vệ ngôi nhà đồ dùng và những người thân trong gia đình.Biết tiết kiệm điện
+ TCVĐ: Về đúng nhà
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ chơi ngoan Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
+ Chơi theo ý thích: Chơi bóng, chơi đồ chơi lắp ghép
Cô bao quát trẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
+ Góc chính: Góc xây dựng: Xây nhà
+ Góc kết hợp: Góc phân vai: Nấu ăn
Góc nghệ thuật: Hát một số bài hát về chủ đề
Góc học tập: Xem tranh sách về chủ đề
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Hướng dẫn trò chơi mới: Trời nắng, trời mưa
1 Kết quả mong đợi:
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ
2 Chuẩn bị:
- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát
3 Cách tiến hành:
* Trò chơi: Trời nắng, trời mưa
- Luật chơi:
Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa Trẻ nào không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi
- Cách chơi:
Cô chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân Sao cho vòng này cách vòng kia từ
30 - 40cm để làm nơi trú mưa Số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3 - 4 vòng
Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô giáo Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: “Trời mưa” thì tự mỗi trẻ phải tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (chạy vào vòng tròn) Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài một lần chơi
Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh “trời nắng” thì các trẻ đi ra xa vòng tròn Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
+ Cho trẻ chơi tự do ở các góc: Cô bao quát trẻ chơi
* Đánh giả cuối ngày:
………
………
………
Trang 7Thứ 3 ngày 31 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thể chất: Thể dục: Trườn về phía trước
1 Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên và thực hiện tốt bài tập vận động: Trườn về phía trước
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhành để trườn về phía trước
- Giáo dục trẻ tập luyện theo tập thể, mạnh dạn, tự tin khi tập
2 Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ
3 Cách tiến hành:
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi sau đó đi về thành 2
hàng
ngang
* Trọng động: BTPTC: Tập kết hợp với bài Cháu thương chú bô đội.
- Tập các động tác tay 2: Hai tay đưa lên cao, đưa sang ngang
- Bụng 1: Đứng cúi người về phía trước
- Chân 4: Đứng nâng cao chân gập gối
* Vận động cơ bản: Trườn về phía trước.
- Các con thấy cô trải gì trên sân nào?
- Bạn nào có thể thử một vận động trong khu vực trải chiếu nào?
- Cô mời trẻ lên làm thử
- Hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện vận động mới “ Trườn về phía trước ”
- Để thực hiện được vận động này cả lớp chú ý xem cô thực hiện trước nào
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Không giải thích
+ Lần 2: Vừa thực hiện vừa phân tích từng động tác
- TTCB: Đứng vào vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh "chuẩn bị" thì các con đứng sát vạch chỉ nằm sấp xuống sàn khi có hiệu lệnh xuất phát các con thực hiện chân nọ tay kia trườn nhanh về phía trước
- Mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ thực hiện: Mỗi trẻ được thực hiện 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích trẻ và chú ý sửa sai cho trẻ
Trang 8* Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua chân
- Cô giới thiệu tên trò chơi Nêu luật chơi, cách chơi của trò chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát trẻ
* Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng điều hòa, thả lỏng cơ thể
CHƠI NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Sự chuyển động của không khí.
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ phát hiện ra không khí chuyển động
- Trẻ thực hiện được 1 số thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển động của không khí
2 Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ
- Bóng bay
3 Kết quả mong đợi:
- Cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng ra sân, cho trẻ đứng thành vòng tròn
- Cô lấy chiếc bóng bay chưa thổi và hỏi trẻ
- Cô có cái gì đây?
- Cô đố các con biết muốn có quả bóng căng và to giống như những quả này chúng ta phải làm gì?
- Bây giờ các con hay nhìn xem cô thổ để biết được không khí đang chuyển động nhé
- Cô thổi bóng từ từ cho trẻ nhận xét
- Cô giải thích: Chúng ta không thể nhìn thấy sự chuyển động của không khí nhưng không khí luôn chuyển động quanh ta Nhờ đó mũi chúng ta có thể ngửi được các mùi hương của các vật xung quanh
- Giáo dục trẻ: Chúng ta cần phải bảo vệ thiên nhiên để có bầu không khí trong lành
* TCVĐ : ô tô và chim sẻ
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát trẻ trẻ
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Trang 9+ Góc chính: Góc xây dựng : Xây nhà cho bé
+ Góc kết hợp: Góc nghệ thuật : Nặn đồ dùng trong gia đình
Góc phân vai : Bán hàng
Góc học tập : Xếp hình rào
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Kỹ năng sống: Rửa tay bằng xà phòng
1 Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết giữ gìn thân thế đôi bàn tay
- Biết rửa tay khi tay bấn,Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Trẻ biết thao tác rửa tay,đảm bảo đúng nguyên tắc vệ sinh
- Rèn cho trẻ kỷ năng rửa tay
- Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ để có cơ thế khỏe mạnh,phòng các bệnh tật như tay chân miệng
2.Chuấn bị:
- 1bình nước,1 giá đựng
- 1 xô 1 chậu Thảm khô, khăn lau tay cho trẻ
3 Cách tiến hành:
- Cô cùng trẻ trò chơi dấu tay
- Trò chuyện về chủ đề
- Hàng ngày đôi bàn tay giúp chúng mình làm gì
- Nếu đôi bàn tay bấn thì sẽ thế nào? Các con rửa tay khi nào?
- Hôm nay cô và các con cùng thực hành thao tác rửa tay theo đúng quy
- Cô làm mẫu cho trẻ xem:
+ Làm ướt hai bàn tay,thoa xà phòng vào lòng bàn tay,chà sát hai lòng bàn tay vào nhau
+ Dùng ngón tay và lòng bàn tay phải cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay trái và ngược lại
+ Dùng bàn tay phải chà sát chéo lên cổ tay,mu bàn tay trái và ngược lại
+ Dùng đầu ngón tay của bàn tay phải miết vào kẽ gữa các ngón tay của bàn tay trái và ngược lại
+ Chụm năm đầu ngón tay của bàn tay phải cọ vào lòng bàn tay trái bằng cách xoay đi xoay lại
- Xả tay cho sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch,vẫy nhẹ tay xuống phía dưới sau đó lau tay vào khăn khô
- Cô lần lượt cho trẻ thực hiện
- Chơi theo ý thích:
- Cô bao quát trẻ chơi
Trang 10* Đánh giá cuối ngày
Thứ 4 ngày 01 tháng 11 năm 2017
Tạo hình: NẶN BÁT ĂN CƠM
1 Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết nhào đất cho dẻo, chia đất thành nhiều phần khác nhau, và sử dụng các
kỹ năng đã học để nặn được bát ăn cơm
- Luyện kỹ năng nặn cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các đồ dùng và những người thân yêu trong gia đình
2 Chuẩn bị:
- Bát ăn cơm, túi đựng 1 số đồ dùng
3 Cách tiến hành:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi" Pha nước"
- Cô trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng trong gia đình
- Cô tặng cả lớp một món quà Mời 1 trẻ lên mở quà
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét
+ Cái gì đây?
+ Cái bát có dạng hình gì? Có màu gì?
+ Cái bát này được làm bằng chất liệu gì?
+ Cái bát dùng để làm gì?
+ Khi sử dụng bát phải như thế nào?
- Cô cho trẻ xem mẫu nặn của cô
+ Các con muốn có một cái bát giống bát của cô không?
- Bạn nào biết cách trình bày cách nặn, sau đó cô hướng dẫn lại cách nặn
- Cô cho trẻ nhắc lại cách nặn
- Cho trẻ đọc bài thơ" Em yêu nhà em" về chỗ ngồi để thực hiện
- Cô đến từng nhóm trẻ gợi hỏi trẻ về cách nặn
- Cô nhắc nhở trẻ cách nặn và khuyến khích trẻ hoàn thành nhiều sản phẩm đẹp
- Cô bao quát trẻ và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng
- Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ lên nhận xét cô bổ sung thêm và tuyên dương những trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở 1 số trẻ chưa hoàn thành sản phẩm lần sau cần cố gắng
- Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ các đò dùng trong gia đình
Trang 11- Yêu quý bảo vệ ngôi nhà của mình.
- Kết thúc: Cô cùng trẻ đọc bài ca dao "Công cha như núi thái sơn" đi ra sân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Tham quan xung quanh trường
1 Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết ra sân quan sát ghi nhớ được hình ảnh
- Rèn sự chú ý có mục đích ở trẻ
- Phát triển cơ thể khỏe mạnh
- Giáo dục không chơi chỗ nắng ảnh hưởng sức khỏe bị bệnh
2 Chuẩn bị:
- Sân học rộng rãi, thoáng mát
- Một số đồ chơi cho trẻ tự chọn: bóng, chong chóng
3 Cách tiến hành:
- Cô tập trung kiểm tra sức khỏe, nhắc trẻ khi ra sân không được xô đẩy bạn
- Khi ra sân chú ý không chơi những chỗ trời nắng
- Khi nghe hiệu lệnh các bạn phải tập trung về chỗ cô
- Khi ra sân các con làm những gì?
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: “ Bé ơi”
- Cô cho trẻ đi dạo xung quanh trường quan sát cảnh vật
- Cho trẻ đến cửa các lớp và quan sát đồ dùng của các bạn
- Các con thấy đồ dùng của các bạn được sắp xếp như thế nào?( ngăn nắp, gọn gàng…)
- Khi sử dụng xong các con phải làm sao?
- Trên đồ dùng của mỗi bạn có kí hiệu khác nhau hay giống nhau?
- Cho trẻ kể về những gì trẻ thấy sau khi quan sát
* TC: Mèo và chim sẻ
Cô nêu luật chơi, cách chơi Cho trẻ nhắc lại
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* Chơi tự do: Chơi với bóng, chong chóng
Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
+ Góc chính: Góc xây dựng : Xây nhà của bé
+ Góc kết hợp: Góc phân vai : Gia đình
Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ đề
Góc học tập: Cho trẻ xem tranh về chủ đề
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH