1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt vĩnh phúc

92 678 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 11,86 MB

Nội dung

Theo kết quả khảo sát do Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi 1 Hec1 tiến hành năm 1999, điều kiện địa chất nền như sau: 2.3.1 Điều kiện địa chất công trình tuyến đập chính - Lớp 1a đất á sé

Trang 1

Dự án : Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ VÙNG DỰ

ÁN 10

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 10 2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO 10 2.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT 11 2.4 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG, THUỶ VĂN 12 2.5 HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI 14 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI 16

3.1 ĐẬP ĐẤT 16 3.1.1Đập chính 16

a.Đỉnh đập 16

b.Mái đập thượng lưu 17

c.Mái đập hạ lưu 17

3.1.2Đập phụ 1 20

a.Đỉnh đâp 21

b.Mái đập thượng lưu 21

c.Mái đập hạ lưu 22

3.1.3Đập phụ 2 22

a.Đỉnh đập 23

b.Mái đập thượng lưu 23

c.Mái đập hạ lưu 24

3.2 TRÀN XẢ LŨ 24 3.3 TRÀN SỰ CỐ 26 3.4 CỐNG LẤY NƯỚC 27 3.5 ĐƯỜNG QUẢN LÝ 28 3.6 NHÀ QUẢN LÝ 29 3.7 THIẾT BỊ QUAN TRẮC 30 3.8 CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỒ 30 3.9 KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO VÀ ỨNG CỨU ĐẬP 31 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP 32

4.1 TÍNH TOÁN THUỶ VĂN, ĐIỀU TIẾT LŨ 32 4.2 TÍNH TOÁN CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP 32 4.2.1Trình tự tính toán 32

4.2.2Kết quả tính toán 34

Trang 2

Dự án : Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc

4.3.1Mục đích tính toán 36

4.3.2Phương pháp tính và chương trình tính toán áp dụng 36

4.3.3Tài liệu tính toán 36

4.3.4Kết quả tính toán 39

4.4 TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP 39 4.4.1Phương pháp và chương trình tính 39

4.4.2Tài liệu tính toán 40

4.4.3Kết quả tính toán ổn định 40

4.5 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH 41 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

6.1 KẾT LUẬN 43 6.2 KIẾN NGHỊ 44 PHỤ LỤC 1 TÍNH TOÁN THỦY VĂN 46

I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ THỦY VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 46 I.1 V Ị TRÍ LƯU VỰC 46 I.2 Đ ẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO 47 I.3 T ÌNH HÌNH ĐO ĐẠC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TRONG LƯU VỰC 47 I.4 T ỐC ĐỘ GIÓ 47 I.5 L ƯỢNG MƯA GÂY LŨ 47 II CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN 48 II.1 D ÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ 48 III BẢNG BIỂU 49 PHỤ LỤC 2 TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ 53

I MỤC ĐÍCH TÍNH TOÁN 53 II TẦN SUẤT TÍNH TOÁN 53 III TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN 53 IV PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 53 V THÔNG SỐ CÔNG TRÌNH 56 VI KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 56 VI.1 T RƯỜNG HỢP HIỆN TRẠNG : B TR = 10 M , B TRSC =30 M 56 VI.2 T ỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 66 PHỤ LỤC 3 TÍNH TOÁN KIỂM TRA CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP 67

I TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN 67 II KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 68 PHỤ LỤC 4 TÍNH TOÁN KIỂM TRA THẤM ĐẬP ĐẤT 70

Trang 3

Dự án : Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc

PHỤ LỤC 61 84

ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ KHẨN CẤP (EPP) .84

II CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ KHẨN CẤP 84

V TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI 86

XIII TẬP HUẤN VÀ TẬP DƯỢT KẾ HOẠCH CHUẢN BỊ KHẨN CẤP 91

XVII DỰ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ KHẨN CẤP 92

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT

1.1 MỞ ĐẦU

1.1.1 Tên dự án, gói thầu

- Dự án: Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc (VPFRWMP)

- Gói thầu: Tư vấn lập báo cáo an toàn đập (ATĐ) hồ Thanh Lanh

1.1.2 Chủ đầu tư

- Chủ đầu tư: Ban quản lý ODA Vĩnh Phúc

1.1.3 Tổ chức, cá nhân lập báo cáo ATĐ

-Tổ chức lập báo cáo ATĐ: Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển(DRCC)

-Các cán bộ tham gia lập báo cáo ATĐ:

Chủ nhiệm lập báo cáo: PGS TS Nguyễn Cảnh Thái

Chuyên gia Thủy công: ThS Dương Văn Viện

ThS Lê Hồng Phương

KS Trương Bá Thìn

KS Trịnh Duy ThanhThS Trần Duy Quân

TS Ngô Lê An

TS Trần Kim Châu

1.1.4 Địa điểm vùng dự án

- Địa điểm: xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

1.2 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO AN TOÀN ĐẬP

1.2.1 Các căn cứ pháp lý

-Quyết định số /QĐ – UBND ngày / /2015 của Ban Quản lý dự án ODAVĩnh Phúc về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu tư vấn lập báo cáo an toàn đập hồThanh Lanh – tỉnh Vĩnh Phúc:

-Hợp đồng kinh tế số ngày / /2015 giữa Ban Quản lý dự án ODA VĩnhPhúc và Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển (DRCC) về việc tư vấn lập báocáo an toàn đập hồ Thanh Lanh, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 5

-Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thihành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

-Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi-Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, khai tháctổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi

-Nghị định 72/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2007 về quản lý an toàn đập

-Chỉ thị của Chính phủ tại văn bản số 21/CT-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 vềviệc tăng cường quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa nước

-Thông tư 33/2008/TT-BNN ngày 04 tháng 02 năm 2008 về việc hướng dẫn một

số điều thuộc Nghị Định 72/NĐ-CP

-Chính sách hoạt động an toàn đập OP/BP 4.37 của Ngân hàng thế giới

-Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan

1.2.2 Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng để lập báo cáo ATĐ

-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-01:2010/BNNPTNT về Thành phần,nội dung lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình thủylợi

-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-05:2012/BNNPTNT – Các quy địnhchủ yếu về thiết kế công trình thủy lợi

-Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 8216 : 2009 - Thiết kế đập đất đầm nén

-TCVN 8421:2010 Công trình thủy lợi – Tải trọng và lực tác dụng lên công trình

do sóng và tàu

-Các tiêu chuẩn Quy chuẩn hiện hành

1.2.3 Các tài liệu và phần mềm sử dụng trong báo cáo

Trang 6

-Điều tra, thu thập tài liệu và nghiên cứu về dân sinh - kinh tế xã hội vùng dự

-Tài liệu về điều kiện tự nhiên vùng dự án:

+ Tài liệu khí tượng: Mưa, gió, nhiệt độ, nắng, độ ẩm không khí

+ Tài liệu thủy văn: dòng chảy đến, dòng chảy lũ

-Tài liệu địa hình, địa chất:

+ Tài liệu địa hình, địa chất công tác khảo sát giai đoạn thiết kế kỹ thuật, doCông ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi 1 lập năm 1999

6.1.2 Các phần mềm sử dụng:

- Phần mềm GeoStudio 2007 (Canada) : tính toán thấm, ổn định đập đất

- Phần mềm DTL2002 (Trường đại học Thủy lợi): tính toán điều tiết lũ

1.3.2 Mục tiêu của dịch vụ tư vấn an toàn đập

Mục tiêu của dịch vụ tư vấn là đánh giá an toàn đập hồ Thanh Lanh và các côngtrình phụ trợ đảm bảo cho chủ đầu tư áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo antoàn đập Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách kiểm tra trực quan đập, các công trìnhphụ và đánh giá các điều kiện an toàn của hồ và đập, kể cả quy trình quản lý, vận hành

Trang 7

và bảo trì hiện nay Việc đánh giá tuân thủ các quy trình quy phạm của Việt Nam vàcác tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới.

1.3.3 Khái quát về công trình

Hồ chứa nước Thanh Lanh được xây dựng tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên,tỉnh Vĩnh Phúc Hồ được khởi công xây dựng vào năm 2001, đến năm 2006 thì bàngiao đưa vào sử dụng Cụm công trình đầu mối gồm 1 đập chính, 1 cống lấy nước đặtbên vai trái của đập chính, 2 đập phụ và 1 tràn xả lũ đặt giữa tuyến đập phụ số 2

Hồ chưa nước Thanh Lanh là công trình cấp II (theo QCVN 05:2012/BNNPTNT), được xây dựng với nhiệm vụ tưới cho 1200ha đất canh tác nôngnghiệp của bốn xã Trung Mỹ, Thiện Kế, Bá Hiên và Sơn Lôi Ngoài ra, hồ còn cónhiệm vụ ngăn lũ cho các xã vùng thấp của huyện Bình Xuyên, cấp nước sinh hoạt chovùng hưởng lợi trong mùa khô

04-Các thông số hiện trạng công trình:

Trang 8

TT Thông số Đơn vị Giá trị

Trang 9

TT Thông số Đơn vị Giá trị

1.4 QUÁ TRÌNH SỬA CHỮA, NÂNG CẤP

Hồ Thanh Lanh được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007, công trình đi vàohoạt động đến nay là 8 năm, quá trình sửa chữa, nâng cấp như sau:

- Năm 2009 khoan phụt xử lý chống thấm đập phụ số 2

- Năm 2013 xây dựng kè bảo vệ đường quản lý từ Đập chính sang Tràn xả lũ

- Tháng 3 năm 2015 sửa chữa máy đóng mở van côn hạ lưu cống lấy nước; thaybơm cao áp và hệ thống ống thủy lực dẫn dầu Sửa chữa nhà quản lý thay toàn bộ cửa

sổ và cửa đi, làm mái tôn chống nóng và chống thấm dột cho nhà quản lý

Trang 10

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ

VÙNG DỰ ÁN

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Hồ Thanh Lanh có vị trí xây dựng công trình tại xã Trung Mỹ, huyện BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 12km về phía Tây Bắc

- Phía bắc: Giáp dãy núi Tam Đảo, giáp tỉnh Thái Nguyên

- Phía đông : Giáp xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên

- Phía tây: Giáp xã Minh Quang, huyện Tam Đảo

- Phía Nam: Giáp xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên

Hình 2.1 Vị trí công trình.

2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO

Phía bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểmcực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực đông của tỉnh với chiềudài trên 30 km, phía tây nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạngđịa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hìnhđặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình

Khu vực công trình

Trang 11

- Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là46.800 ha Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới Vùng phù sa cũchủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồiđắp nên, diện tích vùng này khá rộng, gồm phía bắc các huyện Mê Linh1, Yên Lạc,Vĩnh Tường và phía nam các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùngthời kỳ hình thành châu thổ sông Hồng (Kỷ Đệ Tứ - Thống Pleitoxen) Vùng phù samới dọc theo các con sông thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, YênLạc, Mê Linh, phía nam Bình Xuyên, được hình thành vào thời kỳ Đệ Tứ - ThốngHoloxen Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, làđiều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.

- Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha.Đây là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợpvới chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng

và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm

- Địa hình núi thấp và trung bình: có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiềusông suối Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh HàNội, vì có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung

và các khu du lịch sinh thái Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753ha

Theo kết quả khảo sát do Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi 1 (Hec1) tiến hành năm

1999, điều kiện địa chất nền như sau:

2.3.1 Điều kiện địa chất công trình tuyến đập chính

- Lớp (1a) đất á sét vừa – nặng, có chỗ là á sét nhẹ màu nâu vàng xám nâu trạngthái dẻo cứng kết cấu chặt vừa Lớp phân bố chủ yếu ở bãi bồi của lòng suối, bề dày

- Lớp (1) cát cuội sỏi lòng suối màu xám trắng, xám vàng Hàm lượng cuội sỏi

của lũng suối

- Lớp (2) đất á sét chứa dăm sạn và cuội màu nâu đỏ, nâu vàng hàm lượng dăm

sườn tích và bồi tích (daQ)

Trang 12

- Lớp (3): đất á sét nặng – trung chứa dăm sạn và vón kết Laterit màu nâu vàng,nâu đỏ Hàm lượng dăm sạn chiếm 10-30% dăm sạn và vón kết Laterit cứng chắc.Trạng thái cứng – nửa cứng kết cấu chặt vừa lớp phân bố rộng rải trên bề mặt sườnđồi.

Đá gốc: đá gốc vùng nền đập thuộc trầm tích trias trung bậc Lađini tầng Đèo nhe

và các thành tạo mác ma Tam Đảo

2.3.2 Điều kiện địa chất tuyến tràn xả lũ và đập phụ 2

- Lớp (3) là đất á sét nặng – trung lẫn nhiều dăm sạn và vốn kết laterit Màu xámnâu, xám vàng Các tính chất cơ lý của đất này mô tả như phần nền đập chính, lớp

- Lớp (3a) đất á sét nặng - trung có chứa dăm sạn màu nâu vàng, nâu đỏ hàm

- Đá gốc dưới nền tràn là đá sét bội kết, cát kết xám xanh, xám sáng, đá có cấutạo

2.3.4 Điều kiện địa chất cống lấy nước

Cống đặt bên vai trái đập chính nên địa tầng từ trên xuống dưới như tuyến đậpchính

2.4 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG, THUỶ VĂN

2.4.1 Đặc điểm khí hậu

Gần lưu vực nghiên cứu có trạm khí tượng Vĩnh Yên do Tổng cục Khí tượngthuỷ văn quản lý có thời gian đo dài, chất lượng đo đảm bảo nằm cách hồ khoảng 8 kmtheo hướng Tây Nam Vì thế, báo cáo kiến nghị sử dụng số liệu trạm khí tượng VĩnhYên để tính toán cho lưu vực nghiên cứu

6.1.3 Tốc độ gió trung bình

Tốc độ gió trung bình ở vùng dự án được thống kê từ tài liệu thực đo của trạmkhí tượng Vĩnh Yên Kết quả ở bảng sau:

Trang 13

Bảng 1-3: Tốc độ gió trung bình tại vùng dự án Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vĩnh Yên (m/s) 1,6 1,9 2,0 2,3 2,2 1,9 1,9 1,5 1,3 1,3 1,3 1,4 1,7

6.1.4 Tốc độ gió cực đại vô hướng

Tốc độ gió cực đại khu vực nghiên cứu được tính toán theo số liệu trạm VĩnhYên Kết quả tính toán tốc độ gió cực đại ứng với các tần suất thiết kế thể hiện ở bảng

Bảng 1-4: Tốc độ gió cực đại vô hướng ứng với các tần suất thiết kế (m/s)

Hướng gió Giá trị trung bình Cv Cs 1 Tần suất (%)

6.1.5 Lượng mưa gây lũ

Do hồ Thanh Lanh không có tài liệu đo mưa nên báo cáo sử dụng tài liệu mưacủa trạm Vĩnh Yên để tính toán các đặc trưng mưa gây lũ Kết quả tính toán như sau:

Bảng 1-5: Mưa một ngày lớn nhất trạm Vĩnh Yên (mm)

128,9 0,51 1,80 655,4 504,5 460,0 401,7 358,1 332,7

2.4.2 Các đặc trưng thủy văn

1.1.1 Dòng chảy lũ thiết kế

Do hồ Thanh Lanh không có số liệu đo dòng chảy trong khi diện tích lưu vực của

Lanh theo phương pháp công thức kinh nghiệm Cường độ giới hạn

Kết quả tính toán cho ở bảng dưới đây

Bảng 1-6: Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại lưu vực Thanh Lanh

Trang 14

Hp%(mm) 655.4 504.5 460 401.7 358.1 332.7

Kết quả tính toán cho ở bảng 1-7 như sau

Bảng 1-7: Kết quả tính toán tổng lượng đỉnh lũ thiết kế tại lưu vực Thanh Lanh

Wp (106m3) 11,306 8,702 7,935 6,929 6,177 5,739

Đường quá trình lũ thiết kế của lưu vực nghiên cứu được xây dựng bằng dạngtam giác có thời gian nước xuống bằng 1,5 thời gian lũ lên

Hình 2.2 Đường quá trình lũ thiết kế tại lưu vực Thanh Lanh

Trang 15

- Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân năm 2015 là 415,0 ha So với cùng kỳnăm trước đạt 99,5%:

- Diện tích cây lúa là 364,0 ha, năng suất bình quân đạt 51,3 tạ/ha đạt 112,3% sovới cùng kỳ năm trước (tăng 12,6%)

- Diện tích cây ngô là 17 ha, năng suất bình quân đạt 34,6 tạ/ha đạt 108,1% sovới cùng kỳ năm trước (tăng 2,6%)

- Diện tích cây đậu tương và rau màu các loại là 34 ha, sản lượng lương thực cây

có hạt đạt: 1.961,3 tấn, đạt 117% so với cùng kỳ năm trước (tăng 11,6%)

- Thu nhập từ ngành trồng trọt đạt 18.127.300.000 đồng

b) Lâm nghiệp

- 6 tháng đầu năm 2015 toàn xã trồng được 23 ha đạt 76,7% kế hoạch, chủ yếu làrừng được trồng lại, đồng thời công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn đuọc các cấp, cácban ngành quan tâm chỉ đạo xây dựng phương án hợp đồng với các cơ quan chức nănglàm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ rừng và công tác phát triểnrừng

- Tổng thu nhập từ cây lâm nghiệp đạt 4.850.000.000đ

b) Chăn nuôi

- Tổng đàn trâu có 850 con, so với cùng kỳ năm trước bằng 103,3%; tổng đàn bò

có 531 con, so với cùng kỳ năm trước bằng 98,3%; tổng đàn lợn có 8.000 con, so vớicùng kỳ năm trước tăng 112,4%; tổng đàn gia cầm có 35.000 con, so với cùng kỳ nămtrước đạt 148,6%

- Tổng thu nhập chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2015 đạt: 17.525.800.000đ

2.5.3 Công tác quản lý tài nguyên môi trường

- Chỉ đạo làm tốt các công tác môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quanghành lang đường giao thông, tiêu hủy và thu gom rác thải đúng nơi quy định Kiểm tra

rà soát hệ thống rãnh thoát nước để có kế hoạch đầu tư, xây dựng

- Tiếp tục chỉ đạo đơn vị thi công hoàn thành dự án bãi rác thải tập trung của xã

2.5.4 Giao thông vận tải.

Hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đến nay cơ bản đã đượccứng hóa 6 tháng đàu năm 2015 tiếp tục đầu tư xây dựng cứng hóa 670m đường giaothông nông thôn thôn Ba Gò và kiểm tra rà soát và thống kê các tuyến đường ngõ xómcòn lại của các thôn chưa được cứng hóa để đầu tư, nâng cấp giai đoạn 2015-2020

Trang 16

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI

trên cùng là bê tông nhựa đường

dày 8cm, bên dưới là đá dăm nền

đường dày 20cm, hiện tại lớp bê

tông nhựa đường đã bị bong tróc

toàn bộ, chỉ còn lớp đá dăm nền

Đỉnh hiện tại không xuất hiện biến dạng cục bộ, nhưng nếu phương tiện giaothông qua lại nhiều với kết cấu đá dăm nền đường như hiện nay rất dễ xuất hiện biếndạng (hình 3.1)

Trên đỉnh đập có bố trí các mốc quan trắc lún, thiết bị chiếu sáng Hiện nay phầnthiết bị chiếu sáng chỉ còn cột, các bóng đèn đã bị tháo dỡ toàn bộ

Hình 3.1a Mặt cắt đập chính thiết kế

Trang 17

Nhận xét:

Đỉnh đập có phương tiện giao thông qua lại nhiều, toàn bộ lớp bê tông nhựađường đã bị bong tróc, chỉ còn lớp đá dăm nền đường, rất dễ biến dạng khi phươngtiện là xe cơ giới đi lại Thiết bị chiếu sáng bị tháo dỡ, gây trở ngại cho giao thông đilại trên đỉnh đập cũng như phương tiện đi lại kiểm tra, ứng cứu trong mùa mưa lũ

b Mái đập thượng lưu

tấm bê tông cốt thép đổ tại chỗ, chất lượng bê tông còn tốt, mái phẳng không có hiệntượng biến dạng

Hình 3.2 Mái thượng lưu đập chính Hình 3.3 Bê tông gia cố mái thượng

lớn nhưng có nhiều vị trí lồi lõm do mưa gây xói Cỏ trên mái mọc thưa, xuất hiệnnhiều dăm cuội trên mái, đất màu trồng cỏ đã bị xói dẫn tới cỏ không mọc được theoyêu cầu kỹ thuật

Các rãnh tiêu thoát nước trên mái nghiêng không còn, bị vùi lấp do mái bị xóimặt Các rãnh tiêu nước trên cơ chất lượng vẫn còn tốt

Trên mái đập người dân chăn thả gia súc, trâu, bò ăn cỏ, đi lại cũng là nguyênnhân làm cỏ trên mái đập không mọc, mái bị xói mòn

Mái thượng lưu đập chính

Trang 18

Hình 3.4 Mái hạ lưu đập chính Hình 3.4a Cơ hạ lưu đập chính

Hình 3.5 Gia súc ăn cỏ trên mái đập Hình 3.6 Gia súc ăn cỏ trên mái đập

Thiết bị tiêu thoát nước thấm thân đập là lăng trụ đá hộc xếp khan ở chân mái hạlưu Hiện tại chất lượng lăng trụ vẫn tốt, một số vị trí cục bộ đá bị xê dịch

Hình 3.7 Đống đá hạ lưu tiêu thoát nước

thấm thân đập

Hình 3.8 Vị trí đá bị xê dịch, phạm vi nhỏ

Hiện tượng thấm ra mái hạ lưu diễn ra rất mạnh, điểm thấm bên phía vai trái đập

Mái hạ lưu đập chính bị xói,

lồi lõm cục bộ, trơ cuội sỏi Rãnh xây trên cơ chất lượng vẫn tốt

Đá bị xê dịch

Trang 19

nhà van +61,6m, tại thời điểm khảo sát, mực nước trong hồ ở cao trình 74,2m, thấphơn 2,4m so với mực nước dâng bình thường 76,60m.

Dọc theo chân mái hạ lưu nước thấm mạnh chảy thành dòng, phạm vi thấm kéodài hết phạm vi đống đá tiêu nước Điểm ra của dòng thấm nằm thấp hơn cao trìnhđống đá 1,0m xuống đến chân đống đá

Bên phía vai phải lượng thấm nhỏ, nước thấm không chảy thành dòng, chỉ đọnglại trên chân mái tại cao trình +51,11m Vị trí dòng thấm đi ra cách điểm giao chân máiđập với sườn đồi vai phải đập 5,0m, phạm vi thấm kéo dài 3,0m

Hình 3.9 Nước thấm bên vai trái đập

Nước thấm chảy thành dòng tập trung vào rãnh

Điểm thấm bên vai trái

Trang 20

Hình 3.13 Thiết bị đo đường bão hòa

Nước thấm rò rỉ mạnh, chảy thành dòng cả bên vai đập và thân đập cho thấy vẫncòn tồn tại khe rỗng cả trong thân đập và vai đập, cần tiến hành xử lý để đảm bảo antoàn cho đập cũng như chống mất nước cho hồ

- Biện pháp xử lý chống thấm cho đập có thể lựa chọn phương pháp chống thấmbằng phương pháp khoan phụt chống thấm; phương pháp tường hào ben tonite chốngthấm Cần so sánh hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế để lựa chọn

Cần phân định ranh giới cấm xâm phạm công trình cùng với biện pháp tuyêntruyền, giáo dục để người dân hiểu biết không làm các việc ảnh hưởng tới an toàn, ổnđịnh của đập

- Xây dựng rãnh tiêu thoát nước mái nghiêng hạ lưu, kết cấu sử dụng đá xây hoặc

bê tông đổ tại chỗ

- Sửa chữa, lắp đặt lại thiết bị quan trắc theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN8215:2009 với đập đất công trình cấp II cần có thiết bị quan trắc chuyển vị và quantrắc thấm

- Tại vị trí ra của dòng thấm bên vai trái đập và các vị trí dòng thấm ra mái cầnlàm tầng lọc ngược để tránh xói ngầm, trôi đất

3.1.2 Đập phụ 1.

Trang 21

Đập phụ 1 là đập đất, vị trí nằm bên phía vai trái đập chính, cách đập chính130m Hiện trạng đập phụ 1 như sau:

a Đỉnh đâp

Cao trình đỉnh đập 79,1m; chiều dài

đỉnh đập 76,0m, chiều rộng đỉnh đập

5,0m; Đỉnh đập kết hợp đường giao

thông, kết cấu bằng cấp phối, giao thông

đi lại trên đỉnh đập có cả xe cơ giới dẫn

tới lớp cấp phối bị bào mòn Đỉnh đập

không có tường chắn sóng, không có cọc

b Mái đập thượng lưu

Mái thượng lưu đập có hệ số m = 2,75, được gia cố bằng đá hộc lát khan, hiện tạimái phẳng, không bị biến dạng, đá hộc lát phẳng, không bị xê dịch, trên mái đập một

số cây cỏ mọc đơn lẻ chưa hình thành bụi Cần được vệ sinh dọn sạch để tránh nguy cơcây mọc làm biến dạng mặt đập

Hình 3.17 Hiện trạng mái thượng lưu nhìn từ

vai phải đập phụ 1 Hình 3.18 Mái thượng lưu nhìn từ vai trái đập phụ 1

Trang 22

Hiện trạng mái đập được gia cố bằng đá lát khan, chất lượng tốt, mái không bịbiến dạng Một số cây cỏ mọc đơn lẻ trên mái đập cần vệ sinh nhổ bỏ để tránh cây mọcthành bụi gây biến dạng mặt mái và tạo điều kiện cho động vật đào hang như chuột trú

ẩn làm ảnh hưởng tới an toàn, ổn định của đập

c Mái đập hạ lưu

Mái hạ lưu có hệ số mái m = 2,5, được trồng cỏ bảo vệ, hiện trạng mái phẳng,không bị lồi, lõm, không bị xói, cỏ mọc tốt Thiết bị tiêu thoát nước thấm thân đập là

đá hộc áp mái hạ lưu, cao trình đỉnh áp mái +73,00, hiện trạng đá lát ổn định, đá không

bị xê dịch Trên mái tồn tại một số cây bụi mọc đơn lẻ, cần được vệ sinh chặt bỏ

Hình 3.19 Hiện trạng mái hạ lưu đập phụ

Nhận xét:

Mái hạ lưu đập có chất lượng tốt, các bộ phận kết cấu ổn định Cần vệ sinh chặt

bỏ các loại cây bụi để tránh hình thành các bụi cây tạo chỗ chú ẩn cho động vật đàohang phát triển

Trang 23

a Đỉnh đập

Kết cấu bằng bê tông đổ tại chỗ

Cao trình đỉnh đập 79,1m; chiều dài

đỉnh đập 159,0m, chiều rộng đỉnh đập

5,0m; đỉnh đập kết hợp đường giao

thông Bê tông đỉnh đập chất lượng tót,

phẳng, không bị lún, nứt Phía thượng,

hạ lưu có gờ chắn bánh, vai phải đập

phụ là tràn xả lũ Thiết bị chiếu sáng

Nhận xét:

Đỉnh đập chất lượng tốt, ổn định, cần có biện pháp sửa chữa thiết bị chiếu sáng,

để giao thông qua lại thuận lợi và đảm bảo cho công tác ứng cứu, vận hành trong mùamưa lũ

b Mái đập thượng lưu

Mái thượng lưu có hệ số m = 2,75, được gia cố bằng đá hộc lát khan, hiện tạimái phẳng, không bị biến dạng, đá hộc không bị xê dịch, trên mái đập một số cây cỏmọc đơn lẻ chưa hình thành bụi Cần được vệ sinh dọn sạch để tránh nguy cơ cây mọclàm biến dạng mặt đập

Hình 3.22 Hiện trạng mái thượng lưu đập

Trang 24

Hiện trạng mái đập thượng lưu ổn định, đá lát khan chất lượng tốt, phẳng Quátrình vận hành cần tiếp tục theo dõi, sửa chữa kịp thời những hư hỏng để đảm bảo tínhbền vững cho công trình.

c Mái đập hạ lưu

Mái hạ lưu có hệ số m = 2,5, hiện trạng mái phẳng, không bị biến dạng lún, cỏmọc tốt Trước năm 2009 mái bị thấm mạnh, năm 2009 đập phụ được khoan phụtchống thấm, hiện nay hiện tượng thấm ít, thấm tập trung bên vai trái đập Phạm vithấm từ cao trình +71,5 kéo xuống chân đập cao trình 68,0, dài 4,5m, rộng 0,5m

Hình 3.24 Hiện trạng mái hạ lưu đập phụ

2 bên trái tràn xả lũ

Hình 3.25 Mái hạ lưu Đập phụ 2 bên phải

tràn xả lũ

Nhận xét:

Mái đập ổn đỉnh, phẳng, cỏ mọc tốt, mái không bị xói Vấn đề thấm qua thân đập

đã được xử lý năm 2009, hiện nay mức độ thấm nhỏ

3.2 TRÀN XẢ LŨ

Tràn xả lũ nằm bên vai phải đập phụ 2, tràn có 1 cửa van cung, ngưỡng thựcdụng Ophixêrop Chiều rộng tràn Btràn = 10m, cao trình ngưỡng tràn 71,6m, kíchthước cửa van BxH = 10x5m, cửa van được đóng mở bằng tời điện, có thể quay đượcbằng tay Nối tiếp sau ngưỡng là dốc nước và bể tiêu năng Chiều dài dốc nước 120m,được chia làm 2 đoạn; đoạn 1 dài 80m chiều rộng Bdốc = 10m, đoạn 2 dài 40m, chiềurộng mở rộng dần từ 10m đến 20m; độ dốc dốc nước i = 0,1, trên thân dốc bố trí các

mố nhám Bể tiêu năng dài 24m, rộng 20m, sâu 1,8m Kết cấu cửa vào, ngưỡng tràn,dốc nước, bể tiêu năng bằng bê tông cốt thép

Kênh xả hạ lưu có chiều dài 500m, mặt cắt hình thang, chiều rộng đáy kênh Bk =22m, hệ số mái m = 1,5 Đoạn đầu kênh sau bể tiêu năng được gia cố bằng bê tông đổ

Trang 25

tại chỗ đoạn tiếp theo được gia cố 90m bằng đá xây Hệ thống dàn van bằng bê tôngcốt thép trên có nhà van kết cấu dạng khung, cột, tường nhà van bằng gạch xây, máinhà van bằng bê tông cốt thép

Cầu qua tràn bằng bê tông cốt thép, chiều rộng mặt cầu 5,0m, lan can bằng thép.Cầu thả phai bằng bê tông cốt thép, trên gắn thanh ray bằng thép Máy thả phai bằngtời, di chuyển bằng thanh ray, các phai bằng thép được để trong bể phai hai bên tràn.Chất lượng các bộ phận kết cấu, máy thả phai, phai thép vẫn tốt

Hình 3.26 Tràn xả lũ (phần cửa vào,

ngưỡng tràn)

Hình 3.27 Ngưỡng tràn xả lũ

Hình 3.28 Dàn van tràn xả lũ Hình 3.29 Cầu qua tràn

Hình 3.30 Dốc nước Hình 3.31 Bể tiêu năng và kênh xả HL

Ngưỡng tràn

Cầu qua tràn

Cửa van

Trang 26

Hình 3.32 Máy thả phai và cầu thả phai Hình 3.33 Phai thép

Nhận xét:

Hiện trạng tràn xả lũ chất lượng tốt, các bộ phận kết cấu ổn định, cửa van đóng

mở hoạt động bình thường, kín nước, các thiết bị cơ khí máy đóng mở, xe thả phai,phai thép chất lượng tốt, hoạt động bình thường Thiết bị cơ khí được vận hành, bảodưỡng đúng theo quy định

Cần tiến hành kiểm tra định kỳ các bộ phận của tràn, nhất là đầu mùa mưa lũ vàcuối mùa mưa lũ; có những đánh giá cụ thể để có phương án xử lý, sửa chữa kịp thời

để tràn xả lũ làm việc ổn định, tháo lũ an toàn

3.3 TRÀN SỰ CỐ

Tràn sự cố nằm bê phía phải tràn chính, cách tràn chính 360m Hình thức tràn tự

do, ngưỡng đỉnh rộng Chiều rộng Btràn = 30m, cao trình ngưỡng tràn 77,0m, kết cấungưỡng tràn bằng đá xây, cửa vào bằng đất không có gia cố Kênh dẫn sau tràn bằngđất, mặt cắt hình thang, chiều rộng đáy kênh Bk = 30m, hệ số mái m = 1,5, độ dốc i =0,0014

Hiện trạng tràn vẫn đảm bảo các thông số thiết kế, không bị thu hẹp, không bịcây mọc cản trở dòng chảy

Trang 27

Hình 3.33 Ngưỡng tràn sự cố Hình 3.34 Kênh tháo sau ngưỡng

Nhận xét:

Hiện trạng tràn sự cố vẫn đảm bảo các thông số như thiết kế, các bộ phận làmviệc ổn định Cần theo dõi, bảo vệ tràn để không bị các tác động gây ảnh hưởng, cảntrở đến khả năng tháo lũ của tràn Cần xây dựng cột đo mực nước, cảnh báo người dânqua lại khi tràn xả lũ để tránh gây nguy hiểm

3.4 CỐNG LẤY NƯỚC

Cống lấy nước nằm bên vai trái đập chính, cao trình đáy cống cửa vào +60,0m,hình thức cống tròn chảy có áp, đường kính ống D=1000mm, kết cấu bằng ống thépbọc bê tông cốt thép, chiều dài thân cống 112,0m Cửa vào kết cấu bằng bê tông cốtthép, tháp van thượng lưu kết cấu bằng bê tông cốt thép, nhà van thượng lưu kết cấubằng gạch xây, mái bằng bê tông cốt thép Đóng mở vận hành bằng van côn hạ lưu,hầm chứa van côn có kết cấu bằng bê tông cốt thép, nhà van kết cấu bằng gạch xây.Cao trình sàn nhà van +61,6m, cao trình đỉnh nhà van hạ lưu +67,10m Vận hành đóng

mở van côn bằng máy bơm cao áp và xi lanh thủy lực Năm 2015 máy đóng mở đượcsửa chữa, thay bơm cao áp, thay hệ thống ống dẫn dầu

Hiện trạng các bộ phận kết cấu của cống ổn định, chất lượng tốt, riêng hạng mụccửa sổ của nhà van thượng lưu và hạ lưu bị ném đá vỡ kính, đơn vị quản lý dùng gạchxây xây bít lại Về mặt kỹ thuật không ảnh hưởng tới công trình, nhưng về mặt mỹquan việc xây dựng làm xấu đi vẻ đẹp cảnh quan của công trình Cửa van thượng lưu,van côn hạ lưu, đóng mở kín nước, máy đóng mở vận hành bình thường, các thông số

kỹ thuật đảm bảo Cống có cột đo mực nước để theo dõi vận hành

Ngưỡng tràn sự cố

Trang 28

Hình 3.35 Tháp van thượng lưu cống lấy

Hình 3.37 Máy bơm cao áp vận hành van

côn hạ lưu Hình 3.38 Máy đóng mở van thượng lưu cống lấy nước

Nhận xét:

Cống lấy nước làm việc ổn định, kết cấu các bộ phận chất lượng tốt, cống đóng

mở kín nước, các thông số kỹ thuật đảm bảo Cần theo dõi, vận hành, bảo dưỡng đúngquy trình Các bộ phận cơ khí phải được tra dầu mỡ, bảo dưỡng định kỳ để cống làmviệc ổn định, đóng mở lấy nước an toàn

3.5 ĐƯỜNG QUẢN LÝ

Đường quản lý gồm 4 tuyến; tuyến thứ nhất từ đường thôn xóm vào công trình có chiềudài 380m, mặt đường rộng 5,0m, kết cấu mặt đường bằng bê tông, phần bê tông rộng 4,0m,hai bên lề bằng cấp phối mỗi bên 50cm; tuyến thứ 2 có chiều dài 800 từ đập chính sang tràn

xả lũ; mặt đường rộng 4,0m, kết cấu mặt đường 3,0m bằng bê tông đổ tại chỗ, hai bên lề mỗibên 0,5m bằng đất cấp phối Năm 2013 đường được làm kè bảo vệ chống xói, hiện nay kếtcấu ổn định, mặt đường phẳng, chất lượng tốt; tuyến thứ 3 từ tràn xả lũ đi tràn sự cố có chiềudài 360m Mặt đường rộng 4,0m, kết cấu mặt đường bằng đất, hiện tại mặt đường phẳng, đilại thuận lợi; Tuyến thứ 4 từ đập chính đi đập phụ 1 có chiều dài 130m, chiều rộng mặt đường

Trang 29

4,0m, kết cấu mặt đường 3,0m bằng bê tông đổ tại chỗ, hai bên lề mỗi bên 0,5m bằng đất cấpphối, hiện trạng mặt đường phẳng, chất lượng tốt

Hình 3.39 Đường quản lý, tuyến 1 từ

đường thôn xóm vào đập chính

Hình 3 40 Đường quản lý, tuyến 2 từ đập chính sang tràn xả lũ và đập phụ 2

Hình 3 41 Đường quản lý, tuyến 3 từ tràn

3.6 NHÀ QUẢN LÝ.

Nhà quản lý gồm 02 nhà: Nhà quản lý điều hành chính có vị trí bên vai trái đậpchính, cách đầu đập 130m Kết cấu nhà khung 2 tầng có đầy đủ khuôn viên sân, vườn,cổng Nhà còn mới, chất lượng tốt, có đủ đủ các phòng làm việc, phòng ở cho cán bộ,

vệ sinh khép kín Năm 2015 nhà được thay toàn bộ cửa, làm mái chống nóng, chốngthấm bằng tôn Nhà quản lý tràn xả lũ, đập phụ 2 có vị trí ngay bên vai trái đập phụ 2,

Trang 30

kết cấu nhà khung cấp IV, có sân, cổng, hàng rào Chất lượng nhà còn tốt, có cácphòng làm việc, phòng ở cho cán bộ, vệ sinh khép kín.

Hình 3 43 Nhà quản lý điều hành chính Hình 3 43 Nhà quản lý đập phụ 2, tràn

xả lũ

3.7 THIẾT BỊ QUAN TRẮC

Thiết bị quan trắc được lắp đặt trên đập chính gồm quan trắc thấm và quan trắcchuyển vị Các ống đo đường bão hòa và áp lực thấm hiện nay đã bị hư hỏng, khôngtheo dõi, ghi chép được số liệu Các mốc quan trắc chuyển vị vẫn đảm bảo yêu cầu kỹthuật Tại cống lấy nước và tràn xả lũ có cột đo mực nước để theo dõi, vận hành Đểđảm bảo yêu cầu về quan trắc theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8215:2009, đơn vị quản

lý cần triển khai sửa chữa, lắp đặt thiết bị quan trắc thấm và thường xuyên theo dõi,

hành

3.8 CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỒ

Công tác quản lý vận hành khai thác hồ Thanh Lanh do Xí nghiệp thuỷ lợi ThanhLanh là đơn vị thuộc Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Tam Đảo thực hiện Về cơ cấu tổchức bộ máy gồm 18 cán bộ công nhân viên, được biên chế trả lương và ký hợp đồnglao động Các cán bộ có trình độ chuyên môn về công trình thủy lợi, được đào tạo,chuyển giao kỹ thuật vận hành công trình Cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:

+ Kế toán kiêm hành chính+cấp dưỡng: 01người

Trang 31

+ Tổ chuyên kênh: 02 người

Cán bộ vận hành theo quy trình được ban hành, có sổ tay hướng dẫn vận hànhcông trình

Nhận xét :

Về số lượng cán bộ, trình độ chuyên môn được đào tạo chuyên ngành về hồ đậpđảm bảo yêu cầu Công tác quản lý có quy trình vận hành được giao nhiệm vụ cụ thể.Hàng năm có báo cáo rà soát, kiến nghị đề xuất những phương án sửa chữa những hưhỏng, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị Có phương án phòng chống lụt bão và ứng cứutrong mùa mưa bão và trường hợp khẩn cấp Đội ngũ cán bộ cần nâng cao trách nhiệmtrong quản lý vận hành, không để tình trạng người dân chăn thả gia súc trên mái đậpcũng như có các hành động làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình

3.9 KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO VÀ ỨNG CỨU ĐẬP

Hiện tại đơn vị quản lý chưa có kế hoạch phòng chống lụt bão và ứng cứu Đậptrương trường hợp khẩn cấp

Nhận xét :

Với số lượng dân cư sinh sống ở hạ lưu đập rất động đúc, số người dân 7.230người Hạ lưu gồm nhiều cơ sở hạ tầng, Trường học, Ủy Ban, Trạm Y tế, nhà vănhóa , cùng các công trình tâm linh Đền thờ, Miếu thờ , Đơn vị quản lý vận hành cầnxây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão và ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩncấp

Các cấp các ngành của địa phương cần tập chung quan tâm hơn nữa trong côngtác quản lý vận hành, đầu tư sửa chữa và phương án ứng cứu trong trường hợp khẩncấp

Trang 32

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP

Để đánh giá sự an toàn của đập trong các điều kiện làm việc khác nhau, nhóm tưvấn an toàn đập đã tiến hành tính toán điều tiết lũ, kiểm tra khả năng tháo của tràn,tính toán ổn định, thấm cho đập đất trong các điều kiện khác nhau có thể xảy ra trongquá trình vận hành Các tính toán dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hiện hànhcủa Việt Nam và các quy định của Ngân hàng thế giới

4.1 TÍNH TOÁN THUỶ VĂN, ĐIỀU TIẾT LŨ

Báo cáo tính toán thủy văn đã tính toán với các tần xuất thiết kế và kiểm tra theotiêu chuẩn của thiết kế của Việt nam, với công trình cấp II tần suất lũ thiết kế và lũ

đồng thời tính toán lũ theo khuyến cáo của Ngân Hàng thế giới với tần suất P = 0,01%.Trường hợp đặc biệt trong vận hành có thể xảy ra là kẹt cửa van, tần suất lũ thiết kế P

= 1,0%

Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 4.1

Bảng 4.1 Kết quả tính toán điều tiết lũ

Trường hợp TT

Trường hợp Btr = 10m, Btràn sự cố = 30m

P= 1,0% P = 0,2% P= 0,01% P= 1,0%, kẹtcửa van

Lưu lượng xả qmax (m3/s) 233,46 300,47 469,88 197,87

Nhận xét :

Căn cứ vào kết quả tính toán thủy văn thấy rằng trường hợp bất lợi nhất là kẹtcửa van, suất hiện tần suất lũ thiết kế, cao trình mực nước lũ thiết trong trường hợpnày là +79,07m, sấp xỉ với cao trình tường chắn sóng +79,10 Để công trình an toàntrong mọi trường hợp, chúng tôi kiến nghị mở rộng tràn sự cố để hạ thấp mực nước

4.2 TÍNH TOÁN CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP

4.2.1 Trình tự tính toán.

Cao trình đỉnh đập được xác định từ 2 mực nước: Là MNDBT và MNLTK (ứng

Z2 = MNLTK + ∆h' + h'

sl + a’ (3.2)

Trang 33

+ V: vận tốc tính toán của gió

h

λ

và hệ số mái nghiêng củacông trình

Trang 34

hs1% được xác định theo TCVN 8421-2010 như sau:

+ Tính các đại lượng không thứ nguyên

+ Kiểm tra điêu kiện sóng nước sâu

s

h

λ

và độ dốc m, tra đồ thị hình 11_ TCVN 2010

Lũ 0,01

%

Khi Kẹt cửa van

g(hs)tb/V 2

g(hs)tb/V2

0,00660,0113

Trang 35

T Thông số tính toán

Đơn vị

Khi MNDBT

Khi MNLTK (P=1%)

Khi MNLK T

Lũ 0,01

%

Khi Kẹt cửa van

Đánh giá mức độ

an toàn

(Tínhtoán)

(Hiệntrạng)

79,1

Đảm bảoKhôngđảm bảo

Đảm bảoKhôngđảm bảo

Nhận xét:

Theo kết quả tính toán cao trình đỉnh đập thấy rằng cao trình đỉnh đập hiện tại

số cao trình Trong các trường hợp tính toán cao trình đỉnh đập, trường hợp cho giá trịcao trình đỉnh đập lớn nhất là trường hợp mực nước thượng lưu là MNDBT (CT đỉnhtính toán +80,16m), vì vậy biện pháp kiến nghị được đưa ra là đắp áp trúc hạ lưu, tôn

V

τ

λ

Trang 36

cao trình đỉnh đập đảm bảo cao trình tính toán đảm bảo chiều cao trong mọi trườnghợp.

4.3 TÍNH TOÁN KIỂM TRA THẤM

4.3.1 Mục đích tính toán.

Thấm qua thân đập không những làm mất nước hồ chứa mà còn ảnh hưởng đến

độ bền do thấm, ảnh hưởng đến ổn định mái và nền đập Việc tính toán thấm qua đậpđất cần phải có đầy đủ các số liệu về hình dạng mặt cắt, cấu tạo địa tầng nền và thânđập cũng như số liệu về chỉ tiêu cơ lý của vật liệu thân đập và nền đập Dưới đây sẽgiới thiệu nội dung và kết quả tính toán thấm và ổn định đập chính Thanh Lanh

4.3.2 Phương pháp tính và chương trình tính toán áp dụng

Tính toán thấm qua đập đất theo phương pháp phần tử hữu hạn xác định đườngbão hòa ổn định, trường vận tốc và gradient thấm

Phương pháp này cho kết quả chính, xác đặc biệt là trong trường hợp đập có cácvùng vật liệu phức tạp

Chương trình tính toán áp dụng là SEEP/W Đây là một phần mềm PTHH đượcdùng để mô hình hóa các chuyển động và phân bố các áp lực nước kẽ rỗng trong cácmôi trường rỗng như đất và đá - sản phẩm của GEO - Slope Ternational Ltd - Canada

4.3.3 Tài liệu tính toán

6.1.6 Tài liệu mực nước

+ Cao trình mực nước dâng bình thường :MNDBT = +76,6 m

+ Cao trình mực nước lũ thiết kế (P=1,0%):MNLTK = +77,12 m

+ Cao trình mực nước lũ kiểm tra (P=0,2%):MNLKT = +77,71 m

+ Cao trình mực nước chết :MNC = +62.2 m

6.1.7 Tài liệu địa chất

Căn cứ vào tài liệu địa chất công trình hồ Thanh Lanh, ta có các số liệu cơ bảncủa các lớp đất thân và nền đập sau đây:

Trang 38

Hình 4-2 Mặt cắt tính toán kiểm tra thấm và ổn định mái đập chính

- Sơ đồ tính toán cho mặt cắt đập phụ 1:

Hình 4-3a Mặt cắt tính toán kiểm tra thấm và ổn định mái đập chính

- Sơ đồ tính toán cho mặt cắt đập phụ 2:

Trang 39

6.1.9 Trường hợp tính toán

- TH1: Thượng lưu là MNDBT +76,6 m, hạ lưu không có nước

- TH2: Thượng lưu là MNLTK +77,12 m, hạ lưu mực nước tương ứng

- TH3: Thượng lưu là MNLKT +78,74 m, hạ lưu mực nước tương ứng

4.3.4 Kết quả tính toán

Bảng 4-1 Kết quả tính toán kiểm tra thấm đập chính hồ Thanh Lanh

Kết luận: Trong các trường hợp tính toán, giá trị Gradient lớn nhất xuất hiện tại các vị

trí có bố trí tầng lọc nên đập đảm bảo an toàn về thấm

4.4 TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP

4.4.1 Phương pháp và chương trình tính

Chương trình tính toán áp dụng là SLOPE/W Đây là một phần mềm ứng dụng lýthuyết cân bằng giới hạn để xác định hệ số ổn định của các mái đất đá, cũng được lậpbởi GEO - SLOPE International Ltd - Canada

Chương trình cho phép đồng thời tính toán với nhiều phương pháp khác nhau.Tính toán ổn định mái đập theo phương pháp Bishop, Jambu là những phương phápđược dùng phổ biến hiện nay, độ chính xác đạt yêu cầu, tính toán cũng khá đơn giản

Để đảm bảo an toàn trong kết quả tính toán dưới đây chỉ đưa ra kết quả của phương

Trang 40

4.4.2 Tài liệu tính toán.

Theo TCVN 8216-2009 Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén và yêu cầucủa WB, cần tiến hành tính toán ổn định với các trường hợp MNDBT, MNLTK,MNLKT, và trường hợp MNDBT có động đất xảy ra:

Bảng 5-2 Trường hợp tính toán ổn định đập đất

định

Mái hạ lưu

Mái hạ lưu

Mái hạ lưu

4.4.3 Kết quả tính toán ổn định

Bảng 5-3 Kết quả tính toán kiểm tra ổn định đập hồ Thanh Lanh

Ngày đăng: 30/10/2017, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w