Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (LA tiến sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHO H X H I VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ TUYẾT PHƢỢNG
ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Ngô Tuyết Phƣợng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 7
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 8
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 9
7 ơ cấu của luận án 10
hương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ Ơ SỞ LÝ LUẬN 11
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.1.1 Các khuynh hướng nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ 11
1.1.1.1 Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ ở ngoài nước 11
1.1.1.2 Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ ở trong nước 15
1.2 ơ sở lý luận 24
1.2.1 Ẩn dụ 24
1.2.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống 24
1.2.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận 28
1.2.2 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm 31
1.2.2.1 Phạm trù (Category) và sự phạm trù hóa (Categorization) 31
1.2.2.2 Mô hình tri nhận và mô hình văn hóa 35
1.2.2.3 Ý niệm (Concept) và sự ý niệm hóa (Conceptualization) 36
1.2.2.4 Sơ đồ hình ảnh 41
1.2.2.5 Tính nghiệm thân 45
1.2.2.6 Phân loại ẩn dụ 45
1.2.3 Thành ngữ và tục ngữ 48
1.2.3.1 Khái niệm 48
1.2.3.2 Ranh giới giữa thành ngữ, tục ngữ với các đơn vị lân cận 49
Trang 4Tiểu kết 51
HƯƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM 54
2.1 Ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt 54
2.1.1 Ẩn dụ ý niệm CUỘC SỐNG LÀ CỦA CẢI 55
2.1.2 Ẩn dụ ý niệm ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI 58
2.1.3 Ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ NGỤC TÙ 61
2.1.4 Ẩn dụ ý niệm GIẬN LÀ NHIỆT 64
2.1.5 Ẩn dụ ý niệm SỢ LÀ LẠNH 68
2.1.6 Ẩn dụ ý niệm GIÀU LÀ MỘT THỰC THỂ VẬN ĐỘNG 69
2.1.7 Ẩn dụ ý niệm NGHÈO LÀ MỘT THỰC THỂ LƯỠNG KHẢ 81
2.2 Ẩn dụ bản thể trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt 93
2.3 Ẩn dụ định hướng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt 97
Tiểu kết 105
HƯƠNG 3: KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP: ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ CU C SỐNG CÓ MIỀN NGUỒN LÀ PHẠM TRÙ SÔNG NƯỚC TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT 107
3.1 Ẩn dụ ý niệm CU ĐỜI LÀ DÒNG CHẢY 107
3.2 Ẩn dụ ý niệm CU C SỐNG LÀ VẬT CHỨ NƯỚC 112
3.3 Ẩn dụ ý niệm ON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ SỐNG DƯỚI NƯỚC 117
3.4 Ẩn dụ ý niệm ON NGƯỜI LÀ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN TRÊN SÔNG NƯỚC 126
Tiểu kết 131
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU TH M KHẢO 136
Trang 5CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1 Khung tri nhận CU C SỐNG LÀ CỦA CẢI 56 Bảng 2.2 Khung tri nhận ĐỜI NGƯỜI LÀ M T CHUYẾN ĐI 59 Bảng 2.3 Khung tri nhận ĐỜI NGƯỜI LÀ NGỤC TÙ 62
Bảng 2.7 Khung tri nhận GIÀU LÀ SỰ NGUY HIỂM 76 Bảng 2.8 Khung tri nhận GIÀU LÀ SỰ TẠM THỜI 79 Bảng 2.9 Khung tri nhận NGHÈO LÀ SỰ NGUY HIỂM 83 Bảng 2.10 Khung tri nhận NGHÈO LÀ SỰ THIỆT THÒI 85 Bảng 2.11 Khung tri nhận NGHÈO LÀ Đ NG LỰC 88 Bảng 2.12 Khung tri nhận NGHÈO LÀ SỰ THOẢI MÁI 90 Bảng 3.1 Khung tri nhận CU ĐỜI LÀ DÒNG CHẢY 108 Bảng 3.2 Khung tri nhận CU C SỐNG LÀ VẬT CHỨ NƯỚC 113 Bảng 3.3 Khung tri nhận ON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ SỐNG
DƯỚI NƯỚC
118
Bảng 3.4 Khung tri nhận ON NGƯỜI LÀ PHƯƠNG TIỆN DI
CHUYỂN TRÊN SÔNG NƯỚC
127
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 1.2 Phép chiếu ẩn dụ qua sơ đồ hình ảnh 43
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Không ít người nghĩ rằng, ẩn dụ dường như chỉ xuất hiện trong thơ văn, sáng tạo ẩn dụ là phẩm chất đặc biệt của giới văn chương Trong suốt một thời gian dài, vấn đề ẩn dụ chỉ được nghiên cứu trên bình diện ngôn ngữ học truyền thống, biện pháp tu từ, và thường chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong phần từ vựng học Đến thế kỉ XX, ngôn ngữ học tri nhận với hệ lý thuyết ẩn dụ ý niệm đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý và vận dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngôn ngữ Các nhà ngôn ngữ học đang chuyển tâm điểm từ ẩn dụ trong ngôn ngữ sang ẩn dụ trong trí não, mở ra sự hiểu biết những cơ sở của tư duy, là hoạt động của quá trình nhận thức, những biểu tượng tinh thần qua các thao tác đồng nhất, đối lập, loại biệt, chuyển hóa nhằm tái tạo lại một bức tranh thế giới và ý niệm hóa thế giới hiện thực, tạo ra sự kết nối giữa cái cụ thể và cái trừu tượng Thực
ra, như chứng minh của hai nhà ngôn ngữ học G Lakoff và M Johnson (1980a) [155], ẩn dụ có trong ngôn ngữ đời thường Những ẩn dụ đã thấm vào mỗi người đến mức chúng ta dùng ẩn dụ mà không biết mình đang dùng
Kể từ khi công trình kinh điển Metaphors We Live by (Ẩn dụ chúng ta đang sống) của G Lakoff và Johnson (1980a)[155] ra đời đến nay, lý thuyết ẩn dụ ý niệm
đã không ngừng được phát triển trên nhiều phương diện, từ mở rộng phạm trù ngữ liệu khảo sát đến việc bổ sung thêm những luận điểm học thuật mới
Đóng góp của Lakoff và M.Johnson trước hết là chỉ ra quá trình tư duy con người gắn với ẩn dụ Bản chất của ẩn dụ là dùng một loại sự vật đã được trải nghiệm để lý giải và trải nghiệm một loại sự vật khác Trong cuộc sống thường nhật, người ta thường tham chiếu những quan niệm đã biết, hữu hình, cụ thể để nhận biết, tư duy về những quan niệm vô hình, trừu tượng, khó định nghĩa, đồng thời lấy trải nghiệm của thân thể con người làm cơ sở nghiên cứu về tri thức và tâm thức của nhân loại Đó chính là “triết học trải nghiệm”, tức là nghiên cứu
Trang 8vừa dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa kinh nghiệm, vừa dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy lý
Tư duy ẩn dụ dựa trên cơ sở các ý niệm “Ý niệm” (concept), trong tiếng
nh, được Từ điển Tâm lý học Oxford giải thích là “một biểu hiện tinh thần, một ý
tưởng, hay một tư tưởng tương ứng với một thực thể riêng biệt hay một lớp các thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộc tính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó, vốn có thể là cụ thể hay là trừu tượng” [Dẫn theo 32 ;18]
Theo Trần Văn ơ [4], [5], ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của
bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý con người Trong các quá trình tư duy, con người dựa vào các ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế giới của con người dưới dạng “những lượng tử” của tri thức Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới đó ác ý niệm quy sự đa dạng của những hiện tượng quan sát được và tưởng tượng về một cái gì đó thống nhất, đưa chúng vào một hệ thống và cho phép lưu giữ những kiến thức về thế giới Lý Toàn Thắng [67] đã đúc kết lại rằng: “Ý niệm không phải và không chỉ là kết quả của quá trình tư duy mà là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa đựng kiến thức/tri thức hay sự hiểu biết của con người trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời khác Chỉ khi nào con người thủ đắc được kinh nghiệm thì kinh nghiệm mới biến thành ý niệm Ý niệm không chỉ mang tính nhân loại/phổ quát mà còn mang tính tương đối/đặc thù văn hóa – dân tộc do gắn liền với ngôn ngữ và văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc nhất định Các quá trình tinh thần có trong sự ý niệm hóa/ngôn giải còn được gọi là các “thao tác tinh thần” [67;285] Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng cho rằng ý niệm là một mảng của thế giới do con người cắt ra bằng “lát cắt của ngôn ngữ” để nhận thức và đó cũng chính là sự ý niệm hóa thế giới Nói cách khác, theo Lý Toàn Thắng [67], mỗi ngôn ngữ tự nhiên của mỗi cộng đồng dân tộc - văn hóa “chia cắt” thế giới theo những cách
Trang 9khác nhau, phản ánh một cách tri giác và ý niệm hóa thế giới nhất định, từ đó mà chúng ta có được những “bức tranh thế giới” đa dạng
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng: ẩn dụ là một cơ chế tri nhận nhờ
đó những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa được đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới Với cách tiếp cận chung nhất, ẩn dụ được xem là cách nhìn đối tượng này thông qua một đối tượng khác Do đó ẩn dụ
là một trong những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ, và nó trở nên khả dĩ bởi vì có tồn tại ẩn dụ trong hệ thống ý niệm của con người
ơ chế tri nhận gồm hai miền NGUỒN và ĐÍ H tồn tại tiền giả định trong
ý thức của con người, trong đó những thuộc tính của miền NGUỒN được ánh xạ, phóng chiếu lên miền ĐÍ H, cả hai miền NGUỒN và ĐÍ H đều là những ý niệm, được cấu trúc hoá theo mô hình trường-chức năng; trung tâm-ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ quát toàn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, nằm trong một
“khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính đặc thù [dẫn lại 18]
Hiện nay, cách hiểu về ngôn ngữ học tri nhận của các nhà nghiên cứu bao gồm nhiều khuynh hướng; ngoài khuynh hướng nghiên cứu ngữ nghĩa và ngữ pháp còn có cả hướng nghiên cứu chức năng, hướng nghiên cứu theo triết học và tâm lý học, trí tuệ nhân tạo, văn hoá học, thần kinh học, đặc biệt là nhân học, với ngọn cờ “Dĩ nhân vi trung” (lấy con người làm trung tâm của vũ trụ) thì điều đó,
có nghĩa là có gắn bó mật thiết với khoa học về con người Những thông tin về con người: suy nghĩ, hành động, nói năng xuất hiện nhiều trong những luận thuyết, nghiên cứu và trong phương pháp luận khoa học của ngôn ngữ học tri nhận Từ đó, những khám phá của ngôn ngữ học về mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và tư duy của con người sẽ tạo cơ sở phát triển cho nhân học
1.2 Thành ngữ, tục ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ mỗi dân tộc, là tinh hoa của mỗi ngôn ngữ được đúc kết qua nhiều thế hệ, đúc kết và phản ánh tri thức của nhân dân về các kinh nghiệm tự nhiên và xã hội;
Trang 10phản ánh những đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc Tục ngữ, thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc, có thể xem là “túi khôn” của dân gian, trong đó chứa đựng vô vàn tri thức của đời sống: về giới tự nhiên, về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và con người trong mối quan hệ với đời sống xã hội ó thể xem tục ngữ bao hàm cả tinh hoa tính cách, truyền thống dân tộc, nó là một kho tàng phong phú và quý báu gồm những kinh nghiệm đời sống, lịch sử tích lũy từ ngàn đời lao động và đấu tranh của dân tộc; là những kiến thức của nhân dân xưa về khoa học - kỹ thuật; lịch sử - xã hội học, triết học…
Việc nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ không những góp phần làm sáng tỏ nhiều nét văn hóa tiêu biểu cho cộng đồng sử dụng, thông qua đó giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc, quan niệm và tư duy về sự vật, hiện tượng cả về mặt đồng đại và lịch đại Trong thời đại công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự tiếp xúc và giao thoa văn hóa đang làm mờ đi nhiều giá trị truyền thống Nhiều yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể dần biến mất khỏi đời sống xã hội Việc nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ sẽ giúp tái hiện và bảo tồn những giá trị đó
Trong vài chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề thuộc bản chất ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ cũng như mối quan hệ của nó với các ngành khoa học khác, đặc biệt là mối quan
hệ ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ với đặc trưng tri nhận và các thành tố văn hóa của người Việt Các nhà nghiên cứu đã hướng đến kho tàng thành ngữ, tục ngữ và xem đó như là nguồn cứ liệu phong phú và sống động về phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của người Việt
Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong Việt ngữ học mấy chục năm trở lại đây đã dành được sự quan tâm đáng kể, trên mọi phương diện, từ bình diện xã hội học, văn học, văn hóa học, nhân học, đến ngôn ngữ học Trên bình diện ngôn ngữ học, các nghiên cứu đã tiếp cận thành ngữ, tục ngữ từ mặt cấu trúc hình
Trang 11thức, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, thi pháp, và gần đây là tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận Tuy nhiên, nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận cũng mới chỉ dừng lại ở một số nghiên cứu trường hợp mang tính chất đơn lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống để tìm ra các ẩn dụ ý niệm trong khối ngữ liệu này Vì vậy, lựa chọn đề tài
“Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam””(được hiểu là tiếng Việt),
chúng tôi mong muốn góp phần vào việc phát triển khuynh hướng nghiên cứu
ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam Xuất phát từ những ẩn dụ tri nhận có tính chất phổ quát, áp dụng vào nghiên cứu ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt và tìm ra các ẩn dụ cơ sở, ẩn dụ phái sinh trong khối ngữ liệu này, đồng thời tìm ra mối quan hệ tầng bậc giữa các ý niệm để thấy được tư duy của người Việt
và chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hóa – tư duy
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là dùng lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải những mô hình ẩn dụ ý niệm trên khối liệu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, các mô hình ẩn dụ được luận giải dựa trên các tri thức được hình thành từ các trải nghiệm của con người trong cuộc sống như: trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm sinh học, kinh nghiệm thân thể, các
cơ chế thần kinh và phản xạ hành vi của con người Các tri thức nền mang tính đặc thù dân tộc được vận dụng triệt để trong quá trình suy nghiệm các ẩn dụ Trên cơ sở phân tích các mô hình ý niệm, luận án góp phần làm rõ lược đồ hình ảnh và cơ chế ánh xạ giữa hai miền không gian nguồn – đích, góp phần minh định lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận về tính chất ánh xạ một chiều và mang tính bộ phận trong lược đồ ý niệm
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 12(1) Thống kê, phân loại ẩn dụ ý niệm theo 3 tiểu loại: ẩn dụ bản thể, ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ định hướng Trong đó, ẩn dụ ý niệm liên quan đến sông nước được bóc tách để nghiên cứu trường hợp với độ sâu cần thiết;
(2) Lý giải các mô hình ẩn dụ ý niệm cơ sở và các ẩn dụ phái sinh trong thành ngữ, tục ngữ;
(3) Làm rõ các cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn và đích, các quan hệ gán ghép giữa các thuộc tính đặc trưng của hai miền này trong từng mô hình ý niệm Tìm hiểu phương thức thiết lập và các thành tố của mô hình chuyển di ý niệm trên ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam cũng như tìm hiểu các nền tảng kinh nghiệm phổ quát cho phép thực hiện sự nhận thức thông qua con đường chuyển di này
(4) Trên cơ sở lý giải từng thuộc tính được gán ghép giữa hai miền không gian nguồn, đích, đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm nghiệm thân, cơ sở vật lý, cơ sở văn hoá, trải nghiệm sinh học và trải nghiệm tâm lý của từng mô hình ẩn dụ Từ
đó khám phá mối quan hệ mật thiết giữa bộ ba : ngôn ngữ, văn hóa và tư duy được thể hiện trong bức tranh ngôn ngữ với ý niệm thuộc phạm trù CU ĐỜI,
ON NGƯỜI, GIÀU, NGHÈO VÀ SÔNG NƯỚC
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ ý niệm trong khối liệu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án khảo sát 18.598 đơn vị thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tìm ra được 760 biểu thức ẩn dụ các loại, từ đó xác định các mô hình ẩn dụ ý niệm trong ngữ liệu nghiên cứu Luận án khảo sát và nghiên cứu cả
3 loại ẩn dụ ý niệm gồm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, và ẩn dụ định hướng Nguồn ngữ liệu khảo sát chính được lấy từ các cuốn từ điển thành ngữ, tục ngữ hiện có gồm:
1) Vũ Ngọc Phan, (1971), (in lần thứ 7), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt
Nam, Nxb KHXH, Hà Nội;
Trang 132) Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1993), Từ điển
giải thích thành ngữ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục;
3) Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2002), Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan
Hương, Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt, Nxb Văn hoá Thông tin,
Hà Nội, (Tập 1, 2);
4) Lê Ngọc Tú (2004), Tự điển Tục ngữ - Thành ngữ - Danh ngôn Anh-
Pháp Việt, Nxb Khoa học Xã hội, TP Hồ Chí Minh;
5) Hoàng Văn Hành, (2008), Thành ngữ học Tiếng Việt, Nxb KHXH; 6) Nguyễn Lân, (2008), Tự điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án có sử dụng những phương pháp sau đây:
- Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu,
chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê để lựa chọn trong số ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ đã khảo sát các biểu thức ý niệm thuộc 3 tiểu loại: ẩn dụ bản thể, ẩn dụ cấu trúc, và ẩn dụ định hướng Trên cơ sở đó, đưa ra các con số mang tính định lượng
để làm căn cứ thuyết giải cho sự xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ Phân lập các biểu thức ẩn dụ theo các miền nguồn, đích, từ đó, xác định cấu trúc ý niệm và mô hình đồ chiếu trong từng cấu trúc ý niệm để minh định các lí thuyết của Ngôn ngữ học tri nhận về cơ chế ánh xạ và việc sử dụng lý thuyết hình – nền trong thao tác chuyển di các nét thuộc tính giữa hai miền không gian nguồn – đích trong mỗi cấu trúc ý niệm Việc làm này nhằm mục đích phục vụ cho các bước nghiên
Trang 14cứu kế tiếp như miêu tả, phân tích các ẩn dụ ý niệm trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
- Phương pháp miêu tả: sử dụng để miêu tả quá trình và cơ chế ẩn dụ hóa
diễn ra trong việc tạo nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ, tục ngữ Qua đó, chúng tôi muốn giải thích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cũng như đặc trưng tư duy dân tộc trong cách nhìn thế giới Việc sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi miêu tả cụ thể các cơ chế ẩn dụ, quá trình ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích, đặc trưng từng miền và giải thích các cơ chế ẩn dụ một cách phù hợp trong thành ngữ, tục ngữ
- Phương pháp phân tích ý niệm: Kho tàng thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
được xem như một hệ thống những ý niệm (hay hệ thống từ vựng tinh thần) Đây không chỉ là sản phẩm đơn thuần của trí tuệ dân gian, mà hệ thống ý niệm ấy cấu trúc hoá tình cảm, cảm xúc, nhận thức, hành vi, quan hệ của con người trong mối quan hệ thường nhật với thế giới bên ngoài Những hệ thống ý niệm này tiềm ẩn trong tư duy văn hóa dân tộc và được xây dựng dựa trên những sơ đồ hình ảnh nhất định vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù riêng biệt Từ việc phân tích và làm rõ bản chất của các mô hình ẩn dụ ý niệm trong vai trò cấu trúc hoá tri giác, tư duy, và hoạt động của con người sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ
giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hóa và tư duy
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong Việt ngữ học mấy chục năm trở lại đây đã dành được sự quan tâm đáng kể, trên mọi phương diện, từ bình diện xã hội học, văn học, văn hóa học, nhân học, đến ngôn ngữ học Tuy nhiên, nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận cũng mới chỉ dừng lại ở một số nghiên cứu trường hợp mang tính chất đơn lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống để tìm ra hệ thống các ẩn dụ ý niệm trong khối ngữ liệu này Luận án có thể được xem là công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách có hệ thống
Trang 15Việc nghiên cứu hệ thống các ẩn dụ ý niệm trong khối liệu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có thể có những đóng góp tích cực cho việc phát triển nghiên cứu theo đường hướng ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam, gắn việc giải thích các
mô hình ngôn ngữ với các mô hình tư duy, giúp chúng ta nhìn thấy mối quan hệ bên trong giữa mô hình nhận thức của tư duy với cấu trúc ngôn ngữ Ngoài ra, việc nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ theo phương pháp của ngôn ngữ học tri nhận
có thể giải thích một cách khoa học về nguồn gốc hình thành của chúng, qua đó còn giúp chúng ta nhận ra những nét đặc trưng trong tư duy của mỗi dân tộc Sự hiểu biết này không chỉ có ích trong việc nêu ra ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ, tục ngữ mà còn chỉ ra được các thói quen trong tư duy để từ đó tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1 ngh a uận của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất của ẩn dụ ý niệm và vai trò của nó như một phương thức tư duy của người Việt Từ việc phân tích và làm rõ bản chất của các mô hình ẩn dụ ý niệm trong thành ngữ, tục ngữ, luận án sẽ làm rõ vai trò của ý niệm trong việc cấu trúc hoá tri giác, tư duy, và hoạt động của con người, góp phần làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hóa và
tư duy
Ẩn dụ ý niệm được nghiên cứu dựa trên các phạm trù CU ĐỜI, CON NGƯỜI, GIÀU, NGHÈO, CU C SỐNG VÀ SÔNG NƯỚC có mối liên hệ biện chứng với nhau, góp phần chứng minh ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt và kinh nghiệm thực tiễn của người Việt trong lao động sản xuất và xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của mình được phản ánh một cách sinh động qua thành ngữ, tục ngữ
Luận án, một mặt làm sáng tỏ thêm nguyên lý: thông qua sự vật hiện tượng này, thường được trải nghiệm nhiều hơn để hiểu một sự vật, hiện tượng khác thường ít được trải nghiệm hơn; thông qua sự vật hiện tượng có tính chất vật
Trang 16chất, hữu hình, cụ thể, dễ quan sát để hiểu những hiện tượng phi vật chất, vô hình, trừu tượng và khó quan sát, mặt khác, xác lập các phạm trù trải nghiệm như: sự vật hiện tượng nào gần gũi, quen thuộc thường có tầm tác động lớn nhất,
có số lần xuất hiện nhiều nhất và trước nhất trong tư duy và ngôn ngữ của một cộng đồng ngôn ngữ
ngh a thực ti n của luận án
Thông qua việc cung cấp hệ thống ngữ liệu và những phân tích, luận giải liên quan đến ẩn dụ ý niệm trên cơ sở đi sâu vào lựa chọn ngữ liệu cụ thể thuộc các phạm trù CU ĐỜI, ON NGƯỜI, GIÀU, NGHÈO, CU C SỐNG và SÔNG NƯỚC, luận án đã dùng các mô hình ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tư duy, các lược đồ tư duy trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Trên cơ
sở phân tích các mô hình ý niệm, làm sáng tỏ đặc trưng văn hoá và tư duy của người Việt trong việc thuyết giải thế giới, đặt trong tương quan giữa cái mang tính phổ quát toàn nhân loại với cái đặc thù mang tính dị biệt của dân tộc
Luận án có thể có những đóng góp tích cực cho việc phát triển nghiên cứu theo đường hướng ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam, đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường hoặc được sử dụng như tài liệu tham khảo cho ngành ngôn ngữ học và các ngành liên quan như tâm lí học, văn hóa học…
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:
hương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ và cơ sở lý luận hương 2: Ẩn dụ ý niệm trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
hương 3: Khảo sát trường hợp: Ẩn dụ ý niệm về cuộc sống có miền
nguồn là phạm trù sông nước trong trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các khuynh hướng nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ
1.1.1.1 Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ ở ngoài nước
Theo quan điểm truyền thống: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thành
ngữ Khi nói về thành ngữ các nhà nghiên cứu thường đề cập đến tính cố định, bất biến về cấu trúc, khả năng thay đổi về các từ trong thành ngữ, bất cứ sự thay đổi nào trong việc sắp xếp từ cũng có thể làm thành ngữ vô nghĩa [127,129] Theo Seidl & McMordie [181], Gibbs [127], Moon [172] thành ngữ có cấu trúc không bình thường và phản trực giác vì chúng vi phạm các quy luật ngữ pháp Thực tế, thành ngữ được cho là đóng băng cấu trúc, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ Có thể nói sự thay đổi của thành ngữ thường ở mức độ từ vựng và các từ thay đổi cho nhau thường tương đồng về nghĩa với nhau (Erman
& Warren, [109])
Theo Cronk, Lima & Schweigert [105]; Popiel & McRae [175]; Jackson & Amvela [136]; Grant & Bauer [133]; Cain, Towse & Knight [101] đa số các thành ngữ được tạo thành từ các đơn vị bản thân không có nghĩa thành ngữ, một
số trong đó có nghĩa đen hoặc nghĩa bóng hính vì đặc trưng ngữ nghĩa không mang nghĩa của từng đơn vị cấu thành mà thành ngữ có tính cố định về cấu trúc
và không thể đảo từ hoặc cấu trúc (Chafe [104]; Jakendoff [137]; Wood [187]; Pawley & Syder [174]; Cruse [106]; Gibbs [128]) Mức độ tương đương nhau về nghĩa từ vựng và nghĩa thành ngữ của các thành ngữ rất khác nhau Có thể thấy nghĩa từ vựng của các từ riêng lẻ trong thành ngữ định hướng cho việc hiểu nghĩa thành ngữ có phần trùng lặp với nghĩa chung của cả cấu trúc thành ngữ (Titone & Connine [182])
Trang 18Gibbs [121]; Cronk, Lima & Schweigert [105]; đều cho rằng yếu tố ẩn dụ là rất quan trọng trong nghĩa của thành ngữ “ ó nhiều thành ngữ có nghĩa được định hướng bởi ẩn dụ và hoán dụ ý niệm với sự phối hợp hệ thống giữa ngôn ngữ
và tư duy” “ ác yếu tố động lực có hệ thống xuất phát từ mô hình phóng chiếu ý niệm giữa miền nguồn và miền đích” [125], Gibbs [128] và Hughes [141] cho rằng ẩn dụ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu các ngữ có nghĩa thành ngữ Nghĩa hình tượng của thành ngữ được quyết định bởi kiến thức thông thường của con người về ẩn dụ, hoán dụ
Các nhà nghiên cứu tục ngữ trên thế giới đã đi sâu tìm hiểu tục ngữ trên các bình diện khác nhau Tuy mỗi người có một cách nhìn riêng nhưng ý kiến của họ đều khá gần nhau trong một số vấn đề có liên quan đến bản chất của thể loại tục ngữ: phạm vi phản ánh, đặc điểm về nội dung và hình thức, phương thức diễn xướng, phạm vi sử dụng tục ngữ,… Năm 1966, M.Kuxi nhấn mạnh rằng cần nghiên cứu cấu trúc tục ngữ theo ba quan điểm: quan điểm ngữ nghĩa cơ bản, quan điểm cấu trúc và quan điểm hạt nhân cấu tạo G.L.Permjakov đánh giá cao phương pháp của M.Kuxi và coi đó là bước tiến bộ rõ rệt Năm 1972 Xemerkenhi và Vilmos Voigt có công trình về đề tài này Một nhà nghiên cứu khác của Hunggari, ông Doltan Kano tiến hành phân loại tục ngữ theo các công thức có liên quan đến ngữ pháp phái sinh và thi pháp (dẫn lại [27] )
Trong những thập kỉ gần đây, nghiên cứu tục ngữ phát triển khá mạnh Tất cả các lĩnh vực nghiên cứu tục ngữ đều có bước tiến rõ rệt thể hiện ở các công trình nghiên cứu lý luận về tục ngữ Một trong những thành tựu ngôn ngữ học được ứng dụng khá phổ biến vào nghiên cứu tục ngữ là phương pháp cấu trúc Theo phương pháp này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những công thức tổng quát và tìm một mô hình thống nhất để giải thích tất cả các câu tục ngữ Tuy nhiên cách giải quyết vấn đề theo hướng theo hướng cấu trúc chỉ có thể chấp nhận trong trường hợp mô hình tìm được phải đủ phong phú và có thể chuyển đổi khi vận dụng để đưa ra được những biến thể và những kiểu loại tục ngữ khác nhau
Trang 19G.L Permjakov, nhà nghiên cứu tục ngữ học nổi tiếng ở Nga cho rằng việc xác định khái niệm tục ngữ là một khó khăn đối với khoa nghiên cứu văn học dân gian Một số nhà nghiên cứu nhận thấy ở một số ngôn ngữ có một từ chung chỉ nhiều hiện tượng khác nhau Ví dụ như ở một số nước Lào, Thái Lan, ampuchia người ta không phân biệt tục ngữ với thành ngữ Xôphiaxất của người Khme bao gồm chung cả hai loại hình truyền miệng là thành ngữ và tục ngữ Xuphaxít của Lào cũng là một thể loại hòa trộn tục ngữ với thành ngữ (dẫn lại [27])
Khi nghiên cứu các tục ngữ ở cấp độ cú pháp- giao tiếp J Lyons [170] cho rằng tục ngữ là những phát ngôn làm sẵn (énoncés tout faits) Ngoài ra còn có các tác giả như G Levin [169], Carter (1987) phân loại thành ngữ (Idioms), tục ngữ (Proverbs), ngữ đặc dụng (Stock phrase), khẩu hiệu (Catchphrases), các so sánh có nghĩa thành ngữ (Idiomatic similes) và cụm từ trong diễn ngôn (Discoursal expressions)
Dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận: Quan điểm truyền thống không thể giải
thích tại sao có nhiều thành ngữ lại được người sử dụng ngôn ngữ hiểu chỉ theo nghĩa biểu trưng của chúng Vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ là lĩnh vực được nhiều nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm Gibbs; Gibbs và O’ Brien [121], [123], [124], [125], [130] cho thấy sự phân định chặt chẽ nghĩa đen với nghĩa bóng không đủ để lý giải quy trình kiến tạo thành ngữ Việc lý giải này nằm ở mức độ mà căn cứ theo mức độ đó, những nét nghĩa nguyên văn của các từ thành
tố của thành ngữ góp phần tạo nên nghĩa của toàn thành ngữ [122]
Nghĩa của thành ngữ cũng liên quan đến tính năng có thể phân tích hoặc không phân tích của thành ngữ, như Gibbs [122;422] chỉ ra rằng: “Thành ngữ có
lẽ phân tích được nhờ vào nghĩa của các từ thành tố của các thành ngữ ấy góp phần một cách độc lập vào nghĩa biểu trưng tổng thể của thành ngữ” Gibbs [122] cho rằng có nhiều mức độ khác nhau của khả năng phân tích Ví dụ thành
ngữ lay down the law (tạm dịch: đặt ra luật lệ) dễ phân tích nghĩa hơn thành ngữ
Trang 20fall off the wagon (dịch sát nghĩa: ngã khỏi xe ngựa, nghĩa thành ngữ: uống rượu trở lại) và có thể phân tích nghĩa dễ hơn thành ngữ kick the bucket (dịch sát
nghĩa: đá cái xô, nghĩa thành ngữ: chết)
Sự linh hoạt về mặt từ vựng cũng góp phần vào mức độ nghĩa biểu trưng của thành ngữ Tính năng không thể phân tích cũng ảnh hưởng đến việc hiểu thành ngữ Do vậy nghĩa của một thành ngữ có khả năng phân tích cao hơn bao nhiêu thì việc hiểu thành ngữ ấy càng dễ dàng và nhanh hơn bấy nhiêu Gibbs [122;428] cho rằng lý do kiến giải điều này là vì nghĩa nguyên văn của các biểu thức ngôn ngữ mà có thể phân tích nghĩa đã góp phần trực tiếp vào nghĩa biểu trưng của chúng Bằng cách này, nghĩa nguyên văn và nghĩa biểu trưng của một thành ngữ có thể được xử lý đồng thời Như vậy, nghĩa của các thành ngữ mang tính nguyên do và không võ đoán theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận Hầu hết các thành ngữ là sản phẩm của hệ thống ý niệm, và vì vậy chúng không chỉ đơn giản là vấn đề ngôn ngữ và từ vựng Bên cạnh hình thức cấu tạo của một thành ngữ, tức gồm các mục từ vựng và các thuộc tính cú pháp, thì một thành ngữ còn mang nghĩa biểu trưng, tức là ý nghĩa tổng thể đặc biệt của nó Gibbs và O’Brien [123] đã cho thấy rõ vai trò của các miền ẩn dụ ý niệm khác
nhau bằng các ví dụ minh họa các thành ngữ biểu thị cảm xúc giận như blow one’s stack (thổi nút chai của ai đó), flip one’s lid (thổi bay cái nắp của ai đó), hit the ceiling (chạm trần nhà) với nghĩa biểu trưng rất giận, thường được hiểu
theo cách tương tự nhau, bởi vì người ta thường hồi tưởng lại hình ảnh và kiến thức cụ thể tương tự nhau diễn ra trong chính tình cảnh ấy
Như vậy, thành ngữ không chỉ đơn thuần là những biểu thức có ý nghĩa tương đối đặc biệt trong mối tương quan với những nét nghĩa mà các thành tố bộ phận mang lại cho thành ngữ Thay vào đó, thành ngữ xuất phát từ kiến thức tổng quát của chúng ta về thế giới được nhập thân hóa vào trong hệ thống ý niệm của chúng ta Đa số thành ngữ do đó có tính ý niệm, và về bản chất không còn ý nghĩa của ngôn ngữ thông thường Vì lý do này, việc nghiên cứu thành ngữ theo
Trang 21hướng ngôn ngữ học tri nhận giúp soi rọi những khía cạnh quan trọng của tư duy thông thường của con người
Theo ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ được khẳng định có nguyên do về ý niệm Điều này được hiểu rằng nghĩa của nhiều thành ngữ có vẻ tự nhiên và tường minh với chúng ta bởi vì ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm và tri thức quy ước giúp liên kết nghĩa nguyên văn của các từ thành tố với nghĩa biểu trưng của toàn thành ngữ Bên cạnh nguyên do mà các cơ chế ý niệm nêu trên tạo ra, các thành ngữ, các phép ẩn dụ và hoán dụ còn được cho là bị tác động bởi phép hiện thân [158], [161] [164] Với việc thể hiện tính nghiệm thân trong ngôn ngữ, Gibbs (2006) cho rằng ẩn dụ được hiểu thông qua sự mô phỏng bản thân
1.1.1.2 Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ ở trong nước
a) Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ theo cách tiếp cận truyền thống
(i) Các nghiên cứu về thành ngữ
Trong Việt ngữ học truyền thống, thành ngữ mới chỉ thực sự trở thành đối tượng của các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học vào khoảng giữa thế kỉ
XX, sau khi Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu [14] phân biệt và
tách khái niệm thành ngữ khỏi tục ngữ Từ đó, thành ngữ được giới Việt ngữ học nghiên cứu ở nhiều bình diện như: cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa, cú pháp, v.v… Nghiên cứu thành ngữ theo hướng từ vựng học, ngữ pháp học có các tác giả: Trương Đông San [50], Đái Xuân Ninh [40], ù Đình Tú [84], Nguyễn Thiện Giáp [10], v.v…
Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và phát triển, các vấn đề về ngữ nghĩa hoặc các bình diện giao tiếp của thành ngữ, có các tác giả tiêu biểu như: Bùi Khắc Việt [92], Đỗ Hữu Châu [3], Nguyễn Đức Dân [6], Hoàng Văn Hành [15], Phan Xuân Thành, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang [198], v.v…
Một số tác giả quan tâm đến nghĩa biểu trưng của thành ngữ như: Bùi Khắc Việt [92] nghiên cứu tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan (1995) lấy các đặc điểm của cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của các
Trang 22thành ngữ để nghiên cứu trên nền cứ liệu thành ngữ có thành tố là tên gọi động vật; Nguyễn Ngọc Vũ [96] nghiên cứu hoán dụ ý niệm “bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kỹ năng” trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt; Quế Thị Mai Hương (2008) nghiên cứu nghĩa biểu trưng của hình ảnh con vật trong thành ngữ tiếng Việt; Mã Thị Hiển (2009) nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt; Nguyễn Thị Nguyệt Minh [36] đã khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
và đưa ra những giá trị biểu trưng tiêu biểu
Một hướng tiếp cận thành ngữ được giới Việt ngữ quan tâm nhiều là nghiên cứu giá trị ngữ nghĩa, biểu trưng của các con số trong thành ngữ, tiêu biểu như: Nguyễn Thị Hiền (2009) nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của con số
“ba” trong thành ngữ tiếng Việt; Trần Thị Lam Thủy (2010) nghiên cứu ý nghĩa của con số 2 trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa…
Nghiên cứu thành ngữ gắn với các sáng tác văn học, thành ngữ được sử dụng
như một chất liệu để sáng tác có các tác giả: Đặng Thanh Hòa (2001), “Thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương”; Đỗ Thị Liên (2007), Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Cần Thơ…
Hướng nghiên cứu, so sánh thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ các ngôn ngữ khác có một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Xuân Hòa [19] đã đối chiếu thành ngữ Nga - Việt trên bình diện giao tiếp và chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt của thành ngữ trong hai ngôn ngữ do đặc trưng văn hóa dân tộc chi phối như: có cùng nội dung ngữ nghĩa nhưng hình ảnh diễn đạt khác nhau; hình ảnh biểu trưng giống nhau nhưng nội dung ý nghĩa khác nhau Phan Văn Quế [48]
nghiên cứu “Ngữ nghĩa của thành ngữ - tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh”, đã vận dụng phép miêu tả tương phản về mặt ngữ nghĩa của các
thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh trên nền của các thành tố tương ứng trong
Trang 23tiếng Việt, qua đó chỉ ra các giá trị văn hóa được thể hiện qua ngữ nghĩa Ngô
Minh Thủy [76] Nghiên cứu về “Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật trong sự liên hệ với tiếng Việt” đã chỉ ra hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể có trong thành
ngữ của hai ngôn ngữ đều được dùng dựa theo chức năng sẵn có của bộ phận cơ thể, những phong tục tập quán liên quan đến bộ phận cơ thể, những đặc điểm sẵn
có của bộ phận cơ thể hay những đặc điểm do con người hình dung hoặc quan niệm về bộ phận cơ thể đó Qua đó, tác giả cũng đã chỉ ra rằng thành ngữ Việt ưa dùng các từ chỉ các bộ phận thuộc cơ quan nội tạng hơn thành ngữ Nhật, do đặc
trưng tư duy chi phối lối dùng này Phạm Minh Tiến [80] trong công trình “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt)” đã lấy thành ngữ
so sánh tiếng Hán làm tâm điểm nghiên cứu và đưa ra những phát hiện thú vị, đó
là cấu trúc so sánh trong thành ngữ tiếng Hán hoàn toàn trùng khớp với thành ngữ so sánh trong tiếng Việt Song tác giả không đề cập nhiều đến đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ… Tóm lại, trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã so sánh thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ của các dân tộc khác nhằm làm rõ đặc trưng
tư duy, văn hóa tính dân tộc và khẳng định vai trò của thành ngữ tiếng Việt trong Việt ngữ và văn hóa Việt Nam
(ii) ác nghiên cứu về tục ngữ
Hầu hết các công trình trước năm 1975 đều giới thiệu và trình bày tục ngữ lẫn với ca dao và thành ngữ Sau này nhiều công trình đã tách riêng tục ngữ và biên soạn như một công trình độc lập Trong khi biên soạn, các tác giả đi theo hai
hướng phân loại: phân loại theo kiểu từ điển như cuốn Tục ngữ cổ ngư gia ngôn của Huình Tịnh Paulus Của [6], hoặc theo số lượng chữ trong câu như Nam ngạn chích cẩm của Phạm Quang Sán (1918) hay kết hợp cả hai thứ như cuốn Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1928) Đánh giá về công trình của Nguyễn
Văn Ngọc, Lê Chí Quế cho rằng nó có giá trị lớn về sưu tập nhưng không tránh khỏi những hạn chế về mặt khoa học trong phương pháp phân loại [46]
Trang 24Nguyễn Thái Hòa [20] với Tục ngữ Việt Nam - cấu trúc và thi pháp là một
công trình nghiên cứu khá công phu và kĩ lưỡng về tục ngữ Lần đầu tiên, những thành tựu về ngôn ngữ học được ứng dụng vào phân loại tục ngữ Việt Nam một cách có hệ thống Với cách nhìn của nhà ngôn ngữ học, ông lưu tâm nhiều tới bản chất ngôn ngữ của tục ngữ Ngoài ra ông cũng chú ý tới thi pháp, chủ yếu tập trung vào sự sáng tạo của tục ngữ, phân tích tục ngữ với tư cách là một tổng thể thi ca nhỏ nhất Nhìn chung, có thể xem các nghiên cứu về tục ngữ đã đi theo các khuynh hướng sau:
(i)Nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ xã hội học, tiêu biểu là Chu Xuân Diên
với hai hướng nghiên cứu: thứ nhất, nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa các câu tục ngữ và nội dung khái quát của tục ngữ; thứ hai: tục ngữ được dùng như tài liệu bổ trợ - một loại tài liệu xã hội học trong việc nghiên cứu những đối
tượng thuộc nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như: Khoa học lịch sử (vd: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi; Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong); Tâm lý học; Đạo đức học; Lịch sử tư tưởng, Dân tộc học… (Vd: đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi: lý giải trên lĩnh vực dân tộc học, có thể hiểu rằng theo phong
tục người Việt, đầu năm mua muối cho qua năm tình người mặn mà, cuối năm mua vôi – trước ngày 23/tháng chạp vì trước sân nhà có cây nêu vẽ hình cung tên
để ngăn cho quỷ không vào nhà và vì ngày 23/tháng chạp Ông Táo lên chầu trời Hoặc cũng có một cách lý giải khác là cuối năm mua vôi về để cho ông bình vôi
ăn thêm đầy đặn, no nê)
(ii) Nghiên cứu tục ngữ về mặt nhận thức uận: nghiên cứu tục ngữ với tư
cách là một hiện tượng ý thức xã hội đặc thù với các tác giả như Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội hỗn hợp thuộc lĩnh vực nhận thức khoa học và lĩnh vực nhận thức nghệ thuật
(iii) Nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ văn học: các nhà nghiên cứu đã đề cập
đến nhiều vấn đề của tục ngữ như: xác định khái niệm (phân biệt tục ngữ, thành ngữ với ca dao); nội dung, hình thức diễn đạt của tục ngữ; mối quan hệ giữa tục
Trang 25ngữ với các thể loại văn học khác (tác giả Nguyễn Thái Hòa) Vấn đề thi pháp thể loại của tục ngữ, so sánh tục ngữ; tục ngữ là chất liệu sáng tác trong văn học dân gian hoặc văn học thành văn (tác giả Nguyễn Xuân Kính) Xem tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của Văn học dân gian (folklore) (tác giả Đỗ Bình Trị, Hoàng Tiến Tựu) Tiếp cận tục ngữ dưới góc độ ký hiệu học, đi vào các tín hiệu thẩm mỹ (tác giả Hoàng Trinh), Tiếp cận dưới góc độ Thi pháp học (tác gải Đỗ Bình Trị, Nguyễn Thái Hòa, Phan Thị Đào…)
(iv) Nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ: Ở bình diện ngữ âm, tác
giả hu Xuân Diên, Vũ Ngọc Phan đã nghiên cứu về vần, nhịp trong tục ngữ
ác tác giả như Hoàng Trinh, Nguyễn Văn Nở quan tâm nghiên cứu vấn đề tu
từ trong tục ngữ như hình tượng, tượng trưng, biểu trưng, nhân hóa, so sánh,
ẩn dụ, chơi chữ…và chứng minh rằng tục ngữ mang xu hướng logic hóa, lý
tính hóa tư duy dân gian, khái quát hóa những nhận xét, kinh nghiệm cụ thể
thành những nguyên lý, chân lý lịch sử Tác giả Nguyễn Thái Hòa nghiên cứu
tục ngữ dưới góc độ ngữ pháp và xem tục ngữ là một cụm từ cố định; là câu hoàn chỉnh diễn đạt một ý trọn vẹn có cấu tạo là các kết cấu hai trung tâm; là những đơn vị ngữ, cú và câu – thông điệp nghệ thuật Nghiên cứu tục ngữ
dưới góc độ nghĩa học, một số tác giả nghiên cứu nghĩa đen, nghĩa bóng, tính
đa nghĩa của tục ngữ v.v…
b) Nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận
Trong công trình “Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” Nguyễn Đức Tồn đã nghiên cứu về đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, rút ra kết luận ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt thuộc tiểu loại ẩn dụ cấu trúc Tác giả này cho rằng xét ẩn dụ cấu trúc của một thành ngữ chính là xét ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ, cũng tức là xét mối quan hệ giữa nguồn và đích quy chiếu của ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ
Nguyễn Ngọc Vũ [96] với luận án Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt
có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận đã
Trang 26khảo sát thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, góp phần giải quyết những vướng mắc và tồn tại trong những nghiên cứu về thành ngữ trước đây Với luận điểm nghĩa từ điển của từ vựng chỉ là “điểm truy cập” đưa chúng ta đến với hệ thống nghĩa bách khoa toàn thư, ngôn ngữ học tri nhận đã có những bổ sung quan trọng đối với cách nhìn về nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học truyền thống Luận án đã phân tích vai trò của ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm và tri thức quy ước trong sự hình thành nghĩa hàm ẩn cũng có những đóng góp đáng kể vào việc xác định nghĩa hàm ẩn của thành ngữ bên cạnh những bổ sung về mặt lý luận trong kho tàng lý luận về thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố định Trần Bá Tiến [79] trong “Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận” đã đi sâu phân tích bình diện ngữ nghĩa,
cụ thể là ẩn dụ và hoán dụ trong các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt thuộc 5 phạm trù tình cảm: tức giận, vui, buồn, sợ, xấu hổ Đây là những vấn đề quan trọng phản ánh đặc trưng tư duy, ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng sử dụng chúng Từ đó, tác giả đã tìm ra nét phổ quát và đặc thù ngôn ngữ của thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra những tương đồng và khác biệt của các yếu tố tri thức, ngôn ngữ và văn hóa tác động đến việc hình thành và sử dụng thành ngữ Vi Trường
Phúc (2013) trong luận án Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) trên cơ sở
nguyên lý “Dĩ nhân vi trung” của người Việt (hay “cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật” (gần thì lấy từ bản thân, xa thì lấy từ các vật) của người Trung Hoa) để tham chiếu thế giới xung quanh con người, tác giả đã nghiên cứu tính nghiệm thân dựa trên các bình diện: tâm trí, vô thức, ẩn dụ, hoán dụ Đặc biệt, Tác giả này đã nghiên cứu thành ngữ dựa trên sự tích hợp (thuyết pha trộn ý niệm) để làm rõ ẩn dụ ý niệm không chỉ được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai miền ý niệm hoặc lược đồ hình ảnh, và sơ đồ ánh xạ trong ẩn dụ chỉ diễn ra một chiều (từ miền nguồn đến miền đích); mà còn được giải mã dựa trên bốn
Trang 27không gian tâm trí (pha trộn ý niệm), ánh xạ giữa hai miền không gian nguồn, đích là một sự tương tác đa chiều, các ý niệm không nhất thiết phải có sẵn, được
sử dụng một cách máy móc và vô thức mà có những ý niệm mới mẻ và mang tính lâm thời, sự ánh xạ giữa chúng là ánh xạ xuyên không gian Trần Thế Phi
[43] với công trình “Ẩn dụ ý niệm cảm xúc” trong thành ngữ tiếng Việt” là
một hướng tiếp cận mới từ bình diện ngữ nghĩa học tri nhận Luận án đi sâu nghiên cứu và phân tích ẩn dụ ý niệm cảm xúc, giới hạn trong năm loại cảm xúc cơ bản vui-buồn-giận-sợ-yêu, biểu đạt trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng
nh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận Hệ thống hóa khái niệm và tiêu chí nhận diện thành ngữ, xác định đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị cảm xúc của tiếng Việt và tiếng nh đồng thời xác định cơ chế biểu hiện cảm xúc của con người, đưa ra nét chung và đặc thù ngôn ngữ, văn hóa của thành ngữ biểu thị cảm xúc
c) Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ về sông nước
Nước là một yếu tố không thể thiếu được trong cuộc sống Ở đâu có nước, ở
đó có con người có cuộc sống và ngược lại ở đâu có con người tất nhiên ở đó có nước Văn minh lúa nước đã ảnh hưởng trực tiếp và mãnh liệt đến lối sống, tư duy, tình cảm của những cư dân nông nghiệp nói chung và người Việt Nam nói riêng hính đời sống, nếp sinh hoạt của những cư dân làm nông nghiệp đặc thù
đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của họ Và có thể nói, nước là một phần trong các ý niệm tâm linh đó
Trịnh Sâm (2011a) trong Dòng sông và cuộc đời [51] đã tìm ra trong tiếng
Việt, có sự tương ứng lạ kì giữa các tri thức thuộc về sông nước, rộng hơn là cả một số thực thể liên quan đến sông nước với tư cách là miền ý niệm nguồn với
vũ trụ cuộc đời, trong đó có con người, cá thể sinh sống với tư cách là miền ý niệm đích Hành trình của dòng sông cũng chính là vòng xoay đời người Sông khởi đi từ nguồn, kết tinh của hàng trăm suối, khe, càng xa nguồn, khi dòng sông càng rộng thì nước chảy càng yếu và cuối cùng hòa tan vào biển cả Đời người
Trang 28chẳng khác mấy, cũng khởi đi từ nguồn, lớn lên, trưởng thành, già nua và đích đến cuối cùng là cái chết hay về với suối vàng
Bài viết Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt [52], Trịnh
Sâm cũng đề cập đến sông nước và những thực thể có liên quan đến sông nước
Để nhận thức thế giới, trí não của con người phải tiến hành phân loại theo những cách thức khác nhau, một trong những cách hay gặp từ những trải nghiệm tương tác, đó là dựa vào vóc dáng, tư thế và vận động của chính cơ thể con người Bài viết đã khảo sát ngữ liệu về cách người Việt vừa dùng phương thức đồng xuất hiện trải nghiệm (experiential coccurrence) và dùng tương đồng trải nghiệm (experiential similarity) để tri nhận về sông nước Tác giả đã sơ bộ nhận xét, ngoài miền ý niệm không gian, miền ý niệm phái sinh thời gian và một số ý niệm
có tính phổ quát khác, miền ý niệm sông nước có một vị trí hết sức đặc biệt trong hoạt động trí não của người Việt cả trên bình diện ý thức cũng như tiềm thức Một vài phân tích của bài viết tập trung vào những trải nghiệm tự nhiên dễ thấy của con người với môi trường sông nước
Trong bài viết “Lạm bàn về chữ thủy trong văn hóa Việt” [53], Trịnh Sâm
cũng đã đề cập đến những trải nghiệm tự nhiên có tính chất ẩn dụ, thông qua những thuộc tính cụ thể, hữu hình, vật chất của môi trường sông nước để khám phá ra đức tính trừu tượng, vô hình, phi vật chất khó cảm nhận của dân tộc Tính thích nghi, thích ứng với môi trường chung quanh của nước có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Nước bao giờ cũng vươn tới trạng thái cân bằng và đó không chỉ là tiêu chuẩn đo đạc trong xây dựng, trong xác lập mặt phẳng mà còn là một trạng thái tinh thần cần có của một con người và một dân tộc
Đinh Thị Vũ Trinh (2010) trong luận văn “Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt” [87] đã sử dụng 1821 đơn vị từ định danh thành ngữ, tục ngữ
thuộc miền ý niệm sông nước để đề cập đến cách tiếp cận ngôn ngữ sông nước thông qua miền ý niệm trên 7 lĩnh vực cơ bản: 1) Miền các dạng nước, 2) Miền vật chứa và các yếu tố bộ phận liên quan tới vật chứa, 3) Miền loài đặc trưng
Trang 29sống dưới nước, 4) Miền công cụ đánh bắt, 5) Miền phương tiện di chuyển, 6) Miền đặc tính trạng thái và vận động thuộc nước, 7) Miền hoạt động của người ở nước Tác giả đã hướng đến việc xây dựng các thống kê từ điển chuyên ngành đi sâu vào miền ý niệm sông nước Thông qua các miền đó, tác giả đã tìm ra được những manh mối sông nước trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt Theo tác giả, sự hiện diện của sông nước trong tri nhận người Việt bắt nguồn từ môi trường sông
đi vào tư duy ngôn ngữ Luận văn nhấn mạnh đến kinh nghiệm sông nước nổi bật trong tư duy ngôn ngữ của người Việt so với các dân tộc khác và ngay trong chính hệ thống ngôn ngữ mà người Việt đang sử dụng
Hồ Văn Tuyên trong luận án “Định danh sự vật liên quan đến sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long trong phương ngữ Nam Bộ” [88] đã nghiên cứu
1127 đơn vị tên gọi có liên quan đến sông nước Luận án đã góp phần làm sáng
tỏ một số vấn đề lý thuyết về định danh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và
tư duy thể hiện qua định danh ngôn ngữ, chỉ ra những đặc điểm riêng về định danh sự vật liên quan đến sông nước qua các tên gọi ở đồng bằng sông Cửu Long, làm rõ những nét đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa của vùng sông nước
Huỳnh Ngọc Mai Kha với luận án “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ
“nước” và “lửa” trong tiếng Việt và tiếng Anh” [28] đã khảo sát 210 thành ngữ
tiếng Việt và 102 thành ngữ tiếng Anh có từ chỉ nước để phác họa bức tranh về thành ngữ trong hai ngôn ngữ dưới góc nhìn của ẩn dụ tri nhận Tác giả nhận
thấy tư duy ngôn ngữ về “nước” và “lửa” và các ý niệm về nó trong thành ngữ của cả hai dân tộc có sự tương đồng với nhau, từ đó có thể nhận định “nước” và
“lửa” là ý niệm phổ quát, tồn tại ở mọi nơi, mọi nền văn hóa và lục địa nên các
ảnh hưởng của nó lên cuộc sống và tư duy của con người là giống nhau Có thể thấy, yếu tố văn hóa, môi trường sống tạo nên sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt và nh ơ chế hình thành nghĩa của thành ngữ dựa trên kinh nghiệm hiện thân với lý thuyết dĩ nhân vi trung trong sự tương tác với văn hóa và môi trường
Trang 30dẫn đến sự khác biệt và tương đồng trong ngôn ngữ Đây là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu thành ngữ trên bình diện ngôn ngữ học tri nhận
Tóm lại, nghiên cứu về thành ngữ và tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
Đề tài “Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” là một lĩnh vực khá
rộng để bao quát nhiều vấn đề Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi, đi sâu nghiên cứu mô hình ẩn dụ ý niệm trong một số phạm trù
về cuộc đời, con người, giàu, nghèo, và sông nước,…trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt Đặc biệt, do sự xuất hiện với tần suất lớn của các biểu thức ẩn dụ liên quan đến sông nước trong ngữ liệu khảo sát nên chúng tôi dành riêng chương ba cho việc nghiên cứu các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sông nước Đây là hướng nghiên cứu mới mẻ đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
1 2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Ẩn dụ
1.2.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
Lý thuyết về ẩn dụ có một lịch sử lâu dài và đầy sóng gió bắt đầu từ triết học
Hy Lạp cổ đại với tên tuổi của Aristote[97], một trong những bậc thầy triết học, người đã xem ẩn dụ là hình thức trang trí trong ngôn ngữ nghệ thuật và hùng biện bằng phương thức chuyển tên gọi từ chủng sang loài, từ loài sang chủng, hoặc từ loài sang loài, hoặc chuyển dựa trên nguyên tắc tương suy (analogy) ách đánh giá này là điểm khởi nguồn cho những quan niệm về ẩn dụ từ trước đến nay
Như vậy, ẩn dụ theo Aristotle [97] là một cách thức làm mới ngôn ngữ, để tạo nên sự “lạ hóa” trong các hình thức hùng biện hoặc diễn thuyết, là phối hợp “sự
rõ ràng, sự mê hoặc và sự ngạc nhiên”, khi được sử dụng thích hợp, có thể tác động dựa trên nhận thức để sản sinh nghĩa mới Do vậy, ẩn dụ sẽ làm giàu có thêm cho ngôn ngữ bằng cách cung cấp cho người nói những cách diễn đạt hấp dẫn hơn để biểu thị, bộc lộ chính mình
Trang 31Các nhà nghiên cứu về sau đã cụ thể hoá thêm quan niệm đó của Aristotle Có thể kể đến một số công trình quan trọng về ẩn dụ theo hướng này như là của Cicero, Diomedes, Quintillian trong nửa thế kỉ đầu tiên sau công nguyên, Tesauro và Vico trong thế kỉ 17 và 18, của Rouseau (xem Kittay 1987) và Nietzsche (1873)…
Bước qua thế kỉ XX, tiếp thu những luận điểm bàn về ẩn dụ trong hai công trình “Rhetoric” (Thuật hùng biện) và “Poetics” (Thi ca) của Aristotle, những chuyên khảo nghiên cứu mới về ẩn dụ đã xuất hiện, tập trung phát triển theo hai quan điểm chính là quan điểm thay thế và quan điểm so sánh về ẩn dụ Cụ thể:
a) Quan điểm thay thế (Substitution view)
Quan điểm này cho rằng biểu thức ẩn dụ luôn luôn được dùng thay cho biểu thức nghĩa đen nào tương đương với nó, “ẩn dụ là nói ra một điều, nhưng lại ám chỉ một điều khác” ( ichitson (2003)) hay “ẩn dụ là một lối nói dùng một biểu thức miêu tả để chuyển sang một đối tượng nào đó khác với đối tượng mà biểu thức này ứng dụng, nhưng tương tự với nó về một nét gì đó; kết quả của việc đó cho ra biểu thức ẩn dụ” (Models and Metaphors - Black (1962))
Theo quan điểm thay thế, ẩn dụ dùng để truyền đạt cái ý mà về nguyên tắc có thể được biểu hiện một cách trực tiếp (theo nghĩa đen) Việc hiểu ẩn dụ do vậy giống như việc giải mã hoặc giải câu đố Mặc dù việc hiểu ẩn dụ theo quan điểm thay thế vẫn còn một số vấn đề cần làm rõ như cơ chế thay thế hay nguyên tắc lựa chọn ẩn dụ, nhưng có thể thấy quan điểm này có một số đóng góp cho việc tìm hiểu ẩn dụ
b) Quan điểm so sánh (Simile view)
Quan điểm này xem nghĩa hình ảnh của ẩn dụ là nghĩa đen của sự so sánh tương ứng (simile) Trên quan điểm đó, ý nghĩa của ẩn dụ được xác định với sự
so sánh tương ứng bằng nhau: “X là Y” là ẩn dụ, ý nghĩa của nó được đưa ra từ câu “X là như Y” Bain, (1877) cho rằng, “ẩn dụ là so sánh được hàm ẩn bởi chính sự sử dụng từ hoặc biểu ngữ… Khi chúng ta xem xét những đặc điểm của
Trang 32ẩn dụ, các mặt ưu và nhược điểm của nó, chúng ta bị hạn chế bởi các khung của
từ hoặc cụm từ”
Với cách nhìn như vậy, quan điểm so sánh coi việc giải thích một ẩn dụ là giải thích một so sánh tương ứng và khẳng định rằng việc sử dụng và hiểu ẩn dụ đặt trên cơ sở của việc nhận thức về sự giống nhau
c) Bên cạnh hai quan điểm tiếp cận vừa điểm qua bên trên, còn có một số cách nhìn nhận khác:
- Quan điểm tương đồng (Similarity position)
- Quan điểm lệch chuẩn (Penance position)
- Quan điểm định danh (Naming position)
- Quan điểm giải mã (Decoding position)
- Quan điểm đồng nghĩa (Paraphrase position)
Dễ thấy, thành tựu về ẩn dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học truyền thống không phải là ít Tuy nhiên, như đã nói, tất cả hầu như chỉ nhìn nhận là đặc trưng của ngôn ngữ học văn chương
d) Ẩn dụ tuy đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng vẫn có nhưng ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu Việt ngữ học Xin nêu ra một số quan niệm về ẩn dụ:
- Nguyễn Văn Tu đã cho rằng : Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm [85]
- Nguyễn Lân (1966) định nghĩa : “Ẩn dụ cũng là một cách ví nhưng không cần dùng đến những tiếng để so sánh như: tựa, như, nhường, bằng…” (Nguyễn
Lân, 1966, Ngữ pháp Việt Nam, lớp 7, tr 80)
- Đỗ Hữu hâu (1981) định nghĩa về ẩn dụ như sau : “ ho là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật, A vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của ) Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của
X để gọi Y (biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau” (Đỗ Hữu
Châu, 1981, Từ vựng – ngữ ngh a tiếng Việt, tr 145)
Trang 33- Nguyễn Thiện Giáp (1998) cho rằng : Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau [12 ; tr.162]
- Đinh Trọng Lạc (1999) định nghĩa : Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra), giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B tên gọi
được chuyển sang dùng cho (Đinh Trọng Lạc, 1999, 99 biện pháp tu từ tiếng
Việt, tr 52)
- Hữu Đạt (2001) định nghĩa : Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản Như vậy, thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ
dân tộc (Hữu Đạt, 2001, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tr 302)
Qua các định nghĩa trên có thể thấy rằng, trong Việt ngữ học, ẩn dụ được xem xét theo hai góc độ Thứ nhất, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa sự vật đối tượng Theo góc độ này thì ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học Thứ hai, ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người Theo góc độ này, ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, được coi là biện pháp tu từ Với tư cách là một biện pháp tu từ, ẩn dụ được khảo sát trong những ngữ cảnh cụ thể, gắn liền với văn bản
Có thể thấy, theo quan điểm truyền thống, ẩn dụ thường được xem như đặc tính của riêng ngôn ngữ, là một vấn đề của lời nói hơn là vấn đề thuộc phạm trù
tư tưởng và hành động
Lý thuyết tri nhận do vậy đã cuốn hút nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới
Từ đây, lý thuyết ẩn dụ ý niệm được hình thành và phát triển ngày càng tỉ mỉ và
Trang 34công phu hơn húng ta có thể nhìn thấy những thảo luận về lý thuyết này cũng như những sự phát triển hiện nay bên trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận thông qua các công trình tập hợp của Gibbs & Steen [130], Kövecses [153,154], của Evans và Melanie (2006) Trong nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ cố gắng miêu tả lại những luận điểm trung tâm của lý thuyết ẩn dụ ý niệm tiếp theo đây
1.2.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
a) Quan niệm về ẩn dụ
Khác với quan điểm tiền tri nhận, xem ẩn dụ như một sự lệch chuẩn khỏi cách sử dụng ngôn ngữ bình thường hàng ngày, và để hiểu được ẩn dụ thì phải thông qua các quá trình đặc biệt Việc thuyết giải ẩn dụ phải được thực hiện thông qua ngôn ngữ sử dụng nghĩa đen, vì thế, theo quan điểm tiền tri nhận, ngôn ngữ sử dụng nghĩa đen có vai trò to lớn hơn so với ngôn ngữ mang tính ẩn dụ Lakoff và Johnson [155][161] lại nhìn nhận và nghiên cứu ẩn dụ thông qua các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là một hiện tượng ngôn ngữ Thực chất, ẩn dụ là công cụ ý niệm hóa một miền trải nghiệm này sang một miền khác Như vậy, đối với bất kì ẩn dụ nào, chúng ta cũng có thể xác định được miền nguồn và miền đích Lakoff và Johnson nhấn mạnh rằng ẩn
dụ không chỉ liên quan đến cách nói về các hiện tượng mà còn liên quan đến cách thức tư duy về chúng
Những biểu thức ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp trong ngôn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm Ẩn dụ không còn giới hạn ở phép dùng
từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế, ẩn dụ phản ánh phương thức tư duy sáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm, vì vậy Lakoff và Johnson gọi nó bằng thuật ngữ “Ẩn dụ ý niệm” Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – (conceptual metaphor) “Một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới… Ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối
Trang 35tượng này thông qua một đối tượng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ” [4, 293-294]
Nhờ phương thức ẩn dụ, con người nhận biết thế giới bao gồm thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới cảm xúc Ẩn dụ gắn liền với đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ Ẩn dụ thường có quan hệ không phải với những đối tượng cô lập riêng lẻ, mà với những không gian tư duy phức tạp (những miền kinh nghiệm cảm tính và xã hội) Trong quá trình nhận thức, những không gian
tư duy không thể quan sát trực tiếp này thông qua ẩn dụ xác lập mối tương quan với những không gian tư duy đơn giản hơn hoặc với những không gian tư duy có thể quan sát được cụ thể (chẳng hạn cảm xúc của con người có thể so sánh với lửa, các lĩnh vực kinh tế và chính trị có thể so sánh với các trò chơi, với các cuộc thi thể thao…)
Trong những biểu tượng ẩn dụ tương tự diễn ra việc chuyển ý niệm hóa không gian tư duy quan sát trực tiếp được sang không gian không quan sát trực tiếp được Trong quá trình này, không gian không thể quan sát trực tiếp được ý niệm hóa và nhập vào trong một hệ thống ý niệm chung của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định Đồng thời, cùng một không gian tư duy có thể được biểu tượng nhờ một hoặc một số ẩn dụ ý niệm Theo tác giả Trần Văn ơ [4], mô hình tri nhận là một dạng đặc biệt của các quan điểm khoa học, nó có nhiệm vụ tổ chức việc quan sát, gán cho việc quan sát một ý nghĩa nào đó, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố xuất phát từ những quan sát này, phát triển những giả thuyết, dự đoán các sự kiện chưa được quan sát, kể cả mô hình tri nhận đều mang tính chất ẩn dụ Những mô hình về các hiện tượng của tự nhiên là những tư tưởng, trừu tượng có được là nhờ ở khả năng suy lý có cơ sở trong sự quan sát Theo G Lakoff và M Johnson, ẩn dụ là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn Nó là cơ chế quan trọng mà thông qua đó chúng ta có thể thực hiện những lập luận phức tạp
Trang 36Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa được đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới
Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ theo khả năng tri nhận của con người về thế giới xung quanh Theo đó, cách miêu tả thế giới bằng ngôn ngữ, cách nói và hiểu hiện giờ cần được nghiên cứu dưới góc độ là các biểu tượng tinh thần đặc biệt được ghi lại trong bộ não con người; lấy con người làm bản thể định vị giữa không gian, thời gian, và các nguyên tắc, sự kiện, hành động, tư tưởng, tôn giáo, niềm tin… của con người tương tác mật thiết với nhau trong không – thời gian ấy
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng, chính ngôn ngữ bảo đảm cách tiếp cận với sự miêu tả và xác định bản chất của ý niệm Giữa ý niệm và các đơn vị ngôn ngữ có mối quan hệ đặc biệt Ý niệm là cái chứa đựng sự hiểu biết của con người về thế giới được hình thành trong ý thức và trong quá trình tri nhận Trong
ý niệm có cái phổ quát và cái đặc thù văn hóa dân tộc, được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau
b) Các cấp độ ẩn dụ
Các nhà tri nhận cho rằng ẩn dụ gồm hai cấp độ: ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) và ẩn dụ phức hợp (complex metaphor) Ẩn dụ cơ sở xuất phát từ những trải nghiệm mang tính chủ quan của con người, phần lớn là vô thức và mang tính phổ quát Mỗi ẩn dụ sơ sở có một cấu trúc tối thiểu, xuất hiện tự nhiên thông qua kinh nghiệm hàng ngày theo nguyên lý cùng xuất hiện trải nghiệm Trong quá trình đó, mối liên hệ xuyên trường được thành lập
Ẩn dụ phức hợp được hình thành bởi sự kết hợp ý niệm Những kinh nghiệm giai đoạn đầu mang tính phổ quát dẫn đến hiện tượng đồng nhất phổ quát, các hiện tượng đồng nhất này phát triển thành các ẩn dụ ý niệm quy ước Ngôn ngữ
ẩn dụ (language metaphor) chỉ là biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm Như vậy, với tư cách là một cấu trúc tri nhận cơ sở, ẩn dụ giúp chúng ta hiểu và diễn đạt
Trang 37một khái niệm trừu tượng thông qua một khái niệm khác cụ thể hơn Nó là cơ chế quan trọng thông qua đó chúng ta có thể thực hiện những lập luận phức tạp
1.2.2 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm
1.2.2.1 Phạm trù (Category) và sự phạm trù hóa (Categorization)
Labov [166;342] từng cho rằng: “Ngôn ngữ học chính là sự nghiên cứu về các phạm trù: mà cụ thể là nghiên cứu xem ngôn ngữ chuyển dịch nghĩa vào âm thanh thông qua sự phạm trù hóa hiện thực vào trong các đơn vị và tập hợp các
đơn vị riêng biệt” John M.Ellis trong Language, Thought, and Logic [110]
(Ngôn ngữ, tư duy và lôgic) cũng xem sự phạm trù hóa là trái tim của ngôn ngữ khi phát biểu: “Với tôi vấn đề trung tâm nhất trong lý thuyết ngôn ngữ chính là:
sự phạm trù hóa Sự phạm trù hóa, chứ không phải ngữ pháp, là phương diện căn bản nhất của ngôn ngữ, và nó là quá trình phù hợp để cần phải được hiểu nếu có thứ gì khác (bao gồm cả ngữ pháp) cần phải hiểu; và sự phạm trù hóa, chứ không phải giao tiếp, là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, một thứ mà ưu tiên trên hết tất thảy các thứ khác” Có thể nói, những vấn đề như các phạm trù có cơ
sở trong thế giới thực không hay chúng chỉ đơn thuần được hình dung trong tâm trí loài người? Cấu trúc bên trong của chúng là gì? Các phạm trù được tiếp thu như thế nào? Mối quan hệ tồn tại giữa các phạm trù là gì? , chắc chắn luôn là những vấn đề rất đáng quan tâm đối với các nhà ngôn ngữ học ho đến nay, cùng với việc chịu ảnh hưởng của sự phát triển về khoa học tri nhận, cách tiếp cận vấn đề phạm trù và sự phạm trù hóa đã được chia thành hai khuynh hướng: cách tiếp cận truyền thống và cách tiếp cận từ góc độ tri nhận Khi đề cập đến cách tiếp cận truyền thống với vấn đề phạm trù, thuật ngữ “cổ điển” (classical) sử dụng theo hai nghĩa ách tiếp cận là cổ điển trong nghĩa về cơ bản là quay trở lại với Hy Lạp cổ đại; cũng là cổ điển trong nghĩa nó thống trị triết học, tâm lý học và ngôn ngữ học (đặc biệt là ngôn ngữ học tự trị và ngôn ngữ học tạo sinh) xuyên suốt phần nhiều cả thế kỉ XX Bắt đầu với Aristotle, một tên tuổi nổi tiếng, người đã phân biệt giữa bản chất của một vật với các biến thể của nó khi bàn về
Trang 38vấn đề phạm trù Theo đó, bản chất là cái tạo nên một thứ mà ở đó “bản chất là tất cả các phần nội tại trong sự vật được tìm hiểu và biểu thị không thể chia nhỏ được, và phá huỷ chúng sẽ gây ra sự phá huỷ toàn bộ” (dẫn theo John M.Ellis, xem [110]) Biến thể là các thành tố phụ, giữ vai trò không phải là thành phần quyết định một vật là gì “Biến thể nghĩa là cái áp dụng và nói rõ sự thực cho một
số thứ nhưng không cần thiết cũng như không thường xuyên” (dẫn theo John M Ellis, xem [110]) Các giả định làm nền tảng cho cách tiếp cận cổ điển đó là: (1) Các phạm trù được chỉ ra dưới dạng một liên kết các đặc trưng cần và đủ Các giả định xa hơn nữa trong lý thuyết của Aristotle tuân theo qui tắc trái ngược
và qui tắc loại trừ trung hòa [dẫn theo 31;4.4] Qui tắc trái ngược chỉ ra rằng, một vật không thể vừa có vừa không, cụ thể là không thể vừa có, vừa không có một đặc trưng nào đó, nó cũng không thể vừa thuộc và vừa không thuộc về một phạm trù nhất định Qui tắc loại trừ trung hòa thì ngược lại Do đó:
(2) ác đặc trưng là nhị nguyên Thể hiện ở chỗ một đặc trưng vừa liên quan trong việc định rõ và vừa không định rõ một phạm trù; là một thực thể vừa có và vừa không có đặc trưng này Trong một trường hợp được đưa ra, một đặc trưng vừa có thể tồn tại hoặc vắng mặt và nó có thể chỉ gồm một trong hai giá trị, (+) hoặc (-) Do đó:
(3) Các phạm trù có các đường biên giới rõ ràng Một phạm trù, một khi được thiết lập, sẽ phân tách vạn vật thành hai tập hợp các thực thể, một số đó là những thành tố của phạm trù, còn một số thì không Không có trường hợp mơ hồ, không
có các thực thể theo một cách thức hoặc một số phạm vi thuộc về phạm trù còn một số khác thì không
(4) Tất cả các thành tố của một phạm trù có vị trí ngang nhau Một thực thể cho thấy tất cả những đặc trưng hạn định một phạm trù là một thành tố đầy đủ về phạm trù đó; một thực thể mà không cho thấy tất cả những nét đặc trưng hạn định thì không phải là một thành tố của phạm trù đó Không có các cấp độ quan
hệ trong một phạm trù, ví dụ: không tồn tại các thành tố này tốt hơn các thành tố
Trang 39khác trong cùng một phạm trù Mô hình phạm trù hóa của Aristotle [97] đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong xu hướng phát triển của ngôn ngữ học thế
kỉ XX Chủ nghĩa hình thức nguỵ biện (the sophisticated formalism) kết hợp cùng nhiều công trình trong âm vị học, ngữ pháp học và ngữ nghĩa học đã được dựng trên căn bản 4 giả định của mô hình ristotle Xa hơn nữa, một số các công trình có uy tín liên quan đến âm vị học trong ngôn ngữ học hiện đại như của Jakobson, Fant và Halle (1951), Chomsky và Halle (1968), Ladefoged (1975), Lass (1984), Trubetzkoy (1939) và trường phái Ngôn ngữ học Praha, F De Saussure (1964) (dẫn theo John M.Ellis, xem [110]) đã phát triển thêm mô hình của Aristotle bằng việc đưa ra thêm một số giả định, đặc biệt là các giả định tập trung vào bản chất của các nét đặc trưng định nghĩa cho các phạm trù, cụ thể:
Cùng với sự phát triển của hiện thực khách quan và tri thức khoa học, các phạm trù cũng phát triển và trở nên phong phú Cùng với sự phát triển cách tiếp cận tri nhận, các quan điểm về bản chất của quá trình phạm trù hóa đã thay đổi
về cơ bản khi nhận ra rằng không chỉ trong khoa học chúng ta mới dùng đến khái niệm phạm trù mà trong đời sống thường nhật, con người luôn phải động chạm
Trang 40đến phạm trù, bởi lẽ con người suy nghĩ bằng phạm trù khi con người nhận diện, phân loại và đặt tên cho vô số sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh Sự phân loại này là một quá trình tinh thần (mental process) phức tạp được gọi là sự phạm trù hóa mà sản phẩm của nó là các phạm trù tri nhận hay các ý niệm Sự phạm trù hóa do vậy là một nhiệm vụ phức tạp, bao gồm các quá trình: lựa chọn kích thích, nhận diện và phân loại, gọi tên Nguồn gốc của cách hiểu mới trên đặc biệt gắn liền với tên tuổi của Wittegenstein [186], khi ông nghiên cứu về các phạm trù màu sắc giữa các ngôn ngữ khác nhau Cái nhìn sáng suốt của Wittegenstein khi cho rằng lý thuyết truyền thống sẽ sai lầm khi áp dụng để xem xét những phạm vi có liên quan đến một số từ tối thiểu sử dụng trong đời sống thường nhật đã được chứng thực qua một loạt các thực nghiệm của Labov[166] làm nảy sinh khái niệm điển dạng Khái niệm này tiếp tục được nghiên cứu một cách sâu sắc và hệ thống, có tính thuyết phục cao qua các công trình nổi tiếng của nhà tâm lý học Eleanor Rosch Với hai công trình xuất bản liên tiếp vào năm
1973 và 1975[178,179], Rosch đã đưa đến một thuật ngữ mới, thuật ngữ điển dạng (prototype) với ý nghĩa là “những ví dụ đạt nhất” (best examples) thay cho thuật ngữ “tiêu điểm” (focus) đã đề xướng trước đó Lakoff (1986) [157] và (1987b) [159], Langacker (1990) [167], đều định nghĩa điển dạng như là “thí
dụ đạt nhất của một phạm trù”, “thí dụ nổi bật”, “trường hợp rõ nhất trong các thành viên phạm trù”, “đại diện tiêu biểu nhất của các vật được bao hàm trong một lớp”, “thành biên trung tâm và điển hình” Ngoài ra, một số tác giả khác còn nhấn mạnh rằng cần phải thấy điển dạng là một biểu tượng tinh thần (mental representation), một loại điểm qui chiếu tri nhận (cognitive reference point) Những nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng đối với lí thuyết phạm trù, giúp cho chúng ta thấy rõ rằng, sự phân biệt các thành tố trong một phạm trù không phải là sự phân biệt “có – hay – không” như lâu nay lý thuyết truyền thống vẫn
đề ra Quá trình này thật ra bao hàm trong nó nhiều cấp độ khác nhau của tính điển dạng và các phạm trù được hình thành nên xung quanh các điển dạng Các