- Trình độ trang bị kỹ thuật.
- Quan điểm, triết lý của doanh nghiệp trong trả thù lao. c Các yếu tố thuộc về công việc
- Kỹ năng: mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu kỹ năng,... - Trách nhiệm: trách nhiệm về tiền, tài sản, ra quyết định,... - Yêu cầu thể lực, trí lực,,…
- Điều kiện làm việc: ánh sáng, bụi, tiếng ồn, lưu động, rủi ro khó tránh,… d Yếu tố thuộc về người lao động
- Mức độ hoàn thành công việc: năng suất, chất lượng,… - Thâm niên, kinh nghiệm trong nghề.
- Thành viên trung thành: lâu năm, gắn bó với doanh nghiệp. - Tiềm năng phát triển: có tiềm năng phát triển trong tương lai.
CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
I – THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONGDOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO):
“Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình đối với các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. định nghĩa được công nhận rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế hiện nay.
2 Các thuộc tính chất lượng của sản phẩm
- Các thuộc tính kỹ thuật phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm. - Các yếu tố thẩm mỹ: hình thức, kiểu dáng, màu sắc…
- Tuổi thọ
- Độ tin cậy: phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế. - Độ an toàn
- Mức độ ô nhiễm khi vận hành, khi sử dụng. - Tính tiện dụng
- Tính kinh tế
Doanh nghiệp phải xác định được mức chất lượng tổng hợp giữa các thuộc tính một cách hợp lý nhất nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong những điều kiện xác định.
3 Thực chất quản trị chất lượng trong doanh nghiệp
Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng trong một hệ thống chất lượng.
- Mục tiêu của quản trị chất lượng: đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu.
- Quản trị chất lượng: hệ thống các hoạt động, biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý, là trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh