1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn

38 972 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

SỞ Y TẾ HÀ NỘI BỆNH VIỆN THANH NHÀN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SERETIDE TRONG ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: BÁC SĨ CKII: NGUYỄN THU HƯƠNG HÀ NỘI – 2013 SỞ Y TẾ HÀ NỘI BỆNH VIỆN THANH NHÀN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SERETIDE TRONG ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: BÁC SĨ CKII: NGUYỄN THU HƯƠNG HÀ NỘI – 2013 CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNHH Chức năng hô hấp FEV1 ( Forced expiratory volume in the first one second ) Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên FVC ( Forced Vital Capacity ) Thể tích khí thở ra gắng sức GINA (Global initiative for asthma) Chương trình khởi động toàn cầu phòng chống hen HPQ Hen phế quản PEF ( Peak expiratory flow ) Lưu lượng đỉnh SABA Thuốc kích thích β 2 tác dụng nhanh VC ( Vital Capacity ) Dung tích sống WHO ( World Health Oganization ) Tổ chức y tế thế giới ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) gọi tắt là hen, là tình trạng viêm mạn tính đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí. Hen gặp ở mọi lứa tuổi, diễn biến lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hen trở thành gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân, gia đình, y tế và xã hội. Trong những năm gần đây tỷ lệ hen có xu hướng ngày càng gia tăng, hậu quả là tỷ lệ tàn phế, tử vong và những tổn hại về kinh tế, xã hội do hen cũng tăng cao. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, chiếm 6-8% ở người lớn và 10- 12% trẻ ở lứa tuổi học đường [1], [3]. Các con số này còn tiếp tục tăng trong những năm tới, ước tính vào năm 2025 sẽ có 400 triệu người trên thế giới mắc hen. Ở Việt nam, theo nghiên cứu mới nhất của Trần Thúy Hạnh tỷ lệ hen phế quản ở nước ta là 3,9% trong đó hen trẻ em là 3,2%[11]. Hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về số ca tử vong do hen trong cả nước, nhưng ngày càng có nhiều người tử vong do hen. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là 85% các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được nếu gia đình, xã hội, thầy thuốc và bệnh nhân quan tâm hơn tới điều trị dự phòng HPQ [1]. Từ năm 1992 “Chiến lược toàn cầu về phòng chống hen” (GINA) đã được hình thành và được cập nhập liên tục hàng năm để tăng cường kiểm soát, điều trị và dự phòng hen. Những phương pháp dự phòng hen có hiệu quả, an toàn và thuận tiện đã làm giảm tỷ lệ hen nặng cũng như giảm chi phí cho điều trị cơn hen cấp, đưa người bệnh trở lại cuộc sống bình thường hoặc gần như bình thường[1], [39]. Tuy nhiên, do trình độ dân trí nên người bệnh và gia đình chưa có những hiểu biết đúng về bệnh và điều trị hen, đặc biệt là điều trị dự phòng. Người bệnh HPQ chưa được quan tâm, theo dõi, tư vấn đúng mức nên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc điều trị dự phòng do vậy việc kiểm soát hen còn nhiều hạn chế, khiến bệnh ngày càng nặng, chi phí cho điều trị tốn kém, tăng tỷ lệ nhập viện cấp cứu. Trước thực trạng này chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của Seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viên Thanh Nhàn” với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả lâm sàng của Seretide trong điều trị dự phòng HPQ ở trẻ em. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị dự phòng bằng Seretide. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ HPQ 1.1.1. Định nghĩa: GINA đưa ra định nghĩa : Hen là bệnh lý đường thở trong đó có nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm mạn tính đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt về đêm hay sáng sớm, tái đi tái lại. Các giai đoạn này thường kết hợp với giới hạn luồng khí lan tỏa nhưng hay thay đổi theo thời gian, thường có khả năng hồi phục tự nhiên hay do điều trị. [35] 1.1.2. Vài nét về lịch sử - Hen phế quản là một bệnh đã biết từ lâu đời nay, cách đây khoảng 5000 năm, các nhà y học cổ đại Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập đã nói đến bệnh hen. - Sau này Hippocrat (năm 40 trước Công Nguyên) đã đề xuất và giải thích từ “Asthma” (thở vội vã) để mô tả một cơn khó thở kịch phát, có biểu hiện khò khè. Đến thế kỷ thứ II công lịch hen phế quản mới được Aretanus mô tả chi tiết hơn. Ông cho rằng hen là một bệnh mãn tính có chu kỳ, có ảnh hưởng của thay đổi thời tiết và làm việc quá sức. Năm 1615 Van Helmont thông báo các trường hợp hen do ảnh hưởng của phấn hoa. - Từ năm 1962 – 1972 các công trình nghiên cứu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh như Burnet, Miller Roitt nghiên cứu vai trò của tuyến ức , các tế bào T và B trong hen phế quản. Ishisaka phát hiện IgE (1972). - Từ 1985 đến nay nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng viêm đóng vai trò quan trọng trong hen phế quản dẫn đến tình trạng co thắt phế quản, tăng tính phản ứng phế quản và từ đố có 1 bước cải tiến trong việc phòng và điều trị hen phế quản. 1.2. DỊCH TỄ HỌC HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM 1.2.1. Tỷ lệ mắc HPQ Song song với sự phát triển của khoa học công nghệ, nạn ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu, thói quen hút thuốc lá… không chỉ tác động đến đời sống kinh tế, xã hội mà càng làm gia tăng đáng kể bệnh lý của đường hô hấp đặc biệt là hen. Tỷ lệ mắc hen ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, dao động từ 4-12% dân số ở các nước phát triển và đang phát triển [1] Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ 10 năm tỷ lệ mắc hen tăng lên 20-50%, đặc biệt 20 năm qua tốc độ này ngày càng tăng nhanh hơn. Ở Mỹ có khoảng 12-15 triệu dân mắc HPQ (chiếm 4-5% dân số), chi phí trực tiếp và gián tiếp cho HPQ tốn trên 6 tỷ đô la mỗi năm, chiếm tới 1% ngân sách cho y tế Mỹ, trong đó chi phí cho nằm viện khoảng 4,5 tỷ đô la[2] Tại Việt nam, theo điều tra trước năm 1985 tỷ lệ mắc HPQ là 1-2%. Tỷ lệ HPQ tại một số vùng dân cư nội thành Hà nội năm 1997 là 3,15%, trong đó tỷ lệ mắc hen ở học sinh dưới 13 tuổi: 3,3%. Năm 2001 ước tính có 4 triệu người mắc HPQ[15] Nghiên cứu gần đây của Trần Thúy Hạnh - trung tâm Miễn dịch dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh viên Bạch Mai dự báo tỷ lệ mắc HPQ ở nước ta là 3,9%, trong đó tỷ lệ hen ở trẻ em là 3,2%[11] 1.2.2. Tử vong do HPQ Tỷ lệ tử vong do HPQ là rất nhỏ. Tuy nhiên những năm gần đây số người tử vong do HPQ có xu hướng tăng lên, trung bình thế giới có 40-60 người trong 1 triệu dân chết vì HPQ. Ở Mỹ năm 1977 có 1674 trường hợp tử vong vì HPQ, đến năm 1998 đã có trên 6000 trường hợp tử vong vì HPQ[2], [16] Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê đầy đủ về số ca tử vong do hen trong cả nước, nhưng ngày càng có nhiều người tử vong do hen. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là 85% các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được nếu gia đình, xã hội, thầy thuốc và bệnh nhân quan tâm hơn tới điều trị dự phòng HPQ. Việc quản lý và điều trị dự phòng hen nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen GINA[1], [18] 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI GÂY BỆNH HPQ 1.3.1. Nguyên nhân gây HPQ 1.3.1.1. Yếu tố gia đình Gia đình có tiền sử dị ứng hoặc HPQ thì trẻ có nguy cơ mắc HPQ rất cao. Gen đóng vai trò quan trọng trong HPQ ở trẻ em. Sự mất cân bằng trong hệ đáp ứng miễn dịch giữa Th1/Th2 ở trẻ có yếu tố nguy cơ làm tăng đáp ứng với dị nguyên đường hô hấp là cơ chế bệnh học chính trong hen và các bệnh dị ứng. Có rất nhiều nhóm gen tham gia vào quá trình phát triển HPQ, bao gồm nhóm gen kích hoạt cytokine, và gen mã hoá IL-3, IL-4, IL-5, IL-9, IL-13, yếu tố kích thích sự thâm nhiễm đại thực bào (GMCSF) và dây chuyền beta của IL- 12. 1.3.1.2. Yếu tố môi trường Môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng trong khởi phát bệnh hen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ hen ở các nước đang phát triển thấp hơn ở các nước đã phát triển. Tỷ lệ hen của trẻ em Trung quốc thấp hơn tỷ lệ hen ở trẻ em các nước phương tây. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ hen của trẻ em gốc Trung quốc di cư sang Mỹ lại tương tự tỷ lệ hen của trẻ em tại nước bản địa.[37] 1.3.2. Yếu tố thuận lợi gây HPQ  Tuổi HPQ có thể bắt đầu xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, khoảng 30% xuất hiện ở trẻ lúc 1 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít gặp HPQ. Thông thường hay gặp ở trẻ trên 1 tuổi và 80-90% số trẻ em xuất hiện triệu chứng hen trước 5 tuổi. HPQ có thể khỏi hoặc giảm nhẹ ở tuổi dậy thì. Theo Hodek có 10,3% trẻ HPQ khỏi hẳn ở tuổi dậy thì; 41,8% cơn hen giảm nhẹ và có 4,2%-10,8% HPQ xuất hiện ở tuổi dậy thì, khoảng 10% HPQ xuất hiện ở tuổi trên 60.  Giới Trước tuổi dậy thì HPQ gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ gái, đến tuổi thanh niên và trưởng thành tỷ lệ HPQ là ngang nhau ở 2 giới . Ở trẻ em tùy theo tác giả, tỷ lệ mắc hen giữa nam/nữ dao động từ 1,3 đến 1,7 lần.[30]  Yếu tố cơ địa Hagy và cộng sự nghiên cứu những cá nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng theo dõi trong thời gian 7 năm cho thấy 6% có nguy cơ bị HPQ, trong khi nếu không có tiền sử dị ứng này thì nguy cơ chỉ là 1,3%.[38] 1.4. PHÂN LOẠI HEN PHẾ QUẢN 1.4.1. Hen phế quản không do dị ứng[19] - Yếu tố di tuyền. - Thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, biến động từ môi trường, áp suất khí quyển. - Rối loạn tâm thần, nội tiết. - Aspirin và thuốc chống viêm không Steroid. - Cảm xúc mạnh ( vui, buồn quá mức). 1.4.2. Hen phế quản do dị ứng[19] * Hen phế quản dị ứng không do nhiễm khuẩn - Dị nguyên đường hô hấp: bụi nhà, khói bếp, khói thuốc lá…, lông chó mèo. - Dị nguyên thức ăn: tôm, cua, cá, trứng, sữa… - Thuốc: Peni, Piperagin… - Lông vũ. - Phấn hoa, cây cỏ ( Ambrona, hướng dương, ngô, thầu dầu). * Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn - Vi khuẩn: tụ cầu, phế cầu, liên cầu, Klebsiella, Neisseria… - Virus: Arbovirus, cúm, á cúm, RSV… - Nấm mốc: Alternaria, cladosporium, Aspergillus… 1.5. CƠ CHẾ BỆNH SINH HPQ Cơ chế bệnh sinh của HPQ rất đa dạng và phức tạp, nhưng được thể hiện bằng 3 đặc tính: * Viêm đường thở. * Tăng tính phản ứng của đường thở. * Tái tạo lại đường thở. [...]... soát theo thời gian dự phòng Bảng 3.12 Mức độ KSH sau điều trị Thời gian Mức độ KS KS tốt KS 1 phần Không KS Tổng Sau 1 Sau 2 Sau 3 tháng tháng tháng n (%) n (%) n (%) Trước điều trị p 3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG CỦA SERETIDE 3.3.1 Tuân thủ điều trị của bệnh nhân với mức độ KSH sau điều trị Bảng 3.13 Tuân thủ điều trị của bệnh nhân với mức độ KSHsau điều trị Mức độ KS KS... Giới - Tiền sử bản thân - Tiền sử gia đình - Môi trường sống - Bậc của hen - Mức độ kiểm soát hen - Điều trị dự phòng - Tuân thủ điều trị - Hiểu biết của cha mẹ về hen, thuốc điều trị dự phòng hen 2.3.3 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu tiện ích lấy tất cả bệnh nhân điều trị ngoại trú HPQ tại phòng khám chuyên khoa nhi Bệnh viện Thanh Nhàn 2.4 Phân tích và xử lý số liệu Phân tích và xử lý số liệu bằng... 3.2.2 Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn trước và sau điều trị Bảng 3.10 Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn trước và sau điều trị Thời điểm 1 tháng n % 2 tháng n % 3 tháng n % p Không Có Tổng 3.2.3 Đánh giá bậc hen trước và sau điều trị dự phòng bằng seretide Bảng 3.11 Đánh giá bậc hen trước và sau điều trị dự phòng bằng seretide Thời gian Sau điều trị N(%) điều trị 1 2 thá thá ng Bậc 1 Trước ng p 3 th án g Bậc... giảm bậc - Nếu không kiểm soát được hen thì phải xem xét nâng bậc (Phải hỏi kỹ người bệnh có tuân thủ điều trị không, có tránh tiếp xúc với các chất kích thích và dị nguyên không) 1.7.2.3 Thuốc Seretide điều trị dự phòng hen Điều trị dự phòng HPQ chủ yếu với các thể hen nhẹ và vừa ở cộng đồng, thể HPQ nặng và nguy kịch điều trị tại bệnh viện các thuốc điều trị dự phòng là thuốc dùng hàng ngày và kéo... 4.2: HIỆU QUẢ CỦA SERETIDE TRONG ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HPQ 4.3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG CỦA SERETIDE TÀI LIỆU TAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Nguyễn Năng An (1998), Hen phế quản , Chuyên đề dị ứng học, Nhà 2 xuất bản Y học, tập 1, tr 50-67 Nguyễn Năng An (2000), “Mấy thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu cơ chế và điều trị Hen phế quản , Công trình NCKH Bệnh Viện Bạch Mai 1999-2000, tập... tr.124-129 Trần Quỵ (1999), “Dịch tễ học hen phế quản , Tài liệu Hội hen dị ứng 17 MDLS, Bộ Y tế, tập 1, tr 5-7 Trần Quỵ (2006), “Những hiểu biết mới về phòng chống Hen phế 18 quản , Y học lâm sàng, số 3, tr.6-10 Trần Quỵ (2007) “Cập nhật về hen phế quản ở trẻ em, dịch tễ học hen 19 phế quản , Hội thảo cập nhật kiến thức nhi khoa lần thứ V, Hà nội Trần Quỵ (2009), "Hen phế quản" , Bài giảng Nhi khoa, Tập 1,... hành, số 6, tr15-17 Nguyễn Văn Đoàn (2010) “Bước đầu đánh giá hiệu quả lâm sàng và kinh tế của điều trị dự phòng hen phế quản bằng Seretide (Salmeterol/Fluticasone)” Đề tài cơ sở trung tâm miễn dịch dị ứng - 9 lâm sàng bệnh viện Bạch Mai Lê Thị Hồng Hanh (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm virus trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em Luận án 10 Tiến sỹ y học Học Viện Quân Y Lê... dịch tễ của hen phế quản trẻ em Khóa luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường đại học 14 Y Hà nội Lê Thị Minh Hương (2007) Đánh giá bước đầu tình hình quản lý hen trẻ em tại bệnh viện Nhi trung Ương” Tạp chí Y học Việt Nam, tập 332, tr.157-163 15 Lê Văn Khang, Phan Quang Đoàn, Nguyễn Năng An (1998), “Bước đầu phát hiện tỷ lệ hen phế quản trong một số vùng dân cư Hà Nội”, 16 Công trình NCKH, Bệnh viện... nhiễm khuẩn khác như viêm xoang 1.7.2 ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG [35] 1.7.2.1 Mục tiêu điều trị dự phòng HPQ Cho đến nay việc chữa khỏi hẳn bệnh HPQ vẫn còn là thách thức lớn, nhưng những tiến bộ trong điều trị dự phòng hen đã không chỉ dừng lại ở mức kiểm soát được các triệu chứng mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân HPQ Bệnh có thể điều trị dự phòng và kiểm soát một cách hoàn toàn,... n % Thuốc giản phế quản Kháng sinh Corticoide hít Corticoide uống Đông Y 3.1.6 Công thức bạch cầu trong hen phế quản Bảng 3.6: Công thức bạch cầu Số lượng (n) Số lượng bạch Tăng cầu Bình thường Bạch cầu trung Tăng tính Bình thường Bạch cầu ưa ái Tăng toan Tỷ lệ (%) Bình thường 3.2 HIỆU QUẢ CỦA SERETIDE TRONG ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HPQ 3.2.1 Những thay đổi triệu chứng hen trước và sau điều trị Bảng 3.7 Những . tài: Đánh giá hiệu quả của Seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viên Thanh Nhàn với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả lâm sàng của Seretide trong điều trị dự phòng. NỘI – 2013 SỞ Y TẾ HÀ NỘI BỆNH VIỆN THANH NHÀN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SERETIDE TRONG ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: BÁC. SỞ Y TẾ HÀ NỘI BỆNH VIỆN THANH NHÀN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SERETIDE TRONG ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: BÁC

Ngày đăng: 06/09/2014, 05:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của hen phế quản - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Hình 1.1 Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của hen phế quản (Trang 11)
Hình 1.2: Cơ chế  viêm trong hen phế quản - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Hình 1.2 Cơ chế viêm trong hen phế quản (Trang 12)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi (Trang 25)
Bảng 3.7. Những thay đổi triệu chứng hen ban ngày trước và sau điều trị - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.7. Những thay đổi triệu chứng hen ban ngày trước và sau điều trị (Trang 27)
Bảng 3.8. Những thay đổi triệu chứng hen ban đêm trước và sau điều trị - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.8. Những thay đổi triệu chứng hen ban đêm trước và sau điều trị (Trang 27)
Bảng 3.6: Công thức bạch cầu - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.6 Công thức bạch cầu (Trang 27)
Bảng 3.10. Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn trước và sau điều trị - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.10. Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn trước và sau điều trị (Trang 28)
Bảng 3.9. Số cơn hen kịch phát trong thời gian  điều trị - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.9. Số cơn hen kịch phát trong thời gian điều trị (Trang 28)
Bảng 3.14: Môi trường sống ảnh hưởng đến mức độ KSH sau điều trị - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.14 Môi trường sống ảnh hưởng đến mức độ KSH sau điều trị (Trang 29)
Bảng 3.13. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân với mức độ KSHsau điều trị - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.13. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân với mức độ KSHsau điều trị (Trang 29)
Bảng 3.15: trình độ học vấn ảnh hưởng đến mức độ KSH sau điều trị - đánh giá hiệu quả của seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em tại bệnh viện thanh nhàn
Bảng 3.15 trình độ học vấn ảnh hưởng đến mức độ KSH sau điều trị (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w