Phân tích giá thành và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Chế Biến Lâm Sản Xuất Khẩu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Khoa Kinh tế và Quản lý
-
-ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Tiến Dũng Sinh viên thực hiện : Trịnh Thuý Vân
Hà Nội - 2007
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Khoa Kinh tế và Quản lý
-
-Tên đề tài: Phân tích giá thành và các biện pháp hạ giá
thành sản phẩm
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Tiến Dũng Sinh viên thực hiện : Trịnh Thuý Vân
Hà Nội - 2007
Trang 3VIỆT NAM Khoa kinh tế và Quản lý Độc lập-Tự đồng-Hạnh phúc
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Trịnh Thuý Vân
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Tiến Dũng
1 Tên đề tài tốt nghiệp: “Phân tích giá thành và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm”
2 Các số liệu ban đầu:
3 Nội dung các phần thiết minh tính toán:
4 Số lượng và tên các bảng biểu, bảng vẽ:
5 Ngày giao nhiệm vụ thiết kế:
6 Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
Hà Nội, ngày tháng năm 2007
Trang 4Họ và tên sinh viên: Trịnh Thuý Vân Lớp: QTDN – K47
Tên đề tài: “ Phân tích giá thành và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm”
Tính chất của đề tài:
I Nội dung nhận xét:
1 Tiến trình thực hiện đồ án:
2 Nội dung của đồ án: - Cơ sở lý thuyết:
- Các số liệu, tài liệu thực tế:
- Phương pháp và mức độ giải quyết vấn đề:
3 Hình thức của đồ án: - Hình thức trình bày:
- Kết cấu đồ án:
4 Những nhận xét khác:
II Đánh giá và cho điểm: - Tiến trình làm đồ án: / 20
- Nội dung đồ án : / 60
- Hình thức đồ án : / 20
Tổng cộng : /100 (Điểm: ………)
Ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5Họ và tên sinh viên: Trịnh Thuý Vân Lớp: QTDN – K47
Tên đề tài: “ Phân tích giá thành và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm”
Tính chất của đề tài:
I Nội dung nhận xét:
1 Nội dung đồ án:
2 Hình thức đồ án:
Trang 6
3 Những nhận xét khác:
II Đánh giá cho điểm: - Nội dung đồ án: / 80
- Hình thức đồ án: / 20
Tổng cộng : / 100 (Điểm: ……… )
Ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN DUYỆT
Trang 7Phần 1: Cơ sở lý thuyết về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 2
1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2
1.2 Giá thành sản phẩm 3
1.3 Các phương pháp tính giá thành 5
1.4 Phân tích giá thành sản phẩm 8
1.5 Các phương hướng hạ giá thành sản phẩm 15
Phần 2: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại Xí nghiệp CBLSXK Pisico 17
2.1 Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây của Xí nghiệp 17
2.2 Công tác lập kế hoạch giá thành ở Xí nghiệp năm 2006 26
2.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ở Xí nghiệp 28
2.4.Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm 32
2.5 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 32
2.6 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 36
2.7 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung 37
2.8 Phân tích khoản mục chi phí bán hàng 38
2.9 Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 39
2.10 Nhận xét chung 39
Phần 3: Thiết kế biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp CBLSXK Pisico 41
3.1 Định hướng chiến lược của Xí nghiệp 41
3.2 Biện pháp I: “Hoàn thiện công tác mua nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu” 43
3.3 Biện pháp II: “Đầu tư máy đục mộng Oval, máy rắp ráp tự động và thiết kế lại nhà sấy” 48
Trang 8Hình
Hình 1.1: Sơ đồ phân tích giá thành thực hiện kế hoạch giá thành của các sản phẩm so
sánh được 11
Hình 2.1: Quy trình sản xuất của Xí nghiệp 19
Hình 2.2: Sơ đồ kết cấu bộ phận sản xuất của Xí nghiệp CBLSXK Pisico-cơ sở I 22
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu 23
Bảng Bảng 2.1: Số liệu thực hiện qua các năm 22
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2006 23
Bảng 2.3: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn năm 2006 24
Bảng 2.4: Giá bán một số mặt hàng chủ yếu của đối thủ và Xí nghiệp 2006 24
Bảng 2.5:Cơ cấu TSCĐ, tình hình TSCĐ của xí nghiệp CBLSXK Pisico năm 2006 25
Bảng 2.6: Tình hình máy móc hiện tại của Xí nghiệp 26
Bảng 2.7: Số liệu chi phí sản xuất kế hoạch năm 2006 28
Bảng 2.8:Bảng giá thành và sản lượng thực hiện và kế hoạch năm 2005-2006 29
Bảng 2.9: Bảng giá phân tích giá thành tổng sản lượng các sản phẩm sản xuất năm 2006 29
Bảng 2.10: Bảng phân tích mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành các sản phẩm sản xuất năm 2006 30
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch năm 2006 31
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thực hiện năm 2006 so với thực hiện năm 2005 31
Bảng 2.13: Bảng phân tích giá thành đơn vị thực hiện ghế Ohio không tay và ghế Rio có tay 32
Bảng 2.14: Bảng phân tích biến động chi phí nguyên liệu chính 33
Bảng 2.15: Bảng các nguyên nhân tăng chi phí nguyên liệu gỗ 33
Bảng 2.16: Bảng kê chi phí nhập nguyên liệu năm 2005-2006 34
Bảng 2.17: Bảng phân tích chi phí vật tư sản xuất ghế Ohio không tay gỗ Chò, khối lượng 90,09 cái/m3 35
Bảng 2.18: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên liệu, động lực năm 2006 36
Bảng 2.19: Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp cho ghế Ohio không tay và ghế Rio có tay 36
Bảng 2.20: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng 37
Bảng 2.21: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung 38
Bảng 2.22: Bảng phân tích chi phí bán hàng trong giá thành năm 2006 38
Bảng 2.23: Bảng phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp trong giá thành năm 2006 39 Bảng 3.1: Bảng kế hoạch dự trữ nguyên liệu vật tư năm 2006 42
Bảng 3.2: Bảng chi phí nguyên liệu gỗ 43
Bảng 3.3: Bảng phân tích giá nguyên liệu gỗ của các trị trường nhập khẩu 44
Trang 9Bảng 3.5: Bảng phân tích chi phí nguyên liệu gỗ trước và sau sử dụng biện pháp thay
đổi nhà cung cấp 47
Bảng 3.6: Bảng danh mục đầu tư 49
Bảng 3.7: Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trước và sau dự án 49
Bảng 3.8: Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp 50
Bảng 3.9: Bảng phân tích giá thành ghế Ohio không tay và ghế Rio có tay trước và sau khi thực hiện dự án 51
Bảng 3.10: Bảng doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2006 và dự kiến sau khi thực hiện dự án 51
Bảng 3.11: Bảng dòng tiền của dự án đầu máy móc thiết bị, nhà xưởng 53
Bảng 3.12: Bảng chỉ tiêu thời gian hoà vốn 53
Trang 101 CBLSXK : Chế biến lâm sản xuất khẩu
Trang 111 ThS.Nguyễn Tiến Dũng, Đề cương thực tập kinh tế chuyên ngành QTDN
2 Khoa Kinh tế và Quản lý, Đề cương thực tập và các quy định về thực tập và xây dựng đồ án tốt nghiệp, 2001
3 Khoa Kinh tế và Quản lý, Một số câu hỏi thực tập tốt nghiệp và trả lời, 2001
4 PGS.TS Phạm Thị Gái, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, 2004
5 Trường Cao đẳng tài chính kế toán, Giáo trình kế toán tài chính, 2004
6 Website: http://dungnt.fem.googlepages.com
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Chủ nghĩa xã
hội và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ở nước ta hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hết sức sôi động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực của mình Trong đó, quản lý giá thành là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp Nó phản ánh việc quản lý kinh tế của doanh nghiệp có hiệu
quả hay không, giá thành có thấp hơn đối thủ cạnh tranh không Nếu chi phí sản xuất được hạ thấp thì sẽ hạ thấp được giá thành tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy, phân tích
giá thành là một hoạt động hết sức cần thiết trong công tác quản lý giá thành Phân tích
giá thành là phân tích cơ cấu, tỷ trọng các loại chi phí trong giá thành, những biến động
của chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó nhằm phát hiện ra các yếu tố tiêu cực trong giá thành để tìm biện pháp khắc phục, xác định được các nhân tố tích cực từ đó
chú trọng phát huy thêm
Xí nghiệp Chế Biến Lâm Sản Xuất Khẩu không chỉ đứng vững trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế mà còn là một Xí nghiệp đã đạt được những thành công đáng khích lệ trong nhiều năm qua Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, Xí nghiệp cũng gặp phải nhiều
khó khăn, đặc biệt là việc tìm nguồn hàng và những hạn chế phát sinh trong sản xuất dẫn đến giá thành tăng mạnh Việc thực hiện giải pháp hạ giá thành Xí nghiệp Chế Biến Lâm Xuất Khẩu đã được triển khai, song vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn Sau một
thời gian thực tập tìm hiểu, nắm vững các vấn đề thực tế của Xí nghiệp CBLSXK Pisico,
đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích đánh giá các chi phí trong giá thành đơn vị, là rõ các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành kế hoạch, giá thành thực tế, giá
thành thực hiện năm trước bằng phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh, thay thế liên
hoàn Các nội dung trên được thể thiện trong bài đồ án của em với đề tài: “Phân tích giá thành và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm”
Kết cấu của đồ án:
Phần 3U: Thiết kế biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian và trình độ còn hạn chế
nên các vấn đề nêu trong đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự
đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô cùng cán bộ Xí nghiệp CBLSXK Pisico
Trang 13
PHẦN 1U: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 UKhái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1 UKhái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
1.1.2 UPhân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.2.1 UTheo nội dung kinh tế ban đầu của chi phí (theo yếu tố)
Mục đích phân loại theo yếu tố là cho nhà quản trị biết các nguồn lực
mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, làm cơ sở để dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch
Chi phí mà các doanh nghiệp chi ra bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
1.1.2.2 UTheo công dụng và địa điểm phát sinh chi phí (theo khoản mục)
Mục đích chủ yếu là để xác định giá thành và phân tích giá thành
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia là 5 yếu tố: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.2.3 UTheo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng chịu chi phí
Mục đích để xác định phương pháp tính và phân bổ các chi phí cho đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này gồm chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp), chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
1.1.2.4 UTheo mối quan hệ giữa chi phí và lượng sản xuất
Mục đích để theo dõi sự biến động của tổng chi phí khi lượng sản xuất thay đổi, định hướng biện pháp hạ giá thành đơn vị
Theo cách phân loại này gồm chi phí cố định (chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm, thuế môn bài, thuê tài sản hoặc thuê văn phòng), chi phí biến đổi (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí điện nước…), chi phí hỗn hợp (biến phí và định phí)
Trang 141.2 UGiá thành sản phẩm
1.2.1 UKhái niệm giá thành
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá của doanh, có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhất định
1.2.2 UPhân loại giá thành
1.2.2.1 UTheo thời điểm xác định
* Giá thành kế hoạch (Z KH ): là loại giá thành mà doanh nghiệp định ra cho
kỳ kế hoạch làm cái đích để hướng tới thực tế và là cơ sở để so sánh với thực tế
Giá thành kế hoạch được xây dựng căn cứ vào giá thành thực tế năm trước, định mức tiêu hao kinh tế kỹ thuật kế hoạch, dự toán chi phí tiêu hao kỳ kế hoạch, đơn giá kỳ này
* Giá thành thực tế (Z TT ): là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số
liệu chi phí thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ
Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm
* Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kì kế hoạch Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, chỉ tiêu này cũng được xác
định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất
1.2.2.2 UTheo nội dung cơ cấu giá thành
* Giá thành sản xuất (Z SX ):
Z SX = CPNVLTT + CPNCTT + CPSSXC
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ
- Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương và phải trả khác cho công
nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là các khoản chi phí được sử dụng ở phân xưởng, bộ phận kinh doanh như: tiền lương và các khoản phụ cấp lương cho quản
đốc, nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng, chi phí
dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất
* Giá thành đầy đủ (Z ĐĐ ):
Trang 15- Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN): là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng (CPBH): bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình
tiêu thu và dự trữ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
1.2.2.3 UTheo số lượng đối tượng tính giá thành
* Giá thành đơn vị: là tất cả các chi phí chỉ tính riêng cho 1 sản phẩm Tuỳ
thuộc vào tính chất và đặc điểm của sản phẩm, tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ sản
xuất của từng doanh nghiệp mà tính giá thành riêng cho từng sản phẩm hay tính giá thành toàn bộ nhóm sản phẩm đó rồi chia cho số lượng sản phẩm của nhóm đó
* Giá thành toàn bộ sản lượng = chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh trong kỳ – chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ được lấy từ số liệu chi phí sản phẩm dở
dang cuối kỳ trước chuyển sang
Chi phí trong kỳ được tập hợp từ các hoá đơn, phiếu xuất kho, bảng trả lương… trong kỳ
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định bằng cách kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và ước tính mức độ hoàn thành của số sản phẩm dở dang này
Việc xác định giá thành tổng sản lượng nhằm mục đích tính giá thành đơn vị
sản phẩm Chỉ tiêu giá thành tổng sản lượng và giá thành đơn vị sản phẩm có ý nghĩa
quan trọng đối với việc đánh giá hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm Trong đó, doanh nghiệp nào có giá thành đơn vị sản phẩm thấp hơn thì doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả hơn Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm cũng được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp tổ chức kỹ thuật đưa vào danh mục biện pháp áp dụng năm kế hoạch; điều kiện đầu tiên để đưa biện pháp vào danh mục là đạt mức giảm giá thành đơn vị sản phẩm
1.2.3 UPhân biệt chi phí và giá thành
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chúng đều bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Về thực chất chi phí và giá thành là hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí phản ánh mặt hao phí và được tập hợp theo thời gian
còn giá thành phản ánh kết quả sản xuất và được tập hợp theo sản phẩm hoàn thành
Chúng giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng Nghĩa là không phải tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Có những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng lại được tính vào giá thành của kỳ sau Ngược lại, có
những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng lại được tính vào giá thành của kỳ này Tính vào giá thành sản phẩm chỉ là những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành mà không tính đến chi phí ở kỳ nào Do có sự khác nhau giữa sản phẩm
Trang 16dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ nên gây ra sự chênh lệch giữa sản phẩm sản xuất và giá thành sản phẩm
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ cho thấy:
Tổng giá thành
sản phẩm
hoàn thành
=
Chi phí sản phẩm dở dang Đầu kỳ
+
Chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm Nếu tiết kiệm
chi phí sản xuất thì sẽ hạ được giá thành sản phẩm
1.3 UCác phương pháp tính giá thành
1.3.1 UPhương pháp tính giá thành kế hoạch U
Giá thành kế hoạch được xác định theo 2 phương pháp: phương pháp định mức và phương pháp hệ số biến động Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp thường được xác định theo phương pháp định mức (định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, đơn giá lương trên một đơn vị sản phẩm) Lấy định mức
nhân với sản lượng kế hoạch sẽ có được các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân
công trực tiếp Việc xây dựng định mức tốt sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chính xác hơn
Các chi phí sản xuất chung, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được ước
tính theo phương pháp hệ số biến động, tức là ước tính một đơn vị sản lượng chịu bao nhiêu đồâng chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Phương pháp này có tính chính xác không cao nhưng dễ làm
1.3.2 UPhương pháp tính giá thành thực tế
1.3.2.1 UĐối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra
và cần phải xác định giá thành Tuỳ đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình công nghệ để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp
Về mặt tổ chức sản xuất: nếu sản xuất đơn chiếc thì từng loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành Nếu sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính
giá thành; nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính
Trang 17quy trình sản xuất song song thì không những thành phẩm lắp ráp xong mà có thể một số phụ tùng, chi tiết cũng là đối tượng tính giá thành
1.3.2.2 UPhương pháp tính giá thành thực tế
* Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo khoản mục và phân bổ (nếu cần) cho đối tượng tính giá thành
Việc xác định giá thành thực tế được tiến hành theo hai bước: (1) tính giá
thành thực tế của toàn bộ sản lượng; (2) tính giá thành thực tế của một đơn vị sản phẩm
của một loại sản phẩm cụ thể
- Giá thành toàn bộ sản lượng = chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ + chi
phí phát sinh trong kỳ – chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Giá thành đơn vị sản phẩm = giá thành thực tế của toàn bộ sản lượng
của nhóm sản phẩm đó chia cho sản lượng của nhóm sản phẩm đó
Phân bổ các chi phí gián tiếp như sau:
- Các khoản mục khấu hao tài sản cố định được phân bổ theo thời gian sử dụng
K PB =
C KH
1
n i=
∑ Q i T mi
Trong đó:
- KPB: hệ số phân bổ
- CKH: chi phí khấu hao
- Qi : số lượng mặt hàng i
- Tmi : thời gian sử dụng cho một sản phẩm thứ i
- n : số sản phẩm
- Các khoản mục chi phí ngoài sản xuất (CNSX) được phân bổ theo giá thành phân xưởng
K PB =
C NSX
1
n i=
∑ Q i Z PXi
Trong đó: - ZPXi : giá thành phân xưởng của sản phẩm thứ i
* Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù hợp
Sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định bằng cách kiểm kê số lượng sản
phẩm dở dang cuối kỳ và ước tính mức độ hoàn thành của số sản phẩm dở dang này
* Xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm cùng loại
+) Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp): áp dụng cho các doanh
nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn
Trang 18Z SP = Cpddđk + Cppstk – Cpddck
Z đvsp = ΣZ SP / Q
Trong đó: - ZSP : tổng giá thành
- Zđvsp : giá thành đơn vị sản phẩm
- Cpddđk: chi phí dở dang đầu kỳ
- Cppstk : chi phí phát sinh trong kỳ
- Cpddck : chi phí dở dang cuối kỳ
+) Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng đối với những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ
Z SP = Z 1 + Z 2 + … + Z n
Trong đó: - n: Số bộ phận sản xuất hay giai đoạn công nghệ
+) Phương pháp hệ số : áp dụng cho những doanh nghiệp mà trong cùng một
quá trình sản xuất sử dụng một thứ nguyên liệu, vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau (chủ yếu là về phẩm cấp) Chi phí sản xuất không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm
Phương pháp tính:
- Quy đổi các sản phẩm khác nhau thành sản phẩm chuẩn:
Số lượng sản phẩm
n i=
∑ Q i x H i
Trong đó: - Qi: sản lượng sản phẩm loại i
- Hi: hệ số sản phẩm loại i
- Giá thành chung cho các loại sản phẩm:
Z SP = Cpddđk + Cppstk – Cpddck
- Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn:
Giá thành đơn vị Sản phẩm chuẩn =
Tổng giá thành Số lượng sản phẩm quy đổi
- Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại:
Giá thành đơn vị sản phẩm loại i =
Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn x
Hệ số quy đổi cho sản phẩm loại i +) Phương pháp tỷ lệ: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản
phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau
Phương pháp tính: dựa vào giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm để xác định tỷ lệ chi phí giữa thực tế và kế hoạch (hoặc định mức)
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm loại i
=
Giá thành kế hoạch (định mức) đơn vị sản phẩm loại i
x Tỷ lệ chi phí
Trang 19Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch (định mức) các loại sản phẩm +) Phương pháp loại trừ chi phí: áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong quá
trình sản xuất thu được vừa sản phẩm chính vừa sản phẩm phụ
Giá thành đơn vị
sản phẩm chính =
Cpddđk SPC + Csx – Cpddck SPC – Giá trị SPP
Qspc
Trong đó: - Cpddđk SPC: chi phí dở dang đầu kỳ sản phẩm chính
- Csx: chi phí sản xuất
- Cpddck SPC: chi phí dở dang cuối kỳ sản phẩm chính
- SPP: sản phẩm phụ
+) Phương pháp liêân hợp: là phương pháp tính giá thành kết hợp giữa các
phương pháp nêu trên
1.4 UPhân tích giá thành sản phẩm
1.4.1 UĐánh giá cơ sở số liệu để phân tích
* Đánh giá chuẩn so sánh: Ta có thể lựa chọn chuẩn để so sánh như giá thành kế
hoạch do Xí nghiệp đề ra hoặc dựa vào giá ở năm trước Từ số liệu thu được năm nay ta sẽ đánh giá xem kế hoạch đề ra có chênh lệch nhiều hay ít so với thực tế hay giá thành
năm nay có biến động nhiều hơn năm trước quá không
* Đánh giá giá thành thực tế: là đánh giá việc tổng hợp và sử lý số liệu để tính giá thành thực tế Giá thành thực tế của Xí nghiệp có thấp hơn năm trước không Nếu cao thì tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục Một vấn đề quyết định sự sống còn của
Xí nghiệp là giá thành thực tế mà Xí nghiệp sản xuất có mang tính cạnh tranh so với đối thủ của mình hay không
1.4.2 ULựa chọn phương pháp phân tích
1.4.2.1 UPhương pháp (so sánh) giản đơn
Phương pháp so sánh được sử dụng rất phổ biến trong phân tích
Điều kiện so sánh:
+ Về mặt thời gian: các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một thời gian, phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán và cùng đơn vị đo lường
+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về chỉ tiêu và điều
kiện kinh doanh như nhau
Các tiêu chẩn so sánh: số kế hoạch, số định mức, số trung bình ngành, số thực tế kinh tế, số kỳ gốc,…
+ Ta có thể so sánh bằng số tuyệt đối hay số tương đối
Trang 20Mức biến động tuyệt đối =
Kết quả kỳ phân tích (thực hiện) -
Kết quả kỳ gốc (số kế hoạch)
+ So sánh bằng số tương đối:
Mức biến động
Mức biến động tuyệt đối
x 100 Kết quả hỳ gốc (kế hoạch)
1.4.2.2 UPhương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu tổng hợp sau đó mới phân tích các
chỉ tiêu hợp thành nó, là phương pháp loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố dựa vào phép
thay thế lần lược từng nhân tố
Điều kiện áp dụng:
+ Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng một tích số hay một thương số
+ Việc sắp xếp và xác định ảnh hưởng của nhân tố cần theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng
Phương pháp gồm 3 bước:
+ UBước 1U: thiết lập quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phương pháp theo
thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng: Q = a x b x c
+ UBước 2U: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 – a0b0c0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 – a1b0c0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1 – a1b1c0
+ UBước 3U: tổng hợp ảnh hưởng của các các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
∆Q = ∆a + ∆b + ∆c
1.4.2.3 UPhương pháp phân tích chi tiết
* Chi tiết theo từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu: mọi kết quả kinh
doanh đều biểu hiện trên các chỉ tiêu liên quan đến nhiều bộ phận Chi tiết các chỉ tiêu
theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo từng bộ phận cấu thành được sử dụng trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh
Cụ thể trong phân tích giá thành, chỉ tiêu đánh giá giá thành đơn vị sản
phẩm hoặc mức giá thành được chi tiết theo các khoản mục giá thành
* Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của
một quá trình Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến trình thực hiện quá trình đó trong 1 đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều Chi tiết theo
thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải
pháp có hiệu quả trong công việc kinh doanh
Trang 21* Chi tiết theo thời điểm: phân xưởng, bộ phận, tổ, đội… thực hiện kết
quả kinh doanh được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh ở các trường hợp sau:
- Đánh giá kết quả việc hạch toán kinh doanh nội bộ Trong trường hợp này, tuỳ chỉ tiêu khoán khác nhau có thể chi tiết mức thực hiện khoán của các đơn vị có
cùng nhiệm vụ như nhau Chẳng hạn như khoán chi phí thì chỉ tiêu cần chi tiết là mức hao phí các yếu tố nguyên vật liệu, nhân công trên một đơn vị sản phẩm
- Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh Tuỳ mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp về các mặt như: năng suất, chất lượng, giá thành…
- Khai thác các khả năng tiềm tàng về vật tư, lao động, vốn, đất đai… trong kinh doanh
1.4.3 UNội dung phân tích
1.4.3.1 UPhân tích giá thành toàn bộ sản lượng
Ta ký hiệu như sau:
• z0i, zKi, z1i – tương ứng là giá thành đơn vị thực hiện năm trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay của loại sản phẩm thứ i
• q0i, qKi, q1i – tương ứng là sản lượng thực hiện năm trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay của loại sản phẩm thứ i
• Z0, ZKi, Z1– tương ứng là giá thành tổng sản lượng thực hiện năm trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay được tính trên toàn bộ sản lượng của doanh nghiệp
• Q0, QK, Q1– tương ứng là tổng sản lượng thực hiện năm
trước, kế hoạch năm nay và thực hiện năm nay: Q 0 = ∑ q 0i, Q K = ∑ q Ki, Q 1 = ∑ q 1i
• MK0, TK0 – tương ứng là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành tổng sản lượng kế hoạch năm nay so với thực hiện năm trước
• M10, T10 – tương ứng là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành tổng sản lượng thực hiện năm nay so với thực hiện năm trước
• M1K, T1K – tương ứng là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành tổng sản lượng thực hiện năm nay so với kế hoạch năm nay
* Trình tự phân tích giá thành thực hiện kế hoạch giá thành của các sản phẩm so sánh được như sơ đồ sau:
Với r1 = Q1/QK
Trang 22sâu phân tích các khoản mục chi phí
Phân tích tiếp tục các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí này: nhân tố về giá, nhân tố về
lượng
Tổng kết biến động giá thành thực hiện so với kế hoạch
và nhân tố ảnh hưởng
Trang 231.4.3.2 UPhân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu
Qi Trong đó: - zi : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thứ i
- Zi : giá thành đầy đủ kỳ thư ù i
- Qi : tổng sản lượng kỳ thứ i
Dùng phương pháp so sánh để phân tích:
- Số tuyệt đối: ∆z = z1 – z0
+ ∆z <0: giá thành đơn vị kỳ thực hiện tiết kiệm so với kế hoạch
một lượng tiền bằng ∆z, với giá trị tương đối là %∆z
1.4.3.3 UPhân tích tình hình thực hiện kế hoạch từng khoản mục chi phí
A UPhân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong giá thành sản phẩm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rõ ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là nội dung cơ bản của hạch toán
kinh tế, là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm
a Phân tích chung chi phí nguyên vật liệu
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích:
TCP NVL = TCP NVL 1 – TCP NVL 0
TCP NVL 1
x 100 TCP NVL 0
% Chênh lệch =
∆TCP NVL
x 100 TCP NVL 0
Trang 24Tuy nhiên để đánh giá chính xác sự biến động của chi phí cần liên hệ với kết
quả sản xuất
TTC NVL = TCP NVL1 - TCP NVL 0 x
Q 1
Q 0
Với: TCPNVL = ∑ M.G
Trong đó: - M: mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
- G: đơn giá nguyên vật liệu
b Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu
* Ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm:
∆ TCP NVL Tiêu Hao = ∑ (M 1 – M 0 ) G 0
* Ảnh hưởng của nhân tố giá cả nguyên vật liệu
∆ TCP NVL Giá Cả = ∑ M 1 (G 1 – G 0 )
B UPhân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương và các khoản trích theo tỷ
lệ tiền lương cho các loại quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của
công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm, là một khoản mục của chi
phí sản xuất kinh doanh
a Phân tích chung chi phí tiền lương
Sử dụng phương pháp so sánh xác định chênh lệch chi phí tiền lương
∆ TCP TL = TCP TL 1 – TCP TL 0
% Thực hiện =
TCP TL1
x 100 TCP TL0
% Chênh lệch =
∆ TCP TL
x 100 TCP TL0
%TH có liên hệ với
kết quả sản xuất =
TCP NVL 1
x 100 TCP NVL 0 x Q 1 /Q 0
Trang 25Để đánh giá chi phí tiền lương chính xác người ta thường liên hệ với kết quả sản xuất
TL : tiền lương bình quân của một lao động
L Ð: số lao động bình quân
W : năng suất lao động bình quân
Chi phí tiền lương của doanh nghiệp, cũng như từng khoản mục, trong đó chi
phí nhân công trực tiếp được tính từ công thức sau
TCP TL = L Ð x TL
Từ công thức trên chi phí tiền lương bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
+ Nhân tố lao động bình quân
∆TCP TLLĐ = ∆ L Ðx TL
+ Nhân tố tiền lương bình quân
∆TCP TLTL = ∆ TLx L Ð
C Phân tích sự biến động chi phí sản xuất chung
Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí công nhân trực tiếp, khoản mục chi phí sản xuất chung có đặc điểm sau:
- Gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm
- Gồm nhiều nội dung kinh tế
- Gồm cả biến phí lẫn định phí
Trang 26Khi phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung người ta thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, nhằm đánh giá chung mức chênh lệch và tỷ lệ chênh
lệch của khoản mục này giữa các kì phân tích, từ đó đưa ra nhận xét, kết luận và đề xuất các giải pháp để giảm chi phí chính xác, kịp thời
D Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Mục đích phân tích ở đây là tính ra mức chênh lệch và tỷ lệï chênh lệch của
các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giữa các kỳ so sánh
Trên cơ sở đó nhận diện cách ứng xử của từng khoản mục so với kết quả của mức độ hoạt động tương ứng với chi phí phát sinh trong kỳ
Đối với các khoản mục có chênh lệch lớn và bất thường thì cần tập trung đi
sâu nghiên cứu để tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục
1.5 UCác phương hướng hạ giá thành sản phẩm
1.5.1 UCác phương hướng giảm chi phí vật liệu
- Giảm lượng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế bằng các cách như phân công lao động hợp lý, quản lý lao động tốt, sử dụng máy móc thiết bị phù hợp…
- Giảm đơn giá mua nguyên vật liệu bằng cách tìm nhà cung cấp mới, sử dụng
nguyên vật liệu thay thế có chi phí rẽ hơn nhưng chất lượng tương đương
1.5.2 UCác phương hướng giảm chi phí nhân công
- Tuyển dụng và phân bổ lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu
công việc
- Quản lý lao động hiệu quả để đạt năng suất lao động cao
- Tổ chức đào tạo tay nghề cho lao động nhằm tăng hiệu quả làm việc của công nhân
1.5.3 UCác phương hướng giảm chi phí khấu hao
- Sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại
- Không nên đầu tư xây dựng nhà xưởng kiến trúc không cần thiết
1.5.4 UCác phương hướng giảm chi phí dịch vụ mua ngoài
- Sử dụng điện, nước tiết kiệm và các chi phí khác
- Chi phí dịch vụ mua ngoài cũng phát sinh khi doanh nghiệp quyết định mua mà không sản xuất Tuỳ từng điều kiện của doanh nghiệp mà ra quyết định tự sản xuất hay
mua sẽ tiết kiệm chi phí hơn Để có quyết định đúng đắng trong việc sản xuất hay mua ta sẽ dựa vào đánh giá sau:
Trang 27Tự sản xuất Mua
- Phải tốn chi phí đầu tư ban đầu, có năng
lực quản lý điều hành bộ phận sản xuất,
có năng lực công nghệ
- Có chiến lược mang tính chất lâu dài
- Thuận lợi: chủ động trong sản xuất,
kiểm soát được chất lượng và thời gian,
giữ được bí quyết công nghệ
- Khó khăn: vật liệu sản xuất có thể
không tốt, không mới, tính cạnh tranh về
giá kém
- Không tốn kinh phí đầu tư ban đầu, thiếu năng lực quản lý bộ phận sản xuất, không có năng lực công nghệ
- Vật liệu mua thường mang tính phổ thông không có yêu cầu về công nghệ
- Thuận lợi: Chọn vật liệu tốt, vật liệu mới, giá cạnh tranh
- Khó khăn: thời gian nhận hàng thụ động
Trang 28THÀNH TẠI XÍ NGHIỆP CBLSXK PISICO
2.1 UĐặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây của Xí nghiệp
2.1.1 UGiới thiệu khái quát về Xí nghiệp
Tên, địa chỉ và quy mô của Xí nghiệp:
Tên gọi: Xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico
Tên giao dịch quốc tế: Pisico Export Forest Products Processing Factory
Trụ sở giao dịch: khu vực 8, đường Tây Sơn, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn
Email: Upisico1@dng.vnn.vnU
Hiện tại Xí nghiệp CBLSXK Pisico là Xí nghiệp có quy mô sản xuất vừa
Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp:
Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp Nhà nước
Hình thức hoạt động: Theo luật doanh nghiệp Nhà nước
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Chế biến và xuất khẩu lâm sản
Chức năng:
- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ tinh chế xu ất khẩu… Sản phẩm chính của Xí nghiệp chủ yếu là các mặt hàng đồ gỗ ngoài trời như: bàn ghế, xích đu, đồ gỗ ngoài trời các loại Thu mua nguyên vật liệu và phục vụ quá trình sản xuất của Xí nghiệp
- Thông qua các hoạt động xu ất khẩu trực tiếp, gián tiếp để đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng đồ gỗ đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại theo nhu cầu th ị trường quốc tế
- Nhận gia công cho các đối tác có nhu cầu về s ản phẩm của Xí nghi ệp và xuất gia công cho đối tác đó
Nhiệm vụ:
- Sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Tổng Xí nghiệp, căn cứ vào kế hoạch
được giao mà tiến hành xây dựng phương án và lập kế hoạch sản xuất cho Xí nghiệp
- Có trách nhiệm bảo toàn vốn và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với Tổng Xí nghiệp, đồng thời tăng tích luỹ tài sản và mở rộng sản xuất
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công nhân
viên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Khai thác, tận dụng triệt để các thế mạnh của Xí nghi ệp, kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký
- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương, đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Trang 29- Tuân thủ các quy định kinh doanh mà Nhà nước đề ra
- Có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ môi trường
- Nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Lợi nhuận thu được phải trích nộp cho Tổng Xí nghiệp số phần trăm trên doanh thu trong một kỳ quyết toán theo quy định của Tổng Xí nghiệp
Các hàng hoá hiện tại:
Xí nghiệp chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng lâm sản mà sản phẩm gỗ
ngoài trời là sản phẩm chủ yếu như: bàn ghế, giường tắm nắng, vật dụng trang trí ngoài
trời Sản phẩm của Xí nghiệp được sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu
2.1.2 UMột số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Xí nghiệp
2.1.2.1 UCông nghệ sản xuất hàng hoá chủ yếuU
Quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp là 1 quá trình liên tục từ
khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu chế biến các loại sản phẩm đảm bảo quan hệ chặt
chẽ với nhau, không có tình trạng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm ở các khâu đi ngược chiều nhau hoặc chồng chéo lên nhau Dây chuyền công nghệ sản xuất và tinh chế các sản phẩm từ gỗ được biểu diễn theo dây chuyền công nghệ sau:
Trang 30Hình 2.1U: Quy trình sản xuất của Xí nghiệp
Nguyên liệu gỗ tròn, gỗ xẻ
Xẻ - Sấy
Ra phôi
Cắt ngang, phay
Đục lỗ, xẻ rãnh
Phân xưởng tinh chế
Chà nhám
Đánh bóng, trám trít
Thành phẩm
Lắp ráp Bán thành phẩm
Xuất hàng
Lưu kho Kiểm tra chất lượng
Hệ thống hút bụi
Chất thải mùn cưa, phôi bào
dăm bào, củi đốt Nhiên liệu lò sấy
Khu vực buồng chứa
Trang 31Thực tế Xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với quy trình công nghệ tương tự như trên Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại sản phẩm phức tạp hay đơn giản mà quy trình công nghệ có thể tăng thêm hoặc giảm bớt một số công đoạn sản xuất Các bước của quy trình công nghệ gồm:
- Giai đoạn xẻ gỗ tròn: từ nguyên liệu chính là gỗ tròn các loại được đưa vào máy cưa vòng Gỗ được xẻ theo kých thước (quy cách), yêu cầu của sản phẩm
- Công đoạn sấy khô và tẩm thuốc: công đoạn này thường là gỗ xẻ còn tươi nên gỗ sẽ được vận chuyển đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 65-70 0C thì ngưng Nếu không sấy thì khi chế biến sản phẩm dưới tác động của nhiệt độ sẽ bị co lại hoặc cong vênh tạo
ra những khe hở làm cho sản phẩm không đạt được yều cầu Độ ẩm quy định từ 10-18 0C và được sấy từ 15-25 ngày tuỳ theo loại gỗ, kých thước chiều dày phôi của từng loại gỗ Nếu sản xuất vào mùa nắng thì kết hợp cả sấy và phơi
- Cắt phôi:gỗ sau khi qua công đoạn sấy khô và tẩm thuốc, gỗ được đưa vào cắt phôi chi tiết tuỳ theo kých cỡ, quy cách s ản phẩm mà khách hàng yêu cầu Sau khi phôi chi tiết cắt xong được xếp vào Pallet và chuyển vào kho để bảo quản chuẩn bị sang công đoạn khác
Hầu hết các chi tiết của sản phẩm sau khi cắt phôi xong đều qua giai đoạn tinh chế và mộc ghép tại phân xưởng, có một số chi tiết không trực tiếp tinh chế tại phân xưởng mà phải thuê ngoài gia công thì được kiểm tra chặt chẽ về mọi mặt và do
phòng kỹ thuật trực tiếp quản lý
- Tinh chế phôi: ở công đoạn này chi tiết được đưa vào máy bào 4 mặt, máy cắt tinh chế, máy cắt rãnh, máy đục lỗ và các loại máy khác để tạo ra chi tiết s ản phẩm tương đối hoàn chỉnh sau đó chuyển sang phân xưởng nguội để lắp ráp hoàn chỉnh
- Ghép hoàn thiện: ở các công đoạn trên chủ yếu được thực hiện bằng máy thì ở công đoạn này sử dụng lao động thủ công là chính Công nhân sử dụng bào tay để làm thêm và sửa chữa những chỗ mà máy móc bỏ qua hoặc không làm được do cần đến độ tinh xảo, khéo léo của đôi tay người thợ thủ công Sau đó công nhân sẽ tiến hành lắp ghép các chi tiết theo mẫu quy định tạo thành thành phẩm
- Kiểm tra chất lượng: sau khi thành phẩm hoàn thành, bộ phận kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá sản phẩm về các mặt như: chất lượng, mẫu mã, kých thước, độ bền, các yêu cầu quy định… Những s ản phẩm đã qua giai đoạn kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành đóng gói nhập kho bảo quản hoặc cho xuất hàng Nếu s ản phẩm hoàn thành bị dính bẩn hoặc bị lỗi, sai quy cách thì tổ làm đẹp sẽ có nhiệm vụ sửa chữa lại, chà nhám, trám trít lỗ mộng, đánh bóng lại s ản phẩm Còn những s ản phẩm bị lỗi mà không sửa chữa được sẽ tiến hành bán thanh lý hoặc làm phế liệu
Trang 32- Nhập kho thành phẩm: sau khi s ản phẩm hoàn thiện sẽ qua công đoạn kiểm nghiệm (KCS) của Xí nghi ệp và đại diện khách hàng Sau khi hoàn thành thủ tục này thì sản phẩm mới nghiệm thu đúng kỹ thuật và chất lượng để nhập kho
2.1.2.2 UHình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Xí nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp:
Hình thức tổ chức sản xuất của xí nghiệp được chuyên môn hoá công nghệ Để có được sản phẩm của gỗ tinh chế thành phẩm phải trải qua các công đoạn khác nhau với một trình tự sắp xếp hợp lý Quá trình sản xuất đi theo một chiều liên tục, đầu ra của công đoạn này chính là yếu tố đầu vào của công đoạn kia Như vậy để đảm bảo năng lực sản xuất của xí nghiệp ổn định đòi hỏi sự cố định, cố gắng hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong quá trình sản xuất
Các bộ phận sản xuất của Xí nghiệp gồm: bộ phận bốc xếp, bộ phận xẻ, bộ phận sấy, bộ phận phôi, bộ phận máy, bộ phận rắp ráp, bộ phận nguội
UƯu điểmU: xí nghiệp tận dụng tối đa năng suất máy, ít tốn chi phí đầu tư cho các
máy móc sản xuất các chi tiết khác nhau, giảm lao động đứng máy
UNhược điểmU: chuyên môn hoá công nghệ không phải bất kỳ chi tiết nào cũng
phù hợp với máy như chuyên môn hoá sản phẩm mà cần có sự điều chỉnh, đòi hỏi lao
động có trình độ chuyên môn cao
Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp:
* Bộ phận sản xuất chính: gồm 3 phân xưởng Mỗi phân xưởng có các tổ sản
xuất làm việc theo những công đoạn khác nhau
- Phân xưởng I: gồm tổ sấy, tổ bốc xếp, tổ xẻ
- Phân xưởng II: gồm tổ phôi, tổ rắp ráp 1 và 2, tổ tinh chế
- Phân xưởng III: gồm tổ phôi, tổ rắp ráp, tổ tinh chế
* Bộ phận phục vụ sản xuất và sản xuất phụ trợ:
- Tổ phụ trợ: đây là tổ phụ trợ cho bộ phận trực tiếp sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính được tiến hành đều đặn và liên tục Nhiệm vụ của tổ này là thường xuyên bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị điện, kịp thời sử lý các trường hợp bất trắc xảy ra trong quá trình sản xuất
- Tổ kỹ thuật (KCS): hướng dẫn kỹ thuật chế biến gỗ, hướng dẫn công nhân vận hành đúng kỹ thuật chế biến của từng loại sản phẩm, kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm trước khi nhập kho
* Quản lý trong bộ phận sản xuất là quản đốc phân xưởng Là người có nhiệm vụ nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao với kết quả cao nhất, quản lý công nhân trong phân xưởng thực hiện đúng các nội quy, quy định của Xí nghiệp
Trang 33Dưới quản đốc phân xưởng là tổ trưởng sản xuất-người quản lý một bộ phận trong một công đoạn sản xuất của phân xưởng Tổ trưởng sản xuất có quyền và nhiệm vụ tổ chức công nhân, bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý nhằm hoàn thành cao nhất về số lượng và chất lượng sản phẩm mà quản đốc giao
U
Hình 2.2U: Sơ đồ kết cấu bộ phận sản xuất của Xí nghiệp CBLSXK Pisico-cơ sở I
2.13 UMột số kết quả sản xuất kinh doanh gần đây của Xí nghiệp
Để đánh giá tình hình tiêu thụ của Xí nghiệp ta sẽ xem xét bảng kết quả thực hiện qua các năm ở dưới đây:
U
Bảng 2.U1: Số liệu thực hiện qua các năm
TT Năm Khối lượng XK
(m 3 )
Kim ngạch (USD) Doanh thu (Đồng) Lợi nhuận (Đồng)
PX II
Tổ lắp ráp
1
Tổ lắp ráp
Tổ lắp ráp
Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ, phụ trợ
Tổ phụ trợ
Tổ kỹ thuật
Trang 342004 2003
Xí nghiệp Xí nghiệp đang dần có chỗ đứng trên th ị trường, sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao
Tỷ trọng (%)