không tay và ghế Rio có tay của Xí nghiệp ở kì thực hiện năm 2006 tăng 41.686.107 đồng so với năm 2005, tức tăng 2,82%. So với kế hoạch đặt ra thì chi phí nhân công tăng cao hơn 0,72% với giá trị tuyệt đối thực hiện so với kế hoạch là 52.007.814 đồng.
Năm 2005 chỉ mất 211,32 công trên 1 m3 nhưng năm 2006 phải mất đến 212,15 ccông/m3 chứng tỏ lao động năm nay có năng suất kém hơn năm ngoái. Nguyên nhân vì lao động tay nghề cao không nhiều, chưa đồng đều, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của Xí nghiệp.
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dẫn đến sự tăng lên của khoản mục này như sau:
- Do ảnh hưởng của nhân tố lao động bình quân:
TCPTLLĐ1/0 = ∆ LÐ1 x TL0 = 0,83 x 6.961.984 = 5.778.446,72 đồng TCPTLLĐ1/K = ∆ LÐ1 x TLK = 1,6 x 6.938.422 = 11.101475,2 đồng - Do ảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân:
TCPTLTL = LÐ1 x ∆ TL0 = 0,43 x 6.961.984 = 2.993.653,12 đồng TCPTLTL = LÐ1 x ∆ TLK = 2,78 x 6.938.422 = 19.288.813,16 đồng U Bảng 2.20U: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng ĐVT: Đồng Nhân tố Mức ảnh hưởng
2006 so với 2005 Thực hiện so với kế hoạch
1. Số công nhân sản xuất bình quân +5.778.446,72 + 11.101475,20 2. Tiền lương bình quân +2.993.653,12 +19.288.813,16
Tổng cộng +8.772.099,84 +30.390.588,36
Nguồn: Bảng tiền lương công nhân trực tiếp năm 2006, Phòng tổ chức
Xí nghiệp cần đưa ra biện pháp nhằm giảm khoản mục chi phí nhân công trực tiếp với mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Vì qua phân tích ta thấy nhân tố lao động bình quân tăng làm tăng chi phí tiền lương. Nguyên nhân là tăng số công nhân sản lượng sản xuất năm nay cao hơn năm trước nhưng năng suất lao động lại thấp nên cần tăng số lượng lao động lên để đảm bảo cho sản xuất.
2.7. UPhân tích khoản mục chi phí sản xuất chung
Khoản mục chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất và chế tạo sản phẩm trong các bộ phận phân xưởng.
U
Bảng 2.21U: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu Thực hiện Chênh lệch Năm 2006 Chênh lệch
2005 2006 +/- % Kế hoạch Thực hiện +/- %
1. Chi phí nhân viên quản lý
phân xưởng 3.226.570 3.236.850 10.280 0,32 3.726.680 3.736.850 10.170 0,27 2. Chi phí vật liệu 1.767.150 1.897.320 130.170 7,37 1.560.640 1.897.320 336.680 21,57 3. Chi phí dụng cụ sản xuất 150.490 194.103 43.613 28,98 150.490 194.103 43.613 28,98 4. Chi phí khấu hao TSCĐ 2.855.613 3.924.190 1.068.577 37,42 2.856.295 3.924.190 1.067.895 37,39 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 975.100 1.058.804 83.704 8,58 875.932 1.058.804 182.872 20,88 6. Chi phí bằng tiền khác 793.997 981.223 187.226 23,58 695.400 981.223 285.823 41,10
Tổng 9.768.920 11.292.490 1.523.570 15,60 10.596.385 11.292.490 696.105 6,57
Nguồn: Giá thành sản phẩm 2005-2006, Phòng kế toán
Qua bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung ta thấy các chi phí đều có chiều hướng biến động tăng. Đặc biệt nhất là chi phí khấu hao tài sản tăng tương đối 37,42 so với năm trước và tăng 37,39 so với kế hoạch. Thứ hai là chi phí dụng cụ sản xuất với sự gia tăng lên 28,98%. Tình trạng tăng đột biến này là do Xí nghiệp đầu tư đổi mới đồng bộ các dụng cụ sản xuất. Các chi phí bằng tiền khác cũng gia tăng khá mạnh nhằm mục đích tăng doanh số bán nên thực tế năm 2006 tăng 696.105 đồng so với kế hoạch, ứng với 41,10%.
Cách tốt nhất để giảm chi phí sản xuất chung là Xí nghiệp cần đưa ra biện pháp để giảm chi phí khấu hao.
2.8. UPhân tích khoản mục chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.
U
Bảng 2.22U: Bảng phân tích chi phí bán hàng trong giá thành năm 2006
ĐVT: 1000 Đồng
Chi tiết Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
Mức %
1. Chi phí nhân viên 380.147 380.329 182 0,05 2. Chi phí vật liệu 4.915 5.137 222 4,52 3. Khấu hao tài sản cố định 23.364 24.650 1.286 5,50 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 264.913 268.507 3.594 1,36 5. Chi phí bằng tiền khác 134.881 150.677 15.796 11,71
Tổng cộng 808.220 829.300 21.080 2,61
Chi phí bán hàng cũng có sự gia tăng 2,61% tương ứng 829.300.000 đồng góp phần làm giá thành sản xuất tăng thêm. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng không đáng kể mà sự tăng này là do số lượng bán tăng và một số chi phí khác tăng nhằm kích thích tiêu thụ.
2.9. UPhân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệpU
Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.
U
Bảng 2.23U: Bảng phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp trong giá thành năm 2006
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Chênh lệch
+/- %
1. Chi phí nhân viên 436.800 436.961 161 0.04 2. Chi phí đồ dùng văn phòng 136.547 138.750 2.203 1.61 3. Thuế, phí 356 370 14 3.93 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 235.680 235.690 10 0.00 5. Chi phí bằng tiền khác 66.437 66.229 -208 -0.31 6. Khấu hao tài sản cố định 650 650 0 0.00
Tổng cộng 876.470 878.650 2.180 0.25
Nguồn: Giá thành sản phẩm 2006, Phòng kế toán
Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 0,25% là một yếu tố tốt những có thể vì thế mà không tạo đủ động lực cho cán bộ quản lý hoàn thành tốt công tác lãnh đạo và quản lý của mình, đặc biệt là trong quản lý giá thành. Chính vì thế mà rất nhiều lý do nảy sinh trong sản xuất và quản lý khiến giá thành tăng.
2.10. UNhận xét chung
Qua những phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành của Xí nghiệp ta có thể kết luận tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Xí nghiệp là chưa tốt và giá thành tăng cao hơn so với năm trước. Cụ thể như sau:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu, nguyên liệu gỗ sản xuất hai loại ghế Ohio không tay và ghế Rio có tay tăng 31,27% so với năm trước. Do nguồn gỗ ngày càng khan hiếm nên chi phí thu mua gỗ Chò tăng 13,04%, gỗ Khuynh Diệp tăng 14,67%. Vật liệu phụ và yếu tố nguyên liệu, động lực cũng tăng 20,88% do giá cả thị trường có xu hướng tăng nhiều hơn năm trước.
- Chi phí nhân công trực tiếp tăng 2,28% so với năm trước và tăng 3,54% so với kế hoạch. Nguyên nhân vì lao động tăng nhưng không chất lượng, chưa đồng đều, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của Xí nghiệp.
- Chi phí sản xuất chung tăng 15,6% so với năm trước và tăng 6,57% so với kế hoạch. Nguyên nhân chính là do chi phí khấu hao tăng đến 37,42 ở năm 2006 so với năm 20005 và tăng 37,39 ở kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch năm 2006. Thêm vào đó là hai chi phí công cụ dụng cụ và chi phí dịch vụ mua ngoài cũng góp phần làm cho chi phí sản xuất tăng lên.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có tăng những không đáng kể. Đây là chỗ thể hiện sự quản lý chi phí tốt trong khâu này của Xí nghiệp và cần phải phát huy.
Tóm lại, qua những hạn chế trong công tác quản lý chi phí sản xuất của Xí nghiệp em đã đưa ra một số biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm ở phần 3.
U
PHẦN 3U: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CBLSXK PISICO
3.1. UĐịnh hướng chiến lược của Xí nghiệp
* Về khách hàng mục tiêu:
Trong những năm qua có các công ty nước ngoài đặt hàng của Xí nghiệp với số lượng lớn như: Scancom (Đan Mạch), Compi (Pháp), Eurofar (Hà Lan), Arena (Pháp)… Nhu cầu hàng hoá của các doanh nghiệp này rất lớn, trung bình từ 150-200 container một mùa hàng.
Về định hướng thị trường, vì khách hàng chính của Xí nghiệp là thị trường châu Âu nên chính sách của Xí nghiệp là tiếp tục củng cố phát triển thị trường hiện có. Đồng thời Xí nghiệp cũng nhận thấy tiềm năng rất lớn ở thị trường Mỹ. Với lợi thế Việt Nam đã gia nhập WTO nên Xí nghiệp rất quan tâm đầu tư phát triển thị trường mới này bằng các chính sách tiếp thị quảng cáo, quảng bá hình ảnh của Xí nghiệp tới thị trường ở Mỹ (tham gia hội chợ triển lãm ở Mỹ, mở rộng website và liên kết với website của khách hàng ở Mỹ để quảng bá sản phẩm của Xí nghiệp).
* Sản phẩm và giá bán:
- Sản phẩm chính của Xí nghiệp sản xuất là bàn ghế gỗ ngoài trời. Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn có nhiều sản phẩm khác như: bàn trà, đèn vườn, dù, chậu hoa, hộp đệm, giác chân, dàn hoa… Sản phẩm được sản xuất với kiểu dáng và kích thước đa dạng đáp ứng với mọi nhu cầu của khách hàng. Hơn thế nữa, đa đạng hoá sản phẩm cũng nhằm mục đích ổn định nguồn hàng khi mà các đơn đặt thường tập trung vào tháng 4 đến tháng 7. Chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và đảm bảo tiêu chẩn FSC về độ an toàn với môi trường. Kiểu dáng sản phẩm được thiết kế theo thị hiếu của khách hàng hoặc theo yêu cầu hay ý tưởng của khách hàng. Sản phẩm được đóng gói có kiểu dáng, nhãn hiệu, mẫu mã theo chỉ dẫn của khách hàng.
- Giá bán:
Trước đây, giá cả là một nhân tố chủ yếu quyết định sự lựa chọn của người mua. Điều này vẫn còn quan trọng ở một số nước nghèo có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các yếu tố phi giá cả đã trở nên tương đối quan trọng hơn trong những năm gần đây. Giá cả phải được điều chỉnh một cách linh hoạt đúng theo những mặt hàng khác nhau và theo các phân đoạn thị trường khác nhau.
Trên thị trường hiện nay tuy gần như đã nhường chỗ cho hình thức cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã và các dịch vụ hậu mãi… nhưng giá cả vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Nắm bắt được sự thay đổi của thị trường và nhiều nhân tố khác, Xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico đã đưa ra các chính sách về giá cả như sau:
+ Căn cứ tình hình thị trường và chi phí sản xuất cộng với việc phải thoã mãn các mục tiêu lợi nhuận mà Xí nghiệp đưa ra để lập bảng giá bán cho từng loại sản phẩm và cho từng loại khách hàng.
+ Ngoài ra do Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước nên bên cạnh việc thoã mãn các mục tiêu về lợi nhuận thì các chính sách mà Xí nghiệp đưa ra cũng vừa mang tính xã hội đó là thoã mãn các vấn đề về công ăn việc làm cho người lao động, các vấn đề mang tính cộng đồng, các vấn đề về môi trường… Vì thế, nhiều lúc nhận thấy những hợp đồng kinh doanh không có lợi nhưng Xí nghiệp vẫn quyết định ký kết và đưa ra các mức giá tối thiểu để giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Đối với sản phẩm có chất lượng kém, tồn kho hoặc đã giao cho khách hàng nhưng chất lượng không đạt yêu cầu thì khi khách hàng yêu cầu giảm giá giám đốc sẽ quyết định bán giảm giá nhưng mức giá không vượt quá 10-15% so với mức giá ban đầu.
+ Đối với từng loại khách hàng thì mức giá bán sẽ dao động từ 10-15% so với mức giá được niêm yết. Áp dụng giá bán ưu đãi cho các khách hàng tiềm năng, khách hàng mua với số lượng lớn.
* Lượng sản xuất:
Lượng sản phẩm được sản xuất ra khi nhận được đơn đặt hàng nên không có tình trạng hàng dư thừa tồn kho. Tuy nhiên, việc sản xuất tập trung vào mùa hàng cũng thường gây ra tình trạng hàng sản xuất không kịp thời để đáp ứng đủ các đơn đặt hàng.
Vì nhu cầu các mặt hàng từng năm là khác nhau nên Xí nghiệp không có chiến lược sản xuất trước mà chỉ có lược dự trữ nguyên vật liệu vào đầu mùa hàng như bảng dưới đây:
U
Bảng 3.1U: Bảng kế hoạch dự trữ nguyên liệu vật tư năm 2006
TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch năm 2006
I Kế hoạch sản xuất M3 3.085
II Nhu cầu vật tư, nguyên liệu chủ yếu
1 Gỗ tròn sản xuất M3 11.000 2 Phụ kiện, keo dầu VNĐ 10.622.002.290 3 Nguyên liệu dự trữ bình quân (quy ra tròn) VNĐ 8.178.200.000
Trong đó:- Gỗ Chò: 1000 m3
- Gỗ Khuynh Diệp: 1500 m3
4 Lãi vay ngân hàng (0,72% x 3 tháng) VNĐ 135.361.000 Nguồn: Kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu năm 2006, Phòng kế hoạch
3.2. UBiện pháp IU: “Hoàn thiện công tác mua nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu”
3.2.1. UMục tiêuU:
Chi phí nguyên liệu tăng không chỉ có giá nguyên liệu tăng mà còn do công tác thu mua nguyên liệu chưa được tốt dẫn đến Xí nghiệp phải mua nguyên liệu với giá cao. Việc hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu nhằm xây dựng một quy trình thu mua hợp lý từ bước phân tích nguồn hàng, lựa chọn nhà cung ứng cho đến bước thành lập tổ thu mua để tăng chất lượng gỗ mua nhưng chi phí lại giảm.
3.2.2. UCăn cứU:
- Xuất phát từ chi phí nguyên liệu tăng. Cụ thể là gỗ Chò tăng 20% và gỗ Khuynh Diệp tăng 17,45% so với năm trước.
- Xí nghiệp thiếu đội ngũ thu mua vật liệu có trình độ chuyên môn.
- Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của Xí nghiệp. Còn nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì chi phí cao.
3.2.3. UNội dung và trình tự thực hiện
3.2.3.1. UPhân tích nguồn nguyên liệu và lựa chọn nhà cung ứng
* Nguồn nguyên liệu trong nước:
- Số lượng gỗ ít, bị chia nhỏ. Chất lượng có khác so với gỗ nhập khẩu, chủng loại không đa dạng, không đông đều về sớ gỗ và màu sắc vì gỗ thu mua ở nhiều nơi.
- Hàng lâm sản chế biến là mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên nên việc thu mua gặp nhiều khó khăn do Nhà nước có chính sách hạn chế khai thác rừng tự nhiên. Vì vậy lượng gỗ trong nước chỉ đáp ứng 20% về nguyên liệu sản xuất. Mặt khác, ngày càng nhiều Xí nghiệp chế biến gỗ ra đời làm cho thị trường nguyên liệu gỗ trong nước ngày càng nóng bỏng.
U
Bảng 3.2U: Bảng chi phí nguyên liệu gỗ
TT Chỉ tiêu ĐVT Gỗ Chò Gỗ Khuynh Diệp
1 Sản lượng M3 200 300
2 Giá USD/M3 250 165
Tổng USD 50.000 49.500
Nguồn: Giá nguyên liệu gỗ trên thị trường.
* Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:
- Nguyên liệu nhập khẩu từ Lào và Campuchia có nhiều thuận lợi là gỗ được khai thác từ rừng nguyên sinh, thân thẳng, đừng kính rộng, chi phí thu mua thấp. Tuy nhiên việc Nhà nước hạn chế xuất khẩu để bảo vệ rừng khiến giá nguyên liệu tăng mạnh.
- Nguyên liệu nhập khẩu từ Inđônêxia và Malayxia có màu sắc sáng và vàng hơn, gỗ không bị xâm kim, mắt chết hay lỗ hỏng… cho sản phẩm đẹp hơn. Thêm vào đó, sản lượng gỗ dồi dào nên giá bán thấp.
- Nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường khác như Ustralia, Brazil, Uruguay… tuy có chất lượng tốt nhưng chi phí vận chuyển cao và thủ tục thu mua phức tạp hơn ảnh hưởng không tốt đến tiến độ sản xuất.
* Nhà cung ứng: cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau
- Chất lượng: có khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng.
- Giá cả:nhà cung ứng có giá cạnh tranh, có chính sách ưu đãi khi Xí nghiệp mua nguyên liệu với số lượng lớn, không biến động khi nhu cầu tăng.
- Quy mô: nhà cung cấp phải đáp ứng đủ và kịp thời nguồn nguyên