1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN một số giải pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học

9 438 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: - Với nhiệm vụ được Ban lãnh đạo phân công là phụ trách mảng PCGD của huyện, tham mưu với lãnh đạo và Ban chỉ đạo Chống mù chữ và phổ cập giáo dục huyện, trực tiếp thi

Trang 1

Đề tài:

Một số giải pháp thực hiện công tác Phổ cập giáo dục trung học

huyện Mỏ Cày Nam

Phần 1: Mở đầu

I Bối cảnh của đề tài:

Triển khai và thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Tỉnh ủy về việc thực hiện phổ cập giáo dục (PCGD) trung học; Kế hoạch số 6988/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về PCGD trung học từ năm 2006 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày có Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2006 về việc thực hiện PCGD trung học giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 và đến năm 2015; Ban chỉ đạo Chống mù chữ và phổ cập giáo dục huyện có Kế hoạch số 12/KH-BCĐ ngày 08 tháng 6 năm 2007 về việc điều tra, lập sổ theo dõi phổ cập giáo dục trung học và được triển khai trên tất cả các xã/thị trấn trong huyện;

Nghị quyết số 23/2010/NQ-HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân huyện Mỏ Cày Nam về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 có nêu “xây dựng 100% xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD trung học”

II Lý do chọn đề tài:

- Với nhiệm vụ được Ban lãnh đạo phân công là phụ trách mảng PCGD của huyện, tham mưu với lãnh đạo và Ban chỉ đạo Chống mù chữ và phổ cập giáo dục huyện, trực tiếp thiết lập và quản lý hồ sơ sổ sách của huyện, cũng như tham mưu với Ban chỉ đạo huyện trong việc kiểm tra, công nhận các xã/thị trấn đạt chuẩn PCGD hàng năm

- Để thực hiện đạt mục tiêu mà Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện đề

ra là làm sao để đến năm 2015 phải có 100% xã/thị trấn đạt chuẩn PCGD trung học Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài này

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp để thực hiện công tác PCGD trung học của huyện

Trang 2

- Đối tượng nghiên cứu: Việc theo dõi, chỉ đaọ việc cập nhật các loại hồ sơ,

sổ sách phục vụ cho công tác PCGD tại các xã/thị trấn

IV Mục đích nghiên cứu:

Đến năm 2015 phải có 100% xã/thị trấn trong huyện được công nhận đạt chuẩn PCGD trung học và huyện được công nhận đạt chuẩn PCGD trung học

V Đổi mới trong kết quả nghiên cứu:

Thường xuyên nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp từ huyện đến Trung ương để tham mưu với lãnh đạo hướng dẫn Ban chỉ đạo, giáo viên phụ trách công tác PCGD các xã/thị trấn thường xuyên cập nhật hồ sơ, sổ sách ngày càng chính xác, đúng quy định Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoàn thành tốt bộ hồ sơ công nhận các xã/thị trấn đạt chuẩn PCGD hàng năm

Phần 2: Nội dung

I Cơ sở lý luận:

Căn cứ Công văn số 3420/THPT ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậc trung học và Công văn số 10819/GDTrH ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học Để được công nhận xã, huyện đạt chuẩn PCGD trung học thì phải đạt được những tiêu chí quan trọng như sau:

1 Đối với đơn vị xã/thị trấn:

a) Tiêu chuẩn 1: Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn PCGD THCS

b) Tiêu chuẩn 2: Huy động được 95% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt

nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, THCN và dạy nghề Trong đó có ít nhất 15% trở lên vào học các trường dạy nghề và 15% trở lên vào học các trường THCN

c) Tiêu chuẩn 3: Đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm từ 85%

trở lên

d) Tiêu chuẩn 4: Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên độ tuổi từ 18 đến hết 21 tuổi

có bằng tốt nghiệp THPT hoặc THPT (hệ bổ túc) hoặc bằng tốt nghiệp THCN từ 75% trở lên và ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề

2 Đối với đơn vị cấp huyện:

Trang 3

a) Tiêu chuẩn 1: Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS

b) Tiêu chuẩn 2: Có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGD trung học tại thời điểm kiểm tra

c) Tiêu chuẩn 3: Có ít nhất 50% trở lên số trường tiểu học, 40% trở lên số trường THCS đạt chuẩn quốc gia

d) Tiêu chuẩn 4: Mỗi huyện có ít nhất 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, 1 trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên

* Khi bắt tay nghiên cứu để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới (năm 2009) huyện chưa có xã nào được tỉnh kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD trung học

* Nghị quyết số 23/2010/NQ-HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân huyện Mỏ Cày Nam về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 có nêu “xây dựng 100% xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD trung học” Trên

cơ sở đó, để đạt được kết quả mong muốn thì phải giải quyết được một số vấn đề sau:

- Việc quản lý, cập nhật hồ sơ, sổ sách hàng năm của Ban chỉ đạo từ huyện đến xã Tìm ra nguyên nhân của những tiêu chí chưa đạt để tìm cách khắc phục một cách có hiệu quả nhất

- Quản lý các đối tượng trong độ tuổi phổ cập, cập nhật trình độ học vấn của các đối tượng phải chính xác và thường xuyên Để thực hiện được phải phối hợp như thế nào với các trường THPT, TT GDTX, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trong tỉnh với Ban chỉ đạo từ huyện đến xã

II Thực trạng của vấn đế:

1 Thuận lợi:

- Ban chỉ đạo CMC và PCGD từ huyện đến xã trong thời gian qua hoạt động

có hiệu quả và có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn Công tác PCGD đã được đưa vào nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, NQ của HĐND, UBND các cấp và ngày càng mang tính xã hội sâu sắc Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục

Trang 4

ở các trường TH, THCS luôn được củng cố và là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục

- Nhu cầu học tập của thanh thiếu niên trong huyện ngày càng cao, hầu hết các em đều mong muốn được học tập nâng cao trình độ học vấn hoặc được tốt nghiệp THPT để có điều kiện thuận lợi khi xin việc làm, dẫn đến số học sinh theo học cấp trung học ngày càng tăng Trong các cơ quan Đảng, nhà nước, ban ngành, đoàn thể thì cán bộ, công chức, viên chức phải tốt nghiệp THPT là yêu cầu bắt buộc

- Mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư và đi vào ổn định, phù hợp với từng địa bàn dân cư, đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ em trong độ tuổi đến trường Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo

- Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được tăng cường và phát huy tác dụng Các tổ chức xã hội, đoàn thể ngày càng quan tâm đến công tác giáo dục, phối hợp tốt hơn trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

- Vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX) huyện và trung tâm học tập cộng đồng ( TT HTCĐ)các xã/thị trấn sẽ góp phần thuận lợi rất lớn cho việc mở lớp, tổ chức dạy và học các lớp phổ cập giáo dục trên địa bàn

2 Khó khăn:

- Công tác PCGD trung học còn mới mẽ, chưa có nhiều văn bản hướng dẫn

cụ thể, kinh nghiệm để thực hiện còn ít Đối tượng PCGD trung học từ 15-21 tuổi đang học tại các trường THPT, TT GDTX hoặc các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (trong, ngoài tỉnh) không thuộc phạm vi quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên việc cập nhật, xử lý số liệu vào chương trình PCGD trung học gặp nhiều khó khăn

Trang 5

- Các đối tượng trong diện phải PCGD trung học thường có khuynh hướng

và mong muốn được đỗ TN THPT để thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, có rất

ít các đối tượng này sau khi TN THCS theo học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề Do đó, khi các em thi không đỗ vào các trường THPT phải vào học ở các TT GDTX và thường thì các TT GDTX này có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp BT THPT hàng năm thường rất thấp và các em có tâm lý chán nản, lười học, bỏ học

- Việc phối hợp giữa Ban chỉ đạo huyện với các trường THPT, TT GDTX chưa thật tốt, chưa có giáo viên làm công tác PCGD trung học tại các trường THPT, TT GDTX ( để cung cấp số liệu học sinh đang học, bỏ học, tốt nghiệp kịp thời cho các xã/thị trấn)

- Một số giáo viên được phân công làm công tác PCGD do lớn tuổi, ít tiếp cận với công nghệ thông tin nên gặp không ít khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu vào chương trình PCGD trung học

III Các giải pháp thực hiện:

- Tham mưu với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các công văn

có liên quan đến công tác PCGD Kiện toàn Ban chỉ đạo Chống mù chữ và Phổ cập giáo dục từ huyện đến cơ sở khi có thay đổi nhân sự, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; hàng năm Ban chỉ đạo đều xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ PCGD tại địa phương

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong các bộ, công chức và nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng tầm quan trọng của việc thực hiện công tác PCGD để cùng tham gia với ngành giáo dục nhằm hạn chế tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học, giữ vững và phát huy những thành quả đã đạt được

- Tham mưu với Ban chỉ đạo huyện thực hiện tốt chức năng để các trường THPT, TT GDTX trong huyện cung cấp số liệu về học sinh đang học, bỏ học, tốt nghiệp hàng năm đúng, đủ cho Ban chỉ đạo các xã/thị trấn trong huyện Các trường THPT, TT GDTX phải có kế hoạch cụ thể nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học; tăng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT (2 hệ) đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, nhằm tăng tỉ lệ trẻ trong độ tuổi 18-21có bằng tốt nghiệp THPT (2 hệ) ít nhất 85% so với tổng dân số trong độ tuổi

Trang 6

- Để có cơ sở vững chắc thực hiện PCGD trung học cần phải duy trì tốt thành quả PCGD tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng PCGD THCS

- Tăng cường kiểm tra, hỗ trợ cho các đơn vị gặp khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu vào chương trình PCGD trong huyện Tham mưu với Hiệu trưởng các trường TH, THCS phân công giáo viên phụ trách công tác PCGD phải nhiệt tình,

có tinh thần trách nhiệm đối với công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách phục vụ cho công tác PCGD tại địa phương, nếu giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị thay thế giáo viên khác

- Ngay đầu mỗi năm học (đầu tháng 9), Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cho các trường TH, THCS trong huyện lập danh sách học sinh của trường mình theo đơn vị xã (trong xã, ngoài xã) nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo danh sách học sinh ngoài xã Sau đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và chuyển các danh sách trên về cho Ban chỉ đạo các xã/thị trấn trong huyện để cập nhật chỉ số lớp vào sổ theo dõi PCGD cấp xã quản lý từ lớp 1 đến lớp 9 Ngoài ra, còn phải liên hệ với các trường THPT, TT GDTX trong tỉnh, các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong và ngoài tỉnh để nhận danh sách học sinh của trường và chuyển về cho Ban chỉ đạo các xã/thị trấn cập nhật vào sổ theo dõi PCGD trung học từ lớp 10 đến lớp 12, cũng như các lớp trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

- Sau khi kết thúc năm học (tháng 7), khi có kết quả xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học, tốt nghiệp THCS, kết quả thi Tốt nghiệp THPT hoặc

bổ túc THPT, tốt nghiệp THCN và dạy nghề Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng thực hiện tương tự trên để chuyển dữ liệu về cho các xã cập nhật số tốt nghiệp TH, THCS, THPT (2 hệ), THCN và dạy nghề để xác định được tỉ lệ đạt được của đơn

vị theo quy định, từ đó tìm ra nguyên nhân của những tiêu chí chưa đạt để tìm biệc pháp tháo gỡ và bổ sung kế hoạch cần thực hiện cho phù hợp

- Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo không ngừng chỉ đạo các trường trực thuộc phải duy trì tốt sĩ số học sinh hàng năm, ngăn chặn tình trạng học sinh

bỏ học, hạn chế học sinh lưu ban, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh có học lực yếu kém và tiếp tục mở các lớp phổ cập nhằm góp phần giữ vững và nâng cao thành quả phổ cập đã đạt được

Trang 7

- Đối với những trường phân công giáo viên phụ trách công tác PCGD bậc trung học mà trình độ vi tính còn hạn chế, Phòng Giáo dục và Đào tạo điều một số giáo viên làm công tác PCGD trung học có kinh nghiệm ở đơn vị khác để hỗ trợ việc nhập liệu vào chương trình PCGD trung học hàng năm cho các đơn vị trên

- Ngoài ra, huyện phải tập trung vào những công việc như: Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường; Thực hiện tốt đề án kiên cố hóa trường lớp, tăng cường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh; Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, các cơ sở giáo dục và nhà trường ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao đạo đức, phẩm chất của nhà giáo Tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại đúng thực chất, giáo dục tính trung thực cho học sinh, tính tự giác trong học tập, tính độc lập trong làm bài kiểm tra; Tăng cường công tác

“Xã hội hóa giáo dục” trong tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm nhằm đóng góp về tài lực, vật lực giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình độ văn hóa

* Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả công tác PCGD trung học cần: Thiết lập đúng, đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định; đảm bảo tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh lưu ban,

bỏ học ở các trường THPT, TT GDTX

IV Kết quả đạt được:

Với những việc làm đã nêu trên, đến năm 2011 huyện đạt được những kết quả như sau:

a) Tiêu chuẩn 1: Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về PCGD

THCS (17/17 xã-thị trấn)

b) Tiêu chuẩn 2: Có 8/17 xã-thị trấn đạt chuẩn PCGD trung học năm 2011,

đạt tỉ lệ: 47 % (chuẩn 90%) So với năm 2009 có 3 xã đạt (huyện công nhận); năm

2008 chưa có xã nào đạt chuẩn

c) Tiêu chuẩn 3:

- Trường TH đạt chuẩn quốc gia: 5/22, đạt tỉ lệ: 22,72% (chuẩn: 50%)

Trang 8

- Trường THCS đạt chuẩn quốc gia: 5/15, đạt tỉ lệ: 33,33% (chuẩn: 40%).

c) Tiêu chuẩn 4:

- Trường THPT đạt chuẩn quốc gia: 01 (chuẩn: 2 trường)

- Huyện có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên

* Với kết quả đạt được nêu trên, huyện Mỏ Cày Nam xếp thứ 2/9 huyện, thành phố trong tỉnh (sau Thành phố Bến Tre) về công tác PCGD trung học năm 2011

Phần 3: Kết luận

I Những bài học kinh nghiệm:

- Ban chỉ đạo cấp xã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ PCGD tại địa phương với vai trò nòng cốt là các trường TH, THCS đóng trên địa bàn

- Ban chỉ đạo huyện thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch phối hợp các thành viên Trong đó, với vai trò nòng cốt là Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, quí, năm, để Ban chỉ đạo huyện tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cho đồng chí Trưởng ban

- Nhà trường phải tích cực đổi mới công tác quản lý, công tác giảng dạy Chú ý giúp đỡ học sinh có học lực trung bình, yếu để mọi học sinh đều ham thích học tập, học giỏi từ đó kéo giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học

- Phát huy tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng cho việc xây dựng cơ sở vật chất, gây quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, ngăn chặn học sinh bỏ học, … Những xã gặp khó khăn cần có biện pháp huy động trẻ trong độ tuổi phổ cập còn ngoài nhà trường ra học các lớp bổ túc trung học cơ sở

- Gắn công tác PCGD với việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới để các lực lượng trong xã hội có trách nhiệm đối với công tác phổ cập giáo dục

Trang 9

- Tăng cường công tác kiểm tra nhằm thúc đẩy hoạt động của Ban chỉ đạo các xã/thị trấn liên tục, đúng tiến độ, qua đó sẽ phát hiện những nhân tố mới, kịp thời chấn chỉnh những nơi có phong trào yếu, hiệu quả thấp

- Ban chỉ đạo từ huyện đến xã phải phối hợp tốt với các trường THPT, TT GDTX trong và ngoài huyện, các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong và ngoài tỉnh để kịp thời cập nhật trình độ văn hóa của trẻ trong độ tuổi phải phổ cập nhằm hoàn thành tốt hồ sơ PCGD của Ban chỉ đạo các cấp

II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

Với đề tài này, nếu được thực hiện nghiêm túc và có bổ sung, điều chỉnh hợp

lý khi có vấn đề phát sinh chắc chắn huyện Mỏ Cày Nam sẽ hoàn thành công tác PCGD trung học ở năm 2015

Ngày đăng: 25/10/2017, 13:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w