1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp đổi mới công tác quản lý ở trường trung học cơ sở mỹ phước, huyện bến cát, tỉnh bình dương

27 813 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 318 KB

Nội dung

SKKN một số biện pháp đổi mới công tác quản lý ở trường trung học cơ sở mỹ phước, huyện bến cát, tỉnh bình dương

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài:

Trường trung học cơ sở Mỹ Phước được thành lập vào đầu tháng 7 năm

2011 theo đề án nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Bến Cát trong giaiđoạn 2010 đến 2020 Mục tiêu của trường là tạo môi trường học tập có nề nếp,

kỷ cương, học sinh năng động, nhạy bén trong tất cả các hoạt động học tập, vuichơi, tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao, tạo nguồn học sinh giỏi cho cáctrường trung học phổ thông trong huyện và tỉnh

Trường mới thành lập theo mô hình mới là đào tạo nguồn học sinh giỏitrung học cơ sở cho huyện Năm 2012, là năm thứ hai trường đi vào hoạt động.Với mô hình mới, những thử thách đặt ra cho trường không ít như về kinhnghiệm giảng dạy đối với giáo viên, kinh nghiệm quản lý Đặc biệt là kinhnghiệm quản lý đối với cán bộ quản lý Sau một năm đi vào hoạt động trường

đã bước đầu đạt được những kết quả Tuy nhiên, kết quả ấy còn quá “khiêmtốn” so với trông đợi của các cấp lãnh đạo, của tập thể giáo viên, của phụ huynhhọc sinh, học sinh Trong thực tế đã chứng minh, những hạn chế, chậm pháttriển ở ngành khác có thể chần chừ, nhưng đối với ngành Giáo dục thì phảikhẩn trương, nhanh chóng tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để đẩy mạnh chấtlượng giáo dục, đào tạo ra học sinh phát triển toàn diện Đây là nguồn lực quantrọng nhất trong các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học,

kỹ thuật, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnhcủa một quốc gia Bởi chúng ta biết rằng mọi của cải vật chất đều được làm nên

từ bàn tay và trí óc của con người Vì vậy, việc nghiên cứu tìm tòi biện pháp đểđổi mới công tác quản lý là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Đó

cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp đổi mới công tác quản

lý ở trường trung học cơ sở Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương”.

PHẦN NỘI DUNG

Trang 2

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC

1 Khái niệm quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệ giữa conngười với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội

và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo Các Máccoi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội,Ông viết: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiếnhành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa nhữnghoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là nhữngchức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sảnxuất với những hoạt động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thểsản xuất đó Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dànnhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

Như vậy, quản lý là quá trình ràng buộc và xử lý đối với sự vật trong phạm vi quyền lực; là quá trình tiến hành chỉnh lý và xử lý về nhân lực, vật lực

và các tài nguyên khác nhằm thực hiện mục tiêu xác định Hay nói cách khác, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung

2 Khái niệm quản lý giáo dục:

Có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản

lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát , một cách có hiệuquả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực ) phục vụ cho mục tiêuphát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Đối với cấp vimô: Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức,

có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đếntập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lựclượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệuquả mục tiêu giáo dục của nhà trường

Trang 3

Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động củachủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên vàhọc sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành vàphát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả quản lý có quan hệ chặt chẽ với kết quảquản lý Một hoạt động quản lý nào đó có kết quả, nhưng chưa chắc đã có hiệuquả, bởi tiêu tốn nhiều sức lực của không những nhà quản lý, mà còn của giáoviên và học sinh Chẳng hạn, việc triển khai đổi mới phương pháp dạy họctrong nhà trường, lúc đầu có thể tốn nhiều thời gian và sức lực của giáo viên;nhưng sau đó giáo viên vẫn tiếp tục mất nhiều công sức và thời gian mà kết quảdạy học vẫn không được cải thiện bao nhiêu thì rõ ràng hiệu quả quản lý củangười Hiệu trưởng là thấp và không thể chấp nhận

3 Về quản lý trường học (nhà trường).

a Ý nghĩa của việc quản lý trường học

Quản lý , lãnh đạo trường học là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạycủa giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ việc dạy và việchọc của cán bộ , nhân viên trong trường Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếpgiáo dục – đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục – đào tạo, hoạtđộng của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnhđạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng,tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đíchgiáo dục Đặc biệt trong thời đại ngày nay, nhà trường ngày càng phát triểnnhanh và mạnh cho phù hợp với yêu cầu thời đại và thực tiễn phát triển của đấtnước (số lượng giáo viên, học sinh ngày càng đông, cơ sở vật chất ngày càngnhiều, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục – đào tạo ngày càng phongphú, đa dạng ) yêu cầu quản lý, lãnh đạo nhà trường ngày càng cao và chặtchẽ nhằm tăng sức mạnh của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường

b Mục tiêu của công tác quản lý trường học :

Trang 4

- Bảo đảm kế hoạch phát triển giáo dục: Tuyển chọn học sinh vào lớp đầucấp đúng theo số lượng và chất lượng của Bộ Giáo dục – đào tạo qui định, duytrì số lượng học sinh đang học và hạn chế mức thấp nhất học sinh lưu ban, bỏhọc

- Bảo đảm chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục: tiến hành các hoạtđộng giáo dục theo đúng chương trình và bảo đảm yêu cầu đối với môn học vàcác hoạt động giáo dục

- Xây dựng đội ngũ giáo viên của trường có đủ phẩm chất, năng lực,đồng bộ về cơ cấu, có đủ loại hình để đảm bảo giảng dạy giáo dục học sinh đạtchất lượng cao Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên , nhân viên có trình độchuyên môn, nghiệp vụ thích hợp, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ giáo dục –đào tạo của nhà trường

- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ thiết thực chogiảng dạy và giáo dục

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục trong nhà trường, thốngnhất giáo dục với địa phương, cộng đồng

- Mục tiêu của quản lý hoạt động sư phạm nhằm hình thành và phát triểntoàn diện nhân cách học sinh

- Thường xuyên cải tiến công tác quản lý, lãnh đạo trường học theo tinhthần dân chủ hóa nhà trường, tạo hoạt động đồng bộ, có trọng điểm, có hiệuquả các hoạt động dạy học và giáo dục

c Bộ máy quản lý trường học:

Bộ máy quản lý trường học bao gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệutrưởng Hiệu trưởng nhà trường là thủ trưởng – người tổng chỉ huy một trường

Cụ thể, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm và có quyền quyết định về mặthoạt động của trường theo qui định của cấp trên; Phó Hiệu trưởng là người giúpviệc Hiệu trưởng quản lý và lãnh đạo nhà trường Phó hiệu trưởng chịu tráchnhiệm trước Hiệu trưởng và cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấptrên về các nhiệm vụ, công tác được phân công

d Cách thức quản lý, lãnh đạo trường học:

Trang 5

Hiệu trưởng quản lý, lãnh đạo nhà trường theo nguyên tắc tập trung dânchủ trên cơ sở phát huy rộng rãi sự tham gia dân chủ của giáo viên, cán bộ,nhân viên và học sinh toàn trường, thực hiện sự phân công, phân nhiệm rõ ràng,

cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị trong trường

Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng phải phối hợp các tổ chức quầnchúng, các lực lượng giáo dục, vận dụng phương pháp thuyết phục, giáo dục,hành chính, kích thích vật chất và tinh thần để phát huy sức mạnh tổng hợp,đồng bộ của nhà trường, bảo đảm thực hiện kế hoạch giáo dục – đào tạo có chấtlượng và có hiệu quả Thực hiện tốt quy trình quản lý kế hoạch , bao gồm: Xâydựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể , đúng đắn, tổ chức thực hiện kế hoạch đúng đắn,sáng tạo; chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sát sao; kiểm tra , đánh giá việc thựchiện kế hoạch thường xuyên, kịp thời, đúng đắn

e Vai trò, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của hiệu trưởng nhà trường trong công tác quản lý

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

“Điều 18 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1 Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

2 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Phó

Trang 6

Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

3 Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường

4 Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học.

Điều 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng

Trang 7

giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường

tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”

4 Nội dung đổi mới quản lý giáo dục

Một trong những nội dung về đổi mới công tác quản lý là đổi mới hoạtđộng lãnh đạo, quản lý của các bộ lãnh đạo, quản lý ở đơn vị Trước hết, ta nói

về hoạt động lãnh đạo Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạomang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục ngườikhác để họ đồng thuận với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trươnghướng tới mục tiêu nào đó Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt ngườikhác dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng màkhông mang tính cưỡng bức đối với người khác Cán bộ lãnh đạo cũng cần có

kỹ năng lãnh đạo, nhưng các kỹ năng này khó định hình và khó đào tạo Cán bộlãnh đạo thường phải rèn luyện qua hoạt động thực tiễn Vũ khí người lãnh đạo

là hệ thống tri thức được tổ hợp chặt chẽ có tác dụng định hướng tương lai chođơn vị, cán bộ lãnh đạo quản lý phải có kỹ năng đủ để thuyết phục người kháctin cậy đối với người khác để họ tự nguyện trao quyền lãnh đạo cho mình Còn

Trang 8

đối với hoạt động quản lý, quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được quy định

rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định Kỹ thuật quản lý có thể nghiên cứu vàđào tạo Nhà quản lý có thể được nghiên cứu và đào tạo Nhà quản lý sử dụngquyền lực để điều hành

Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Điểmchung của hai hoạt động này là đều đạt đến mục đích mong muốn thông quahành động của người khác Nói cách khác, hoạt động lãnh đạo và hoạt độngquản lý là hoạt động điều khiển con người Điểm khác biệt giữa chúng là ở chỗlãnh đạo sử dụng uy tín và sự thuyết phục nhiều hơn, sử dụng quyền lực ít hơn,quản lý sử dụng quyền lực nhiều hơn Quản lý thường theo một quy chế rõràng Lãnh đạo không dựa nhiều vào quy chế mà dựa vào sự thuyết phục

Trong thực tế, khó tách bạch hai hoạt động này trong con người cán bộ.Cán bộ nào cũng đồng thời thực hiện cả vai trò lãnh đạo lẫn vai trò quản lý Vìthế, người ta thường gọi chung là hoạt động lãnh đạo quản lý Đặc biệt trongtrường học thường thì Hiệu trưởng cũng vừa bí thư chi bộ

Quản lý hoạt động sư phạm, quản lý hoạt động dạy học của các tổ trưởngchuyên môn, phó hiệu trưởng chưa thật sự đi vào thực chất của công tác quản lýhoạt động sư phạm, sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lývào hoạt động sư phạm được tiến hành bởi tập thể giáo viên , học sinh , sự hỗtrợ của các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ PHƯỚC, HUYỆN BẾN CÁT

1 Khái quát chung về trường Trung học cơ sở Mỹ Phước

Trường Trung học cơ sở Mỹ Phước là trường tạo nguồn học sinh giỏi củatỉnh Bình Dương, được tọa lạc tại Khu phố III, thị trấn Mỹ Phước, huyện BếnCát Được thành lập theo đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo củahuyện Bến Cát từ 2010 đến 2015 và định hướng đến năm 2020 Hoạt động theo

Đề án trường tạo nguồn học sinh giỏi của Ủy ban nhân dân tỉnh

Trang 9

Tuyển sinh đầu cấp mỗi năm là 90 học sinh, quy mô phát triển số lớp tốiđa: 12 lớp mỗi khối 3 lớp từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi lớp tối đa 30 học sinh.

Học sinh được thi tuyển vào với ba môn thi : Ngữ văn, Toán , TiếngAnh

Giáo viên được điều chuyền từ các trường Trung học cơ sở trong huyện

2 Thực trạng công tác quản lý ở trường Trung học cơ sở Mỹ Phước thời gian qua

a Quản lý về nhân lực:

* Về công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên:

Khái quát về đội ngũ giáo viên của Trường:

Ban giám hiệu: 2 (đạt trình độ đại học).

Giáo viên: 25 (Trong đó: 18 giáo viên đạt trình đại học, 7đạt trình độ cao đẳng)

Trong năm học 2011 – 2012: Để quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhânviên, Ban giám hiệu đã tiến hành kiểm tra các hoạt động sư phạm, hoạt độnggiáo dục của giáo viên của nhà trường

- Kiểm tra hoạt động sư phạm, hoạt động dạy học:

+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên bao gồm kế hoạch, bài soạn, hồ

sơ công tác chủ nhiệm định kỳ 1 lần/ tháng/giáo viên

+ Kiểm tra qua dự giờ thăm lớp: 50% trên tổng số giáo viên theo chỉ tiêucủa Sở Giáo dục – Đào tạo, trong năm học 2011 – 2012 Ban giám hiệu dự giờgiáo viên 54 tiết/22 giáo viên, mỗi giáo viên được Ban giám dự giờ ít nhất 2tiết/năm học Ngoài dự giờ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng và tổ phó chuyênmôn tổ chức dự giờ giáo viên 2 tiết/năm học

- Kiểm tra các hoạt động của các bộ phận khác: các hồ sơ, sổ sách củacán bộ phụ trách thư viện, cán bộ phụ trách thiết bị, cán bộ phụ trách phòngSinh, cán bộ phụ trách phòng Vi tính, kiểm tra công tác bộ phận Văn thư 2lần/ học kỳ, vào thời gian đầu và cuối học kỳ Qua các lần kiểm tra, rút ra nhậnxét, đánh giá qua phiên họp hội đồng sư phạm

Trang 10

- Hiệu trưởng kiểm tra toàn diện các tổ chuyên môn 1 lần/học kỳ, baogồm toàn bộ hồ sơ sổ sách quản lý của Tổ trưởng chuyên môn, và các hồ sơ sổsách của giáo viên trong tổ.

Nhìn chung, công tác kiểm tra, quản lý đội ngũ cán bộ , giáo viên củaHiệu trưởng trong năm học 2011 - 2012 còn nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ,công tác tổ chức các bộ phận kiểm tra, phối hợp phân công, phân nhiệm chưa

cụ thể, rõ ràng, việc nhận xét, đánh giá còn chung chung, chưa thực hiện tốtcông tác tư vấn sau kiểm tra Đây cũng chính là nguyên nhân làm chất lượnggiáo dục chưa cao

Bên cạnh đó, qua phân công, nhận giáo viên về hàng năm, nguồn nhânlực giáo viên của trường mặc dù tạm ổn, tuy nhiên về kinh nghiệm giảng dạycủa giáo viên (chưa nói trình độ chuyên môn) vẫn chưa đồng đều giữa các bộmôn Cán bộ quản lý cấp tổ trở lên chưa kinh qua công tác quản lý tổ Hầu hếtcác giáo viên được điều động các nhiều trường trung học cơ sở khác tronghuyện như trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, trường trung học cơ sở LaiHưng, trường trung học cơ sở Long Bình, trường trung học cơ sở Hòa Lợi,trường trung học cơ sở Bình Phú, trường trung học cơ sở Quang Trung, trườngtrung học cơ sở Phú An, và một số sinh viên mới ra trường, chính vì nguồn giáoviên qui tụ từ các trường khác nhau trên địa bàn quản lý nên việc áp dụng, kỹnăng, phương pháp quản lý phải phù hợp trong hệ thống các phương pháp : thiđua, kinh tế, pháp chế

Việc thực hiện các chức năng của công tác quản lý như kế hoạch hóa, tổchức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chưa đi vào chiềusâu , hoạt động của tổ chuyên môn còn nặng về quản lý hành chính như xét thiđua, qui định giờ giấc, phổ biến pháp luật, văn bản hành chính chưa đi sâu vàonội dung hoạt động sư phạm, hoạt động giảng dạy: như làm thế nào học sinhtiếp thu bài giảng tốt nhất, làm thế nào để giáo dục học sinh chưa ngoan, Làmthế nào học sinh yêu thích môn học…

* Về quản lý học sinh:

Trang 11

Qua công tác tuyển sinh hàng năm, nguồn học sinh tuyển sinh vào trườngvẫn có điểm chuẩn chưa được cao so với các trường có lớp tạo nguồn kháctrong tỉnh Cụ thể:

Năm học 2011 – 2012: Dự kiến tuyển sinh 3 lớp 6, 3 lớp 7 với số họcsinh 180 học sinh nhưng qua kết quả thi tuyển chỉ tuyển được : 3 lớp 6 với 90học sinh và 48 học sinh lớp 7

Điểm bình quân tuyển vào : Khối 6 : 30,3; khối 7 là 24,36 sau khi nhân

hệ số 2 cho 2 môn Văn, Toán và Anh văn hệ số 1

Năm học 2012 -2013: Dự kiến tuyển sinh bổ sung thêm 42 học sinh lớp

8, và 3 lớp 6 Nhưng kết quả chỉ tuyển được 3 lớp 6 với 65 học sinh và 15 họcsinh lớp 8

Điểm bình quân tuyển vào : Khối 6: 29.96 , 8 là 19,11 sau khi nhân hệ số

2 cho 2 môn Văn, Toán và Anh văn hệ số 1

Nguồn tuyển sinh, chất lượng không cao đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân tác động, gây áp lực cho công tác quản lý, cũng như giảng dạy củagiáo viên Chính sức ép về áp lực làm cho không khí hoạt động trong trườngthêm căng thẳng

Sau một năm với sự cố gắng nỗ lực của thầy cô giáo kết quả học tập củahọc sinh chưa được cao Các giải học sinh giỏi dành cho lớp 7 chỉ có đạt cấphuyện, chưa đạt giải vòng tỉnh

Trong năm học 2011 - 2012, để quản lý học sinh, bộ phận trực tiếp quản

lý học sinh, nhà trường có phân công 01 giám thị phụ trách, hàng ngày quan sát,theo dõi việc chấp hành nội quy của học sinh, điểm danh hàng buổi học, ngoài

bộ phận giám thị , tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong còn phân công đội Sao đỏtheo dõi kiểm tra chéo giữa các lớp Hiệu trưởng quản lý học sinh gián tiếp quacác tổ chức, bộ phận quản lý như giám thị, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụtrách Đội Các bộ phận thực hiện công tác báo cáo cho Hiệu trưởng bằng vănbản, thông qua cuộc họp giao ban giữa hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cán

bộ phụ trách Đội, giám thị vào sáng thứ hai hàng tuần Tuy nhiên, sự phối kếthợp giữa các tổ chức, bộ phận chưa thực sự chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ và liên

Trang 12

tục Nên các số liệu báo cáo chưa chính xác, khách quan, còn mang tính chủquan Chính vì thế, việc đưa ra các biện pháp giáo dục chưa mang tính khả thi.

Ngoài ra, kết quả bài kiểm tra học sinh, qua đó hiệu trưởng đánh giá chấtlượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh Nhà trường tổchức kiểm tra tập trung các môn vào sáng thứ bảy nhằm đảm bảo khách quantrong việc ra đề kiểm tra

b Quản lý về cơ sở vật chất:

Trường mới thành lập, cơ sở vật chất: có 44 phòng kiên cố Trong đó: có

12 phòng học, 8 phòng nghỉ cho học sinh, 1 phòng truyền thống, 2 phòng nghỉgiải lao của giáo viên, 8 phòng hiệu bộ, 3 phòng thí nghiệm (trong đó có 1phòng Sinh đã trang bị, phòng Lý và phòng Hóa chưa trang bị), 2 phòng Vitính, 1 phòng Âm nhạc , 1 phòng Mỹ thuật, 1 phòng Thư viện, 1 phòng ngoạingữ Để đáp ứng nhu cầu trang thiết bị cho trường bán trú tạo nguồn học sinhgiỏi thì vẫn chưa đầy đủ

Bằng sự năng động của đội ngũ quản lý, Hội đồng nhà trường, sự ủng hộnhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh, cùng với sự quan tâm của Sở Giáo dục vàĐào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo, của chính quyền địa phương nhà trường đãxây dựng được một cơ sở vật chất và mua sắm, trang bị số lượng thiết bị dạyhọc đáng kể, song so với nhu cầu phát triển nhà trường trong giai đoạn côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì còn thiếu nhiều, chưa được đồng bộ, đặcbiệt vấn đề quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản

lý, sử dụng bảo quản và tăng cường mua sắm, bổ sung để đáp ứng yêu cầuchiến lược phát triển

3 Đánh giá thực trạng

a Thuận lợi trong công tác quản lý

- Được sự quan tâm của Lãnh đạo huyện, nâng cấp và cải tạo trung tâmdạy nghề thành trường THCS Mỹ Phước

- Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và đào tạo Bình Dương, PhòngGiáo dục và đào tạo Bến Cát từng bước trang bị bổ sung cơ sở vật chất cho nhà

Trang 13

- Trường Trung học cơ sở Mỹ Phước theo mô hình tạo nguồn học sinhgiỏi và bán trú đầu tiên trong huyện đáp ứng được nguyện vọng của đông đảophụ huynh nên rất được sự ủng hộ của của phụ huynh học sinh trong huyện.

b Khó khăn

- Hầu hết các tổ trưởng và tổ phó chuyên môn ở các tổ chưa kinh quacông tác quản lý tổ nên chưa được trải nghiệm trong thực tiễn

- Đội ngũ chưa đồng bộ, giáo viên kinh nghiệm lâu năm trong nghề còn ít

so với tổng số giáo viên hiện có, khoảng 15% giáo viên mới ra trường, nhânviên ở các bộ phận khác mới như kế toán, thủ quỹ, văn thư, giám thị mới đượctuyển dụng

- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ như sân bãi cho học thể dục (nhà tập thể dục

đa năng), nhà ăn, nhà bếp dành cho học sinh bán trú, phòng thí nghiệm Lý,phòng thí nghiệm Hóa, phòng Công nghệ Điều này cũng làm hạn chế việc tổchức các hoạt động nhằm phục vụ học tập và vui chơi giải trí cho học sinh

- Giáo viên được điều chuyển về từ các trường khác nhau trong huyện, dù

là trường trung học cơ sở trong huyện nhưng mỗi Hiệu trưởng đều có phongcách lãnh đạo, quản lý khác nhau chính đều này tác động đến tính cách của từnggiáo viên mỗi trường khác nhau, đây chính cũng là thử thách về quy tụ sứcmạnh đồng bộ đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng

- Quản lý hoạt động sư phạm và hoạt động dạy học chưa có hiệu quả

- Do có nhiều kinh nghiệm trong nhiều năm làm công tác quản lý cũngnhư công việc được lặp đi lặp lại (ông bà ta nói "xuân, thu nhị kỳ”) nên thườngkhông thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức thựchiện, kiểm tra, đánh giá Kế hoạch quản lý hoạt động dạy học của các chủ thểquản lý chưa khoa học, nhịp nhàng, và hiệu quả thậm chí rời rạc, khập khiểng,chưa có sự tương tác, thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên, hoạt độnghọc của học sinh nhằm thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ dạy học

- Công việc của hiệu trưởng phụ thuộc nhiều vào sự "nhắc nhở” củaPhòng Giáo dục như làm báo cáo, sơ kết, tổng kết, công khai,…tức là thiếu sựchủ động, sáng tạo

Ngày đăng: 04/02/2015, 19:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
2/ Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS (theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS
3/ Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT (theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT
5/ Công tác Đảng và Đoàn thể trong trường học - Nhà xuất bản chính trị - hành chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác Đảng và Đoàn thể trong trường học
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị - hành chính
4/ Một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Nhà xuất bản chính trị - hành chính Khác
6/ Nguyễn Văn Huấn, Sở GDĐT Bến Tre, Hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THCS, THPT Khác
7/ Trần Kiểm (2008) Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo Dục – TP.HCM Khác
9/ TS. Nguyễn Đức Lợi (2008) Giáo trình Khoa học quản lý. Nxb Tài chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w