Tập đọc là một phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó giữ vai trò cực kì quan trọng, trước hết giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng đọc một văn bản.. Vì vậy tôi đã chọn đề tài
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi: Hội Đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh
Tác giả sáng kiến: HUỲNH THỊ SƯƠNG
Đơn vị: Trường tiểu học Tân Hội
Đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giúp cho học sinh lớp 2
hứng thú trong giờ Tập đọc”
Lĩnh vực áp dụng Chuyên môn: Tiếng Việt
Phần mở đầu
I Bối cảnh của đề tài
Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng, môn học Tiếng Việt là một môn học quan trọng , chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Môn này có đặc trưng cơ bản là nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác Ở nước ta môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là một môn học chính ở nước ta, trong đó không thể không kể đến phân môn Tập đọc Tập đọc là một phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó giữ vai trò cực kì quan trọng, trước hết giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng đọc một văn bản
II Lí do chọn đề tài
Hiện nay học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được nhu cầu hình thành kĩ năng đọc Các
em chưa nắm được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản Giáo viên tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập đọc, thậm chí giáo viên còn sa vào giảng văn, sợ các em không hiểu Điều
Trang 2đó dễ làm cho các em nhàm chán trong giờ Tập đọc, các em không có hứng thú học Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó đòi hỏi
cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Nhưng dạy như thế nào để các em hứng thú, yêu thích môn Tập đọc Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy Tập đọc Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Giúp cho học sinh lớp 2 hứng thú trong giờ Tập đọc” nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc và các môn học khác trong nhà trường
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Việc đổi mới phương pháp dạy học tất cả các môn học là hết sức cần thiết bởi vì nó nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Song đề tài này chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi giúp cho học sinh hứng thú trong giờ Tập đọc
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 2
IV Mục đích nghiên cứu
- Củng cố kinh nghiệm giảng dạy của cả tổ Qua đó thấy được
những tồn tại
trong giảng dạy môn Tập đọc
- Giúp các em nhớ lâu kiến thức sau mỗi tiết học
- Nâng cao chất lượng đọc tốt cho học sinh, các em tập trung vào bài học hơn
- Đưa ra một số biện pháp giúp các em hứng thú, ham thích giờ Tập đọc
- Để có cơ hội trao đổi phương pháp dạy Tập đọc ở bạn bè đồng nghiệp
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Giúp các em cảm thụ được tình cảm chứa trong từng bài học
Trang 3- Hăng hái trong học tập, nhiều đối tượng được tham gia cùng tìm hiểu bài giảng
- Các em nhớ lâu kiến thức hơn
Phần nội dung
I Cơ sở lí luận
Phân môn Tập đọc có vị thế đáng kể, tập đọc là nhóm bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, có năng lực nghe, nói, đọc, viết Quá trình dạy học gồm hai mặt có mối quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức Người học
Trang 4sinh là đối tượng của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức
Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động
cơ nhận thức sâu sắc Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được
Khi đọc một tác phẩm về văn chương, thấu hiểu những gì mà người viết muốn gởi vào đó sẽ rung động về nhận thức mà còn cảm thụ về tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, khơi dậy được sức sáng tạo trong mỗi người học Ngược lại đọc mà không thấu hiểu những vấn đề được viết thì người học sẽ không được hưởng thụ những gì mà giáo dục dành cho họ
Đặc biệt trong thời đại hiện nay thì biết đọc và đọc hiểu là vấn đề rất quan trọng Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời
Vì vậy dạy Tập đọc có ý nghĩa rất quan trọng
II Thực trạng của việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2
1 Thuận lợi
- Nhà trường có máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy
- Nhà trường có tổ chức những buổi chuyên đề về phân môn Tập đọc
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác, có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định
- Hàng tuần có 3 tiết Tập đọc vào buổi chính thức và 2 tiết luyện đọc thêm vào buổi thứ 2
- Bài Tập đọc có tranh ảnh đẹp và nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học gây hứng thú cho các em khi học bài
- Học sinh ngoan, ham học hỏi, có hứng thú trong phân môn Tập đọc
2 Khó khăn
2.1 Học sinh
Trang 5Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, học sinh tiểu học còn nhỏ, sự tự giác trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu ( chưa rành mạch, còn ấp úng, ngân nga, nhát gừng, chưa thật thông hiểu văn bản) Các em còn có thói quen đọc thiếu ý thức ( đồng thanh nhiều, ít được nhắc nhở uốn nắn nên đọc
ê a, vội vã, hấp tấp)
Do ảnh hưởng của cách phát âm, chẳng hạn như: phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: tr/ch; s/x; Đọc còn dùng từ địa phương: tôi/tui; đất/đứt
2.2 Giáo viên
- Còn lúng túng trong phần tìm hiểu bài Đây là điểm vướng mắc khá phổ biến mà nhiều giáo viên vẫn chưa tìm ra cách gỡ Một số giáo viên lúc nào cũng thấy giảng chưa đủ học sinh hiểu, mà quên rằng học sinh tiểu học tiếp thu kiến thức ít hơn học sinh Trung học cơ sở
- Các bước lên lớp còn công thức, chưa linh hoạt, mềm dẻo Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu Các em nặng về học vẹt, năng về nội khóa, chưa coi trọng ngoại khóa, chưa khuyến khích các em đọc thêm sách báo ở nhà Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh Các em đọc còn gặp khó khăn khi tiếp xúc với những câu văn dài và đọc phân vai
- Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu cũng là lỗi thường gặp trong trong tiết Tập đọc Trong giờ dạy, nhất là những giờ có người dự, nhiều giáo viên cố tình bỏ quên đối tượng này Nguyên nhân là do các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm tốc độ giờ dạy
III Các biện pháp đã tiến hành để giúp cho học sinh lớp 2 hứng thú trong giờ Tập đọc
1 Tạo hứng thú trong giờ Tập đọc qua việc đọc mẫu của giáo viên
Trang 6- Học đối với học sinh là bổn phận thì kết quả đạt được rất thấp, nhưng nếu bổn
phận có cả tình yêu, hứng thú học tập thì đạt kết quả càng cao Vì vậy, tôi đã
cố gắng rèn luyện cho các em yêu thích, hứng thú học tập bằng cách chuẩn
bị phần đọc mẫu thật kĩ càng, cẩn thận, đọc nhiều lượt trước khi lên lớp, đọc đúng từng từ, từng ngữ, từng từ có dấu hỏi, dấu ngã; ngắt nghỉ chính xác, đọc đúng ngữ điệu và thật diễn cảm Đọc thế nào để khi nghe, học sinh biết rung cảm trước những văn bản trữ tình
- Phần học sinh luyện đọc, giáo viên uốn nắn các em từng li, từng tí Hướng dẫn học sinh đọc một văn bản, phải luôn tạo sự trầm bổng để gây nên sự truyền cảm, sâu lắng Ngoài ra giáo viên còn hướng dẫn học sinh cách đọc một câu kể, một câu hỏi, một câu cầu khiến
- Để giáo dục học sinh yêu thích, hứng thú môn Tập đọc không chỉ một giờ,
một ngày mà đòi hỏi người giáo viên phải luôn có ý thức rèn luyện cho học sinh trong mọi tiết học nếu không muốn nói là thường xuyên
2 Tạo hứng thú trong giờ Tập đọc qua cách giới thiệu bài
- Giáo viên còn tạo hứng thú trong môn Tập đọc qua cách giới thiệu bài Tiết
Tập đọc bao giờ cũng có tranh, nhưng tranh vẫn chưa đủ để chuyển tải mà thông qua tranh chúng ta cần dắt học sinh vào bài bằng những lời văn mượt
mà, bóng bẩy và duyên dáng Qua cách sử dụng giới thiệu bài tôi mang hoài bão giúp cho học sinh sau này biết cách mở bài ở những bài văn lớp trên Từ những phút đầu tiên vào bài, tôi đã tạo cho học sinh có điều kiện nhập cuộc,
để cho học sinh được nói; ví như ông Vũ Khắc Tuân viết: “Giới thiệu bài là cho học sinh tự nhập cuộc bài học, tạo nên tiền đề xuất phát, xuất phát hào hứng thì diễn biến của bài học sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp”
Trang 7Có một lần, khi dạy bài bạn của Nai Nhỏ sau khi treo tranh, tôi hỏi:
“Trong tranh có những con vật nào? Có học sinh trả lời: “Thưa cô! Có Nai,
có Sói, có Hươu” Tôi lại giới thiệu tiếp: “Đúng rồi! Các em biết không? Trong lớp mình em nào cũng muốn kết thân với các bạn tốt, học giỏi và chăm ngoan Còn Nai Nhỏ đã chọn bạn như thế nào? Muốn biết rõ điều đó, hôm nay các em sẽ học bài: Bạn của Nai Nhỏ nhé!
Một lần khác khi dạy bài: Cây xoài của ông em, sau khi treo tranh lên bảng,
tôi lại hỏi:
Trong tranh vẽ cây gì?
Thưa cô, cây xoài
Các em thấy có đẹp không?
Dạ, đẹp
Để có được cây xoài vừa đẹp, vừa xum xuê như thế này, người ông đã
ra sức chăm bón Giờ đây, ông mất đi đã để lại cho hai mẹ con cậu bé những tình cảm sâu sắc như thế nào? Học bài “Cây xoài của ông em” các em sẽ hiểu rõ điều đó
3 Tạo hứng thú trong giờ Tập đọc qua sử dụng phương pháp động não
- Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp động não vào phần tìm hiểu nội dung
chính của bài Bởi vì, chính sau khi học văn bản, thì học sinh rút ra văn bản muốn nói
lên điều gì? Muốn khuyên học sinh điều gì? Qua đó, chúng ta giáo dục cho học sinh
cách diễn đạt ý chính của văn bản mang tính chất đa dạng, phong phú nhưng rất cô
Trang 8đọng
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Tôm Càng và Cá Con” sau phần đàm
thoại tìm hiểu nội dung bài, tôi tìm cách gợi lên những nhân vật các em đã học bằng cách thêm hai câu hỏi nhỏ:
Tôm Càng là nhân vật như thế nào? Nhiều học sinh đưa tay và lần lượt nêu:
+ Tôm Càng rất nhanh trí
+ Tôm Càng rất thông minh
+ Tôm Càng rất dũng cảm
+ Tôm Càng rất yêu thương và bảo vệ bạn
+ Tôm Càng thật đáng yêu
Tôi lại đặt thêm một câu hỏi nữa:
Các em còn nhớ nhân vật nào có tính cách, đặc điểm giống như Tôm Càng mà các em đã học không? Thế là cả lớp cùng đưa tay, rồi lần lượt nêu:
+ Giống bạn của chú Nai Nhỏ
+ Giống chú Gà Rừng trong chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn + Giống chú Khỉ trong chuyện Quả tim khỉ
+ Giống chú Ngựa trong chuyện Bác sĩ Sói
Sau khi hết thời gian, tôi cảm nhận các em còn tiếc nuối vì chưa được phát biểu, còn tôi cảm thấy vui khi các em mạnh dạn, hào hứng trong tiết học
4 Tạo hứng thú trong giờ Tập đọc qua những việc tổ chức các trò chơi luyện đọc
Có thể tổ chức trò chơi vào cuối tiết học (nếu còn thời gian) để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng Các trò chơi được tổ chức dưới các hình thức sau:
- Thi đọc nhanh, thuộc giỏi
Trang 9- Thi đọc tiếp sức
- Thả thơ
- Đọc thơ truyền điện
- Đóng kịch
- Chọn người uyên bác
- Kể lại cái đã đọc (áp dụng cho từng bài đọc) để giúp các em thể hiện bằng lời, bằng ngữ điệu và tỏ rõ thái độ của mình đối với điều đã học Đây chính là dịp các em rèn cách sử dụng vốn từ, ngôn ngữ làm sống lại cách diễn đạt có hình ảnh theo cách suy nghĩ của riêng mình và phát triển ngôn ngữ cho học sinh Sau khi học sinh kể xong giáo viên cần chú ý sửa từ, sửa câu và chính tả
Ví dụ: Bài Bé Hoa - Tiếng Việt 2 - Tập 1
Sau khi học xong bài tập đọc, giáo viên cho học sinh dựa vào những hiểu biết của mình kể lại cho cả lớp nghe về gia đình bạn Hoa
5 Tạo hứng thú trong giờ Tập đọc qua việc sử dụng phương tiện dạy học
Các phương tiện dạy học truyền thống như: sách giáo khoa, bảng đen, phấn trắng chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy – học mà giáo viên còn phải chuẩn bị thêm tư liệu khác như: phim ảnh, nhạc và nếu được thu thập trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ gây được tính hứng thú
từ các em trong giờ học
Ví dụ: Khi dạy bài “Quà của bố” nếu được cài đặt thêm các hình
ảnh về các
con vật được nêu trong bài như: cà cuống, niềng niễng, cá sộp, cá chuối, xập xành,
con muỗm, con dế…thì sẽ thu hút, lôi cuống được sự chú ý của học sinh
Trang 10Hay khi dạy bài “Sông Hương” chúng ta cần chuẩn bị đoạn phim ghi hình về cảnh đẹp của dòng sông Hương hoặc cảnh đẹp của thành phố
Huế,…sẽ tạo cho các em ham thích học hơn
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu Kết thúc năm học, đa số học sinh đã nắm được cách đọc và tạo cho giờ học thêm sinh động, sôi nổi
Kết quả cụ thể được thể hiện qua bài kiểm tra như sau:
Kết quả môn Tiếng Việt năm học 2010 -2011:
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1 8,0 2 8,0 5 28,0 7 28,0 10 40,0 0 0 1 4,0 3 12,0 5 20,0 16 64,0
Kết quả môn Tiếng Việt năm học 2011 -2012:
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1 3,7 2 7,4 5 18,5 6 22,2 13 48,1 0 0 0 0 2 7,4 5 18,5 20 74,1
Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy chất lượng năm học 2011 -2012 trội hơn hẳn so với năm học 2010 -2011 Đây là kết quả đáng khích lệ sau
những nổ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh lớp 21 năm học
2011-2012
Trang 11
Phần kết luận
I Những bài học kinh nghiệm
Để nâng cao chất lượng môn Tập đọc giáo viên cần phải:
- Nắm chắc nội dung dạy học, các kiến thức và kĩ năng cần thiết để trang bị cho học sinh
- Giáo viên cần có thái độ mềm dẻo, không cứng nhắc khi dạy học
- Giáo viên cần luyện đọc thường xuyên để có giọng đọc thật chuẩn có sức thuyết phục
- Nắm được đặc điểm của từng học sinh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp
- Dạy học không phải một giờ, một tiết học mà phải thực hiện thường xuyên
- Cần phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo trong học tập, cho học sinh tự do phát biểu ý kiến để rèn luyện tính tích cực trong học tập
- Giảng dạy nhiệt tình, tạo lên không khí học tập sôi nổi để giúp mọi đối tượng học sinh nắm bắt được kiến thức, rèn luyện kĩ năng Đặc biệt chú trọng việc rèn thói quen có nền nếp học tập tốt cho học sinh Hướng dẫn cho các em biết phương pháp tự học ở nhà để đến lớp các em dễ hiểu bài hơn
- Ngay từ đầu năm học cần phân loại học sinh để có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm gặp học sinh yếu kém, tích cực kiểm tra, theo dõi thường xuyên kết quả, sự tiến bộ về đọc của học sinh
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Qua các biện pháp đã nêu đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của giờ Tập đọc Tạo được không khí thoải mái cho giờ học, làm cho học sinh yêu thích, hứng thú hơn đối với môn Tập đọc
III Khả năng ứng dụng, triển khai