Tình hình thực hiệ công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần SPR việt nam
Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương MỤC LỤC Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 1 Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương LỜI MỞ ĐẦU Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Nâng cao năng suất lao động là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo uy tín và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tiền lương là một vấn đề kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Từ việc gắn tiền lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và việc phát triển cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời. Từ đó sẽ phục vụ đắc lực cho mục đích cuối cùng là con người thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, làm cơ sở để nâng cao đời sống lao động và cao hơn là hoàn thiện xã hội loài người. Thấy được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Kế toan tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần SPR VIỆT NAM” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp .Báo cáo thực tập bao gồm 3 phần chính : Phần I: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Phần II: Tình hình thực hiệ công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần SPR việt nam Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần SPR việt nam. Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Nên Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 2 Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương PhầnI. Cơ sở Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương I. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Khái niệm lao động, tiền lương 1.1. Lao động Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình SXKD và là yếu tố mang tính chất quyết định, lao động là hoạt động chân tay; trí óc của con người nhằm biến đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu của con người. 1.2. Tiền lương Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của CNV đã bỏ ra trong quá trình SXKD. Đó là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra trả cho người lao động theo số lượng chất lượng và kết quả lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa của lao động tiền lương và các khoản trích theo lương Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành ba yếu tố cơ bản của quá trình SXKD. Trong ba yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố cơ bảo nhất vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động cũng chỉ là vật vô dụng. Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao thì việc phân công lao động và sử dụng lao động phải hợp lý, phải phát huy sở trường của từng người lao động. Xác định tiền lương cho từng người lao động một cách đúng đắn là điều kiện cần thiết và vô cùng quan trọng, vì chi phí về lao động là một trong những chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí lao động sống góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiền lương là điều kiện đẻ cải thiện, nâng cao tay nghề không ngừng tăng năng xuất và hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp. Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 3 Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3. Nhiệm vụ của kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương - Phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của CNV - Tính đúng và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản khác lien quan đến lương của CNV, quản lý chặt chẽ việc sử dụng và chi chi tiêu quỹ lương. - Tính toán phân bổ chính xác chi phí về tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng lien quan. II. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triễn của công ty CP SPR Việt Nam Công ty Cổ Phần SPR Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là SPR Vietnam Joint Stock Company – gọi tắt là SPR Vietnam hay SPR) chính thức thành lập tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 07 năm 2008 theo giấy phép kinh doanh số 0102025942 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. Trụ sở của công ty hiện tại ở Lô 58, tập thể Liên hiệp thực phẩm – phường Phú La – Quận Hà Đông - Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động chính của SPR Việt Nam là tư vấn, cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ liên quan đến các hệ thống thông tin tổng thể, dịch vụ tối ưu hóa về hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng máy tính, hệ thống lưu trữ, an ninh bảo mật, mua bán linh kiện máy tính, máy tính đồng bộ, máy tính xách tay, thiết bị văn phòng, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ kiện, phần mềm, tư vấn dự án và dịch vụ thiết kế, đào tạo và chuyển giao công nghệ: - Nghiên cứu, tư vấn, sản xuất, tích hợp các hệ thống thông tin và ứng dụng vào các công nghệ khác ; - Mua bán, cung cấp, triển khai, lắp đặt các thiết bị, sản phẩm và dịch vụ tin học, viễn thông, hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị điện, điện tử, y tế, thiết bị thí nghiệm; Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước, đồng thời Ban lãnh đạo công ty tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân viên ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng, phát triển mạng lưới khách hàng khắp cả nước, SPR Việt Nam đang vững bước trưởng thành để trở thành một trong những Công ty ICT hoạt động chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ chuyên gia năng động, nhiệt huyết và Ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, mọi Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 4 Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thành viên trong gia đinh SPR cùng làm việc với nhau theo phương châm: “Đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tập thể, tận tụy với công việc và tận tâm với khách hàng.” Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hài kỳ đại hội cổ đông. CTHDQT có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của HDQT. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số ,thực hiện chức năng lãnh đạo, quqnr trị công ty bằng các nghị quyết, quyết định của HDQT, định kỳ 1 thánh họp một lần có thể bất thường về những vấn đề đột xuất. Ban Giám đốc: Là những người quản lý điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước HDQT và cổ đông về trách nhiệm điều hành hoạt động doanh nghiệp. Kinh doanh dự án bán lẻ: Là bộ phận lập các dự án và khỏa sát tình hình nơi các địa phương làm việc và chịu hoàn toàn trách nhiệm mọi hoạt động tại nơi có dự án Công nghệ kỹ thuật : Sáng tạo những công nghệ mói của công ty. Bảo hành bảo trì : Sữa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc của công ty Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 5 Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Kinh doanh Dự án/ Bán lẻ Công nghệ Kỹ thuật Bảo hành Bảo trì Hành chính Kế toán Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hành chính kế toán : theo dõi mọi hoạt động KD của công ty dưới hình thái tiền tệ ,hạch toán và xác định kết quả KD.thanh toán với người mua,ngân hàng,ngân sách nhà nước theo dõi cơ cấu vốn hình thành nên tài sản Đội ngũ cán bộ Hiện nay, Công ty Cổ phần SPR Việt Nam đã xây dựng được đội ngũ cán bộ gần 20 người chính thức và gần 10 cộng tác viên nhiều kinh nghiệm, sở hữu các chứng chỉ quốc tế. Nhờ sự kết hợp của các cán bộ trẻ nhiệt tình và sự chuyên nghiệp của các cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm về tư vấn, kinh doanh, marketing,… chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ Cung cấp thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông, tin học; Thiết bị An ninh, giám sát; Cung cấp các giải pháp Video Conferencing, VoIP; Thiết bị thí nghiệm, y tế, điện tử, tự động hóa; Phần mềm, Website, Portal; Dịch vụ tư vấn; Các dịch vụ công nghệ - tích hợp; Dịch vụ bảo trì các hệ thống thông tin; Cung cấp giải pháp iBMS (tòa nhà thông minh, Smart house); Đào tạo, chuyển giao công nghệ Bảng phân tích tinh hình doanh thu lợi nhuận: Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 6 Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Đơn vị tính: VNĐ TT Diễn giải Năm2008 Năm 2009 So sánh(2008-2009) Số tuyệt đối (%) Số tương đối 1 Tổng tài sản 1006567653 3605149717 258,163 2598582064 2 Tổng nợ phải trả 208235680 2096637436 906,858 1888401756 3 Tài sản ngắn hạn 1214803333 3061794116 152,040 1846990783 4 Nợ ngắn hạn 208235680 2096637436 906,858 1888401756 5 Doanh thu 2155750326 4940082275 129,158 2784331949 6 Lợi nhuận trước thuế 120000000 157926170 31,605 37926170 7 Lợi nhuận sau thuế 95250000 118444628 24,351 23194628 8 Tổng 5008842672 16076671805 220,966 1106789133 Qua bảng ta có thể thấy doanh thu năm 2009 so với 2008 tăng 129,158% tương ứng tăng 2784331949 đồng; Lợi nhuận trước thuế năm 2009 so với 2008 tăng 31,605% tức là tăng 37926170 đồng; Lợi nhuận sau thuế của 2009 so với 2008 tăng 24,351% tương ứng tăng 23194628 đồng. Vậy năm 2009 so với năm 2008 của công ty SPR tăng 220,966% tương ứng số tiền tăng 1106789133 đồng. 1. Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán có 5 nhân viên: 01; Đàm Tuyết Hạnh: KT trưởng 02; Đỗ Thị Liễu: KT tổng hợp 03; Võ Đức Huy: KT thanh toán 04; Trần Thị Nên: KT tiền lương 05; Đoàn Mai Hiên: KT quỹ Bộ máy kế toán ở công ty trực tiếp theo dõi và hạch toán những phần việc nắm chắc tình hình tài chính về vốn, về tài sản của công ty. Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 7 Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương • Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính cho từng tháng, quý. • Theo dõi công tác quản lý tài sản. • Công tác bán hàng và giao dịch. • Theo dõi đối chiếu công nợ. • Các chi phí quản lý của công ty. Tổng hợp các số liệu phát sinh ở khối văn phòng hay phòng kĩ thuật- tài chính lập báo cáo chung của toàn công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán ở công ty CP SPR Việt Nam Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Phụ trách kế toán, là người đứng đầu phòng kế toán- tài vụ, phụ trách chung tổng hợp thực hiện chức năng và nhiệm vụ kế toán tại Công ty theo quy chế phân cấp quản lý của Giám đốc công ty. - Kế toán tổng hợp: là kế toán tổng hợp tất cả các khoản mục kế toán. Theo dõi phản Ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động, phụ trách về các sổ kế toán. - Kế toán thanh toán: Theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ và thanh toán các công nợ, theo dõi bằng giá trị số dư và biến động trong kỳ của từng loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt bằng việc ghi chép sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày. - Kế toán tiền lương, BHXH: Theo dõi, tính toán tiền lương và các khoản BH cho cán bộ công nhân viên. 2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 8 KT tổng hợp KT thanh toán Thủ quỹ KT tiền lương KT trưởng Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Căn cức vào hệ thống tài khoản kế toán do bộ tài chính ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Căn cứ vào tình hình thực tế hạch toán ở đơn vị, doanh nghiệp đã sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại đơn vị. Là những tài khoản sửa đổi theo thông tư mới của bộ tài chính, sử dụng những tài khoản phù hợp với hình thức sản xuất và hạch toán tại đơn vị. 3. Hình thức kế toán, sổ kế toán 3.1. Hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ Toàn bộ quy trình hạch toán xử lý chứng từ luân chuyển chứng từ, cung cấp thông tin kinh tế được thực hiện tại phòng kế toán tổng hợp theo hình thức chứng từ ghi sổ được biểu hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 9 Chuyên đề báo cáo thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra đối chiếu Trình tự luân chuyển của chứng từ: Hàng ngày các kế toán viên theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào các chứng từ sổ sách có liên quan, lập thành các chứng từ ghi sổ ở các chứng từ ghi sổ được đóng thành từng quyển có đÁnh số thứ tự. Kế toán theo dõi và ghi vào sổ đăng ký chứng từ và ghi vào sổ cái. Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ gốc và sổ đăng ký chứng từ, báo cáo quỹ, bảng chi tiết số phát sinh để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Khoa: Kế toán - Trường trung cấp công nghệ Hà Nội 10 Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Báo cáo quỹ hàng ngày Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính