Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cầu 14
GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1 CPNVLTT Ci phí nguyên vật liệu trực tiếp 2 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 3 CPMTC Chí phí máy thi công 4 CPSXC Chi phí sản xuất chung 5 TSCĐ Tài sản cố định 6 TK Tài khoản 7 NVL Nguyên vật liệu 8 HĐ Hóa đơn 9 VNĐ Việt Nam đồng 10 NTGS Ngày tháng ghi sổ 11 NT Ngày tháng 12 SHTK Số hiệu tài khoản 13 TNHN Thoát nước Hà Nội 14 CCDC Công cụ dụng cụ 15 KPCĐ Kinh phí công đoàn 16 BHXH Bảo hiểm xã hội 17 BHYT Bảo hiểm y tế 18 TTTC Trực tiếp thi công 19 SH Số hiệu 20 HMCT Hạng mục công trình 20 CT Công trình 21 KH Khấu hao DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 23 CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh 24 DD Dở dang LỜI MỞ ĐẦU Sau những năm chuyển đổi nền kinh tế với sự áp dụng cơ chế quản lý mới thay cho cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế nước ta đã có những biến đổi to lớn về nhiều mặt, sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu của người Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 1 GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp dân ngày càng cao…Đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng có sự phát triển vượt bậc đó là thành tựu của ngành xây dựng trong những năm qua, đã tạo tiền đề không nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Tuy nhiên do hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam phải đương đầu với những thử thách vô cùng khó khăn, trong đó cạnh tranh là một yếu tố không thể tránh khỏi đối với mỗi doanh nghiệp trong nước, vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chiến lược sản xuất và phương hướng kinh doanh cho phù hợp, điều này cũng là tất yếu đối với các doanh nghiệp xây lắp. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó giúp nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy, đảm bảo sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, để có thể hiểu sâu hơn về công tác này trong thực tế và để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp mà nhà trường giao, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cầu 14” Nội dung của chuyên đề thực tập gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Cầu 14. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cầu 14. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cầu 14. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị trong phòng kế toán Công ty, đặc biệt là của thầy giáo Nguyễn Hữu Đồng. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 2 GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 – CIENCO 1 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Sản phẩm xây lắp là những sản phẩm có đặc điểm riêng biệt khác với sản phẩm của các ngành sản xuất khác, sản phẩm là các công trình dân dụng, vật Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 3 GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp kiến trúc . Khi hoàn thành, sản phẩm không thể di chuyển được mà phải cố định ở nơi sản xuất và phải tiêu thụ ngay theo dự toán hay thỏa thuận với chủ đầu tư. - Sản phẩm của Công ty bao gồm các công trình giao thông dân dụng và công nghiệp (cầu, đường, bến cảng, sân bay, thủy điện, nhà máy, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật); sản xuất và chế tạo cấu kiện thép, bê tông phục vụ công nghiệp và dân dụng; sửa chữa, nâng cấp và chế tạo máy, thiết bị thi công xây dựng công trình; thiết kế công trình cầu, đường bộ, san nền… Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đa dạng, trong đó xây dựng các công trình giao thông là hoạt động sản xuất chính, các ngành nghề kinh doanh khác của Công ty chỉ là hoạt động phụ hoặc phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất chính. - Tiêu chuẩn chất lượng: Nhằm đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm, Công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dựa trên nền tảng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. - Tính chất của sản phẩm: Sản phẩm xây dựng là những công trình và hạng mục công trình kiến trúc quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Nên sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất và phân bổ trên nhiều vùng lãnh thổ, còn các điều kiện sản xuất như máy móc, lao động, vật tư… đều phải chuyển theo địa điểm khi thực hiện công trình, đặc điểm này đòi hỏi công tác sản xuất có tính lưu động cao, nhưng lại gây nhiều khó khăn cho việc quản lý, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Loại hình sản xuất: Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây lắp nên sản phẩm chỉ được sản xuất theo đơn đặt hàng trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. - Thời gian sản xuất: + Thời gian thi công thường kéo dài, thi công tuân thủ theo quy trình quy phạm. Do vậy cần phải tổ chức sản xuất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công là Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 4 GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp điều quan trọng để tránh những tổn thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư kinh doanh. + Sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài, giá trị lớn nên đòi hỏi chất lượng công trình phải đảm bảo. Đặc điểm này đòi hỏi những người kỹ sư, những công nhân thi công phải có trình độ tay nghề cao, đồng thời có tinh thần trách nhiệm và tình yêu với công việc. - Đặc điểm sản phẩm dở dang: Do đặc thù của Công ty là kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp nên sản phẩm dở dang là các công trình xây dựng, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa tiến hành bàn giao thanh toán. Tùy theo phương thức thanh toán của hợp đồng xây dựng mà Công ty đánh giá, xác định sản phẩm dở dang. Đối với những hợp đồng xây dựng quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ công trình, thì đến cuối kỳ kế toán công trình chưa hoàn thành sẽ được coi là sản phẩm dở dang. Đối với những hợp đồng quy định thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang chỉ là khối lượng công việc chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đó. Do các công trình xây dựng có thời gian thi công kéo dài, liên quan đến nhiều đối tượng, chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thiên nhiên nên ở Công ty xây lắp thường tồn tại sản phẩm dở dang cuối mỗi kỳ kế toán, có khi tới vài ba công trình chưa hoàn thành. Việc xác định giá trị và kiểm soát, quản lý đối với những sản phẩm dở dang này là công việc khó khăn cho Công ty nói riêng và các công ty xây lắp nói chung. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty - Quy trình công nghệ Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 5 GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp Là một doanh nghiệp kinh doanh xây lắp tổ chức thi công các công trình xây dựng nên quy trình hoạt động của Công ty được thực hiện đúng theo quy trình chung trong ngành xây dựng. Trên cơ sở hồ sơ mời thầu của Nhà đầu tư , Công ty tiến hành lập hồ sơ dự thầu trình bày về kế hoạch nhân sự, tình hình tài chính, vật tư, máy móc thiết bị, thời gian hoàn thành công trình và chất lượng công trình để từ đó đưa ra giá dự toán cho công trình. Khi hồ sơ được lập xong, Công ty gửi cho Nhà đầu tư xem và chọn lựa, nếu trúng thầu, Công ty (hay được gọi là Bên B) nhận bàn giao bản thiết kế, mốc ranh giới, trình tự thi công, thời gian thi công…của Nhà đầu tư (hay được gọi là Bên A). Đồng thời bên A sẽ chuyển cho Bên B một khoản tiền tạm ứng thi công theo quy định của Luật đầu tư xây dựng ( ví dụ: Giá trị hợp đồng kinh tế < 5 tỷ,thì giá trị tạm ứng là 20% giá trị hợp đồng; giá trị hợp đồng kinh tế < 10 tỷ và lớn hơn 5 tỷ thì giá trị tạm ứng là 15% giá trị hợp đồng;…). Sau mỗi lần nghiệm thu, bàn giao từng giai đoạn, hạng mục khối lượng công việc, bên A sẽ thanh toán tiếp cho Bên B. Tiếp theo, Công ty tiến hành triển khai công việc và giao cho các tổ, các đội thi công các hạng mục công trình. Hoàn thành công trình hay hạng mục công trình thì Bên A và Bên B tiến hành tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình và đưa vào sử dụng. Cuối cùng, hai Bên tiến hành thanh quyết toán công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu, bàn giao. Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 6 Mua hồ sơ dự thầu Lập hồ sơ dự thầu GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp - Cơ cấu tổ chức sản xuất: + Khối thi công xây dựng: Chịu trách nhiệm trực tiếp thi công các công trình, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình thu, chi về Công ty. Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của khối thi công xây dựng Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 7 Trúng thầu Nhận bàn giao mặt bằng thi công Thực hiện thi công Hoàn thiện công trình Nghiệm thu và bàn giao công trình Khối thi công xây dựng Đội cầu 1 Đội cầu 2 Đội cầu 3 Đội cầu 4 Đội cầu 5 Đội cầu 6 Đội cầu 7 GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp + Khối cơ giới, vận tải, cơ khí: Phục vụ cho quá trình thi công tại các công trình, trực tiếp vận hành máy móc, sản xuất ra các sản phẩm cơ khí. Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức sản xuất của khối cơ giới, vận tải, cơ khí 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào có thể bỏ qua đó là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không. Có thể nói, quản lý chi phí sản xuất là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh, vì vậy mỗi bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần Cầu 14 đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. 1.3.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty. - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp. Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 8 Khối cơ giới, vận tải, cơ khí Đội thi công, cơ giới Đội xe, máy Xưởng cơ khí xây dựng GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 120 của Luật doanh nghiệp. - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong việc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty. 1.3.2. Giám đốc và Phó giám đốc Công ty Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Công ty, Giám đốc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương hướng đầu tư của Công ty. - Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. - Cùng với Phó giám đốc tham gia phê duyệt kế hoạch, dự toán tổng chi phí công trình, phê duyệt định mức về nguyên vật liệu, nhân công…. - Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Phó giám đốc Công ty: là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty, thay mặt giám đốc Công ty giải quyết một số công việc cụ thể theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện. Trong quá trình giải quyết công việc có các mối quan hệ với cá nhân, hoặc tổ chức ngoài Công ty, thì trước khi giải quyết cần có ý kiến thống nhất về Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 9 GVHD: THS. Nguyễn Hữu Đồng Chuyên đề tốt nghiệp nguyên tắc với Giám đốc Công ty, đồng thời, trong quá trình giải quyết phải thường xuyên báo cáo với Giám đốc kết quả thực hiện. 1.3.3. Các phòng ban chức năng của Công ty - Phòng kế hoạch, kỹ thuật có chức năng, nhiệm vụ sau: + Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những gói thầu do Công ty ký hợp đồng. + Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm, phát triển và quản lý các dự án đầu tư. + Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty. + Phối hợp với phòng Kế toán tài chính xây dựng nhu cầu và kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Xây dựng kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu trình Công ty phê duyệt đối với các gói thầu do Công ty làm chủ đầu tư. + Xây dựng định mức vật tư, định mức kinh tế kỹ thuật… và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức đó. + Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án, để quản lý về mặt kỹ thuật, tiến độ, chất lượng đối với các công trình và hạng mục công trình thi công xây dựng thuộc dự án do Công ty đầu tư hoặc tại gói thầu do Công ty ký kết hợp đồng. - Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán – Tài chính + Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê. + Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Hoàng Thị Huế Khoa: Kế toán 10