II. Điều khoản cụ thể:
2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận khoán: 3 Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:
2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
2.1.3.1 – Nội dung
Trong sản xuất xây lắp, quy mô thi công lớn, cường độ thi công cao, do vậy sức lao động của con người đôi khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc, xuất phát từ thực tế đó, việc sử dụng máy thi công trong hoạt động xây lắp là việc làm tất yếu và có ý nghĩa kinh tế cao.
Việc sử dụng MTC trong thi công giúp giải phóng sức lao động của con người, làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành công tình xây dựng. Trong quá trình thi công, khi nhu cầu sử dụng máy thi công phát sinh, chỉ huy trưởng công trình sẽ báo cáo tình hình với Giám đốc Công ty, căn cứ vào tình hình thực tế mà Giám đốc công ty ra quyết định điều động TSCĐ.
Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy, chí phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
- Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy…; chi phí vật liệu; chi phí CCDC; chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chí phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng tu…); chi phí công trình tạm thời cho máy thi công.
Chi phí tạm thời có thể phát sinh trước (được hạch toán vào TK 142) sau đó được phân bổ dần vào bên Nợ TK 623, hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí xây lắp trong kỳ (do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy thi công trong kỳ), trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí sử dụng TK335.
Chi phí sử dụng MTC là khoản mục chi phí đặc trưng trong các doanh nghiệp xây lắp và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành công trình, chi phí sử dụng MTC được phân bổ cho từng công trình, HMCT theo tiêu thức phù hợp trong doanh nghiệp như theo giờ máy sử dụng hoặc theo chi phí NVL trực tiếp.