Giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cầu 14 (Trang 61 - 66)

II. Điều khoản cụ thể:

3.2.Giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận khoán: 3 Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:

3.2.Giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cầu 14, em đã được tìm hiểu, nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty để thấy được những ưu, nhược điểm của nó. Dưới góc nhìn của một sinh viên thực tập với kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường đem vận dụng vào thực tế, em xin đưa ra một số giải pháp cũng như điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Về phương pháp kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành

* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

- Trong quá trình sản xuất, CPNVLTT chiếm một tỷ trọng lớn và là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm, nhưng Công ty lại giao cho các đội tự mua sắm vật tư theo dự toán được duyệt, có thể dẫn đến hiện tượng các đội trực tiếp thi công sẽ tìm mọi cách tiết kiệm chi phí để hưởng phần chênh lệch. Để quản lý chặt chẽ chi phí NVLTT nhất là đối với các khoản chi phí mua NVL có giá trị lớn, phát sinh thường xuyên, Công ty nên lựa chọn và ký hợp đồng trực tiếp với bên cung ứng để đảm bảo số lượng, chất lượng NVL.

Chi phí NVLTT góp phần đáng kể làm tăng chi phí sản xuất, do vây Công ty nên dự tính rõ ràng những khoản giao cho các đội thu mua tại nơi thi công, tránh tình trạng khai khống chi phí thu mua với lý do xa công trình.

Thiệt hại trong sản xuất là một vấn đề không thể tránh khỏi, Công ty nên trích dự phòng các khoản hao hụt vật tư trong định mức và quy định rõ định mức hao hụt.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Để tiết kiệm tối đa chi phí nhân công các đơn vị cần kết hợp công nhân của công ty và thuê ngoài công nhân trong một số hạng mục công việc sao cho hợp lý để vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động biên chế của công ty vừa giảm bớt được chi phí.

- Đối với chi phí sử dụng MTC

Công ty không trích lập dự phòng cho chi phí sửa chữa máy thi công, làm cho chi phí trong một số quý cao lên bất thường, ảnh hưởng đến việc tính giá thành trong quý, vì vậy cần phải lập dự phòng cho các khoản chi phí sửa chữa máy thi công phát sinh để đảm bảo chi phí sửa chữa máy thi công không tăng đột biến, ảnh hưởng tới việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh mỗi quý.

Việc sử dụng máy móc tại Công ty tuy khấu hao ít nhưng số lượng máy cũ nhiều làm tiêu hao nhiều nhiên liệu, công suất giảm, nên về lâu dài Công ty nên mua sắm thêm máy mới để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đối với chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều loại và rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí, chi dùng sai mục đích... Bởi vậy, Công ty cần có các qui chế cụ thể nhằm giảm bớt các khoản chi phí này như: các khoản chi đều phải có chứng từ xác minh, chỉ ký duyệt đối với các khoản chi hợp lý, hợp lệ, xử phạt thích đáng đối với các hành vi lạm chi, chi sai mục đích...

Tuy nhiên, với các khoản chi hợp lý cần phải giải quyết kịp thời đề đảm bảo thời gian và tiến độ cho hoạt động sản xuất.

* Phương pháp tính giá thành

Do yêu cầu quản lý, đặc điềm tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp, Công ty đã áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành như vậy là hợp lý và khoa học. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động kinh doanh có rất nhiều công trình, hạng mục công trình mà công việc thi công hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng chưa thể tính giá thành ngay mà đến cuối quý mới tính làm cho đồng vốn lưu chuyển chậm, ảnh hưởng đến nhiều quyết định kinh doanh khác của Công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính gía thành theo hợp đồng, phương pháp này cho phép Công ty quản lý chi phí chặt chẽ, chi tiết. Đồng thời đây cũng là phương pháp đơn giản, nhanh chóng đáp ứng kịp thời thông tin quản lý và thanh toán hợp đồng khi công việc hoàn thành bàn giao.

Về luân chuyển chứng từ

Do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình thi công thường ở xa, phân tán rộng đã làm cho việc cập nhật chứng từ từ các công trường thi công gặp khó khăn, mặc dù tại các đội thi công đều có nhân viên chịu trách nhiệm thu thập chứng từ và lập bảng kê nhưng tất cả lại được nộp lên phòng kế toán cùng một thời điểm cuối tháng hoặc cuối quý, làm chậm việc quyết toán và tính giá thành công trình.

Để khắc phục tình trạng này, phòng kế toán cần quy định về thời gian nộp chứng từ để có số liệu phản ánh kịp thời, thời gian nộp căn cứ vào phạm vi địa bàn công trình thi công. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự hỗ trợ của Ban giám đốc Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng.

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ kế toán hiện hành và mỗi một tài khoản lại được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, điều này làm cho hệ thống tài khoản của Công ty không được gọn nhẹ.

Để khắc phục điều đó Công ty có thể mở chi tiết cho các tài khoản như sau để thuận lợi cho việc hạch toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Ví dụ: TK 621 – Công trình Thoát nước Hà nội được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau:

TK62101 – Chi phí Cát vàng TK 62102 – Chi phí Thép....

Về báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Công ty đã sử dụng một hệ thống báo cáo đầy đủ cho tất cả các công trình, hạng mục công trình, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bằng việc so sánh, đối chiếu cơ cấu chi phí, Công ty nên sử dụng báo cáo giá thành theo mẫu sau:

Biểu 3.1: Báo cáo giá thành xây lắp BÁO CÁO GIÁ THÀNH XÂY LẮP STT Tên công Số hợp DD đầu Phát sinh trong kỳ NVLTT NCTT MTC CPSXC Cộng

Về vấn đề công tác quản trị trong Công ty

Hiện tại, Công ty chưa coi trọng công tác kế toán quản trị, mới chỉ dừng ở việc so sánh đơn giản giữa chi phí dự toán với chi phí thực tế, giá thành kế hoạch

và giá thành thực tế mà chưa có báo cáo phân tích cụ thể để tìm ra nguyên nhân tăng, giảm chi phí.

Trong điều kiện hiện nay, công tác kế toán đã vượt ra khỏi giới hạn của quy trình tạo lập sổ ghi chép và báo cáo, việc đo lường tính toán chi phí của từng vấn đề cụ thể là chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải có các giải pháp tác động đến các chi phí này, để tác động đến chúng thì cần phải xác định được nguyên nhân, mỗi một khoản mục chi phí cần phải phân biệt được đâu là biến phí đâu là định phí, để nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Thông qua các thông tin đó lập các báo cáo quản trị định kỳ gửi cho Ban giám đốc Công ty để có phương hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp.

Tóm lại, có thể thấy rằng để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, Công ty phải sử dụng đồng thời rất nhiều biện pháp và các chính sách cụ thể, làm được như vậy thì Công ty mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. Đây là nguyên tắc chung cho tất cả các đơn vị kinh tế tham gia kinh doanh trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những khâu quan trọng đối với mọi công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là ngành xây dựng. Do vậy, việc tập hợp đúng, đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm có tác dụng rất lớn đối với việc ra quyết định sản xuất của doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phân Cầu 14, được sự hướng dẫn của giáo viên Ths Nguyễn Hữu Đồng và sự giúp đỡ của cán bộ Phòng Kế toán Công ty đã giúp em tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi thêm về lý luận cũng như thực tiễn công tác hạch toán, để em hoàn thành thực tập tốt nghiệp với chuyên đề: "Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Cầu 14".

Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em đã nêu lên thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình Thoát nước Hà Nội của Công ty, đồng thời em cũng mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo Nguyễn Hữu Đồng cùng cán bộ và nhân viên Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Cầu 14 đã giúp hoàn thành đề tài này.

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Huế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cầu 14 (Trang 61 - 66)