Giúp cho các em nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:
1 Tên sáng kiến: Giúp học sinh yêu thích cái đẹp và tích cực tham
gia các hoạt động phong trào qua các giờ Âm nhạc
2 Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học
3 Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
- Âm nhạc là một phương tiện mang lại hiệu quả rất cao trong giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách và xây dựng nhân cách con người, đặc biệt là ở bậc tiểu học Thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, về tình yêu quê hương, yêu gia đình, yêu bạn bè, Đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái, một tâm hồn mở rộng hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, tâm hồn các em rộng lớn hơn, các em biết yêu quý cái đẹp, yêu cái tốt, các em có nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống và cách sống từ đó giúp các em tích cực tham gia các hoạt động học tập và tự giác tham gia các hoạt động học tập trong, ngoài nhà trường
- Đại đa số các em rất thích nghe hát và thích được ca hát Các em cũng rất thích tham gia vào các hoạt động vui tươi, sôi nổi Vì tuổi các em
là lứa tuổi hồn nhiên, dễ buồn cũng dễ vui Thế nhưng các em lại ngại tự thể hiện khả năng của mình trước tập thể Các em e dè khi hát Các em lo lắng trong các hoạt động tập thể Chính nhờ áp dụng giải pháp này mà trong nhiều năm qua học sinh trường tôi đã mạnh dạn, tự tin trong học tập Các em càng yêu thích và học tốt hơn các giờ học Âm nhạc cũng như các giờ học hay hoạt động khác Từ đó các em đã nắm bắt được những yêu cầu cần thiết của việc học và tiếp thu thật tốt kiến thức các bài học
Trang 2Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải làm thế nào để các em học tốt giờ học nhạc? Giúp cho các em nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau,
để các em có hứng thú trong học tập Người giáo viên cần tạo cho các em
có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc Giúp các em có một cảm nhận sâu sắc về Âm nhạc, các em có thể hiểu và cảm nhận được điều mà Âm nhạc muốn gửi đến người nghe, từ đó tạo cho các
em sự hứng thú trong học tập góp phần thúc đẩy thành tích học tập của các
em ngày một cao hơn Các em có được sự mạnh dạn tự tin trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể, các buổi biểu diễn văn nghệ, các hội thi, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về nhân cách của các em
+ Ưu điểm:
Thực hiện tốt đề tài này:
- Âm nhạc đã tạo cho các em có một tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn và từ đó tạo cho các em hứng thú để học tốt các môn học khác
- Qua các giờ học Âm nhạc đã giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập Các em yêu thích học tập và vui vẻ tự giác đến trường Một
số học sinh có năng khiếu đã tự tin bộc lộ năng lực của mình và đạt giải cao trong các hội thi mang tính năng khiếu
- Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học Thông qua từng nốt nhạc, từng làn điệu dân
ca, những lời ca trầm bổng, Âm nhạc giúp các em nhận ra được những hình tượng âm thanh, giai điệu, nó kích thích vào cảm xúc của các em Chính những điều đó đã khơi nguồn cho các em một tình yêu thuần túy với vạn vật xung quanh Nó giúp các em nhìn thấy những cái gì tươi đẹp qua những điều rất bình dị mà các em gặp hàng ngày Qua đó các em thấy được giá trị
Trang 3của từng sự vật xung quanh mà thêm yêu quý, biết giữ gìn Muốn như thế các em phải thật sự mạnh dạn, tự tin trong quá trình tiếp nhận và diễn đạt Các em phải biết mở lòng mình ra để chào đón tất cả những gì mà mọi người đã cho mình, đồng thời các em cũng phải biết trải lòng mình để cho
đi tình yêu thương, sự chia sẻ với mọi người xung quanh
- Tạo được tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa học sinh với học sinh trong mọi hoạt động
+ Khuyết điểm của giải pháp:
- Áp dụng giải pháp này đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên trì, nhẫn nại
và có đủ tâm huyết để nghiên cứu, tìm tòi ra cách dạy và giáo dục học sinh
- Người giáo viên phải trao dồi thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm, năng khiếu, sở trường nhằm thu hút sự chú ý và tạo được niềm tin từ học sinh
- Thời lượng học tập dành cho học sinh trong tuần học còn quá ít (1 tiết/lớp/tuần)
- Đa số học sinh ở vùng thôn quê nên các em ít có điều kiện tiếp xúc với
âm nhạc
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
Với mong muốn các em học tốt hơn môn học này và tạo được sự thoải mái, tự tin, hứng thú hơn trong học tập Giúp các em yêu thích học tập môn Âm nhạc kể cả những môn học khác và cũng nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về tinh thần, kiến thức tạo cho các em
kĩ năng sống phù hợp, giúp các em mạnh dạn, tự tin để tham gia tốt các hội thi do trường, ngành tổ chức chính là mục đích khi tôi thực hiện đề tài này
3.2.2 Nội dung của giải pháp:
3.2.2.1 Tính mới của giải pháp:
Âm nhạc là một môn học không giống như những môn học khác, nó
là môn học mang tính nghệ thuật cao, giúp học sinh học theo phương chăm
Trang 4“học để mà vui – vui để mà học”, tạo cho các em sự say mê hứng thú trong học tập
Học âm nhạc đòi hỏi phải có sự hứng thú cao Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ kĩ thuật trình diễn, từ sự đam
mê, nó có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới cái Chân – Thiện – Mỹ
Dạy học theo hướng đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn, tiếp nhận kiến thức mới Âm nhạc là môn học tác động vào tinh thần của các em góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về nhân cách cho các em
3.2.2.2 Nội dung của giải pháp:
* Giải pháp kỹ thuật: Giáo viên giúp học sinh nắm vững khuông
nhạc, vị trí và tên gọi các nốt nhạc trên khuông nhạc Hiểu, viết và đọc đúng cao độ, trường độ từng nốt nhạc giúp các em nhận biết được vị trí của từng nốt nhạc qua việc lắng nghe đọc nhạc Từ đó giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp và cái ích lợi của Âm nhạc, các em có thể cảm nhận được những điều mà tác giả của từng bài hát muốn gửi đến các em qua những gì các em được hát, được nghe, được thấy
* Giải pháp quản lý: GV xác định kế hoạch giảng dạy cụ thể từng
tiết, tuần, tháng Tổ chức thực hiện có kiểm tra giám sát trực tiếp, thường xuyên Trên cơ sở đó, nhận định đánh giá kết quả đạt được trong từng thời điểm, thời gian Kịp thời tuyên dương những thành tích, những tiến bộ dù nhỏ của học sinh nhằm động viên, khuyến khích các em Ngoài ra giáo viên còn phải phân loại từng đối tượng học sinh (Nhóm học sinh có năng khiếu, nhóm học sinh năng động, tự tin, nhóm học sinh thụ động ít tham gia học tập, ) tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp cụ thể để lên kế hoạch
Trang 5giúp đỡ cho các em kịp thời nhằm giúp các em tiến bộ và yêu thích học tập hơn
Ví dụ: Đối với những học sinh thụ động là do thiếu tự tin về khả năng hát của mình, không thuộc lời ca Giáo viên phân tích cho các em hiểu, đó là năng khiếu, mỗi người có một chất giọng khác nhau, làn hơi khác nhau nên việc hát không hay như các bạn không quan trọng, chủ yếu là thuộc lời ca, hát được bài hát theo yêu cầu là tốt Giúp các em hiểu rằng thuộc lời ca cũng là một yếu tố quan trọng giúp mình hát hay hơn, từ
đó có thể các em sẽ ham thích, mạnh dạn, tích cực rèn luyện hơn
* Giải pháp tác nghiệp: Xin ý kiến BGH tổ chức dự giờ, thao giảng
trong cụm các tiết Âm nhạc Tổ chức các hội thi, các phong trào văn nghệ trong khối, trong trường, trong cụm Giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong biểu diễn Qua các hội thi xây dựng cho các em tinh thần tập thể, hợp tác nhóm, biết đoàn kết giúp đỡ nhau đạt kết quả tốt nhất trong học tập Tuyên dương, khen thưởng các kết quả của các cá nhân đạt được nhằm khích lệ tinh thần các em, đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn
* Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: GV nghiên cứu và soạn
các tiết dạy âm nhạc bằng công nghệ thông tin để giảng dạy, dự giờ, bồi dưỡng học sinh năng khiếu Hướng dẫn học sinh đọc nhạc, nhận biết nốt nhạc, giai điệu bài hát,… bằng thao tác kỹ thuật tin học => soạn các lời bài hát, những chỗ cần gõ đệm theo phách, nhịp, cách ngắt nhịp câu hát bằng
kỹ thuật tin học Cho các em xem những tranh ảnh có liên quan đến bài học, các tranh ảnh có liên quan đến nét đẹp văn hóa nghệ thuật của dân tộc
Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu trong sáng đối với con người, thiên nhiên, đất nước,
Các giải pháp trên được thực hiện đan xen, vận dụng vào việc tổ chức thực hiện cụ thể bằng các biện pháp sau
3.2.2.3 Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ học âm nhạc tại lớp:
Trang 6Việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập âm nhạc, đặc biệt là học sinh tiểu học là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Do đó tôi đã suy nghĩ và tìm ra những cách làm đơn giản nhưng lại có tác dụng khơi dậy trong các em sự tự tin, mạnh dạn và niềm đam mê, từ đó giúp các em học tập tốt hơn
3.2.2.3.1 Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học:
Thái độ vui vẻ, thân mật, gần gũi của giáo viên với học sinh khi bước vào lớp và việc đánh giá công bằng, đều là những yếu tố rất cần tạo nên không khí hào hứng chung cho cả lớp khi bắt đầu tiết học
3.2.2.3.2 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
Đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành, nó xuyên suốt quá trình dạy và học của bộ môn Thông qua thực hành giúp cho tất cả học sinh đều được nhìn, nghe và luyện tập Giáo viên cần đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức với học sinh giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ, cho các em nghe, nhìn, thể hiện nhiều các em sẽ có hứng thú trong học tập, động cơ học tập cũng sẽ tốt hơn
Ví dụ: Trong tiết ôn tập Tập đọc nhạc, sau khi học sinh đọc tốt giai
điệu bài tập đọc nhạc thì giáo viên yêu cầu các em tự ghép lời ca, hát theo
âm a, âm i, âm u, để các em có được niềm vui
3.2.2.3.3 Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc,
… đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi
đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu văn như sau:
Nốt Đô: ở dòng kẻ phụ dưới
Nốt Rê: sát dưới dòng kẻ thứ nhất
Trang 7Nốt Mi: ở dòng kẻ thứ nhất
Nốt Pha: ở khe thứ nhất
Nốt Son: ở dòng kẻ thứ hai
Nốt La: ở khe thứ hai
Nốt Si: ở dòng kẻ thứ ba
Thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8 Sau
đó, giúp các em tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức
đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc
nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si
Về tiết tấu, tiếp tục củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh
Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định
+ Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là khởi động giọng thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ
Trang 8+ Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau
+ Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy cao độ? gồm các cao độ gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em
+ Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu Trong bài có sử dụng các
ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các
em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài
+ Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức,
có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ Khi các
em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em
tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn
3.2.2.3.4 Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Trang 9Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức Do
đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó
có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc Các kiến thức đó hỗ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu…
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà
3.2.2.3.5 Tổ chức các hội thi và tham gia các phong trào thi đua:
- Đây là một hình thức vô cùng hữu hiệu và bổ ích trong quá trình giáo dục và rèn luyện học sinh Sau một tháng hay một học kì Giáo viên tổ chức cho các em các trò chơi học tập hay hội thi hát, thi đọc nhạc, giúp các em vui, mạnh dạn, tự tin trong học tập Có thể cho các em nghe nhạc và nói lên cảm nhận của mình về những gì mình nghe được, từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu và khả năng nhận thức
Trang 10- Theo từng chủ điểm có thể cho các em thi hát, kể chuyện, múa, theo chủ đề Giáo viên đưa ra
- Xin ý kiến Ban giám hiệu phối hợp cùng Đoàn + Đội tổ chức hội thi “Tiếng hát dân ca”, thi hát về Bác Hồ, … Tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng cho các học sinh dự các hội thi cấp huyện, tỉnh, thành phố, lấy thành tích chào mừng các ngày lễ, từ đó gieo vào tâm hồn các em niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, lòng kính trọng biết ơn Bác Hồ - người đã hi sinh cả cuộc đời cho độc lập dân tộc
- Hướng dẫn cho học sinh tham gia đầy đủ hội thi do trường, huyện
tổ chức Tìm tòi, nghiên cứu nội dung, phương pháp tổ chức để giúp các
em đạt được giải cao, tạo động lực, hứng thú niềm tin cho các em Đó cũng chính là nền tảng cho sự phát triển kĩ năng của các em sau này
3.2.2.3.6 Phân công, công tác tư tưởng
- Phân công lớp phó Văn thể mĩ từng lớp nhắc nhở, động viên giúp
đỡ các bạn trong lớp
- Phân công những học sinh có năng khiếu trong lớp hỗ trợ bạn mình
- Thường xuyên kiểm tra kịp thời động viên, khen thưởng các em có tiến bộ dù rất nhỏ
- Qua từng tiết học, Giáo viên từng bước động viên, uốn nắn và khích lệ học sinh kịp thời Xây dựng cho các em một “lớp học thân thiện” trong một môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi Giúp các em cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui Từ đó sẽ xây được những học sinh tích cực, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học và sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
3.2.2.4 Biện pháp hỗ trợ tích cực cho quá trình thực hiện.
* Đối với giáo viên.
- Nghiên cứu kĩ bài, giáo án trước khi lên lớp
- Tự rèn cho mình khả năng: đàn + hát, … nhằm thu hút học sinh