Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, dịch vụ muốn tồn tại và phát triển được thì điều quan trọng là phải tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá, có nghĩa là phải bán ra thị trường được nhiều sản phẩm, hàng hoá.
Báo cáo tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với cơ chế này, các doanh nghiệp đã thực sự vận động để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp là các đơn vị kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, một trong những điều kiện quyết định của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình, có như vậy thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn nhanh để quay vòng và bù đắp cho những phí đã bỏ ra, thu được lãi và mới có thể tái sản xuất hoặc tích luỹ để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Vì vậy, sản xuất và tiêu thụ là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp . Trong hoạt động kinh tế, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh tế thị trường giữ vai trò là cầu nối giữa sản xuất với người tiêu dùng được hoàn thiện hơn về nhiều mặt, có thể hiểu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là việc mua vào và bán ra các loại hàng hoá theo nhu cầu của khách hàng. Trong đó bán hàng là khâu cuối cùng và có cơ sở để lập kế hoạch về tiêu thụ cho kỳ kinh doanh tới, có thu nhập để bù đắp chi phí, trả lương cho cán bộ công nhân viên và đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. Đó chính là lý do để các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu, hoàn thiện các phương pháp quản lý nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. Một trong những công cụ quản lý quan trọng có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành kiểm soát các hoạt động tiêu thụ đó là kế toán . Kế toán tiêu thụ là một bộ phận công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán. Việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán kế Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 1 Báo cáo tổng hợp toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá là yêu cầu hết sức cần thiết không riêng với bất cứ doanh nghiệp nào . Qua quá trình thực tập tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc công ty cổ phần Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Bên cạnh đó còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng Viên Phạm Đức Cường, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh " Đề tài này gồm 2 chương: Chương 1: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Nhà máy Bia Nghệ An thuộc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh Chương 2: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Nhà máy Bia Nghệ An thuộc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh. Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 2 Báo cáo tổng hợp Chương I: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI NHÀ MÁY BIA NGHỆ AN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN - NGHỆ TĨNH 1.1.Khái quát về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. 1.1.1. Tiêu thụ thành phẩm. Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, dịch vụ muốn tồn tại và phát triển được thì điều quan trọng là phải tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá, có nghĩa là phải bán ra thị trường được nhiều sản phẩm, hàng hoá. Tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Trong quá trình đó doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với giá bán của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ theo giá qui định hoặc giá thoả thuận. Tiêu thụ chủ yếu là bán thành phẩm cho bên ngoài. Quá trình tiêu thụ là quá trình vận động của vốn thành phẩm sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả sản xuất kinh doanh. Quá trình tiêu thụ được hoàn tất khi thành phẩm đã giao cho người mua và doanh nghiệp đã thu được tiền bán hàng. 1.1.2. Kết quả tiêu thụ Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong doanh nghiệp chính là kết quả cuối cùng của hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong Doanh nghiệp. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là Doanh thu thuần với một bên là Giá vốn hàng bán và các chi phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) và được thể hiện thành chỉ tiêu lãi hoặc lỗ. Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 3 Báo cáo tổng hợp Sau khi xác định được các chỉ tiêu cần thiết để tiến hành xác định chỉ tiêu lãi gộp: Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Mọi hoạt động của DN trong kỳ đều phải xác định kết quả đặc biệt quá trình tiêu thụ, hoạt động chính phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Kết quả tiêu thụ được xác định kết quả qua công thức: KẾT QUẢ TIÊU THỤ = LÃI GỘP - CHI PHÍ BÁN HÀNG - CHI PHÍ QUẢN LÝ DN 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm. 1.1.3.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Theo phương thức này, bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (Các doanh nghiệp thương mại mua bán thẳng). Khi doanh nghiệp giao hàng hoá, thành phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ngay, có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn ra đồng thời với nhau, tức là đảm bảo điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng. 1.1.3.2. Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận: Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho người mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 4 Báo cáo tổng hợp thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó. 1.1.3.3. Tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng, gọi là bên giao đại lý xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hao hồng hoặc chênh lệch giá. 1.1.3.4. Tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Về thực chất chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì Doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu.Tuy nhiên về mặt hạch toán, khi hàng bán trả góp cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. 1.1.3.5. Tiêu thụ nội bộ: Trường hợp tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập với nhau hay giữa đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập với đơn vị cấp trên: khi cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong công ty, tổng công ty. 1.1.3.6. Tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó, người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường. Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đem đi trao đổi với khách hàng Phương thức này có thể chia làm ba trường hợp: Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 5 Báo cáo tổng hợp - Xuất kho lấy hàng ngay - Xuất hàng trước, lấy vật tư sản phẩm, hàng hoá sau - Nhận hàng trước, xuất hàng trả sau 1.1.3.7. Các trường hợp khác được coi là tiêu thụ Trên thực tế ngoài các phương thức tiêu thụ như trên, thành phẩm của doanh nghiệp còn có thể được tiêu thụ dưới hình thức khác. Đó là khi doanh nghiệp xuất thành phẩm để tặng, trả lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp 1.1.4. Các phương thức thanh toán áp dụng trong quá trình tiêu thụ Việc thanh toán với người mua về thành phẩm bán ra được thực hiện bằng nhiều phương thức: - Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt - Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua có quyền từ chối không thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hàng mua, do khối lượng hàng gửi đến cho người mua không phù hợp với hợp đồng về số lượng hoặc chất lượng và quy cách. Trong trường hợp thứ nhất: việc giao hàng và thanh toán tiền hàng được thực hiện ở cùng một thời điểm và ngay tại doanh nghiệp, do vậy việc tiêu thụ thành phẩm được hoàn tất ngay khi giao hàng và nhận tiền. Trong trường hợp thứ hai: việc tiêu thụ thành phậm coi như đã được thực hiện chỉ cần theo dõi công việc thanh toán với người mua. Trong trường hợp thứ ba: thành phẩm đã được chuyển đến cho người mua nhưng chưa thể xem là đã được tiêu thụ.Kế toán cần theo dõi tình hình chấp nhận hay không chấp nhận để xử lí trong thời hạn quy định bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy, khi thực hiện kế toán tiêu thụ thành phẩm cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức kí hợp đồng giữa các bên với những điều kiện làm cho thành phẩm được tiêu thụ nhanh và có kế hoạch. Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 6 Báo cáo tổng hợp Với những phương thức tiêu thụ khác nhau, trình tự hạch toán cũng rất khac nhau 1.1.5. Vấn đề về tỷ giá hối đoái đối với quá trình tiêu thụ thành phẩm Khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì các nghiệp vụ xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú.Vì vậy, các nghiệp vụ kinh tế - tài chính liên quan đến ngoại tệ, các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều.Trong quá trình hạch toán, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi bằng VNĐ theo các nguyên tắc sau: - Đối với doanh thu có gốc là ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá bình quân liên quan ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi thành VND - Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng hoặc thu các khoản nợ thì tỷ giá hối đoái nhập vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng công bố ở thời điểm thu tiền - Khi ghi nhận các khoản vay, phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm ghi nhận nợ - Khi thu nợ (trả nợ) có gốc là ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái đã dùng để ghi nhận nợ (nếu thời điểm ghi nhận và thời điểm thanh toán trong cùng một năm) hoặc tỷ giá thực tế cuối năm trước (nếu ở hai năm khác nhau) - Đối với ngoại tệ tại quỹ hoặc gửi ngân hàng khi xuất ra thì tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế của ngoại tệ của ngoại tệ nhập vào theo phương pháp thích hợp như nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất trước, tỷ giá bình quân…. Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 7 Báo cáo tổng hợp 1.2. Giới thiệu khái quát chung về Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh. Công ty có tên giao dịch bằng tiếng anh là : “ Sai Gon - Nghe Tinh Beer Joint Stock Company” Trụ sở đăng kí chính của công ty : Địa chỉ : số 54 Phan Đăng Lưu – TP.Vinh - Nghệ An Điện thoại : 038.3830537 Fax : 030.3833879 Vốn điều lệ : 105.000.000.000 đồng Trong đó : Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn đóng góp 51 %, các nhân viên công ty và cổ đông ngoài đóng góp 49% Các nhà máy sản xuất của công ty: Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An Địa chỉ : số 54 Phan Đăng Lưu – TP.Vinh - Nghệ An Điện thoại : 038.3830537 Fax : 038.3833879 Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh Địa chỉ : 173 Hà Huy Tập, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại : 039.3881232 Fax : 039.881185 Trải qua 20 năm hoạt động, Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sản lượng, doanh thu, vốn kinh doanh ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định. Đồng thời Nhà máy tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả đảm bảo trả vốn và lãi đúng kì hạn cho ngân hàng. Với kết quả đạt được, Nhà máy vinh dự được đón nhận huân chương lao động hạng 2, huân chương lao động hạng 3, cờ luân lưu của uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và nhiều bằng, giấy khen khác. Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 8 Báo cáo tổng hợp 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của công ty. 1.2.1.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty: Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất các loại bia chai, bia hơi Ngoài ra, công ty còn thực hiện: - Gia công và sản xuất các phụ tùng, thiết bị phục vụ cho ngành bia và nước giải khát. - Lắp đặt và chuyển giao công nghệ sản xuất bia - Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng cho thuê, dịch vụ - Kinh doanh các ngành nghề khách theo quy định của pháp luật 1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: - Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh là công ty con của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Vì vậy, nó chịu sự chi phối của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn về nhiều mặt như định hướng phát triển, tiêu thụ sản phẩm… thực hiện các nhiệm vụ do Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn giao. - Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định trong Bộ luật lao động để đảm bảo đời sống cho người lao động. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kì theo quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 1.2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất: Sản phẩm chính của công ty là bia hơi, bia chai, mỗi loại có quy trình sản xuất riêng, nhưng nhìn chung cả hai loại đều áp dụng quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên kết, khép kín. Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 9 Báo cáo tổng hợp Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm là malt, gạo, đường, nước, hoa hublon, hoa Viên.Tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất loại nào mà có kết cấu chính đưa vào sản xuất loại bia đó.Thời gian hoàn thành một chu kì sản xuất bia chai là 13 ngày, bia hơi là 14 ngày. 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất: Để sản xuất đạt hiệu quả cao, nhà máy đã bố trí cơ cấu tổ chức sản xuất khoa học, hợp lí, phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất.Cụ thể, nhà máy có 3 phân xưởng: - Phân xưởng nấu – lên men - lọc : gồm + Tổ xay nghiền: có nhiệm vụ xay nghiền gạo. malt + Tổ nấu: có nhiệm vụ thực hiện giai đoạn nấu + Tổ lên men: thực hiện yêu cầu kĩ thuật lên men, thu hồi hoặc bổ sung CO 2 , thực hiện lọc bia hơi và bia chai. - Phân xưởng chiết rót – đóng gói : + Có nhiệm vụ bốc xếp,dỡ hàng, chuyển chai vào sản xuất, chuyển bia thành phẩm vào kho và các nguyên vật liệu khác. + Có nhiệm vụ chiết bia thực hiện thanh trùng, dán nhãn. - Phân xưởng động lực - bảo trì : gồm các tổ : + Tổ nồi hơi: Cung cấp hơi nóng cho nấu bia, thanh trùng vệ sinh công nghiệp. + Tổ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa và bảo quản điện cho công ty + Tổ máy lạnh: cung cấp độ lạnh cho quá trình lên men vbà bảo quản bia. + Tổ gia công: Gia công đóng mới các phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất bia. + Tổ phụ trợ: Bốc xếp, dỡ hàng, chuyển chai vào sản xuất. + Tổ sửa chữa: sửa chữa máy móc, tài sản hư hỏng. Lê Thị Thanh Huyền Lớp: Kế toán tổng hợp - K20 10 . tài: " ;Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ. chương: Chương 1: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Nhà máy Bia Nghệ An thuộc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh