LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế với sự xuất hiện của nhiều loại hìnhdoanh nghiệp, các doanh nghiệp (DN) đang tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt,DN nào muốn phát triển cũng phải có một nền tảng vững chắc để đi lên Phươngchâm của các DN để đứng vững trong nền kinh tế thị trường là: Sản phẩm cóchất lượng tốt, được tổ chức tiêu thụ có hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao nhất.Vì vậy, tổ chức tốt công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xácđịnh kết quả kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho DN là vấn đề đượccác nhà quản lý kinh tế rất quan tâm.
Kế toán là công cụ rất đắc lực trong việc thu thập, xử lý và cung cấp nhữngthông tin cho các nhà quản lý, chủ DN, những người điều hành Nó vẽ ra bứctranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN, từ đó cácnhà quản lý sẽ có những đánh giá nhìn nhận đúng đắn, thực chất công tác quản lýđiều hành, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình, để đưara những giải pháp, chiến lược kinh doanh mới, phù hợp và có hiệu qủa hơn.
Với vai trò quan trọng như vậy của hạch toán kế toán nói chung thì bộphận kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh chiếm một vị trí không nhỏ Thực hiện tốt công tác này sẽ giúpDN tìm ra những hạn chế cần khắc phục và phát huy những nhân tố tích cực đểkhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các hình thức mẫu mã,chủng loại, mở rộng thị trường, áp dụng rộng rãi các phương thức bán hàng đẩymạnh việc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất kinhdoanh diễn ra liên tục, việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng, từ đó mang lại hiệuquả kinh tế cao cho DN.
Xuất phát từ lý luận, đồng thời kết hợp với thời gian thực tế thực tập tạiNhà máy thuốc lá Thăng Long, được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và cácanh, chị, cô, chú trong phòng tài chính kế toán của nhà máy, em đã thấy đượctầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh do vậy em đã chọn đề tài: "Tổchức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảbán hàng tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long".
Trang 2Đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn bao gồm ba chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệp sảnxuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm,
và xác định kết quả bán hàng tại nhà máy thuốc lá thăng Long
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm,
và xác định kết quả bán hàng ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Do sự hạn chế về kiến thức cũng như thời gian và kinh nghiệm thực tế, dođó mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn bài luận văn sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy em rất kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy côgiáo để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Trang 4Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONGCÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả bán hàng (KTTP ,TTTP & XĐKQBH) trong cácdoanh nghiệp( DN) sản xuất.
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội Đời sống xã hộiloài người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có mối quan hệ với nhau như:chính trị, văn hoá, tôn giáo, khoa học kỹ thuật Xã hội càng phát triển, các hoạtđộng nói trên càng phong phú và phát triển ở trình độ cao hơn Nhưng trong bấtkỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử, trước khi tiến hành các hoạt động đó loàingười phải sống, muốn sống phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở và những thứ cầnthiết khác Để có những thứ đó cần phải tạo ra chúng, có nghĩa là phải sản xuấtra chúng Hơn thế nữa, không phải sản xuất một lần mà phải sản xuất khôngngừng với quy mô ngày càng mở rộng, đó là quá trình tái sản xuất xã hội.
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm các khâu: sản xuất, phân phối, lưuthông và tiêu dùng Sản phẩm của xã hội vận động không ngừng bắt đầu từ sảnxuất qua giai đoạn phân phối lưu thông và kết thúc ở tiêu dùng Giữa các khâucủa quá trình tái sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau Mỗi khâu giữ mộtvai trò nhất định, trong đó: sản xuất là khâu đầu tiên và là khâu giữ vai trò quyếtđịnh còn tiêu dùng là khâu cuối cùng đồng thời là mục đích của sản xuất Xét vềmặt vai trò và chức năng xã hội thì tiêu dùng là đơn đặt hàng của sản xuất, thôngqua đó xác định được cơ cấu, số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng cần sảnxuất Sản xuất phải căn cứ vào tiêu dùng, tiêu dùng là động lực của sản xuất.
Như vậy tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,hàng được tiêu thụ là đã thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của nó.
Tiêu thụ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và
Trang 5Đối với nền kinh tế quốc dân: Thực hiện tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là tiềnđề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng trong lưu thông, đặc biệtlà đảm bảo cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế Trong nềnkinh tế thị trường (khi mà sự phân công lao động, sự chuyên môn hoá diễn rasâu sắc) các DN không thể tồn tại và phát triển độc lập mà chúng luôn có mốiquan hệ khăng khít với nhau Quá trình tiêu thụ sản phẩm tác động đến quan hệcung cầu trên thị trường một cách rõ rệt Cung và cầu chỉ gặp nhau khi quá trìnhtiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt.
Đối với bản thân DN: Sản phẩm được tiêu thụ thì DN mới có điều kiện bùđắp toàn bộ chi phí đã chi ra, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được diễn ra vàduy trì sự tồn tại của DN Mặt khác, thông qua tiêu thụ sản phẩm DN mới có thểthực hiện được giá trị lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ hoạtđộng kinh doanh của mình.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Từ ý nghĩa trên, đòi hỏi các DN phải áp dụng các biện pháp khác nhau đểquản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, quản lý thành phẩm, quá trìnhtiêu thụ thành phẩm và kết quả bán hàng nói riêng một cách khoa học, hợp lý,đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà nước Kế toán là công cụ quản lý, vì vậycần thiết phải tổ chức công tác kế toán TP , TTTP & XĐKQBH ở các DN sảnxuất.
1.1.1 Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm (TP).
Sản phẩm của DN sản xuất ra bao gồm TP, nửa thành phẩm, lao vụ mà DNsản xuất ra để phục vụ nhu cầu sản xuất hay tiêu dùng của xã hội Trong đó TPchiếm tỷ trọng lớn.
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quytrình công nghệ sản cuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quyđịnh,được nhập kho hoăc giao trực tiếp cho khách hàng
Trang 6Nửa thành phẩm (bán thành phẩm) là những sản phẩm mới hoàn thành ởmột (hoặc một vài) giai đoạn chế biến nào đó của quy trình công nghệ sản xuấtra nó, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc bán ra trên thịtrường
Việc phân biệt thành phẩm và nửa thành phẩm chỉ có ý nghĩa trong phạm vimỗi doanh nghiệp Còn đối với tổng thể nền kinh tế, đối với thị trường chúngkhông có ý nghĩa gì cả, nếu chúng được mua bán thì gọi chung là hàng hoá.
Thành phẩm nào của doanh nghiệp cũng được biểu hiện trên cả hai mặt:hiện vật và giá trị.
- Mặt hiện vật: thể hiện cụ thể bởi số lượng( hay khối kượng) và chấtlượng( hay phẩm cấp loại I, loại II…).Số lượng của thành phẩm đượcxác định bằng các đơn vị đo lường như: kg,lit,m, bộ, bao, hộp…- Mặt giá trị: chính là giá thành của thành phẩm sản xuất nhập kho
hoặc giá vốn của thành phẩm mang ra tiêu thụ.
Thành phẩm là kết quả lao động sáng tạo của DN, nó thể hiện bộ mặt của DN Khối lượng của thành phẩm phản ánh quy mô của DN, chất lượng của TP tạo nên uy tín và khả năng cạnh tranh của DN Chính vì vậy công tác quản lý TPcần phải được quan tâm trên cả 2 mặt khối lượng và chất lượng:
Về mặt khối lượng: Để quản lý được khối lượng đòi hỏi DN phải thườngxuyên phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập -xuất - tồn kho thành phẩm cả về mặt số lượng và giá trị từ đó phát hiện kịp thờihàng hoá ứ đọng để có biện pháp giải quyết nhanh chóng
Về mặt chất lượng: Phải làm tốt công tác kiểm tra, phân cấp sản phẩm và cóchế độ bảo quản riêng đối với từng loại thành phẩm (Đặc biệt là TP dễ hư hỏng),kịp thời phát hiện những mặt hàng kém phẩm chất Đồng thời DN phải thườngxuyên cải tiến mẫu mã mặt hàng( kiểu dáng, hình thức, màu sắc…), khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội,tránh tình trạng ứ đọng sản phẩm vì hàng kém phẩm chất lỗi thời, lạc mốt.
Trang 7Việc quản lý thành phẩm đòi hỏi phải đầy đủ, chính xác, kịp thời và khoahọc Kế toán phải thường xuyên cung cấp thông tin về thành phẩm cho chủ DNtừ đó giúp chủ DN đề ra các quyết định ngắn hạn, các biện pháp hữu hiệu nhằmnâng cao hiệu quả của công tác quản lý thành phẩm nói riêng và hiệu quả sảnxuất kinh doanh nói chung.
1.1.2 Bán hàng và yêu cầu quản lý bán hàng.
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về thành phẩm, hàng hoá, lao vụ,dịch vụ cho khách hàng, DN thu được tiền hoặc được quyền thu tiền Đó cũngchính là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm, hàng hoásang vốn bằng tiền và hình thành kết quả Bên cạnh quá trình tiêu thụ ra bênngoài, trong DN còn có thể phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ theo yêu cầuphân cấp quản lý và tiêu dùng nội bộ.
Như chúng ta đã biết, việc tiêu thụ thành phẩm( bán hàng) có ý nghĩa sốngcòn đối với DN Đòi hỏi DN phải quản lý chặt chẽ quá trình này Quản lý quátrình bán hàng là quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụthành phẩm đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế, quảnlý về mặt số lượng, chất lượng mặt hàng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng, tìnhhình thanh toán của khách hàng Để thực hiện tốt yêu cầu quản lý công tác tiêuthụ thành phẩm mỗi DN cần sắp xếp bố trí lực lượng lao động cho mạng lướitiêu thụ một cách khoa học và chuyên nghiệp DN phải nghiên cứu nhu cầu tiêudùng để đáp ứng một cách tốt nhất để không những giữ được thị trường hiện cómà còn ngày một mở rộng thị trường tiêu thụ thành phẩm, tăng thị phần.
1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm vàxác định kết quả bán hàng.
Kế toán được coi là "Ngôn ngữ của kinh doanh", là công cụ phục vụ đắc lựccho quản lý Nếu KTTP, TTTP & XĐKQBH được tổ chức khoa học hợp lý thìsẽ cung cấp thông kịp thời tin hữu ích cho các chủ DN trong việc ra quyết địnhlựa chọn phương án sản xuất, tiêu thụ phù hợp với yêu cầu thị trường.
Trang 8- Tạo điều kiện để duy trì và kích thích sản xuất phát triển, KTTP và TTTPkhông những có vai trò quan trọng trong công tác hạch toán kế toán mà qua đócòn phát hiện ra những thành phẩm luân chuyển chậm từ đó giúp chủ DN cónhững biện pháp để khắc phục.
Để đạt được các mục tiêu trên thì kế toán TP, TTTP phải thực hiện đượccác nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sựbiến động của từng loại thành phẩm trên cả hai mặt hiện vật và giá trị.
- Phản ánh và ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các khoản doanh thu,các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp.Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạtđộng.
- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính vàđịnh kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác địnhvà phân phối kết quả
1.2 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bánhàng trong DN sản xuất
1.2.1 Kế toán thành phẩm.
1.2.1.1 Yêu cầu của kế toán thành phẩm.
Thành phẩm của các DN công nghiệp thường rất đa dạng, phong phú, mộtDN có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng thường được chia ra làmnhiều loại 1, 2, 3…Vì vậy tổ chức một cách khoa học công tác kế toán thànhphẩm là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được đối với một DN sản xuất.Để đảm bảo tính khoa học này, kế toán thành phẩm cần phải thực hiện các yêucầu sau:
- Phải tổ chức kế toán thành phẩm theo từng loại, từng thứ theo từng đơnvị sản xuất theo đúng số lượng và chất lượng của thành phẩm.
- Phải có sự phân công và kết hợp công tác trong việc ghi chép kế toán
Trang 9cho số liệu kế toán thành phẩm được chính xác, kịp thời phục vụ cho việc quảnlý thành phẩm chặt chẽ.
- Thành phẩm trong DN sản xuất khi hạch toán nhập- xuất kho phảighitheo giá thành thực tế.
- Thành phẩm trong kho DN luôn biến động do nhiều nguyên nhân: nhậpkho thành phẩm đã sản xuất xong do mua bên ngoài của các đơn vị, xuất khothành phẩm đem tiêu thụ, xuất kho cho các bộ phận khác sản xuất tiếp… Vì vậycần tổ chức ghi chép ban đầu thật khoa học, hợp lý đúng với những quy định đãghi trong chế độ chứng từ và sổ kế toán cũng như những chế độ cụ thể trong chếđộ ghi chép ban đầu
* Đối với thành phẩm nhập kho:
- Thành phẩm do DN sản xuất hoàn thành nhập kho: Được đánh giá theogiá thành sản xuất thực tế( Zsxtt) bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
- Thành phẩm thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho: được đánh giátheo giá thành thực tế gia công bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuấtgia công, chi phí thuê ngoài gia công chế biến và các chi phí khác liên quan trựctiếp đến thành phẩm thuê ngoài gia công như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, haohụt trong gia công…
* Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tếxuất kho Hiện nay thành phẩm xuất kho được đánh giá chủ yếu theo một trongcác phương pháp sau:
Trang 10Phương pháp tính theo giá đích danhPhương pháp bình quân gia quyềnPhương pháp đơn gía tồn đầu kỳ
1.2.1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm.1.2.1.3.1 Chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán sử dụng để phản ánh sự biến động và số liệu có củathành phẩm bao gồm:
Trang 11- Phiếu nhập kho( Mẫu 01-VT)- Phiếu xuất kho( Mẫu 02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ( Mẫu 03-VT-3LL)- Thẻ kho( Mẫu 06-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư- sản phẩm hàng hoá( Mẫu 08-VT)
1.2.1.3.2 Kế toán chi tiết thành phẩm:
Để có thể giám sát tình hình hiện có cũng như sự biến động của các loạithành phẩm trong kho của doanh nghiệp cần phải có tài liệu chi tiết về thànhphẩm hay nói cách khác, phải hạch toán chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn khothành phẩm theo từng loại cả về số lượng, chất lượng và giá trị Việc hạch toánđược thực hiện đồng thời cả ở kho thành phẩm và ở phòng kế toán Tuỳ theo đặcđiểm cụ thể của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn, vậndụng một trong các phương pháp sau:
1) Phương pháp ghi thẻ (sổ) song song
2) Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển3) Phương pháp ghi sổ số dư
Cả ba phương pháp công việc của thủ kho ở kho đều giống nhau Khi nhậncác chứng từ nhập, xuất thành phẩm thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp phápcủa chứng từ rồi tiến hànhghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻkho, cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho Định kỳ thủ kho gửi lên hoặckế toán xuống kho nhận các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từngloại thành phẩm Chỉ riêng phương pháp sổ số dư là ngoài các công việc trên,cuối tháng thủ kho phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cộtsố lượng.
Sự khác nhau giữa ba phương pháp chính là công việc ở phòng kế toán Đốivới phương pháp thẻ song song, kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết thànhphẩm để theo dõi TP theo từng danh điểm cả về chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giátrị Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, ở phòng kế toán không dùng sổ chitiết thành phẩm mà dùng sổ đối chiếu luân chuyển ở từng kho và được mở chocả năm Còn ở phương pháp dổ số dư, kế toán mở sổ số dư theo từng kho dùngchung cho cả năm.
Cả 3 phương pháp này đều có những điểm chung, điểm riêng, những ưu,nhược điểm và phạm vi áp dụng riêng.
Trang 12Tuy nhiên, trong điều kiện áp dụng kế toán máy như hiện nay thì phươngpháp ghi thẻ song song được áp dụng thích hợp nhất vì việc ghi chép đơn giản,dễ kiểm tra, đối chiếu và máy sẽ hạn chế được những nhược điểm của phươngpháp này là sự ghi chép trùng lặp về chỉ tiêu số lượng giữa phòng kế toán vàkho.
1.2.4.4 Kế toán tổng hợp thành phẩm
Kế toán theo dõi tổng quát tình hình nhập - xuất - tồn toàn bộ thành phẩmtheo chỉ tiêu giá trị sẽ mở các TK 155 (thành phẩm), TK 157 (hàng gửi đi bán),TK 632 (giá vốn hàng bán) Nội dung phản ánh trên từng tài khoản tuỳ thuộcvào doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho nào Theo chếđộ kế toán hiện hành quy định (Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày1/1/1995) trong 1 DN chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp hạch toánhàng tồn kho sau: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kêđịnh kỳ.
* Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép,phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn các loạithành phẩm trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từnhập - xuất Như vậy, việc xác định giá trị thành phẩm xuất kho theo phươngpháp này được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi được tập hợp,phân loại theo đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán.
TK 155 (Thành phẩm): Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biếnđộng từng loại thành phẩm trong DN.
TK 157 (Hàng gửi đi bán): Phản ánh trị giá thành phẩm đã gửi đi hoặc đãchuyển cho khách hàng, đại lý ký gửi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
TK 632 (Giá vốn hàng bán): Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hànghoá, lao vụ, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ.
Trình tự kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thườngxuyên được thể hiện trên sơ đồ 01.
- Ưu điểm: + Giám đốc chặt chẽ tình hình tăng, giảm và trị giá TP tồn khotrên sổ kế toán
Trang 13- Nhược điểm: Khối lượng ghi chép nhiều.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi loạihình DN.
* Trường hợp DN hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi, phản ánhthường xuyên, liên tục tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá trên các tàikhoản hàng tồn kho tương ứng Do đó, giá trị hàng tồn kho không căn cứ vào sốliệu trên các tài khoản, sổ kế toán để tính mà căn cứ vào kết quả kiểm kê đồngthời trị giá thành phẩm xuất kho không căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuấtkho để tổng hợp mà căn cứ vào kết quả kiểm kê giá trị thành phẩm tồn kho vàgiá trị thành phẩm nhập kho theo công thức sau:
Trang 14Trị giá thànhphẩm xuất kho =
Trị giá thànhphẩm tồn đầu kỳ +
Trị giá thành phẩmnhập trong kỳ -
Trị giá thànhphẩm tồn cuối kỳ
Trang 15Theo phương pháp này, trị giá thành phẩm xuất kho cho các mục đích khácnhau không được thể hiện rõ, kế toán cũng sử dụng những tài khoản sau:
TK 155 (Thành phẩm).TK 157 (Hàng gửi đi bán).TK 632 (Giá vốn hàng bán).
Trong đó, TK 155 và TK 157 chỉ sử dụng để phản ánh trị giá vốn của thànhphẩm và hàng gửi bán tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ Còn TK 632 phản ánh việcnhập, xuất kho của thành phẩm trong kỳ.
Trình tự kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳđược thể hiện trên sơ đồ 02.
- Ưu điểm: Đơn giản, giảm được khối lượng công việc hạch toán
- Nhược điểm: Độ chính xác của trị giá TP xuất kho không cao nếukhông theo dõi được số hao hụt và mất mát.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với DN có nhiềuchủng loại TP nhưng giá trị mỗi thứ nhỏ, nhập xuất thường xuyên vàDN có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, quản lý chặt chẽ được hàng tồnkho
* Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tổng hợp thành phẩm.
Tuỳ từng hình thức kế toán mà sử dụng hệ thống sổ kế toán khác nhau:- Hình thức kế toán nhật ký chứng từ, kế toán tổng hợp thành phẩm thựchiện trên các sổ kế toán sau:
+Bảng kê số 9: Bảng kê tính giá thành thực tế thành phẩm.+Bảng kê số 8: Bảng kê nhập xuất tồn hàng hoá thành phẩm.+Bảng kê số 10: Hàng gửi đi bán.
+Nhật kí chứng từ số 8: Ghi có TK155, TK157.+Sổ cái.
- Hình thức kế toán nhật kí chung, kế toán tổng hợp thành phẩm được phảnánh trên:
+Nhật kí chung.
Trang 16+Sổ cái.
Ngoài ra còn có thể sử dụng một số bảng kê như : bảng kê số 9
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp thành phẩm sử dụngcác sổ sau:
+ Chứng từ ghi sổ.+ Sổ cái.
+ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.+ Một số sổ chi tiết liên quan.
1.2.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm (bán hàng)
1.2.2.1 Doanh thu bán hàng (DTBH) và các phương thức bán hàng.
* Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN, góp phầnlàm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điềukiện sau:
1 DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
2 DN không còn nắm giữ hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyềnkiểm soát hàng hoá.
3 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
4 DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.5 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
*Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà DN đã giảm trừ, hoặc đã thanhtoán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng( sản phẩm, hànghoá), dịch vụ với khối ling lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghitrên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng
Trang 17- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấpthuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn, vì lý do hàng bán bịkém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợpđồng.
- Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác địnhtiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các đIũu kiện đã cam kết tronghợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại
- Các khoản thuế về tiêu thụ: thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháptrực tiếp; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu Đây là các khoản thuế gián thu,tính trên doanh thu bán hàng, tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụphảI chịu thuế; các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thaycho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó.
* Các phương thức bán hàng.
- Phương thức gửi hàng (bán hàng qua đại lý ).
Định kỳ DN sẽ gửi hàng cho khách hàng của mình theo những thoả thuậntrong hợp đồng giữa 2 bên Khi hàng hoá, sản phẩm xuất kho thì vẫn thuộcquyền sở hữu của DN, chỉ khi khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toánthì số hàng đó mới được coi là đã tiêu thụ và mới được ghi nhận doanh thu.
Phương thức này áp dụng chủ yếu dưới hình thức bán hàng thông qua đại lýnên còn được gọi là phương pháp bán hàng qua đại lý.
- Phương thức bán hàng trực tiếp:
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho Hàng hoá đượccoi là bán và được ghi nhận doanh thu khi chúng được chuyển giao cho ngườimua và mọi thủ tục mua bán đã được hoàn thành.
- Phương thức hàng đổi hàng:
Là phương thức tiêu thụ mà hàng đó người bán đem sản phẩm của mình đểđổi lấy sản phẩm của người mua Giá trao đổi là giá bán của sản phẩm đó trênthị trường Doanh thu được ghi nhận khi người mua chấp nhận đổi hàng.
- Phương thức tiêu thụ nội bộ:
Trang 18Là việc bán hàng hoá cho các đối tượng khách hàng là các đơn vị thành viên,các đơn vị trực thuộc trong cùng hệ thống của tổng công ty hoặc trong cùng hệthống của một đơn vị độc lập Bán hàng nội bộ còn bao gồm các trường hợp sau:
+ DN trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm hàng hoá.+ DN sử dụng nội bộ sản phẩm hàng hoá.
+ DN sử dụng sản phẩm hàng hoá để biếu tặng
1.2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng.
Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, kế toán doanh thu bán hàng của DNđựơc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịuthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanhtoán.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (bao gồm cảthuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu).
- Những DN nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thubán hàng số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư hànghoá nhận gia công.
- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, kí gửi theo phương thức bán đúng giáhưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng phần hoa hồng bán hàngmà DN được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thì DN ghi nhậndoanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt độngtài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thờiđiểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
Trang 19- Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do vềchất lượng, về quy cách kỹ thuật , người mua từ chối thanh toán, gửi trả lạingười bán hoặc yêu cầu giảm giá và được DN chấp nhận, hoặc người mua hàngvới khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanhthu thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các TK531- Hàng bán bị trảlại, TK532 - Giảm giá hàng bán, TK521 - Chiết khấu thương mại.
- Trường hợp trong kỳ DN đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàngnhưng đến cuối kì vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàngnày không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511- "Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ" mà chỉ hạch toán vào bên có của TK 131- "Phải thucủa khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách hàng Khi thực giao hàng chongười mua sẽ hạch toán vào TK 511 về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiềnbán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
1.2.2.2.1 Chứng từ, tài khoản sử dụng.
* Chứng từ: Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiêu thụ thành phẩm:- Phiếu xuất kho
- Hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn GTGT.
- Phiếu thu tiền mặt, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng * Tài khoản :
- Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Là tài khoản dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củaDN trong một kì kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch vàcác nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này không có số dư Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp II: TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112: Doanh thu bán TP
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá- TK 512: Doanh thu nội bộ.
Trang 20Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụtiêu thụ trong nội bộ DN, tài khoản này không có số dư.
TK 512 có 3 tài khoản cấp II:
TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá TK 5122: Doanh thu bán TP
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Trong đó các DN sản xuất chủ yếu sử dụng TK 5112 và TK 5122 -TK521: Chiết khấu thương mại.
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà DN đãgiảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượnglớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hoá đơn mua bán hoặccác cam kết mua, bán hàng.
Tài khoản này không có số dư và kết cấu ngược với TK 511 TK 521 có 3 tài khoản cấp II:
TK 5211: Chiết khấu hàng hoá TK 5212: Chiết khấu thành phẩm TK 5213: Chiết khấu dịch vụ.- TK 531: Hàng bán bị trả lại.
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của khối lượng sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do: Vi phạmhợp đồng, vi phạm cam kết, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại,qui cách
Trang 21Ngoài ra kế toán còn sử dụng các khoản khác như: TK131, TK111, TK112,TK333
1.2.4.3.2 Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.
Được thể hiện trên Sơ đồ 03, 04, 05.
1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán.
Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trìnhbán hàng, gồm có trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chiophí quản ký DN phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ.
Đối với DN sản xuất, trị giá vốn của hàng xuất kho để bán hoặc TPhoàn thành không nhập kho đưa bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế củaTP xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của TP hoàn thành (cách xác địnhđã được nêu ở phần đánh giá TP).
Sau khi tập hợp được Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN sẽ tiến hànhphân bổ cho hàng đã bán (trình bày ở mục sau), từ đó xác định được trị gía vốncủa hàng bán.
Trị giá vốn
Của hàng bán =
Trị giá vốn của hàngXuất kho để bán +
CPBH và CPQLDN phânbổ cho số hàng đã bán
Trang 22* Tài khoản kế toán và trình tự kế toán đã được trình bày ở phần kế toántổng hợp TP
1.2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.4.1 Kế toán chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng (CPBH) là chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị phát sinhtrong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, bao gồm: Chi phí quảng cáo, chi phígiao hàng, chi phí giao dịch, tiền hoa hồng bán hàng, tiền lương nhân viên bánhàng
Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ cần được phân loại rõ và tổnghợp theo đúng nội dung qui định, cuối kỳ hạch toán, chi phí bán hàng cần đượcphân bổ, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh Đối với DN sản xuất,CPBH phân bổ cho hàng bán ra theo công thức sau:
CPBHphân bổcho hàng
đã bán=
CPBH cần phânbổ đầu kỳ +
CPBH cần phânbổ PSTK
Tiêu chuẩnphân bổ củaTP đã xuất bán
trong kỳTổng tiêu chuẩn phân bổ của TP xuất
bán trong kỳ và “TP tồn cuối kỳ”
Trang 23Tieu chuẩn phân bổ có thể là: Trị giá vốn thực tế của TP xuất bán, doanhthu bán TP, số lượng TP xuất bán…
“Hàng tồn cuối kỳ”: Đói với DN sản xuất là trị giá vốn thực tế của TP tồnkho cuối kỳ và hàng gửi đI bán chưa được tiêu thụ cuối kỳ
Phần CPBH không được phân bổ thì được kết chuyển sang theo dõi ở “chiphí chờ kết chuyển” (TK 1422).
* Tài khoản sử dụng: TK 641 - Chi phí bán hàng.
Tài khoản này không có số dư, và có 7 tài khoản cấp II:TK 6411 - Chi phí nhân viên.
TK 6412 - Chi phí vật liệu.
TK 6413 - Chi phí dụng cụ đồ dùng.TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ.TK 6415 - Chi phí bảo hành.
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác.
Trình tự kế toán nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 06.
1.2.4.2 Kế toán chi phí quản lý DN
Chi phí quản lý DN (CPQLDN) là chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh,quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả DN.
Cũng như CPBH, CPQLDN cần được tính toán, phân bổ cho hàng đã bán ratrong kỳ Công thức phân bổ giống như CPBH (đã được trình bày ở mục trên).
Phần CPQLDN không được kết chuyển thì chuyển sang theo dõi ở “Chi phíchờ kết chuyển”
* Tài khoản sử dụng:
TK 642 - Chi phí quản lý DN Tài khoản này có 8 tài khoản cấp II:TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý.TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý.
Trang 24TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng.TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ.TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí.TK 6426 - Chi phí dự phòng.
TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác.
* Trình tự hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 07.
1.2.5 Kế toán xác định kết quả bán hàng.
Kết quả bán hàng (Lợi nhuận bán hàng) là số chênh lệch giữa DTBH với trịgiá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN Chênh lệch này có thể làdương(+) (lãi), hoặc âm(-) (lỗ).
Lãi ( lỗ ) = Lợi nhuận gộptừ bán hàng
-CPBH và CPQLDNphân bổ cho hàng
đã bán
Lợi nhuận gộptừ bán hàng =
Doanh thuthuần từ bán
Trang 25- Tài khoản sử dụng:
TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.- Trình tự kế toán: Sơ đồ 08.
+ Sổ chi tiết các TK 632,511,512,911,641,642
Trang 26Ngoài ra dù DN áp dụng hình thức kế toán nào, nếu DN nộp thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ còn sử dụng bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bánra kèm tờ khai thuế GTGT Còn DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếpthì sử dụng tờ khai thuế hàng tháng.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ XÁCĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNGLONG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy:
Nhà máy thuốc lá Thăng Long, tên giao dịch là Thang Long Factory, có trụsở tại 235 đường Nguyễn Trãi và hàng trăm đại lý ở khắp các tỉnh Thăng Longchính là đứa con đầu ngành của ngành thuốc lá Việt Nam Sau hơn một năm vừakhảo sát tình hình, vừa chuẩn bị, qua ba lần di chuyển địa điểm, từ hai bàn taytrắng, vượt qua muôn vàn khó khăn, đứa con đầu lòng của ngành thuốc lá xã hộichủ nghĩa Việt Nam đã chào đời Ngày 6/1/1957 đã trở thành ngày lịch sử củanhà máy những bao thuốc lá đầu tiên mang nhãn hiệu Thăng Long đã xuất hiệntrong niềm vui và xúc động vô bờ bến của những người chứng kiến.
Trong những năm đầu, nhà máy cho ra đời một số loại thuốc lá như ThăngLong, SaPa, Điện Biên, Tam Đảo… với số lượng sản xuất còn hạn chế vì sảnxuất thủ công là chính Nhưng trong bước đi chập chững đầu tiên, nhà máythuốc lá Thăng Long đã sớm khẳng định được tiềm năng và sức sống của mình.Ba năm liền nhà máy đều hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao Riêngnăm 1958, nhà máy hoàn thành vượt mức kế hoạch trước thời hạn 48 ngày, sảnxuất được 29.710.585 bao, tăng gấp ba lần năm 1957, đạt giá trị tổng sản lượng
Trang 27lượng của nhà máy đạt từ 177.125.000 bao đến 250.000.000 bao Sản phẩm nàyđược cung cấp cho thị trường trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngày 1/10/1991, Nhà nước đã có pháp lệnh cấm nhập thuốc lá ngoại để bảovệ ngành sản xuất thuốc lá trong nước Đây là một thuận lợi đối với việc sảnxuất và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy vì sản phẩm của nhàmáy chỉ cạnh tranh với sản phẩm của các đơn vị trong nước, không phải cạnhtranh với thuốc lá nhập ngoại.
Cùng với thuận lợi này và sự chuyển mình bắt kịp với nhịp độ phát triểnkinh tế của đất nước nên quy mô sản xuất của nhà máy ngày càng mở rộng Dâychuyền sản xuất ngày càng hiện đại Tháng 10/1991, nhà máy đã hoàn thành vàđưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại - đó là phân xưởng bao cứngchuyên sản xuất thuốc lá Vinataba, Hồng Hà từ nguyên liệu nhập ngoại Năm1994, dây chuyền sản xuất thuốc Dunhill của hãng Rothmans đã bắt đầu hoạtđộng Ngoài các sản phẩm thuốc từ nguyên liệu nhập ngoại, nhà máy khôngngừng nâng cao chất lượng của các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trongnước, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.Trong năm 1995, nhà máy đã xuất xưởng sản phẩm mới là thuốc lá Hoàn Kiếm20 điếu/ gói có mùi bạc hà, sản phẩm này được tiêu thụ rất tốt ở thị trường BắcTrung Bộ.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, sản phẩm của nhà máy đãđứng vững trên thị trường, đẩy lùi dần thuốc lá ngoại ở những thị trường của nhàmáy Đó là nhờ có sự đổi mới trong chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nướcta, nhà máy đã tìm ra đường đi của mình Để hoạt động kinh doanh có lãi nhàmáy đã đầu tư vào đào tạo cán bộ công nhân về tay nghề, nghiệp vụ, đầu tư vàodây chuyền công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiếnchủng loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh sản xuất thuốc lá tại nhà máy,nhà máy thuốc lá Thăng Long còncử cán bộ kĩ thuật đi hướng dẫn nhân dân gieo trồng thuốc lá, hái, sấy và lập kếhoạch thu mua nguyên liệu theo từng vùng để đảm bảo đầu vào cho nhà máy.Ngoài nguồn nguyên liệu trong nước, nhà máy còn nhập ngoại các nguyên liệu,phụ liệu, vật tư sản xuất cho sản phẩm bao cứng
Trong thời gian qua, với các chức năng sản xuất các loại thuốc lá và cungcấp cho thị trường trong cả nước nhà máy thuốc lá Thăng Long không ngừngtăng cường các nhiệm vụ của mình :
Trang 28- Định ra các chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra thị trường ổn định phù hợpvới mẫu mã sản phẩm để hoàn thành kế hoạch.
-Tổ chức xây dựng kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện đường lối, chính sáchcủa nhà máy, Tổng công ty và Bộ công nghiệp ban hành
-Tổ chức công tác cán bộ phù hợp với yêu cầu thực hiện tốt chế độ tiềnlương cho cán bộ công nhân viên.
- Nghiên cứu tổng hợp các biên bản, nhận đại lý để tạo ra nhiều mối quanhệ với khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Không ngừng củng cố, trang bị sửa chữa cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bịmáy móc, phương tiện vận chuyển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay.
Với những cố gắng hết mình trong công tác quản lý sản xuất kinh doanhnhà máy luôn vạch ra: sản lượng ngày càng tăng, năng suất lao động của mỗicông nhân ngày một nâng cao.
Một số chỉ tiêu chủ yếu nhà máy đạt được trong năm 2003
Trang 29Các phó giám đốc quản lí các mặt của quá trình sản xuất, giúp cho quá trìnhsản xuất được liên tục, an toàn và chất lượng Trong đó các phó giám đóc lại phụtrách một số phòng ban theo đúng chức năng của mình.
Bộ máy quản lí của nhà máy bao gồm các phòng ban sau:
- Phòng hành chính:
Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về tất cả các công việc liên quanđến công tác hành chính trong nhà máy Phòng có nhiệm vụ quản lý về văn thư,lưu trữ tài liệu, bảo mật, đời sống, y tế, quản trị.
- Phòng tổ chức, bảo vệ:
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp củagiám đốc về công tác lao động – tổ chức và an ninh – quốc phòng Phòng cónhiệm vụ: giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy, cán bộlao động , tiền lương, quản lý về bảo hiểm lao động, an toàn lao động và vệ sinhlao động, đào tạo công nhân kĩ thuật, giải quyết các chế độ chính sách chongười lao động, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, thực hiện các nhiệm vụ vềcông tác quân sự địa phương.
- Phòng tài vụ:
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về mặt tài chính – kếtoán của nhà máy Phòng có nhiệm vụ: tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động liênquan đến công tác tài chính kế toán của nhà máy như tổng hợp, thu chi, công nợ,giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt, phản ánh kếtquả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong từng tháng, quý, năm…
- Phòng kế hoạch - vật tư:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kế hoạchsản xuất – kinh doanh của nhà máy Phòng có nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuấtdài hạn, năm, quý, tháng Điều hành sản xuất theo kế hoạch của thị trường, thamgia xây dựng kế hoạch, định mức kinh tế kĩ thuật giá thành , thống kê và theodõi công tác tiết kiệm , tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kì tình hình sảnxuất theo tháng, quý, năm.
Trang 30- Phòng nguyên liệu:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác nguyênliệu thuốc lá theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh Phòng có nhiệm vụ: lập cáckế hoạch đàu tư gieo trồng, cung cấp vật tư, cán bộ kĩ thuật cho các vùng trồngcây thuốc, thu mua lá thuốc lá phục vụ sản xuất, kí các hợp đoòng giao trồng,thu mua với các tỉnh Đồng thời phòng còn quản lí kho nguyên liệu.
- Phòng kĩ thuật cơ điện:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kĩ thuật, vềcông tác quản lý máy móc thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh của nhà máy Phòng cónhiệm vụ: theo dõi, quản lý toàn bộ trang thiết bị kĩ thuật cơ khí, thiết bị chuyêndùng, chuyên ngành, điện, hơi, nước, lạnh cả về số lượng và chất lượng trongquá trình sản xuất, lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu, phụ tùng thaythế,…,tham gia công tác ATLĐ-VSLĐ và đào tạo thợ cơ khí, kĩ thuật.
- Phòng kĩ thuật công nghệ:
Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về công tác kĩ thuật của nhà máy.Phòng có nhiệm vụ : nhận chỉ thị trực tiếp của giám đốc và thực hiện nhiệm vụquản lý chất lượng sản phẩm , chất liệu, hương liệu, vật liệu, vật tư, nguyên liệutrong quá trình sản xuất, quản lý quy trình công nghệ, quản lý chỉ tiêu lý, hóa vềnguyên liệu, sản phẩm, nước,…, tham gia vào công tác môi trường và đào tạothợ kĩ thuật, thường trực hội đồng sáng kiến của nhà máy.
- Phòng KCS:
Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về quản lý chất lượng sản phẩm.Phòng có nhiệm vụ: kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư, vật liệukhi khách hàng đưa về nhà máy, kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm trêntừng công đoạn, trên dây chuyền sản xuất, phát hiện sai sót báo cáo để giám đốcchỉ thị khắcphục, kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm khi xuất kho, kiểmtra, xác định nguyên nhân của hàng bị trả lại hoặc hàng giả nếu có, quản lý cácdụng cụ đo lường được trang bị.
Trang 31Thực hiện chức năng tham mưu giá đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm củanhà máy Phòng có nhiệm vụ: lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý,năm cho từng vùng và từng đơn vị khách hàng, theo dõi tình hình tiêu thụ từngvùng, miền dân cư kết hợp với phòng thị trường mở rộng diện tiêu thụ,tổng hợpbáo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng, chủng loại theo quy định để giám đốc đánhgiá và có quyết định về phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
- Phòng thị trường:
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo nhà máy về công tác thịtrường và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đôc nhà máy Phòng có nhiệm vụ:theo dõi diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị…, soạnthảo và đề ra các chương trình kế hoạch, chiến lược, tham gia công tác điềuhành hoạt động Makéting, thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm, …
Sơ đồ bộ máy quản lý HĐSXKD của nhà máy thuốc lá Thăng Long:
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất.
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Với nhiệm vụ được nhà máy giao cho là sản xuất thuốc lá phục vụ cho nhucầu tiêu dùng của nhân dân nên sản phẩm chính của nhà máy chỉ có một loại làthuốc lá bao nhưng rất đa dạng về chủng loại Vì sản phẩm chỉ có một loại làthuốc lá bao nên quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy ổn định Giá trị vàphẩm cấp của mác thuốc phụ thuộc vào kĩ thuật sản xuất và công thức pha chếnguyên liệu.
Do yêu cầu của kĩ thuật sản xuất, việc chế biến bán thành phẩm của mỗigiai đoạn chế biến phải nhịp nhàng để kịp thời chuyển sang giai đoạn sau bảođảm chế biến liên tục cho nên khối lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất làkhông lớn và tương đối đồng đều.
Do đặc điểm của quy trình sản xuất như vậy nên sản phẩm tiêu thụ của nhàmáy chỉ có thành phẩm là thuốc lá bao và các loại phế liệu, không có nửa thànhphẩm
Trang 32Như vậy tính chất của quy trình công nghệ kĩ thuật là phức tạp, kiểu chếbiến liên tục, chu kì sản xuất ngắn (vài ngày) và thuộc loại hình sản xuất vớikhối lượng lớn.
và các loại phế liệu, không có nửa thành phẩm
Như vậy tính chất của quy trình công nghệ kĩ thuật là phức tạp, kiểu chếbiến liên tục, chu kì sản xuất ngắn (vài ngày) và thuộc loại hình sản xuất vớikhối lượng lớn.
Sơ đồ quy trình công nghệ kèm theo.
Trang 33*Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một đơn vị thuộc ngành công nghiệp chếbiến, đối tượng của chế biến là sản phẩm của nông nghiệp Nguyên liệu trướckhi đưa vào sản xuất thuốc bao phải qua sơ chế để đạt tiêu chuẩn cấp côngnghiệp Trên dây chuyền sản xuất trong một thời gian nhất định chỉ sản xuất mộtloại mác thuốc Do đó các phân xưởng sản xuất ở nhà máy độc lập với nhautrong việc giao nhận bán thành phẩm tức là mỗi phân xưởng thực hiện một sốbước trong quy trình sản xuất sản phẩm.
- Phân xưởng sợi: thành phẩm của phân xưởng là thuốc lá Phân xưởng sợicó nhiệm vụ điều hành và quản lý dây chuyền sợi để thái lá thuốc lá thành sợitheo quy trình công nghệ yêu cầu.
- Phân xưởng bao mềm: từ sợi thành phẩm của xưởng sợi, phân xưởng nàycó nhiệm vụ cuốn thành điếu đóng tút, kiện, thùng các sản phẩm bao mềm (ví dụnhư: Thăng Long, Thủ Đô, Hoàn kiếm…).
- Phân xưởng bao cứng: sản phẩm của phân xưởng là các bao thuốc lá,phân xưởng sử dụng nguyên liệu chính là sợi nhập ngoại để tiếp tục thực hiệnquy trình sản xuất (ví dụ như: Vinataba, Hồng Hà,…).
- Phân xưởng Dunhill: đây là kết quả của sự hợp tác giữa nhà máy với nhàmáy thuốc lá Rothmans có nhiệm vụ sử dụng nguồn nguyên liệu của Rothmanslà sợi thuốc để cuốn điêú và đóng bao cứng- thuốc lá Dunhill.
Ngoài bốn phân xưởng sản xuất chính, nhà máy còn tổ chức thêm hai phânxưởng sản xuất phụ phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm:
- Phân xưởng cơ điện: phân xưởng này phối hợp với phòng kĩ thuật cơ điệnđể gia công các chi tiết, phụ tùng cho các máy móc, thiết bị của nhà máy Ngoàira phân xưởng còn lắp đặt, sửa chữa các máy móc thiết bị, cung cấp hơi nước,điện sản xuất cho nhà máy khi không có dịch vụ bên ngoài.
- Phân xưởng bốn: là phân xưởng phục vụ cho sản xuất cho các phân xưởngchính bằng lao động thủ công như dán tem, in hòm các tông, may khẩu trang…
Ngoài 6 phân xưởng trên thì nhà máy còn có một đội xe chuyên vận chuyểncác sản phẩm đến các nơi tiêu thụ và một đội bốc xếp có nhiệm vụ bốc xếp cácthành phẩm vật tư trong nhà máy.
Như vậy hoạt động của nhà máy là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòngban và các phân xưởng sản xuất Các phòng quản lý đều có chức năng giúp banlãnh đạo trong quản lý sản xuất nên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau Cácphân xưởng cùng phối hợp với nhau để làm việc có hiệu quả cao nhất.
Trang 342.1.3 Đặc điểm công tác kế toán của nhà máy
Nhà máy áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung căn cứ vàođặc điểm sản xuất kinh doanh và cơ cấu của bộ máy quản lý Theo đó tất cả cáccông việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra các chứng từ ban đầu, ghi sổtổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo kế toán… đều được thực hiện tậptrung ở phòng kế toán.
Theo đó, ở các phân xưởng sản xuất không bố trí nhân viên kế toán mà chỉcó nhân viên thống kê ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế dưới phânxưởng Cuối tháng nhân viên thống kê lập báo cáo kế toán chi tiết các chỉ tiêu,số lượng gửi về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc kế toán.
Nhà máy tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: là người phụ trách chung và chịutrách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động liên quan đến công tác kếtoán tài chính, làm công tác đối nội, đối ngoại, kí các hợp đồng kinh tế
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
KT tiền lương
KT thanh toán với người bán và XDCB
KT vật tư
KT TM và các khoảnkí quỹ
KT TSCĐ và hạch toán
nội bộ
Tin học
KT tiêu thụ
KT thanh toán với
KT NVL chính
Cán bộ theo dõi công nợ trả chậm
Thủ quỹ
Trang 35thực thi các chính sách, các chế độ tài chính và chịu trách nhiệm cácquan hệ tài chính với nhà nước
- Phó phòng kế toán: giúp việc cho kế toán trưởng, thay mặt kế toán trưởng giảiquyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng, chịu trách nhiệm trước kế toántrưởng về các phần công việc được giao bao gồm:
+ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành+ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh + Kế toán các khoản thanh toán với NSNN
+ Kế toán các khoản kinh phí nộp tổng công ty.
- Kế toán vật liệu: theo dõi tình hình tăng giảm toàn bộ vật liệu trong nhàmáy
- Kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tiền mặt- Kế toán thanh toán với người bán và xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệmtheo dõi về số lượng, giá cả các hợp đồng mua vật liệu theo quy định
+ Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ trước khi kiểm toán+ Theo dõi các khoản công nợ với người bán
+ Kiểm tra các dự toán, quyết toán công trình để đảm bảo đúng nguyêntắc, thủ tục, trình tự XDCB theo đúng quy định của nhà nước.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: lập chứng từ thu, chi các khoảnlương, bảo hiểm xã hội
- Kế toán thanh toán với người mua: chịu trách nhiệm theo dõi tính toántình hình thanh toán của khách hàng.
-Kế toán tài sản cố định và các khoản tạm ứng: có trách nhiệm đánh giálại tài sản cố định, theo dõi chi phí giao nhận, thanh lí tài sản cố định của nhàmáy cũng như các khoản tạm ứng.
-Kế toán ngân hàng và nguyên liệu chính: chịu trách nhiệm theo dõi cácchứng từ ngân hàng theo dõi tình hình nhập, xuất lá thuốc lá(nguyên liệuchính).
- Cán bộ theo dõi đôn đốc các khoản công nợ, khoản trả chậm, khoản khóđòi: đôn đốc các khoản công nợ khó đòi, soạn thảo các văn bản có liên quan tớicông nợ trả chậm, khó đòi.
- Thủ quỹ: có trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt và tồn quỹ củanhà máy, thực hiện kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ.
- Tin học: lập các chương trình phần hành công tác kế toán, đồng thờitheo dõi tình hình sử dụng máy vi tính toàn nhà máy.
*Hình thức kế toán nhà máy áp dụng.
Nhà máy áp dụng hình thức nhật kí chứng từ trên hệ phần mềm ThăngLong do cán bộ có trình độ tin học của nhà máy lập Theo đó, việc hạch toán chitiết hầu hết thực hiện trên máy; đồng thời, hệ thống máy tính toàn nhà máy đượcnối mạng với nhau nên giảm được khối lượng công việc ghi chép Chẳng hạn,khi phòng tiêu thụ thị trường lập hoá đơn đồng thời cập nhật vào máy tính, còn
Trang 36phòng kế toán chỉ cần thực hiện kết chuyển số liệu mà không cần phải cập nhậtlại hoá đơn đó nữa
* Phương pháp kế toán.
Nhà máy áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; thực hiệntính và trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
* Niên độ kế toán và kì hạch toán.
- Niên độ kế toán: áp dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước bắtđầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
* Hệ thống báo cáo của công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính: BCĐKT, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáokết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo khác theo yêu cầu của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Bộ côngnghiệp như: báo cáo tiêu thụ hàng hoá, báo cáo vềnguyên vật liệu chính, báocáo về chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ biểu báo cáokết quả kinh
2.2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤTHÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ
THĂNG LONG2.2.1.Kế toán thành phẩm ở nhà máy
2.2.1.1 Đặc điểm thành phẩm và đánh gía thành phẩm ở nhà máy
Trang 37Với nhiệm vụ là sản xuất thuốc lá nên thành phẩm của nhà máy thuốc láThăng Long là thuốc lá điếu gồm 2 loại:
- Thuốc lá điếu có đầu lọc- Thuốc lá điếu không đầu lọcSản phẩm thuốc lá điếu có đặc điểm:
- Là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, có tác dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh Nói chung thuốc lá có tác dụng khong tốt tới sức khoẻ con ngườinhưng do nhu cầu có tính kịch sử nên xã hội vẫn cần một lượng lớn thuốc lá, do đó ngành sản xuất thuốc lá vẫn tồn tại và phát triển Nhưng để đảm bảo sức khoẻ của người hút thuốc, thuốc lá điéu phải chịu sự quản lý sát sao, chặt chẽ của Nhà nước về các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, thành phần nguyên liệu và chất Nicotine tối thiểu cho phép.
- Sản phẩm thuốc lá chỉ có nột loại phẩm cấp là loại 1, Nhà nước không cho phép lưu hành thuóc lá thứ phẩn đã bị mốc hỏng.
- Mỗi loại thuốc có mùi vị, chất hương liệu khác nhau để phù hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng từng nơi, từng vùng.
- Sản phẩm thuốc lá có thời gian sử dụng ngắn, không dự trữ được lâu dài và đòi hỏi việc bảo quản, bốc đỡ phải cẩn thận chu đáo nếu không sẽ bị mốc hỏng.
- Thuốc lá điếu có hình dạng ống trai được gắn đầu lọc hoặc không đầu lọc, có chiều dài và đường kính theo tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép Hiện tại nhà máy chỉ sử dụng một loại tiêu chuẩn về hình dạng điếu thuốc:
Chiều dài điếu thuốc (có đầu lọc) xấp xỉ 88 mm Đường kính điếu thuốc: 8-9 mm
Thuốc lá điếu được đóng trong bao, một bao 20 điếu Ngoài ra do đặcđiểm của sản phẩm là nhỏ, thị trường tiêu thụ rộng rãi nên phải vận chuyển đixa, để bảo quản sản phẩm tốt hơn sau khi đóng bao sẽ là công đoạn đóng tút (1tút = 10 bao) và đóng kiện (1 kiện = 500 bao) Nhưng đơn vị hạch toán về mặtsố lượng thành phẩm vẫn là bao.
Sản phẩm chính của nhà máy là các mác thuốc như: Vinataba, Dunhill, Hồng Hà, Thăng Long, Điện Biên, Hoàn Kiếm,… Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, hợp gu, đẹp về kiểu dáng, phù hợp với thị hiếu, được thị trường chấp nhận và có khả năng tiêu thụ tốt Nhà máy đang từng bước giành lạithị trường đã bị mất do sự cạnh tranh của thuốc lá ngoại.
* Cách mã hoá thành phẩm ở nhà máy:
Trang 38Thành phẩm của công ty có nhiều loại, do vậy, để thuận tiện cho việcnhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, chính xác từng loại thành phẩmtrong quá trình xử lý thông tin, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ,ngay từ khi bắt đầu áp dụng phần mềm kế toán, à máy đã tiến hành mã hoá cácloại thành phẩm Thành phẩm được mã hoá theo số và được cài đặt sẵn trongmáy.
Cụ thể thành phẩm của Công ty được mã hoá như sau:
Cuối tháng, bộ phận kế toán tính giá thành, tập hợp chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành thực tế của từng loại thuốc hoàn thành trong tháng Sau đó, số liệu này được chuyển cho kế toán thành phẩm để quản lý và theo dõi Công việc chuyển số liệu này do máy tính thực hiện.
Ví dụ, trong tháng 1/2005, giá thành thực tế của một số loại thuốc nhập kho do kế toán tính giá thành chuyển sang là:
TT Tên sản phẩm
Sản lượngnhập kho
Tổng giáthành(đồng)1 Vinataba 5.800.020 3.042,062 17.641.021.9632 GoldFish 2B 3.000 9.898,791 29.696.374