1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo việc giải quyết xung đột giữa các nhóm học sinh cá biệt của hiệu trưởng trường THCS

32 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 5,41 MB

Nội dung

TỔNG KẾT KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT GIỮA CÁC NHÓM HỌC SINH CÁ BIỆTCỦA TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ---A.. Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo việc giải quyết xung đột giữa các nhóm học

Trang 1

TỔNG KẾT KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT GIỮA CÁC NHÓM HỌC SINH CÁ BIỆT

CỦA TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

-A ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Hiện trạng bạo lực học đường, xung đột giữa các nhóm học sinh với nhaungày một gia tăng Đây đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục trongviệc tìm kiếm giải pháp khả thi để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này Vấn đềđược đặt ra là vai trò gia đình, nhà trường và xã hội có tầm quan trọng như thếnào để “cảm hóa” và điều chỉnh hành vi cho các em? Bạo lực học đường đang làmột mối lo của rất nhiều giáo viên, cả người mới vào nghề lẫn những thầy cô cóthâm niên Có một thực tế là trong nhiều trường hợp, nhiều học sinh đã biết trướcđược điều này

Trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn các trang web của các mạng

xã hội gần đây xuất hiện dày đặc thông tin, hình ảnh học sinh xưng hùng, hành

xử nhau như trong các phim xã hội đen Vậy vấn đề xung đột học đường đã đếnmức báo động đỏ hay chưa, lỗi tại nhà trường hay tại gia đình và giải quyết vấn

đề này như thế nào?

Năm 1996, tại Hội nghị lần thứ 49, tổ chức Y tế thế giới (WHO) kết luận:

“Bạo lực là vấn đề y tế công cộng toàn cầu” Điều này cho thấy số trường hợpbạo lực học đường gia tăng đột biến và cao hơn hẳn những trường hợp bạo lựckhác

Trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng thuộc phường Trường Thi Thành phốNam Định Nơi đây thỉnh thoảng có tình hình bạo lực diễn ra Chuyện đánh nhaugiữa học sinh trong trường với nhau, học sinh của trường bị đánh trước cổngtrường có từ những năm trước Nguyên nhân của hành vi xung đột dẫn đến bạolực học đường của học sinh nhà trường khiến nhiều người quan tâm nhất làNgười quản lý Bản thân là thành viên Ban chỉ đạo dự án giáo dục học sinh chưa

ngoan của Phường Trường Thi, nên tôi chọn nghiên cứu đề tài Tổng kết kinh

Trang 2

Hiệu trưởng trường THCS

Mục đích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột học đường của học sinhtrường THCS Lý Tự Trọng trong các năm từ 2012 - 2013 Kết quả của nghiêncứu này có thể giúp nhà trường và địa phương đề ra một số biện pháp nhằm làmgiảm tình hình xung đột bạo lực dẫn đến học đường đang xảy ra

Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo việc giải quyết xung đột giữa các nhóm họcsinh của Hiệu trưởng trường THCS là một việc làm thiết thực với người quản línhà trường Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp cho bản thân tích luỹ thêmnhững kinh nghiệm trong việc quản lý trong nhà trường nói chung và trong chỉđạo việc giải quyết xung đột giữa các nhóm học sinh nói riêng ngày một tốt hơn

Đề tài này đi vào nghiên cứu nhằm tổng kết những kinh nghiệm chỉ đạo việcgiải quyết xung đột giữa các nhóm học sinh của Hiệu trưởng trường THCS; X©ydùng cơ sở lý luận liên quan đến công tác chỉ đạo việc giải quyết xung đột giữacác nhóm học sinh ở trường THCS; Tìm hiểu thực trạng xung đột của các nhómhọc sinh và việc chỉ đạo giải quyết của các xung đột này của Hiệu trưởng trườngTHCS Lý Tự Trọng Thành phố Nam Định; Phân tích nguyên nhân và rút ranhững bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giải quyết các xung đột của cácnhóm học sinh của Hiệu trưởng trưởng cấp THCS nhằm góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện

Đề tài nghiên tập trung nghiên cứu những xung đột của các nhóm học sinhtrên địa bàn Phường Trường Thi, phường Văn Miếu Thành phố Nam Định; khảosát, tìm hiểu tình hình thực tế địa phương của nhà trường THCS Lý Tự Trọng Từ

đó, thu thập các số liệu về các xung đột của các nhóm học sinh và việc giải quyếtcác xung đột này qua các năm học; tìm hiểu quan sát các hoạt động chỉ đạo giảiquyết các xung đột các nhóm học sinh của Hiệu trưởng để khái quát rút ra bài họctrong quá trình chỉ đạo giải quyết các xung đột của các nhóm học sinh; tổng kếtnhững bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giải quyết các xung đột các nhómhọc sinh của Hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng Thành phố Nam Định

Trang 3

B MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1, Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục nói chung và giáodục THCS nói riêng là phải định hướng đúng đắn cho sự hình thành và phát triểnnhân cách cho học sinh, nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đức trí, thể,

mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nên nhân cách của con người Việt nam xãhội chủ nghĩa Do đó việc chỉ đạo giải quyết xung đột giữa các nhóm học sinh làmột trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của người Hiệutrưởng

Trong những năm gần đây, ngoài việc ban hành các chỉ thị về nhiệm vụtrọng tâm của toàn ngành cho từng năm học Bộ giáo dục và Đào tạo đã có cácvăn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ mục tiêu cụthể đối với bậc Trung học cơ sở Nội dung các văn bản đó hướng dẫn rất rõ việcthực hiện chương trình giáo dục toàn diện ở cấp THCS Ngoài ra theo từng giaiđoạn phát triển của chương trình THCS Bộ giáo dục - Đào tạo đã ban hành nhiềuvăn bản thực hiện chương trình ở cấp THCS như: Triển khai giảng dạy đủ sốmôn và tích hợp dạy kỹ năng sống vào trong các môn học đồng thời đổi mớiphương pháp giảng dạy theo hướng “ xây dựng trường học thân thiện học sinhtích cực”

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS là sự mất cân đốitrong quá trình phát triển, sự đan xen giữa trẻ con và người lớn thường tạo ranhững khó khăn trong quá trình giáo dục học sinh ở giai đoạn này

Việc nghiên cứu chỉ đạo việc giải quyết xung đột giữa các nhóm học sinhcủa Hiệu trưởng trường THCS được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã và đangthực hiện nhằm tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm nhằm khôngngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

2 Cơ sở lý luận

Trang 4

Xung đột là những mâu thuẫn diễn ra giữa con người với con người nảysinh trong quá trình hoạt động cùng nhau Xung đột có thể mang đến những kếtquả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột.Sau khi xảy ra xung đột mỗi bên tự làm những gì mình có thể để giải quyết mâuthuẫn (nguồn tài liệu)

Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý không chỉ ở chỗ nắm bắt được nhữngvấn đề lý luận về xung đột, điều quan trọng là nhà quản lý phải tiến hành giảiquyết nó như thế nào, bởi giải quyết xung đột là một công việc vô cùng quantrọng trong quá trình quản lý

2.2 Các kiểu xung đột thường gặp.

Đồn đại đưa chuyện

Viết vẽ bậy, xúc phạm

Tranh cãi trong và ngoài lớp học

Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè cùng lớp

Trục trặc trong quan hệ cá nhân

Ẩu đả mức đánh nhau

Xung đột dẫn tới bạo lực học đường là những hành vi như kết băng nhómhăm dọa bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ -tiền của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xátđánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí

2.3 Ảnh hưởng của những xung đột học đường.

Xung đột học đường ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của nạn nhân Ảnhhưởng về thể chất bao gồm gãy tay, gãy chân…; ảnh hưởng về mặt tinh thần làcác em luôn luôn lo lắng, sợ sệt, tư tưởng không ổn định khiến các em không thểtập trung vào bài vở, còn ảnh hưởng về mặt xã hội ở chỗ là các em bị nhữngngười xung quanh đánh giá không tốt về nhân phẩm, nhân cách

Các em thực hiện hành vi bạo lực có kết quả học tập trung bình hoặc yếu.Nhưng đa số các em thực hiện hành vi bạo lực cho rằng vấn đề học tập là khôngkhó Một số thầy cô cho rằng các em học yếu không phải do các em kém tư duy

mà do các em không chịu chăm chỉ học hành và còn tùy thuộc vào thầy cô, nếu

Trang 5

thầy cô bản lĩnh hơn các em và có thể quản lý các em thì các em học rất tốt ởmôn học đó và ngược lại.

2.4 Các nhóm học sinh thường xảy ra xung đột.

Các vụ xung đột xảy ra giữa các nhóm học sinh với nhau thì phần chủ yếu

là những học sinh cá biệt Theo tiếng Hán thì "cá" có nghĩa là cá nhân, cá thể, chỉbản thân một ai đó Còn "biệt" mang nghĩa là riêng, khác với những cái còn lại.Vậy có thể nói một cách khoa học, cá biệt là một cá thể có điểm khác so vớinhững cá thể khác Trường hợp sử dụng cho trường học cụm từ: "học sinh cábiệt" thường được dùng theo nghĩa không tốt, thường là ám chỉ những cô cậu họctrò hay quậy phá, có thành tích học tập không tốt, thích gây sự với bạn bè

Nói tóm lại: Học sinh cá biệt là những học sinh thường có sự bất thường vềtính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định Cụ thể đó là nhữnghọc sinh hư về đạo đức, lười nhác học tập, càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém,thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có cụm lại với nhau đối lập vớitập thể lớp Họ thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế, kết quả học tập thấtthường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học, thích học thì học, khôngthích thì đùa giỡn, quậy phá bạn bè, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặcthầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác

Các em này thích chơi với bạn theo một nhóm và hay nghe lời rủ rê củabạn trốn đi chơi, đi đánh nhau Khi có người xúc phạm đến mình, các em sẽ đôi

co và có thể dẫn đến đánh nhau Các em không hề sợ nhóm nào trong trường, màcho rằng người ta thích đánh nhau với mình thì mình làm theo ý người ta thôi Có

em cho rằng mình là đàn anh đàn chị trong trường nên không sợ bất kỳ một ai

Có thể thấy được những nhóm cá biệt như sau:

Thứ nhất: là những học sinh có “cá tính nóng nảy, dễ manh động, lập dị,

ưa thể hiện bản thân” các em thường gây mất trật tự trong trường, ngoài xã hội.Những học sinh này thường có những hành vi bột phát, dễ gây hậu quả nghiêmtrọng Đây là đối tượng cần răn đe, giáo dục kịp thời, phương pháp giáo dục làkết hợp toàn diện giữa nhà trường, gia đình, đoàn thể, chính quyền địa phương

Trang 6

và giáo viên chủ nhiệm

Một loại khác có tác động, ảnh hưởng trực tiếp từ gia đình, là những em cóhoàn cảnh bất bình thường như mồ côi, cha mẹ ly hôn, lục đục, bản thân các em

ít được quan tâm chăm sóc Một số do tác động xã hội, chịu ảnh hưởng phimảnh, trò chơi bạo lực Đây là nhóm “cá biệt” cần phải giáo dục kiên trì, có khihết cả cấp học với hình thức kết hợp giữa giáo dục với sự phát triển tâm sinh lýngày một trưởng thành của các em, khi các em tiến bộ về nhận thức sẽ tự hoànthiện bản thân

2.5 Một số biểu hiện về hành vi, thói quen đạo đức của các học sinh có thể xảy ra xung đột.

- Thường có biểu hiện hành vi vi phạm kỷ cương nề nếp học tập, vi phạmnội qui, qui định của trường, của lớp

- Đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược, chọc tức, trêu chọc người khác,

kể cả đối với thầy cô giáo và những người quản lý

- Thường có biểu hiện liên kết nhóm nhỏ, tự phát hoạt động theo những nhucầu, sở thích không lành mạnh Đôi khi đối lập với tập thể, với xã hội

- Hay có những trò tinh quái, trêu chọc bạn bè, có những hành vi phản ứngquyết liệt khi chúng cảm thấy bị xúc phạm hoặc trả đũa cho bõ tức

- Nói năng thô lỗ, cục cằn, thích dùng tiếng lóng, có biểu hiện lệch lạc, tháiquá trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, người lớn, bạn khác giới

- Một số trẻ em tập nhiễm thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc lập dị,hút thuốc lá, uống rượu bia

Trang 7

2.6 Nh÷ng nguyªn nh©n chÝnh.

2.6.1 Nguyªn nh©n tõ phÝa häc sinh.

Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (từ 11- 15 tuổi) ở lứatuổi này là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phảnánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó bảo", “tuổikhủng hoảng", “tuổi bất trị " , cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phầnquan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình

- Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễdàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này do ảnh hưởngcủa độ tuổi dậy thì và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên Nhiều khi còn

do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã làm chocác em không tự kiềm chế nổi bản thân

- Các em dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giáthiếu công bằng của người lớn

- Tâm trạng của các em thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đang vuinhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưnggặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay Do đó, nên thái độ của các em đối vớinhững người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn Rõ ràng, cách biểu hiện xúccảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo Đó là tính bồng bột, sôi nổi dễ bịkích động và dễ thay đổi

2.6.2 Nguyên nhân từ phía gia đình.

- Nhận thức phiến diện lệch lạc, sai lầm, hoặc thiếu tsri thức và phươngpháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Quan tâm nuông chiều thái quá trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhằmthoả mãn mọi nhu cầu của trẻ, nhất là nhu cầu vật chất

- Sử dụng quyền uy hoặc vị thế của cha mẹ đối với con cái một cách cựcđoan

- Tấm gương phản diện của cha mẹ và những người thân trong nghề nghiệp,công tác, lao động và trong cuộc sống gia đình

Trang 8

- Đứa trẻ bị lâm vào cảnh ngộ éo le, tình cảm bị chia sẻ do bố mẹ chia taynhau.

- Sử dụng những biện pháp sai lầm, thiếu tính sư phạm: nặng về răn dạythuyết giáo ít sức thuyết phục, không tạo cơ hội cho con cái được rèn luyện tronglao động trong sinh hoạt và trong đời sống cộng đồng, tình thương một chiềuhoặc quá nghiêm khắc, dùng sức mạnh của vũ lực thô bạo, cấm đoán trẻ giaotiếp, quan hệ, sử dụng các biện pháp khen thưởng kích thích sự ham muốn về vậtchất, kích thích động cơ vụ lợi, trừng phạt thô bạo xúc phạm đến thể xác và lòng

tự trọng danh dự của trẻ

2.6.3 Nguyên nhân về phía nhà trường.

- Một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọngcủa công tác giáo dục học sinh hư, chậm tiến dẫn đến việc tổ chức giáo dục họcsinh cá biệt còn mang tính hình thức chiếu lệ

- Một số nhà quản lý nhà trường còn xem nhẹ công tác này còn buông lỏngquản lý hoặc khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm chưa có kế hoạch cụ thể trongviệc chỉ đạo

- Các nhà giáo dục và quản lý thường có những định kiến, thiếu thiện cảm,thiện ý, thiện trí đối với những học sinh gặp khó khăn trong giáo dục

- Sử dụng thái quá biện pháp hành chính mà không rõ mục tiêu giáo dục trởthành con người, trở thành công dân hữu ích

- Sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, các nhà quản lý

- Thiếu hiểu biết, thiếu tình thương và sự cảm thông đối với trẻ

- Thiếu gương mẫu, mô phạm trong quan hệ giáo dục và có những biểu hiệntiêu cực, phản tác dụng giáo dục trong cuộc sống

- Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện khen thưởng và kỉ luật thiếukhách quan, công bằng, đúng đắn

- Thiếu thống nhất giữa nhà sư phạm và các tổ chức giáo dục Trong quátrình cùng tham gia giảng dạy, giáo dục trẻ

- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong đó nhàtrường đóng vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục

Trang 9

2.6.4 Những nguyờn nhõn xó hội.

- Tỏc động hai mặt của cơ chế thị trường tạo ra những sự phõn cực cao độquyết liệt chứa đầy mõu thuẫn

- Tỏc động của lối sống hỏm lợi nhuận, coi trọng đồng tiền vật chất hơn giỏtrị tinh thần, nhõn bản

- Ảnh hưởng tiờu cực của tệ nạn xó hội

2.7 Việc chỉ đạo việc giải quyết xung đột giữa các nhóm học sinh.

Vai trũ của giỏo viờn chủ nhiệm cú tầm quan trọng trong việc “cảm húa” vàđiều chỉnh hành vi cho cỏc em Hiệu trưởng cần chỉ đạo giỏo viờn chủ nhiệm làmtốt cỏc yờu cầu sau:

2.7.1 Sõu sỏt đến từng học sinh của lớp mỡnh.

Vai trũ của GVCN khỏc với những thầy cụ giỏo dạy bộ mụn ở chỗ, ngoàiviệc dạy học theo sự phõn cụng thỡ GVCN cũn kiờm thờm cụng tỏc chủ nhiệmvới lớp mà nhà trường đó giao Như vậy, GVCN phải thực hiện triệt để việc dạy

cỏ thể húa cho nhúm đối tượng học sinh của mỡnh Làm sao GVCN phải hiểuđược cỏ tớnh và năng lực của từng em Muốn được như vậy GVCN phải tiếp cậntừng học sinh bằng nhiều hỡnh thức, nhiều con đường khỏc nhau một cỏch khộolộo như theo dừi tỡnh hỡnh học lực, hạnh kiểm của cỏc em ngay khi mới nhận lớpvào đầu năm học Từ đú GVCN đề ra hướng giải quyết cụ thể đối với từng nhúmhọc sinh với mục đớch đưa cỏc em vào “guồng mỏy” chung của lớp mà khụnglàm cho cỏc em cảm thấy mỡnh bị “kỳ thị” hay bị “phõn biệt đối xử” Cụng việcnày khụng dễ chỳt nào đối với những giỏo viờn cũn ớt kinh nghiệm trong quỏtrỡnh làm cụng tỏc chủ nhiệm Nú đũi hỏi GVCN phải thật sự nhẫn nại, phải yờunghề, yờu cụng việc này thỡ mới vượt qua những khú khăn trước mắt để tỡmhướng đi tốt nhất cho cỏc em Đi sõu đi sỏt đến cỏc em để GVCN hiểu đượcnhững tõm tư, nguyện vọng của cỏc em, nắm được những băn khoăn mà cỏc emkhụng biết chia sẻ hay khụng dỏm bày tỏ cựng ai Đõy cũng cú thể là mối dõy củanhững hành vi tiờu cực khi cỏc em khụng kiềm chế nổi khi gặp “chuyện” Bởivậy, sõu sỏt đến từng học sinh giỳp GVCN cú cỏi nhỡn phổ quỏt hơn về từng học

Trang 10

trò của mình Từ đó giáo viên sẽ chọn lựa những giải pháp giúp các em phát triểntốt hơn về cá thể cũng như tinh thần tập thể.

2.7.2 Liên hệ thường xuyên với giáo viên bộ môn

Công việc này tưởng chừng đơn giản nên nhiều GVCN đã bỏ qua, không để

ý tới và chỉ đến khi “đụng chuyện” mới chạy nháo nhào để hỏi han thầy A, cô B

về em học sinh này, em học sinh kia thì lúc đó sự việc đã đi xa tầm kiểm soát củaGVCN rồi Những hành vi bạo lực đã xảy ra rồi thì khó mà kìm lại được Mộtviệc làm rất bình thường như những cuộc xã giao khác trong đời sống, GVCNphải là người hỏi thăm những thầy cô giáo bộ môn về học trò của mình, xem có

em nào có những biểu hiện khác thường trong học tập hoặc có hành vi ứng xửkhông tốt ngay trong tiết học của các giáo viên bộ môn hay không? Từ đó,GVCN nắm được mấu chốt của vấn đề ngay từ đầu mà có hướng giải quyết “êmxuôi” không để những mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô giáo

bộ môn với học sinh xảy ra… Việc liên hệ với các thầy cô giáo bộ môn, tôi chorằng là việc làm thiết thực nhất để GVCN nắm thêm được nguyên căn của nhữngmâu thuẫn, những bất hòa xảy ra trong lớp của mình Có như vậy, những hành vibạo lực trong học đường sẽ giảm ngay, không còn chỗ đứng nữa

2.7.3 Liên hệ với gia đình học sinh.

Ngoài việc liên hệ với các thầy cô giáo bộ môn để tìm hiểu và uốn nắn các

em thì việc liên hệ với gia đình cũng không kém phần quan trọng trong quá trình

“thu phục và cảm hóa” các em Bởi gia đình cũng là một trường học thu nhỏ, lànơi các em tiếp tục “học ăn, học nói, học gói, học mở” và hoàn thiện nhân cáchsống nơi chính gia đình của các em Tìm hiểu gia cảnh của các em sẽ giúp GVCNhiểu được bản chất của vấn đề một cách tường tận hơn Trên thực tế, đã có nhiềutrường hợp do các em bị cú sốc quá nặng ở gia đình dẫn đến tâm lý không ổnđịnh, mất thăng bằng trong sự suy nghĩ và dẫn đến những tiêu cực, nhưng GVCNkhông hề biết vì không có mối liên hệ với gia đình thường xuyên Việc liên hệvới gia đình sẽ giúp GVCN sẽ hiểu rõ về gia cảnh để có những cách giáo dục chophù hợp mà không làm tổn thương đến tinh thần các em, không làm cho các emcảm thấy bị cô lập ngay tại lớp vì thái độ của GVCN và của chính bạn bè trong

Trang 11

lớp Gia đình cũng được nhà trường cung cấp những thông tin về những biểu hiệnkhác thường của con em mình Từ đó GVCN thay mặt nhà trường cùng với giađình có những biện pháp nhằm “kéo” các em trở về với “cái thiện” trong conngười các em hay giúp các em học tập ở những gương sáng xung quanh mình.Hiệu trưởng cần chỉ đạo lập ra các kế hoạch hiệu quả mà tất cả các giáo viêntrong trường hiểu và làm theo là một yếu tố then chốt giúp ngăn chặn xung độthọc đường Và đây là 10 biện pháp mà các giáo viên có thể áp dụng để góp phầnngăn chặn thực trạng này.

1 Đảm nhận trách nhiệm cả ở trong và ngoài lớp mình chủ nhiệm

Hầu hết các giáo viên thường nghĩ rằng những gì xảy ra trong lớp của họmới thuộc trách nhiệm của họ Do vậy, ít khi họ tham gia vào chuyện xảy ra ởbên ngoài Nhưng giữa các tiết học, giáo viên nên đứng ở cửa lớp mình quan sáttoàn bộ hành lang và nói chuyện với học sinh một cách chân tình Phải luôn theodõi và lắng nghe, đây là lúc có thể nghe ngóng được rất nhiều về học sinh lớpmình nói riêng và lớp khác nói chung Đây cũng là lúc thực thi chính sách củatrường, mặc dầu đôi khi có thể rất khó khăn Nếu bạn nghe được một nhóm họcsinh chửi mắng hay trêu chọc một học sinh khác, hãy lên tiếng hoặc làm một điều

gì đó Đừng làm ngơ, nếu không có nghĩa là bạn ngầm ủng hộ hành vi của chúng

2 Đừng để định kiến xảy ra trong lớp học

Thực thi chính sách này ngay từ buổi học đầu tiên Phải tỏ ra nghiêm khắcvới những sinh viên có những lời bình luận gây tổn hại khi nói chuyện về ngườikhác, nhóm khác Tuyên bố rõ rằng chúng phải để tất cả những thứ như vậy ởbên ngoài lớp học, và lớp học phải là nơi an toàn để thảo luận và tư duy

3 Lắng nghe

Khi đến giờ giải lao, học sinh thường tán gẫu với nhau, hãy lắng nghechúng Học sinh không có và cũng không mong được quyền riêng tư trong lớp.Nếu nghe thấy điều gì cần phải để ý ngay, hãy thông báo lại với người quản lý

4 Tham gia vào các tổ chức chống xung đột của học sinh.

Trang 12

Hãy tìm hiểu và thành lập một chương trình chống xung đột học trò.Khuyến khích học sinh tham gia có thể là một yếu tố lớn giúp ngăn chặn xungđột học đường.

5 Tập nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra một vụ xung đột nào đó.Chẳng hạn như khi thấy học sinh:

- Đột nhiên mất hứng thú

- Bị ám ảnh bởi các game bạo lực

- Chán nản và thay đổi tính tình

- Viết văn thể hiện sự tuyệt vọng và cô lập

- Thiếu các kỹ năng kiểm soát sự tức giận

- Nói về cái chết hoặc mang vũ khí đến trường

- Bạo lực với động vật

6 Thảo luận với học sinh về ngăn chặn bạo lực

Nếu bạo lực học đường đang được báo chí đề cập thì đây là lúc rất phù hợp

để đưa chủ đề này vào lớp học Bạn có thể đề cập đến những dấu hiệu cảnh báo

và trò chuyện với học sinh về những gì các em có thể làm nếu biết ai đó có vũ khíhoặc định gây bạo lực Chiến đấu chống nạn bạo lực học đường nên là một nỗ lựcphối hợp giữa học sinh, giáo viên, cha mẹ và những người quản lý

7 Khuyến khích học sinh nói về xung đột.

Cởi mở khi trò chuyện với học sinh Luôn sẵn sàng và cho học sinh biết các

em có thể tâm sự với bạn về những lo lắng, những sợ hãi về xung đột học đường.

Giữ cho các kênh giao tiếp này luôn mở rộng là điều cần thiết để ngăn chặn xungđột

8 Dạy các kỹ năng kiểm soát sự giận dữ và giải quyết xung đột

Tận dụng các khoảng thời gian có thể để dạy học sinh về giải quyết xungđột Nếu học sinh bất đồng với nhau trong lớp, có thể nói về cách chúng giảiquyết các vấn đề mà không cần đến bạo lực Bên cạnh đó, dạy cho chúng kỹ năngkiểm soát cơn giận

Trang 13

9 Liên lạc với phụ huynh

Cũng như với học sinh, điều quan trọng hãy giữ cho các kênh liên lạc luôn

mở Càng gọi cho phụ huynh và nói chuyện với họ nhiều thì mỗi khi có vấn đề,mọi người càng xử lý tốt cùng nhau

10 Tham gia vào các sáng kiến trường học

Hãy tham gia vào ban chuyên giúp phát triển cách thức giáo viên giải quyếtcác tình huống khẩn cấp Điều này không chỉ giúp những người giảng dạy nhậnbiết rõ về các dấu hiệu cảnh báo mà còn trang bị cho họ kỹ năng giải quyết vấnđề

Trang 14

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CễNG TÁC CHỈ ĐẠO VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT GIỮA CÁC NHểM HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG

THCS Lí TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

1 Đặc điểm tỡnh hỡnh của nhà trường và địa phương.

1.1 Đặc điểm tỡnh hỡnh của địa phương.

Phường Trường Thi- phường cú diện tớch 0,68 Km2, tổng số dõn trờn 16.000người, tổng số hộ trờn 4.000 hộ, tiếp nối đan xen với Phường Văn Miếu và cỏc xó

Mỹ Xỏ, Lộc Hoà; Đời sống, kinh tế Phường cũn nhiều khú khăn Nhiều thànhphần nghề, chủ yếu là cụng nhõn, làm ăn tự do, buụn bỏn nhỏ Số hộ nghốo hơn

125 hộ, số hộ cận nghốo hơn 150 hộ Tuy nhiờn Phường ổn định về Chớnh trị,Đảng bộ và Chớnh quyền luụn luụn quan tõm đến sự nghiệp giỏo dục Phong tràogiỏo dục phỏt triển khỏ tốt, cỏc trường Mầm non, Tiểu học, THCS đều là cỏc đơn

vị tiờn tiến và tiờn tiến

1.2 Đặc điểm tình hình của nhà trờng.

Trường THCS Lý Tự Trọng thuộc loại hỡnh Cụng lập- loại 2

Địa chỉ trường thuộc tổ dõn phố 35, ngỏch 1/100 đường Tụ Hiến Thành-PhườngTrường Thi- Thành phố Nam Định-Tỉnh Nam Định; Khuụn viờn Trường cú diệntớch 5.869 m 2

Quy mô nhà trờng: Từ năm 2010-2011 đến nay trường duy trỡ đều 20 lớp.Năm học 2015 - 2016, trờng có 20 lớp với 787 học sinh

Trong đó: Lớp 6 có 5 lớp với 212 học sinh

Lớp 7 có 5 lớp với 210 học sinh

Lớp 8 có 5 lớp với 197 học sinh

Lớp 9 có 5 lớp với 168 học sinh

- Tổng số cán bộ, giáo viên: 42

Trong đó: Cán bộ quản lý: 02 ngời

Giáo viên: 37 ngời

Kế toán: 1 ngời

Nhân viên Thiết bị: 01 ngời

Nhân viên y tế: 1 ngời

- Tổng số Đảng viên: 17 đồng chí

Trang 15

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ Có 100% giáo viên đạt chuẩn trong

đó có 66,7% giáo viên có trình độ trên chuẩn Đội ngũ giáo viên của nhà trờng đủ

về số lợng, đồng bộ về cơ cấu

- CSVC phũng học, Phũng học thực nghiệm, phũng chức năng tạm đủ chocho làm việc, cho dạy và học 1 ca, cú 03 đơn nguyờn 3 tầng với 26 phũng và dóynhà hiệu bộ Trường đạt chuẩn Quốc gia năm học 2015

2 Thực trạng công tác chỉ đạo việc giải quyết xung đột giữa các nhóm học sinh của Hiệu tr ởng.

2.1 Cỏc vụ xung đột giữa cỏc nhúm học sinh đó xảy ra trờn địa bàn.

2.1.1 Xung đột giữa học sinh trong trường với nhau.

Ngày 22/10/2012 cú 02 học sinh lớp 9a3 cựng lớp lấy bỳt của nhau khụngtrả dẫn đến đỏnh nhau ( Học sinh : Nguyễn Đức Tuấn ; Trần Duy Mạnh )

Ngày 18/11/2012 02 học sinh lớp 7a4 dựng thước đỏnh nhau gõy thươngtớch chỉ vỡ lấy mũ của nhau khụng trả ( Học sinh : Vũ Bỏ Duy ; Hoàng Đức Việt)Ngày 25/2/2013, 02 học sinh lớp 6a2 và 6a3 đỏnh nhau do trong quỏ trỡnhlấy xe đạp 2 em tranh nhau lấy trước ( Học sinh : Đỗ Phương Thảo ; Vũ ThịThanh )

Ngày 22/8/2014 cú 2 học sinh lớp 8a5 xớch mớch, 1 em đó rủ 2 bạn lớp 8a4chặn đỏnh bạn ( Học sinh : Hoàng Ngọc Duy; Bựi Anh Tuấn ; Nguyễn Tuấn

2.1.2 Xung đột giữa học sinh trong trường với học sinh ngoài trưũng.

Ngày 18/9/2013 Nhúm học sinh lớp 8 của trường rủ nhau sang đỏnh họcsinh lớp 7 của trường THCS Mỹ Xỏ vỡ khụng cho đỏ búng ở sõn Mỹ Xỏ

Ngày 9/ 3/2016 nhúm học sinh trường THCS Hàn Thuyờn sang cổngtrường THCS Lý Tự Trọng định đỏnh 01 học sinh Lý Tự Trọng vỡ làm đổ xe của

Trang 16

2.1.3 Xung đột giữa học sinh nữ với nhau.

Ngày 25/11/2014 hai học sinh nữ lớp 9a4 đánh nhau trên đường ngay saukhi tan học về do trước đây chơi thân với nhau bây giờ không chơi nữa

2.2 Nguyên nhân xung đột

Mâu thuẫn xảy ra thường từ những chuyện rất đơn giản Nhưng do các emđang ở lứa tuổi mới lớn chịu đặc điểm tâm lý bất bình thường cùng với đó là tính

sĩ diện, thích ganh đua; chịu thêm sự ảnh hưởng từ phim ảnh, trò chơi bạo lực khi

có các đối tưọng bên ngoài xúi dục các em dễ hành xử theo kiểu anh chị đểchứng tỏ bản thân

2.3 Cách thức giải quyết

- Nếu xung đột nhỏ thì giáo viên chủ nhiệm khiển trách trước lớp, báo vớinhà trường để nhà trường khiển trách trước toàn trường trong buổi tập trung đầutuần

- Nếu xung đột lớn hơn, nhiều thành viên tham gia thì yêu cầu các học sinhliên quan viết bản tường trình, giáo viên tìm hiểu rõ nguyên nhân đề nghị nhàtrường giải quyết

- Nếu xảy ra đánh nhau gây thương tích thì mời các phụ huynh các bên cóliên quan cùng với nhà trường giải quyết

- Nếu đánh nhau ngoài nhà trường thì việc giải quyết cần sự can thiệp củacông an Phường và kết hợp lãnh đạo 2 trường ngăn chặn

2.4 Kết quả giải quyết.

Phần lớn những xích mích nhỏ có tính bột phát đều chấm dứt không lặp lại.Với những xung đột lớn hơn thường gây đánh nhau theo bè phái dai dẳng thìviệc giải quyết không được hiệu quả các vụ xung đột vẫn lặp lại thậm chí cònthêm nhiều xung đột với các nhóm đối tượng khác ngoài trường

3 Những kinh nghiệm từ việc giải quyết các xung đột

3.1 Về phía bản thân học sinh:

Chưa được giáo dục kĩ năng sống một cách đầy đủ vì HS THCS là lứa tuổichịu nhiều ảnh hưởng của tâm sinh lý, dễ thay đổi tình cảm, hành vi ứng xử, chântay ngứa ngáy nên dễ dẫn đến hành vi bạo lực Trẻ muốn thoát khỏi sự giám sát

Ngày đăng: 24/10/2017, 14:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Điều lệ trường THCSNhà xuất bản giáo dục - Hà nội 2000 2, Lý luận giáo dục lại - Đặng Vũ Hoạt Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội 2000"2, Lý luận giáo dục lại - Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội 2000"2
3, Tổ chức hoạt động giáo dục - Lê Tiến Hùng - Hà Nhật Thăng Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội 1995 Khác
4, Giáo dục học tập I, II.Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội 1987 Khác
5, Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường THCS - Hà Nhật Thăng (Chủ biên) Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội 2010 Khác
6, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Phạm Viết Vượng.Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội 1995 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w