Thực trạng phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN + Về tình hình ngoài nước .58 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1.CNXH Chủ nghĩa xã hội 2. TNTN Thương nghiệp tư nhân 3. WTO Tổ chức thương mại thế giới 4. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 5. TKQĐ Thời kỳ quá độ 6. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Nguồn Cục Thống kê TP Đà Nẵng .45 Nguồn Sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng 47 + Về tình hình ngoài nước .58 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: Một trong những đặc trưng cơ bản của TKQĐ lên CNXH là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế như một tất yếu khách quan bắt nguồn từ quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đại hội VI của Đảng cũng đã đánh dấu bước phát triển mới về chất trong việc nhận thức các thành phần kinh tế trong đó đã xác định: Chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam và cho đến nay, trong các thành phần kinh tế, sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân vẫn cần thiết và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế nhiều đi lên CNXH ở Việt Nam. Từ năm 1997 thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành đơn vị trực thuộc Trung Ương, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển tích cực, vươn lên trưởng thành và góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố như đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP, có khả năng khai thác và thu hút nguồn vốn trong dân, đặc biệt trong ngành thương nghiệp, sự phát triển của ngành thương nghiệp trong thời gian qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thành phố Đà Năng. Trong thời gian tới, để thương nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế của thành phố và tránh những khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh của ngành thương nghiệp như kinh doanh một cách tự phát, buôn bán hàng giả tác động tiêu cực tới môi trường văn hoá - xã hội của thành phố. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế hoạt động của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó cụ thể hoá chính sách và đưa ra giải pháp phù hợp để thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phát triển hơn trong thời gian tới. Đó cũng là lý do tôi đã chọn đề tài 1 “Phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi có chính sách đổi mới của Đảng cho đến nay, vấn đề làm thế nào để phát triển thành phần kinh tế tư nhân đã được nhiều cơ quan và các cá nhân nghiên cứu, đã trình bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân và một số biện pháp của Đảng và Nhà nước đối với thành phần kinh tế này. Cụ thể như: - GS. TS Tô Xuân Dân, T.S. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội; tác giả đã phân tích vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư hiệu quả hơn so với doanh nghiệp quốc doanh, vì vậy theo tác giả cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dân doanh phát triển hơn nữa thông qua cơ chế, chính sách quản lý hợp lý của Nhà nước. - PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội; tác giả đã cho ta thấy rõ hơn vị trí và tầm quan trọng của kinh tế tư nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là niềm tin và kỳ vọng của tác giả đối với tương lai của thành phần kinh tế tư nhân. - CN. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2004), Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài cấp thành phố; tác giả nghiên cứu môi trường đầu tư và vấn đề xây dựng tổ chức đảng ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Riêng ở thành phố Đà Nẵng chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của thương nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, luận văn của tôi sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phù hợp để thúc đẩy thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thương nghiệp tư nhân ở nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. - Làm rõ thực trạng phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế hiện nay. - Luận giải các phương hướng phát triển, đề xuất những giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 – 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của kinh tế chính trị như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. + Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh: khi phân tích thực trạng thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả đã xem xét số liệu của hiện tại với số liệu của những năm trước, qua đó tác giả đã phân tích và so sánh sự tăng hay giảm về tình hình hoạt động của thương nghiệp tư nhân của năm sau so với năm trước. + Phương pháp lịch sử và lôgíc: khi nghiên cứu thực tiễn thương nghiệp tư nhân hoạt động, tác giả đã đề xuất những phương hướng và các giải pháp phù hợp để thực hiện những phương hướng trên. 3 6. Đóng góp mới của luận văn. Luận văn đã phân tích được thực trạng của thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng bằng tư duy hệ thống, vì vậy những khía cạnh về thương nghiệp tư nhân được xem xét một cách toàn diện, ở nhiều góc độ. Qua phân tích, luận văn cũng đề xuất một số phương hướng và giải pháp thiết thực để phát triển thương nghiệp tư nhân Đà Nẵng phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn. Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Chương 2: Thực trạng phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN 4 1.1 THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1.1. Khái niệm thương nghiệp tư nhân. Có thể nói, sự hình thành và phát triển các thành phần kinh tế là đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hoá, nhất là kinh tế thị trường - giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong một nền kinh tế, trao đổi là một yếu tố, một giai đoạn quá độ của sản xuất; nó chỉ đơn thuần là sự thực hiện sản phẩm đã được sản xuất ra với tư cách là hàng hóa và sự thay thế các yếu tố sản xuất để tiếp tục sản xuất với tư cách là hàng hóa. Nhưng trong quá trình đó trao đổi lại trực tiếp làm xuất hiện một hình thái mới, đó là hoạt động thương nghiệp. Xét bề ngoài tưởng như lưu thông tách biệt với sản xuất, nhưng thực chất lưu thông nói chung, hoạt động thương nghiệp nói riêng là một trong các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, trong đó hoạt động thương nghiệp có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở sản xuất. Như Ph.Ăngghen đã khẳng định hai “chức năng” sản xuất và trao đổi là “đường hoành và đường tung của đường cong kinh tế”. Vì giữa sản xuất và trao đổi có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sự tác động qua lại giữa sản xuất và trao đổi không dừng lại ở quy mô, mà còn tác động đến trình độ phát triển của nhau cả về mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Ở mỗi trình độ khác nhau, hoạt động thương nghiệp trong các nền kinh tế cũng khác nhau. Khi nền sản xuất ở trình độ thấp, nhỏ lẻ, phân tán thì hoạt động trao đổi còn hạn chế ở phạm vi hẹp, hoạt động thương nghiệp cũng còn ở tình trạng manh mún với quy mô nhỏ. Khi trình độ xã hội hóa sản xuất cao thì đòi hỏi hoạt động thương nghiệp cũng phải được xã hội hóa với trình độ tương ứng. Sản xuất hàng hóa càng phát triển cao thì quá trình trao đổi càng 5 mở rộng và ngược lại sự mở rộng và phát triển quá trình trao đổi sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. Cũng như các nền kinh tế khác, thời kỳ đầu của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta sản phẩm thặng dư chưa nhiều nên hoạt động thương nghiệp chủ yếu là do tư nhân thu gom những sản phẩm thừa của những người sản xuất nhỏ như nông dân và thợ thủ công. Do vậy hiệu quả của hoạt động thương nghiệp còn rất thấp. Nhưng sự tồn tại của hoạt động thương đã làm cho sản xuất tách biệt tương đối với trao đổi, làm cho sản xuất ngày càng có tính chất trao đổi, nên nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tan rã những quan hệ sản xuất tự cung tự cấp. Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì hình thức thương nghiệp do tư nhân thực hiện vẫn còn tồn tại nhưng nó khác về cơ cấu, quy mô, mô hình tổ chức và phương thức kinh doanh… và cũng có sự khác nhau giữa các nền kinh tế nhưng vẫn có đặc điểm chung về thương nghiệp tư nhân đó là loại hình kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông, dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về vốn và các điều kiện kinh doanh. Điều kiện tồn tại của thương nghiệp tư nhân, theo Mác, là sự tồn tại của lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thì kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp dưới tác động của thị trường và yêu cầu không ngừng mở rộng của thị trường. Vì vậy, hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp không chỉ đơn thuần bao gồm các hoạt động mua và bán thuần tuý mà còn được mở rộng thêm với các công đoạn có liên quan đến quá trình thúc đẩy nhanh việc mua bán hàng hóa. Đến nay, để thực hiện quá trình lưu thông thuận lợi, các chủ thể kinh doanh thương nghiệp buộc phải thực hiện nhiều hoạt động trước và sau hoạt động mua, bán như: xúc tiến thương mại (quảng cáo, đại diện thương mại, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hóa…), gia công, chế biến, đóng gói hàng hóa, dịch vụ sau bán hàng (bảo hành, bảo dưỡng…). 1.1.2. Các loại hình thương nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay. 6 Thương nghiệp tư nhân tồn tại và hoạt động dưới nhiều hình thức, dựa vào hình thức tổ chức của thương nghiệp tư nhân có thể phân biệt thương nghiệp tư nhân theo hai tiêu chí là theo hình thức tổ chức và theo phạm vi và hình thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp. 1.1.2.1. Theo hình thức tổ chức: Dựa theo hình thức tổ chức, thương nghiệp tư nhân được chia làm hai loại là loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư bản tư nhân. * Loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ (các hộ cá thể, tiểu chủ kinh doanh thương nghiệp): Loại hình này thường được tổ chức kinh doanh theo kiểu hộ gia đình, hay một cá nhân, hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về vốn và các điều kiện kinh doanh khác với việc sử dụng sử dụng sức lao động của chính hộ hay cá nhân đó, còn thuê mướn lao động làm thuê chỉ có vai trò bổ sung, mang tính thời vụ * Loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư bản tư nhân: Đây là mô hình tổ chức của các hãng buôn lớn, tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư bản tư nhân về vốn, tài sản và các nguồn lực khác được thu hút vào kinh doanh, có tính năng động và nhạy bén cao. Các doanh nghiệp này hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam. Theo hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện hành thì hiện nay thương nghiệp tư nhân tư bản bao gồm: - Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, tự bỏ vốn thành lập và tự tổ chức kinh doanh. Các doanh nghiệp này phải hoàn toàn tự chủ về vốn, bảo toàn vốn, tổ chức kinh doanh và tự tìm kiếm thị trường, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh (cả về mặt kinh tế, cả về mặt pháp luật). Các doanh nghiệp tư nhân lớn trong lĩnh vực thương 7