0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tình hình kinh tế chung của thành phố Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 31 -33 )

- Nguồn lao động:

2.1.2 Tình hình kinh tế chung của thành phố Đà Nẵng:

* Về kinh tế

Năm 2009, do nền kinh tế thế giới suy thoái, nên làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của thành phố. Mặt khác, do thời tiết biến động bất thường, do ảnh hưởng của cơn bão và lũ do bão số 9 gây ra, tình trạng dịch bệnh phát sinh ở người và gia súc, gia cầm đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp và đã làm thiệt hại nhất định đến đời sống của nhân dân. Do đó, UBND thành phố đã có nhiều giải pháp tích cực để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động như củng cố và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Hội doanh nghiệp hoạt động, làm việc với một số doanh nghiệp; tăng cường hoạt động Tổ hỗ trợ doanh nghiệp, Tổ hỗ trợ pháp lý để tháo gỡ, giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, mở rộng quy mô, mặt bằng sản xuất, chính sách thuế, kịp thời khen thưởng, động viên các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh giỏi, làm ăn có hiệu quả; phối hợp với các ngành chức năng của thành phố để hướng dẫn cho hơn 4000 chủ doanh nghiệp, hộ cá thể vay vốn ưu đãi theo chủ trương kích cầu của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất thấp để phục hồi, phát triển sản xuất. Từ những cố gắng đó, kinh tế thành phố năm 2009 đã có dấu hiệu phục hồi và có chiều hướng phát triển tích cực; tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP) đạt 21.096 tỷ tăng 8,7% so cùng kỳ 2008; giá trị sản xuất công nghiệp 11.336 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 41.453 tỷ đồng, tăng 12,4%; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

1.006 triệu USD. Nhiều công trình mới được khởi công, một số công trình lớn đang tích cực chuẩn bị triển khai; nhiều công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu tái định cư được được đẩy nhanh, hoàn thành đưa vào sử dụng. Hoạt động du lịch khá sôi động với nhiều sự kiện văn hóa - du lịch lớn; đã đón 1.203,2 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 945,3 tỷ đồng, bằng 121% KH, tăng 13,9%; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 1728,7 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 640 tỷ đồng, bằng 115% KH, tăng 6,7%; sản lượng hải sản khai thác thực hiện 63.600 tấn, giảm 7,8%.

Tổng thu ngân sách đạt 8.351 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương 5.676 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện 26.976 tỷ đồng, tăng 13,44% so với năm 2008; dư nợ cho vay thực hiện 42.369 tỷ đồng, tăng 12,5% so đầu năm; có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, với tổng vốn đầu tư 194,65 triệu USD; vận động nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) được 48 chương trình, dự án với tổng kinh phí 89,5 tỷ đồng.

* Về lĩnh vực văn hoá-xã hội

Thành phố đã thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hoá-xã hội; chú trọng giúp đỡ các gia đình đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách, người lao động mất việc làm; vận động, tạo điều kiện học sinh bỏ học trở lại trường; cảm hoá, giáo dục thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn. Kết thúc năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 90,95%, tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 38,36%; có hơn 6.000 học sinh các cấp học, ngành học đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi, năng khiếu. Các tổ chức, đơn vị tích cực công tác tuyên truyền vận động, thực hiện 38 đợt hiến máu nhân đạo. Thực hiện chính sách người có công, đã giải quyết trợ cấp ưu đãi, trợ cấp khó khăn, đột xuất, hỗ trợ các đối tượng chính sách cải thiện nhà ở, miễn giảm tiền sử dụng đất

cho hơn 2.200 trường hợp chính sách, với số tiền gần 6 tỷ đồng; tặng 100 nhà tình nghĩa cho tỉnh Quảng Ngãi và hỗ trợ xây dựng 35 nhà tình nghĩa cho xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn), với kinh phí 2,35 tỉ đồng. Đã tuyển sinh đào tạo nghề 13.700 học sinh; giải quyết việc làm 26.120 lao động; giải ngân 296 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm với số tiền 6,8 tỷ đồng; hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ (1 lần) cho 938 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đang lập danh sách hỗ trợ 800.000 đồng/hộ cho 1.000 hộ có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết cho 1.114 hộ nghèo vay vốn xóa đói giảm nghèo; cấp 52.022 thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh cho người nghèo; xoá 52 nhà tạm, sửa chữa 32 nhà cho hộ nghèo; triển khai xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ chương trình “có nhà ở”. Thành phố tập trung chỉ đạo tổ chức Đại hội thể dục thể thao cấp cơ sở, tiến tới Đại hội Thể dục Thể thao thành phố lần thứ VI-2009 và Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VI-2010. 5 tháng đầu năm, các vận động viên thành tích cao thành phố đoạt 55 HCV, 50 HCB, 51 HCĐ tại các giải quốc gia và quốc tế.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội thành phố trong năm 2009 ổn định và phát triển, thành phố đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế, tạo nhiều cơ hội để quảng bá và nâng cao vị thế Đà Nẵng. Thành phố cũng đã tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển đúng hướng, phát huy được tiềm năng sẵn có của từng thành phần kinh tế, nhờ vậy các cơ sở sản xuất – kinh doanh đã trứng bước thích nghi với cơ chế thị trường, năng động tìm kiếm thị trường, đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời, nhiều sản phẩm mới được thị trường chấp nhận. Chương trình “người Việt

dùng hàng Việt” được doanh nghiệp chú trọng đã góp phần làm tăng giá trị

của ngành thương nghiệp.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 31 -33 )

×