Những khó khăn của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 55 - 58)

- Nguồn lao động:

2.2.2.2Những khó khăn của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3 Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình 27.615 28751 29864 1109 2

2.2.2.2Những khó khăn của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

được năng lực cạnh tranh thông qua giảm chi phí sản xuất. Tự do thương mại còn hạn chế độc quyền, bảo hộ, gian lận thương mại… Tất cả những yếu tố này đang tác động tích cực tới thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tạo ra khả năng to lớn cho sự phát triển ngành thương nghiệp trong thời gian tới.

2.2.2.2 Những khó khăn của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phố Đà Nẵng

Bên cạnh những thuạn lợi trên, hoạt động thương nghiệp tư nhân trên địa bàn cũng bộc lộ những khó khăn trong sự phát triển của mình

Một là, quy hoạch phát triển ngành thương nghiệp chưa đáp ứng vai trò,

vị trí của TP trung tâm của các tỉnh Miền Trung. Mạng lưới chợ hiện nay phát triển chưa phù hợp với sự phát triển dân cư trên địa bàn. Nhiều chợ chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng kinh doanh của các hộ do đó phải tận dụng cơ sở vật chất sẵn có để làm địa điểm kinh doanh, lấn chiếm vỉa hè, vì vậy chợ vỉa hè vẫn còn phổ biến gây mất trật tự và văn minh đô thị.

Hai là, hoạt động kinh doanh của thương nghiệp tư nhân mang tính tự

phát, chạy theo lợi nhuận, chưa chấp hành nghiêm túc, đầy đủ những quy định của pháp luật.

Vì mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân là tối đa hóa lợi nhuận nên dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật như trốn thuế, kinh doanh hàng giả... đồng thời có một số doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ môi trường, làm ô nhiềm môi trường, làm cho sự quản lý của các cơ quan, địa phương gặp không ít khó khăn. Phổ biến và rõ nét nhất là doanh thu đầu ra không kê khai đúng và đầy đủ. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp lợi dụng người mua không lấy hoá đơn nên không lập bảng kê bán lẻ, bỏ ngoài sổ sách kế toán, không kê khai thuế.

Phần lớn các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh không thực hiện đúng nội dung đăng ký kinh doanh, đa phần doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, nguyên nhân họ đăng ký như vậy là vì khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh không cần đăng ký lại, một phần đỡ phải nộp lệ phí lại, hoặc có thể là do doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh vẫn chưa xác định rõ phương hướng kinh doanh của mình, vẫn làm theo lối gặp gì làm nấy. Về phía Nhà nước, việc làm này là không trái pháp luật nhưng nó đã gây phức tạp cho công tác thống kê, tổng hợp, gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý thu thuế.

Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với nội dung kê khai trong hồ sơ, nhất là nội dung liên quan đến kê khai góp vốn và đăng ký vốn. Tình trạng kê khai vốn cao hơn vốn thực có vẫn còn. Tuy nhiên, với những quy định như hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh gặp khó khăn vì chưa đủ cơ sở pháp lý để từ chối giải quyết hồ sơ.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp không chấp hành nộp báo cáo tài chính, báo cáo không chính xác. Ngay cả một số nghĩa vụ đơn giản như đăng báo, khai báo lại về thay đổi trụ sở, chi nhánh, văn phong đại diện cũng không được tuân thủ một cách nghiêm túc. Hiểu biết của một số doanh nghiệp còn thấp, thậm chí một số không nhỏ chưa quan tâm nghiên cứu pháp luật. Phần lớn các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàn thành phố thuộc loại vừa và nhỏ, người góp vốn chủ yếu vẫn là các thành viên trong cùng gia đình, những người thân thuộc, bạn bè thân thiết. Vì vậy các mối quan hệ này đã lấn áp quy định của pháp luật về quan hệ góp vốn kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vì cái lợi trước mắt đã dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân trong nước với nhau để hưởng lợi trước mắt đã gây nhiều thiệt hại không những cho các doanh nghiệp trong nước mà còn cho cả người sản xuất, nhất là nông dân.

Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống quản lý của ngành thương nghiệp TP chậm được đổi mới, không thích hợp với kinh doanh theo cơ chế thị trường. Hệ thống cửa hàng, kho tàng bến bãi hoạt động kém hiệu quả.

Bốn là, nguồn nhân lực của thương nghiệp tư nhân hạn chế về trình độ chuyên môn. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân hoạt động trong ngành thương

nghiệp thu hút được số lượng lao động lớn trong xã hội, nhưng lao động khu vực này hầu hết chưa qua đào tạo, không có trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong kinh doanh thương mại, thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật, văn minh thương mại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh. Họ kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm và bằng nguồn

lao động của gia đình là chính, lại hoạt động phân tán nên việc tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, học tập chính sách pháp luật, các quy định về kinh doanh..của các cơ quan quản lý nhà nước khó thực hiện.

Năm là, quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế

Trong quản lý nhà nước còn yếu, chưa phát huy được hết chức năng kiểm tra, kiểm soát của mình một cách đầy đủ và thường xuyên. Công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh còn lúng túng, hiệu quả thấp. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý còn một số hạn chế. Hiện tại có cơ quan quản lý về chuyên môn, nhưng lại ít có thông tin về toàn bộ hoạt động của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương nghiệp, vì thế cơ chế, chính sách và định hướng cho phát triển thương nghiệp tư nhân xây dựng chưa phù hợp với thực tế.

Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu tuy có những chuyển biến tích cực nhưng tình hình buôn lậu, gian lận thương mại còn phức tạp, hàng giả, hàng kém chất lượng còn trà trộn trên thị trường tác đông tiêu cực đến lưu thông hàng hóa.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 55 - 58)