Về hoạt động xuất nhập khẩu: * Xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 49 - 52)

- Nguồn lao động:

2.2.1.7Về hoạt động xuất nhập khẩu: * Xuất khẩu:

3 Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình 27.615 28751 29864 1109 2

2.2.1.7Về hoạt động xuất nhập khẩu: * Xuất khẩu:

* Xuất khẩu:

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân đã bắt đầu chú ý đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu. Điều đáng chú ý là trước đây doanh nghiệp nhà nước nắm độc quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu, thì nay nhiều thương gia, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã trở thành những công ty buôn bán lớn như Công ty TNHH Đà Nẵng Mễ Cốc (thương mại- dịch vụ), Công ty TNHH Minh Toàn (thương mại, dịch vụ, vận tải), Công ty TNHH Nhật Linh (siêu thị, bàn ghế học sinh), Công ty TNHH Tân Phát (ống nhựa), Công ty TNHH Phước Tiến (thuỷ sản)... Những công ty này có mạng lưới kinh doanh khắp địa bàn trong nước và bắt đầu có uy tín trên thị trường quốc tế như Singapore, Đài

Loan, Mỹ, Bắc Âu... hình thức thâm nhập thị trường đa dạng, phong phú, mở thêm nhiều mặt hàng mới như thủ công mỹ nghệ, giầy da, may mặc...

Năm 2009, Hội Doanh nghiệp trẻ thành phố đã trao tặng “Cúp vàng Đà Nẵng” và UBND thành phố tặng bằng khen cho 6 thương hiệu và 7 sản phẩm của 12 doanh nghiệp; đồng thời có một số doanh nghiệp được nhận giải thưởng” Sao vàng Đất Việt năm 2009”, trong đó có Công ty TNHH Việt Tin, Công TNHH Minh Toàn, Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty TNHH Tân Phát...

Chính vì vậy mà hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã dần phục hồi và có mức tăng trưởng trong những tháng cuối năm, đây cũng là kết quả có được từ những chủ trương đúng đắn của các chính sách kích cầu của chính phủ và những chính sách hỗ trợ của thành phố; các doanh nghiệp đã đẩy mạnh công tác xúc tiến, tìm kiếm thị trường, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2009 đạt 174.046 triệu USD.

Bảng 2.10: Tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

ĐVT: 1000 USD Giá trị 2005 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch xuất khẩu 117.492 116.083 158.684 211.565 174.046 Kim ngạch nhập khẩu 63.631 112.951 150.012 172.786 120.038

Qua bảng trên ta thấy bước vào năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất và nhập khẩu đều có xu hướng giảm xuống, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm 37.519.000 USD, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu giảm 52.748.000 USD. Nguyên nhân là do trong năm 2009, đất nước ta phải đương đầu và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Tình trạng lạm phát, giá cả các mặt hàng hóa tăng cao vào những tháng đầu năm 2009 đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, gây lo lắng và phân tâm trong xã hội, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ Mỹ đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt là xuất khẩu, sức mua giảm, các đơn hàng xuất khẩu bị thu hẹp, sản xuất công nghiệp nhiều ngành bị đình đốn, công nhân mất việc làm… tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp giảm hàng nông sản như: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 76,7%, thủy sản: 13,8%, nông lâm sản: 9,5%.

Năm 2009, một số nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn giữ được mức tăng trưởng: sản phẩm may mặc đạt 180 triệu USD (trong đó XK sợi đạt

2,4 triệu USD), tăng 6,2%; thiết bị điện và sản phẩm điện tử đạt 55 triệu USD, tăng 42%... Các nhóm mặt hàng giảm như: đồ chơi trẻ em đạt 28,5 triệu USD, giảm 24%, thủy sản đạt 80 triệu USD, giảm 24% so với năm 2008; giày các loại ước đạt 8,6 triệu USD, giảm 44,4%; cà phê đạt 23 triệu USD giảm 54% so với năm 2008.

Bảng 2.11: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 49 - 52)