Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thương nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 68 - 70)

- Nguồn lao động:

3.3.1Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thương nghiệp tư nhân

3 Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình 27.615 28751 29864 1109 2

3.3.1Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thương nghiệp tư nhân

gian tới, để hoạt động của thương nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, cần phải có những giải pháp phù hợp từ phía thành phố và các doanh nghiệp, cụ thể trong thời gian tới, cần hướng vào những giải pháp sau:

3.3.1 Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thương nghiệp tư nhân thương nghiệp tư nhân

* Về phía Nhà nước:

Trong những năm qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển ngành thương nghiệp nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hoạch định cụ thể và trong công tác quy hoạch xây dựng còn thiếu tầm nhìn do đó các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương nghiệp chủ yếu phát triển một cách tự phát về mặt hàng và địa bàn đầu tư kinh doanh. Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển ngành thương nghiệp nói chung và tạo điều kiện để thương nghiệp tư nhân phát triển, cụ thể là:

+ Cần phải xem công tác quy hoạch phát triển tổng thể ngành thương nghiệp là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương nghiệp là một bộ phận của quy hoạch sử dụng đất; các quy hoạch về thương nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ pháp lý để quyết định các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải cam kết đạt các tiêu chí do thành phố đặt ra, đồng thời thành phố cam kết những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp thương nghiệp.

+ Cần triển khai thực hiện tốt các quy hoạch liên quan lĩnh vực thương nghiệp, Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Đề án quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu phục vụ cung cầu và bình ổn thị trường thành phố đã được Ủy

ban nhân dân thành phố phê duyệt; triển khai xây dựng các quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí đốt hóa lỏng, quy hoạch phát triển hệ thống phân phối đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện trên địa bàn theo quy định pháp luật, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

+ Bố trí hệ thống kho, khu trung chuyển hàng hóa tại các cửa ngõ ra vào nội thị và hình thành khu bán buôn, trung chuyển hàng hóa của thành phố; song song với việc đầu tư, phát triển hệ thống kho xăng dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và lưu thông hàng hóa. Đối với khu vực trung tâm, bên cạnh mặt bằng cho thương mại dịch vụ được xác định thông qua quy hoạch giao thông vận tải được phê duyệt, mặt bằng cho phát triển các khu mua sắm tập trung sẽ được xác định thông qua việc tái bố trí các cơ sở hiện hữu, ưu tiên những vị trí thuận lợi cho phát triển thương nghiệp, phù hợp thiết kế quy hoạch khu trung tâm.

* Về phía doanh nghiệp:

Bên cạnh những quy hoạch, định hướng phát triển ngành thương nghiệp từ phía Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực đổi mới và tự hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm uy tín, thì doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp như:

Về sản phẩm: doanh nghiệp phải đảm bảo hàng hóa bán ra phải là hàng chính hãng, chất lượng tốt.

Về giá bán: giá bán liên quan trực tiếp đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, trong mỗi thời kỳ thì giá bán cũng có sự thay đổi cho phù hợp, do vậy doanh nghiệp phải đưa ra được giá bán phù hợp cho từng thời kỳ.

Về phân phối: Sản phẩm phải được phân phối qua hai kênh trực tiếp và gián tiếp, doanh nghiệp có thể sử dụng cả hai kênh nhưng tỉ lệ như thế nào thì tuỳ thuộc vào chi phí và mức độ thâm nhập thị trường của mỗi kênh.

Về tài chính: Cần có một chiến lược tài chính lâu dài, có độ chính xác cao, điều này sẽ làm cho doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn.

Về lao động: Cần có chiến lược để thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình độ và có kỹ năng về bán hàng.

Về marketing: Để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược marketing phù hợp giúp cho sản phẩm và dịch vụ có thể đến được tay người tiêu dùng và kích thích người tiêu dùng mua hàng hoá của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh

Như vậy, hoạt động trong kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh riêng phù hợp với năng lực của mình, cần xác định rõ mục tiêu phát triển, căn cứ vào những chỉ số của doanh nghiệp để lập kế hoạch kinh doanh và đưa ra những cách thức để thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 68 - 70)