- Nguồn lao động:
3 Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình 27.615 28751 29864 1109 2
3.2.2. Phát triển thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng với quy mô và phân bố hợp lý trên các địa bàn
bố hợp lý trên các địa bàn
Thành phố Đà Nẵng thực hiện phát triển mạng lưới thương nghiệp tư nhân trên địa bàn theo hướng hợp lý, đa dạng, nhiều tầng, với nhiều hình thức quy mô và phương thức kinh doanh khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đa dạng và phong phú tại chỗ; đồng thời làm tốt chức năng là trung tâm thương mại lớn của miền Trung. Thực hiện liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác dưới hình thức đại lý hoặc tổng đại lý. Tuỳ theo sức mua và thị hiếu của mỗi khu vực thị trường mà doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân có hướng điều chỉnh quy mô, mật độ các đại lý, cửa hàng cho phù hợp. Cơ sở để điều chỉnh là dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, doanh số bán của các đại lý, cửa hàng và thông tin phản hồi từ khách hàng mà các đại lý, cửa hàng thu thập được.
Từng bước tổ chức lại mạng lưới kinh doanh của thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng, dựa trên địa bàn thành phố sẽ hình thành hai loại thị trường: thị trường đô thị và thị trường nông thôn miền núi.
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế thương mại có ý nghĩa vùng, miền và toàn quốc, là đầu mối tập trung các giao dịch buôn bán và xuất nhập khẩu, là trung tâm phát luồng bán buôn...do đó phải hiện đại hóa ngành thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tổ chức thị trường theo các hướng sau :
Hình thành các tổng công ty, tập đoàn thương mại tổng hợp làm nhiệm vụ phát luồng bán buôn cho các công ty, chi nhánh, đại lý thuộc mọi thành phần kinh tế ở các vùng trong thành phố và cả nước.
Hình thành hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lưới các chợ, các cửa hàng bán lẻ theo từng cụm dân cư, từng đường phố, bảo đảm mua bán trật tự văn minh. Hướng tổ chức lại là xác định quy hoạch và tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành các phố buôn bán theo từng ngành hàng (Phố chuyên doanh).
Là điểm tập trung đến và đi của các loại hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương và của cả nước. Hình thành các đầu mối thu mua lớn các loại hàng hóa của cả nước chế biến tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.
+ Thị trường nông thôn và miền núi:
Tổ chức thị trường nông thôn miền núi bảo đảm yêu cầu giúp cho nông dân bán được nông sản, mua máy móc, vật tư cho sản xuất, hàng cho sinh hoạt và tiêu dùng được thuận lợi, giá cả hợp lý, phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Tập trung giải quyết các mặt hàng chính sách và tổ chức tiêu thụ hàng nông lâm sản, hoa quả của đồng bào, chú trọng những khu vực có sản lượng lớn và những vùng sâu vùng xa.