Tổng mức hàng hóa bán ra

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 39 - 42)

- Nguồn lao động:

2.2.1.4 Tổng mức hàng hóa bán ra

Trong những năm qua, mặc dù thiên tai xảy ra trên địa bàn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khối lượng hàng hóa bán ra nhưng hoạt động thương nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả tích cực, tổng mức hàng hoá bán ra liên tục tăng qua các năm.

Bảng 2.5: Tổng mức hàng hóa bán ra trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ĐVT: Tỷ đồng Thành phần kinh tế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng BQ 2005 – 2009 (%) Tổng mức bán 17.911 20.143 27.596 30.982 35.065 18,72 KT Nhà nước 10.422 10.305 9.249 9.473 9.714 -1,6 KT tập thể 33 26 45 50 58 19,74 KT tư nhân 7.399 9.737 12.472 17.128 20.917 29,78 KT có vốn đầu

tư nước ngoài

57 75 190 231 276 56,5

Nguồn: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng

Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quyết định mua hàng là dân số và lối sống, tập quán tiêu dùng. Quy mô, đặc điểm và tốc độ tăng dân số của thành phố là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán ra trên thị trường. Hiện nay, với dân số khoảng gần 1 triệu người (cả khách vãng lai, sinh viên, công nhân, quân đội), đây là yếu tố cung cấp nguồn lao động, vừa quyết định nhu cầu mức tiêu dùng, cơ cấu dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn, sức tiêu dùng cao so với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, đang tỏ ra có sức hấp dẫn lớn đến sự phát triển của hàng hóa bán ra trên thị trường. Ngoài ra, mức sống dân cư được nâng cao, sự gia tăng một khối lượng lớn khách nước ngoài vào Đà Nẵng là những yếu tố làm gia tăng tổng mức hàng hóa bán ra. Sự phong phú và đa dạng của các loại hàng hóa trên địa bàn này đã làm phong phú và đa dạng thêm các hình thức bán hàng và khuyến mãi. Cạnh tranh đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và tạo ra sự văn minh thương nghiệp. Các hình thức bán hàng trả góp đã trở nên phổ biến và quen thuộc đối với người dân. Người mua hàng được hưởng các

dịch vụ hậu mãi. Điều này cũng góp phần to lớn làm tăng lượng hàng hóa bán ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Qua bảng ta thấy, tổng mức bán hàng hoá trên địa bàn qua các năm đều tăng, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, năm 2005 tổng mức hàng hóa bán ra trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng là 7399 tỷ đồng, năm 2009 là 20917 tỷ đồng, cho ta thấy chỉ trong vòng 4 năm tổng mức hàng hoá bán ra trên địa bàn tăng 13518 tỷ đồng, tương ứng tăng 182,7% so với năm 2005, thành phần kinh tế nhà nước năm 2009 đạt 9714 tỷ đồng, so với năm 2005 tổng mức hàng hoá bán ra trên thị trường giảm 708 tỷ đồng, sỡ dĩ tổng mức hàng hóa bán ra trên thị trường giảm là do quá trình thực hiện cổ phần hóa hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, điều này làm thay đổi đáng kể cơ cấu hàng hóa bán ra giữa thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp ngoài quốc doanh, qua đó cho ta thấy sự phát triển nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh của thương nghiệp tư nhân. Sự tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân một phần là do sự ra đời của hàng loạt công ty TNHH, DNTN trên địa bàn thành phố trong thời gian qua cùng với sự hỗ trợ to lớn về tài chính cũng như về hàng hóa từ bên ngoài là những nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi đáng kể cán cân thương mại giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Nhiều doanh nghiệp trở thành những đại lý độc quyền chuyên phân phối hàng hóa cho các hãng nổi tiếng ở nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Các kênh phân phối hàng hóa vẫn dựa vào mạng lưới thương nghiệp, Đà Nẵng có một hệ thống chợ đầu mối khá phát triển, từ các chợ này, hàng hóa được phân phối khắp các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh các chợ đầu mối phục vụ bán buôn, trong những năm gần đây các siêu thị xuất hiện ngày càng nhiều phục vụ bán lẻ tại chỗ cho người tiêu dùng.

Tại Đà Nẵng, lĩnh vực phân phối hàng hóa đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế. Phân phối hàng

hóa phát triển đã góp phần gia tăng số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, nhờ vậy đã thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế. Nhiều mô hình phân phối hiện đại từ các tập đoàn kinh tế nước ngoài đã xuất hiện ở nước ta cả trong bán buôn lẫn bán lẻ, trong lĩnh vực bán buôn, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, nhưng ngày càng giảm dần; Kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đang ngày càng phát triển và tham gia mạnh vào lĩnh vực bán buôn. Nếu năm 2005 kinh tế nhà nước chiếm 60%, kinh tế tư nhân chiếm 40% thì đến năm 2009 kinh tế nhà nước chiếm 52%, kinh tế tư nhân chiếm 47,9% và đầu tư nước ngoài chiếm 0,1%.

Bảng 2.6: Cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra chia theo hình thức bán

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w