Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

66 167 0
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động cơ bản nhất của công ty chứng khoán , đại diện cho vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường tài chính và nguyên tắc trung gian giao dịch trên thị trường chứng khoán.Vì vậy nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng.

Mục lục Lời nói đầu Chương 1 : Quan niệm chung về công ty chứng khoánphát triển hoạt động môi giới chứng khoán 1 1.1 Công ty chứng khoánhoạt động cơ bản của công ty chứng khoán .1 1.1.1 Khái niệm vê công ty chứng khoán 1 1.1.2 Các mô hình và đặc điểm của công ty chứng khoán .1 1.1.3 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán . 3 1.1.4 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 4 1.2 Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 8 1.2.1.Khái niệm chung về môi giới chứng khoán 8 1.2.2.Qui trình môi giới và giao dịch trên thị trường chứng khoán .9 1.2.3.Các hình thức môi giới chứng khoán 11 1.2.4. Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán . .13 1.3 Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả .16 1.3.1. Khái niệm về phát triển hoạt động môi giới chứng khoán .16 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển . 17 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động môi giới .18 1 Chương 2 : Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long .21 2.1. Khái quát về công ty chứng khoán Thăng Long . 21 2.1.1 Giới thiệu về công ty . 21 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .22 2.1.3 Cơ cấu tổ chức trong công ty .23 2.1.4. Các dịch vụ chứng khoán công ty cung cấp 24 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty .30 2.2 Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long .33 2.2.1 Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 33 2.2.2. Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long 37 2.3 Đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long 48 2.3.1 Kết quả 48 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .49 Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long 52 3.1 Dự báo thị trường Việt Nam trong năm 2010 .52 3.2 Định hướng phát triển TTCKVN từ năm 2010 .53 3.3 Định hướng phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long 53 2 3.3.1 Mục tiêu phát triển 53 3.3.2 Chiến lược phát triển hoạt động môi giới .54 3.4 Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long . 54 3.4.1 Hoàn thiện qui trình môi giới 54 3.4.2 Xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả .55 3.4.3 Phát triển nguồn nhân lực .55 3.4.4 Hiện đại hóa phần mềm kĩ thuật . 56 3.4.5 Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài 57 3.4.6 Phát triển đồng bộ các hoạt động tại TSC 57 3.4.7 Giải pháp nâng cao qui mô vốn 58 3.5 Kiến nghị .58 Kết luận . 60 Danh mục tài liệu tham khảo 61 3 Danh mục các từ viết tắt TSC : Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long NĐT : Nhà đầu tư CTCK : Công ty chứng khoán SGD : Sở giao dịch TTCK : Thị trường chứng khoán NHNH: Ngân hàng Nhà Nước BCTC : Báo cáo tài chính MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội( Military Bank) UBCKNN :Ủy ban chứng khoán Nhà nước TTGDCK :Trung tâm giao dịch chứng khoán 4 Lời mở đầu Hoạt động môi giới chứng khoánhoạt động cơ bản nhất của công ty chứng khoán , đại diện cho vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường tài chính và nguyên tắc trung gian giao dịch trên thị trường chứng khoán.Vì vậy nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chungcông ty chứng khoán nói riêng. Nếu hoạt động môi giới được thực hiện tốt không chỉ đem lại cho nhà đầu tư hay công ty chứng khoán những khoản lợi ích đáng kể mà còn đem lại đà tăng tiến cho cả thị trường chứng khoán Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển nhằm hội nhập vào thị trường chứng khoán quốc tế, hoạt động môi giới đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thú đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, hội nhập WTO cũng tạo ra thử thách đối với hoạt động môi giới trong nước khi các công ty chứng khoán nước ngoài ngày càng xem Việt Nam là thị trường mục tiêu khiến cho sự cạnh tranh thị phần môi giới trong nước vốn gay gắt nay càng trở nên nóng bỏng hơn.Từ đó, việc phát triển hoạt động môi giới như là một giải pháp cấp bách đối với các công ty chứng khoán Việt Nam. Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC) là một trong những công ty chứng khoán được thành lập sớm nhất trên thị trường cũng như có uy tín và thị phần môi giới khá lớn và có thể coi là 1 đại diện tiêu biểu cho trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó cũng là lí do em thực tập tại công ty này với mong muôn tiếp xúc và tìm hiểu thêm về hoạt động môi giới tại công ty.Trong quá trình thực tập tại công ty , em quyết định chọn đề tàiPhát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long” vì theo em thấy đây là đề tài rất thiết thực đối với công ty nói riêng cũng như cả thị trường nói chung .Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS . Cao Ý Nhi đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. 5 I/ Quan niệm chung về công ty chứng khoánphát triển hoạt động môi giới chứng khoán 1.1 Công ty chứng khoánhoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 1.1.1 Khái niệm về công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là 1 định chế tài chính đặc biệt khác với những định chế truyền thống như ngân hàng hay quĩ đầu tư bởi chức năng của nó trên thị trường tài chính. Với thị trường chứng khoán ngày càng phát triển đòi hỏi sự ra đời của 1 định chế tài chính riêng biệt phục vụ cho sự tồn tạiphát triển của thị trường chứng khoán , đó chính là công ty chứng khoán qua việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như môi giới , đẩu tư,.bảo lãnh phát hành ,…Từ đó ta có thể hiểu khái niệm về công ty chứng khoán như sau Khái niệm chungCông ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thi trường chứng khoán” Theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17-6-2004 của Bộ Tài Chính thì: “ Công ty chứng khoáncông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cấp”. 1.1.2 Các mô hình và đặc điểm của công ty chứng khoán 1.1.2.1)Hiện nay có hai mô hình kinh doanh chứng khoán cơ bản đó là : Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ và Mô hình chuyên doanh chứng khoán. Trước hết ta có thể hiểu mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ khá tương đồng với ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Có 2 hình thức để biểu hiện mô hình này: Đa năng 1 phần: Ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm thì phải thành lập công ty con hách toán độc lập và tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ. Mô hình này còn gọi là mô hình ngân hàng kiểu Anh. Đa năng hoàn toàn : Các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán như kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác, đây được gọi là mô hình kinh doanh kiểu Đức, tuy nhiên ở Việt Nam chưa áp dụng mô hình này. Mô hình đa năng có ưu điểm kết hợp nhiều loại hình kinh doanh làm giảm bớt rủi ro chung cho ngân hàng đồng thời phát huy thế mạnh về nghiệp vụ ,vốn ,cơ sở vật chất và khách hàng để kinh doanh chứng khoán.Tuy nhiên bên cạnh đó , với vai trò quá lớn , có những hạn chế nhất định như sự lũng đoạn của ngân hàng trên thị trường tài chính, đồng thời rủi ro đối với người có tiền gửi tại ngân hàng tăng do hoạt động kinh doanh chứng khoán có độ rủi ro tương đối cao so với các hoạt động đầu tư khác. Ngoài ra, ngân hàng có xu hướng bào 6 thủ , tập trung vào các hoạt động truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay nên sẽ không đầu tư thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nên kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán . Ngoài mô hình kể trên thì còn có mô hình chuyên doanh chứng khoán, đây là mô hình khá phổ biến và hầu như như được áp dụng ở hầu hết các nước.Trong đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do công ty độc lập và chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán Ưu điểm của mô hình này là hạn chế rủi ro cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh chứng khoán đẩy mạnh thị trường chứng khoán phát triển. Mô hình này được áp dụng ở Mỹ ,Nhật, Hàn Quốc ,Thái Lan. 1.1.2.2)Đặc điểm của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là 1 tổ chức kinh doanh có điều kiện Để được cấp giấy phép thành lập và đi vào hoạt động , công ty chứng khoán cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện sau để đi vào hoạt đông: Trước hết là phải thỏa mãn điều kiện về vốn đối với từng loại hình nghiệp vụ như môi giới, bảo lãnh phát hành hay tự doanh.Trường hợp công ty chứng khoán muốn thực hiện cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép. Tiếp theo , phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về nhân sự , các nhân viên quản lí cũng như nhân viên giao dịch cần đáp ứng các đòi hỏi về kiến thức, kinh nghiệm , mức độ tín nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp.Hầu hết ở tất cả các nước các nhân viên chứng khoán đều đòi hỏi giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan quản lí TTCK tại nước đó. Cuối cùng là điều kiện vè cơ sở vật chất của công ty chứng khoán, Công ty chứng khoán cần đáp ững nhừng đòi hỏi về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng trong công ty phù hợp với các qui định ban hành tại mỗi quốc gia. Đặc điểm nổi bật nhất của công ty chứng khoán là điểm khác biệt về vốn và tài sản: Đặc điểm về vốn- tài sản. Công ty chứng khoán không được phép huy động tiền gửi. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh Công ty chứng khoán không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng phục vụ cho giao dịch của khách hàng. Công ty chứng khoán phải tách bạch tiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản của mình. Công ty chứng khoán không được dùng chứng khoán của khách hàng làm vật thế chấp để vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản. Về tài sản, tài sản của Công ty chứng khoán chủ yếu là tài sản tài chính gồm có: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ,… có đặc điểm là giá trị không ổn định và dễ thay đổi.Sự biến đông này tất yếu sẽ tạo ra những rủi ro tiềm năng đối với CTCK. Do vậy, các chứng khoán trong tài sản của CTCK phải có tính thanh khoản rất cao. 7 Đặc điểm về sản phẩm cung cấp. Công ty chứng khoán cung cấp các sản phẩm dịch vụ đặc trưng đó lầ các sản phẩm dịch vụ tài chinh. Chúng có đặc điểm chung là • Sản phẩm không có tính hữu hình • Là kết quả của quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin hay là kết quả của hoạt động trí tuệ • Sản phẩm có chu kỳ sống ngắn không ổn định • Sản phẩm dễ bị đánh cắp và sao chép • Cạnh tranh nhau chủ yếu ở chất lượng dịch vụ. Công ty chứng khoán mang đầy đủ đặc trưng của một tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán. Không những vậy công ty chứng khoán còn có một số đặc điểm riêng biệt so với các tổ chức tài chính trung gian khác điều này được thể hiện qua nghiệp vụ tự doanh ( kinh doanh trái phiếu và kinh doanh cổ phiếu) của công ty chứng khoán 1.1.3. Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán có 4 chức năng cơ bản sau đây Trước hết là tạo cơ chế huy động vốn linh hoạt bằng cách làm cầu nối gặp gỡ giữa những người có tiền nhàn rỗi với những người cần vốn.Đây cũng là chức năng quan trọng nhất của công ty chứng khoán, cũng như ý nghĩa tồn tại của nó Tiếp theo là chức năng cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch thông qua việc tổng hợp hàng loạt giao dịch từ đó đưa ra mức giá phản ánh đúng nhu cầu của thị trường Không thể không kể đến chức năng tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán thông qua việc kết nối linh hoạt nhu cầu mua bán chứng khoán khiến cho vòng quay chứng khoán được đẩy mạnh Cuối cùng là góp phần điều tiết và bình ổn thị trường thông qua hoạt động tư doanh và tạo lập thị trường, mua vào khi giá thị trường xuống, bán ra khi giá bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực Công ty chứng khoán thể hiện vai trò khác nhau đối với những chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán: Đối với tổ chức phát hành : Công ty chứng khoán có nhiệm vụ tạo cơ chế huy động vốn thuận lợi phục vụ tổ chức phát hành .Một trong những nguyên tắc cơ bản trên thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian : đó là nhà phát hành và nhà đẩu tư phải giao dịch chứng khoán thông qua công ty chứng khoán là tổ chức trung gian.Vì vậy công ty chứng khoán còn có vai trò huy động vốn cho cả nền kinh tế. Đối với nhà đầu tư: thông qua các hoạt động nghiệp vụ đã được chuyên môn hóa như môi giới , tư vấn đầu tư, giúp ích rất nhiều cho những khách hàng ,đặc biệt là những người không có điều kiện theo dõi sự biến động của thị 8 trường chứng khoán như tiết kiệm thời gian giao dịch, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro của các khoản đầu tư. Đối với TTCK ,trên thị trường sơ cấp, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, CTCK thực hiện xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Thông thường mức giá phát hành do các CTCK xác định trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với các nhà đầu tư tiềm năng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành. Trên thị trường thứ cấp, CTCK có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị khoản đầu tư của mình. Toàn bộ các lệnh mua bán chứng khoán được tập hợp tại các thị trường giao dịch tập trung thông qua các CTCK, và trên cơ sở đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, chính hoạt động tự doanh của các CTCK cũng góp phần điều tiết giá chứng khoán. Các CTCK thực hiện cơ chế giao dịch chứng khoán trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Từ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại, làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Đối với cơ quan quản lý :CTCK thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, nắm giữ các tài khoản giao dịch của khách hàng, vì vậy nó có được thông tin về các giao dịch trên thị trường, thông tin về các loại cổ phiếu,trái phiếu,thông tin về tổ chức phát hành và nhà đầu tư . CTCK có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin đó cho các cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu. Dựa vào nguồn thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể theo dõi giám sát toàn cảnh hoạt động trên TTCK để từ đó đưa ra các quyết định, chính sách đúng đắn, phù hợp, kịp thời đảm bảo cho thị trường diễn ra một cách trật tự, khuôn khổ và có hiệu quả. 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 1.1.4.1. Hoạt động tự doanh Tự doanh chứng khoánhoạt động công ty chứng khoán tự tiến hành kinh doanh chứng khoán, thực hiện các giao dịch buôn bán cho chính mình nhằm thu lợi nhuận riêng cho chính công ty.Công ty chứng khoán tham gia thị trường với tư cách là 1 pháp nhân độc lập thực hiện hoạt động trên thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC không khác gì so với nhà đầu tư, tuy nhiên nhà đầu tư bình thường cần thông qua trung gian còn công ty chứng khoán có thể trực tiếp đầu tư với tư cách là 1 pháp nhân chuyên nghiệp.Tại thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá hoạt động tự doanh được thể hiên qua hoạt động tạo lập thị trường và hưởng chênh lệch giá. Nghiệp vụ này song song với nghiệp vụ môi giới nên có xung đột giữa lợi ích của khách hàng và lợi ích của công ty, do vậy luật pháp của các nước đều qui định công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện giao dịch của khách hàng trược khi thực hiện lệnh của mình. Các yêu cầu đối với công ty chứng khoán khi thực hiện hoạt động tự doanh 9 -Tách biệt quản lí :Có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới gồm yếu tố con người, qui trình nghiệp vụ, vốn và tài sản của khách hàng và công ty. -Ưu tiên khách hàng: Lệnh của khách hàng phải được thực hiện trước lện tự doanh của công tycông ty chứng khoán có ưu thế về thông tin diễn biến của thi trường nên có thể mua bán tranh của khách hàng nếu không có nguyên tắc trên. -Góp phần bình ổn thị trường :Công ty chứng khoán phải giành 1 phần các giao dịch của mình nhằm ổn định thị trường .Theo đó các công ty chứng khoán mua vào khi giá chứng khoán giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng. -Hoạt động tạo lập thị trường: Các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một , tạo tính thanh khoản cho thị trường cấp 2.Trên những thị trường chứng khoán phát triển , các nhà tạo lập thị trường mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường, theo đó họ liên tục mua bán chứng khoán với các nhà kinh doanh khác nhằm duy trì 1 thị trường liên tục với chứng khoán mà họ kinh doanh. Gồm có 2 hình thức trong giao dịch tự doanh là giao dịch trực tiếp và giao dích gián tiếp được định nghĩa như sau: Giao dịch trực tiếp là giao dịch công ty chứng khoán đặt lệnh mua và bán chứng khoán trên SGD, lệnh có thể thực hiện với bất kì khách hàng nào Giao dịch gián tiếp là giao dịch tay đôi giữa 2 công ty chứng khoán hay công ty chứng khoán với 1 khách hàng qua thương lượng 1.1.4.2. Hoạt động môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoánhoạt động trung gian, làm người đại diện mua hoặc đại diện bán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.Theo đó công ty chứng khoán tiến hành giao dịch thông qua SGDCK hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch của mình. Hoạt động môi giớihoạt động quan trọng nhất trong công ty chứng khoán, nó đại diện cho nguyên tắc trung gian trên thị trường chứng khoán.Với vai trò là trung gian trong các giao dịch mua bán giữa các khách hàng, nghiệp vụ môi giới đã thu được một khoản phí không nhỏ cho công ty. Ngoài ra nhân viên môi giới là những người tiếp xúc gần nhất, hiểu rõ khách hàng của mình nhất và cũng là đại diện của công ty. Khách hàng lựa chọn công ty chứng khoán để tham gia thị trường thông qua chủ yếu là phòng Môi Giới. Nhà môi giới không được xúi giục khách hàng mua bán chứng khoán nhằm kiếm hoa hồng mà phải đưa ra những mời khuyên hợp lí để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho khách hàng Do vậy nên kĩ năng nghề môi giới chứng khoán phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn sau đây 10

Ngày đăng: 18/07/2013, 16:23

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2 Bảng so sỏnh kết quả kinh doanh năm 2006 và 2007( đơn vị VND) ( Nguồn : Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long) - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.2.

Bảng so sỏnh kết quả kinh doanh năm 2006 và 2007( đơn vị VND) ( Nguồn : Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh năm 2008( đơn vị: nghỡn đồng) ( Nguồn Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long) - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.3.

Kết quả kinh doanh năm 2008( đơn vị: nghỡn đồng) ( Nguồn Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.4: Bảng so sỏn h1 số chỉ tiờu tài chớnh 2008-2009( đơn vị: nghỡn đồng) Nguồn Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.4.

Bảng so sỏn h1 số chỉ tiờu tài chớnh 2008-2009( đơn vị: nghỡn đồng) Nguồn Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long Xem tại trang 37 của tài liệu.
Theo cỏc số liệu được biểu thị trờn bảng biểu trờn, ta cú thể thấy Từ thỏng 8 đến thỏng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giỏ thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ  lục về giỏ trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xỏc lập - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

heo.

cỏc số liệu được biểu thị trờn bảng biểu trờn, ta cú thể thấy Từ thỏng 8 đến thỏng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giỏ thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giỏ trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xỏc lập Xem tại trang 41 của tài liệu.
Biểu phớ giao dịch tại TSC Bảng 2.7 (Nguồn Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long) - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

i.

ểu phớ giao dịch tại TSC Bảng 2.7 (Nguồn Cụng ty chứng khoỏn Thăng Long) Xem tại trang 45 của tài liệu.
bảng so sỏnh TSC và cỏc cụng ty khỏc về thị phần mụi giới - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

bảng so.

sỏnh TSC và cỏc cụng ty khỏc về thị phần mụi giới Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.9 bảng số liệu về giỏ trị giao dịch trờn sàn HOSE từ năm 2007-2009 (Nguồn UBCKNN) - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.9.

bảng số liệu về giỏ trị giao dịch trờn sàn HOSE từ năm 2007-2009 (Nguồn UBCKNN) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.10 Số liệu về giỏ trị giao dịch của TSC:( Đơn vị :tỉ đồng) - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.10.

Số liệu về giỏ trị giao dịch của TSC:( Đơn vị :tỉ đồng) Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan