Giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân Chương I : Vai trò của cung ứng dịch vụ công đối với việc cải thiện đời sống người lao động ở các Khu công nghiệp 1, Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ công 1. 1. Quan niệm và phân loại dịch vụ công Dịch vụ công (từ tiếng Anh là “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính cơ bản như: 1. Là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; 2. Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của ngườikhác; 3. Không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóa công cộng vẫn tồn tại. Nói một cách giản đơn, thì những hàng hóa nào thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, và những hàng hóa nào không thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy. Khái niệm “dịch vụ công” được sử dụng phổ biến rộng rãi ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo quan niệm của nhiều nước, dịch vụ công luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này. Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng. Cách tiếp cận khác xuất phát từ đối tượng được hưởng hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm. Từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992 đã định nghĩa: “dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”. Khái niệm và phạm vi dịch vụ công có sự biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế- xã hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá, bảo hiểm xã hội,…). Trong khi đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 1 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân nhiệm hoặc do các tổ chức tư nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Tuy vậy, ở mỗi nước lại có nhận thức khác nhau về phạm vi của dịch vụ công. Ở Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm không chỉ các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khoẻ của người dân (như giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao…, thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường,. . thường được gọi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chính công, bao gồm hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch,… mà cả hoạt động thuế vụ, trật tự, an ninh, quốc phòng…; còn ở Italia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và các hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện. Trong thực tế ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ công được hiểu theo nghĩa hẹp hơn so với quốc tế; tức là không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp, an ninh, qu ốc phòng, ngoại giao. . . Xét về phạm vi thì khái niệm dịch vụ công theo nghĩa rộng mà quốc tế thường dùng bao gồm hầu như toàn bộ khu vực hành chính - sự nghiệp (theo cách gọi thông dụng ở Vị êt Nam). Còn khái ni ệm dịch vụ công theo nghĩa hẹp mà Việt Nam đ ang dùng thì có ph ạm vi gần trùng với khu vực sự nghiệp cộng với những dịch vụ hành chính công. Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội, của cộng đồng dân cư và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ này cho xã hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường. Từ những tính chất trên đây, dịch vụ công có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. + Ph ạ m vi d ị ch v ụ công: Phạm vi các dịch vụ công biến đổi tuỳ thuộc thể chế của từng nước, ở từng thời kỳ liên quan đến mức sống của người dân tương ứng với trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy, áp đặt một chuẩn mực chung cứng nhắc cho mọi nước là điều không thể. Có những nước quan niệm phạm vi dịch vụ công rất rộng, theo đó toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước đều được coi là dịch Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 2 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân vụ công. Chẳng hạn, ở Canađa có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vu công, từ quố c phòng, an ninh, pháp ch ế, đế n các chính sách kinh t ế- xã hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá, bảo hiểm xã hội,…). Tương tự như vậy, ThuỵĐiển phân cấp rõ những dịch vụ công mà từng cấp chính quyền phải đảm nhiệm, trong đó đặc biệt chú ý các dịch vụ công về phúc lợi công cộng hoàn toàn miễn phí (như bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hộ i,…). Nhìn chung, các n ước đều đặc biệt coi trọng các hoạt động chăm sóc y tế và giáo dục đào tạo. Việc bao quát phạm vi rất rộng về dịch vụ công như trên là xu thế phát triển chung về lâu dài, song tr ước mắt chỉ phù hợp với những nước có trình độ phát triển cao. Đối với nhóm nước còn đang ở trình độ phát triển thấp như Việt Nam, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhà nước. Từ đó, làm hẹp hơn phạm vi dịch vụ công, tậ p trung vào các l ợi ích chung cấp thiết nhất của người dân, đảm bảo cuộc sống ổn định và an toàn. Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt độ ng hành chính công quy ền như chủ trương của Chính phủ đã đề ra, nhằm xoá bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiề m tàng trong xã h ộ i, và nâng cao ch ất lượng của dịch vụ công phục vụ người dân. + Các loại dị ch v ụ công: Cần thiết phải có sự phân loại đúng đắn các hình thức dịch vụ công để hình thành cơ chế quản lý phù hợp. Thí dụ, đối với các loại hình dịch vụ công quan trọng nhất, thiết yếu nhất như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo…, nhà nước có trách nhiệm dành cho chúng những nguồn lực ưu tiên. Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tính chất của dịch vụ, hoặc theo các hình thức dịch vụ cụ thể,… Thí dụ, xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành ba loại, như sau: - Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ, an ninh, giáo dục phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội,… -Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp, gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không trực tiếp thực hiện mà uỷ nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước. Thí dụ, các công trình công cộng do chính phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng. - Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện . Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 3 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân nhiều nước. Như ở Trung quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự ở các khu dân cư là do cơ quan công an, tổ chức dịch vụ khu phố và ủy ban khu phố phối hợp thực hiện. Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại như sau: - Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chínhcông. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,… (Ở một số nước, dịch vụ hành chính công được coi là một loại hoạt động riêng, không nằm trong phạm vi dịch vụ công. Ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng có quan điểm như vậy). Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ phí hoặc phí cho các cơ quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước. - Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,…( Sự nghiệp là một từ gốc Trung quốc, được dùng theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa hẹp, từ ‘sự nghiệp” dùng để chỉ những hoạt động chuyên môn nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội và cá nhân con người, chủ yếu là về những lĩnh vực liên quan đến sự phát triển con người về văn hoá, tinh thần và thể chất). Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm, nên nhà nước đã chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội. - Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cơ bản,thiết yếu cho người dân và cộng đồng như : vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòngchống thiên tai…chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện . Có một số hoạt động ở địa bàn cơ sở do khu vực tư nhân đứng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thải ở một số đô thị nhỏ, cung ứng nước sạch ở một số vùng nông thôn… Tuy nhiên các nhà quản lý đô thị lại có định nghĩa khác về dịch vụ công cộng như sau: Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 4 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân Dịch vụ công cộng là từ thường được dùng để chỉ các dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các công dân của mình, có thể là trực tiếp thông qua khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tư nhân cung ứng. Từ này kết hợp với một sự đồng thuận xã hội rằng một số dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi người, bất kể thu nhập bao nhiêu. Cho dù dịch vụ công cộng không phải do chính phủ cung ứng hay cấp tài chính đi nữa nhưng vì các lý do xã hội và chính trị mà chúng vẫn có khuôn khổ pháp lý khác với phần lớn các ngành kinh tế khác…và chúng có thể gắn với quyền cơ bản của con người (như quyền được cấp nước). Tại các nước phát triển hiện đại, dịch vụ công cộng thường bao gồm (theo Wikipedia) 1 : 1. Truyền thanh, truyền hình 9. Vận tải công cộng 2. Giáo dục 10. Nhà ở xã hội 3. Cấp điện 11. Viễn thông 4. Cứu hoả 12. Quy hoạch đô thị 5. Cấp khí đốt 13. Quản lý rác 6. Y tế 14. Cấp nước 7. Quân sự 15. Thư viện, lưu trữ 8. Cảnh sát 16. Dịch vụ xã hội Trong số các dịch vụ công cộng trong đô thị, có những dịch vụ cơ bản gọi là dịch vụ thị chính (municipal services), bao gồm vệ sinh ( nước thải, rác), cấp nước, đường phố (streets),trường học, thanh tra thực phẩm, một số dịch vụ y tế và vận tải, cấp điện, khí đốt, chiếu sáng công cộng và truyền hìnhv. v. 1. 2. Các đặc điểm chính cuả dịch vụ công - Dịch vụ công có tính xã h ội, với mụ c tiêu chính là ph ục vụ lợi ích cộng đồng, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội. Từ đó có thể thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công. - Dịch vụ công phục vụ yêu cầu của tất cả công dân, không phân bi ệt giai cấp, địa vị xã hộ i và mang tính qu ần chúng rộng rãi. Mọi người dân đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ công với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. - Dịch vụ công cung ứng loạ i “hàng hóa” không ph ải bình thường mà là hàng hóa đặc biệt do nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện, đáp ứng nhu cầu toàn xã hội, bất kể các sản phẩm được tạ o ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật. 1 http://www. vncold. vn/Web/Content. aspx?distid=2203 Khái niệm chung về dịch vụ công cộng và không gian dịch vụ công cộng 26/1/2010 Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 5 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân - Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan h ệ thị trường đầy đủ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà n ước. Cũng có những dịch vụ công mà người sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí; song nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Với những đặc điểm như vậy của dịch vụ công, chúng ta th ấy rằng cung ứng loại dịch vụ này một cách có hiệu quả không phải là một vấn đềđơn giản. Nhà nước phải xác định rõ loại dịch vụ nào nhà nước cần giữ vai trò cung ứng chủ đạo, loại dịch vụ nào cần chuyển giao cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội, loại dịch vụ nào nhà nước và khu vực tư nhân có thể phối hợp cung ứng và vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước về vấn đề này như thế nào. Kinh nghiệm của nhiều nước những năm qua cho thấy rằng, trong cung ứng dịch vụ công, nhà nước chỉ trực tiếp thực hiện những dịch vụ công nào mà xã h ội không thể làm được và không muốn làm. Nếu nhà nước không chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công ở các lĩnh vực thích hợp cho khu vực phi nhà nước và cải cách việc cung ứng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, thì hiệu quả cung ứng dịch vụ công về tổng thể sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân và sự phát triển chung của toàn xã hội. 1. 3. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ công Việc cung ứng các dịch vụ công được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây: -Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ công cho xã hội : Do các tính chất đặc thù của dịch vụ công như trên,nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Bảo đảm cung ứng ở đây nghĩa là nhà nước có thể trực tiếp đứng ra cung ứng hoặc uỷ quyền cho các tổ chức hay cá nhân cung ứng ,song nhà nước có biện pháp kiểm tra và duy trì việc cung ứng đó theo đúng yêu cầu đề ra. -Nhà nước đảm bảo cung ứng đều đặn các dịch vụ công nhằm duy trì đời sống bình thường của người dân. Như trên đã nêu,dịch vụ công nhằm phục vụ các nhu cầu tối cần thiết của xã hội,bảo đảm cho cuộc sống diễn ra bình thường và an toàn. Nếu một loại dịch vụ công bất kỳ nào đó bị ngừng cung ứng trong một thời gian,thì sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động và sinh hoạt của các tổ chức và công dân. Vì vậy,nhà nước có trách nhiệm duy trì sự cung ứng đều đặn và đầy đủ các dịch vụ công cho xã hội. Đương nhiên,mức độ cung ứng đầy đủ các dịch vụ công đến đâu là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và năng lực quản lý của nhà nước. -Mọi người dân có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong việc hưởng thụ Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân các dịch vụ công. Sự hưởng thụ các dịch vụ công là do nhà nước cung cấp,bất luận ở lĩnh vực nào đều theo nguyên tắc bình đẳng,công bằng xã hội. Các dịch vụ công là những hang hoá công cộng xét theo nghĩa rộng,có nghĩa là khó có thể loạ trừ ai ra khỏi việc tiêu dùng hàng hoá đó và việc một cá nhân tiêu dùng nó không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của cá nhân khác. Ngay cả những hàng hoá công cộng có tính cá nhân cũng là những hàng hoá không nhằm mục tiêu lợi nhuận và nhà nước có nghĩa vụ cung ứng vì lợi ích của cộng đồng. Vì vậy,về nguyên tắc,mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận đến dịch vụ công đó. -Việc cung ứng dịch vụ công không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ở bất kỳ quốc gia nào ,trách nhiệm cung ứng dịch vụ công đều thuộc về nhà nước,là nghĩa vụ của nhà nước đối với xã hội,không vì mục tiêu lợi nhuận. Nói cách khác, đó là chức năng vốn có của nhà nước,là “trách nhiệm chính trị,pháp lý và đạo lý của nhà nước đối với dân cư của mình,qua sự uỷ nhiệm,tín nhiệm của dân,qua số tiền thuế mà nhân dân đóng góp vào ngân sách. - Nhà nước huy động các nguồn lực trong xã hội vào việc cung ứng các dịch vụ công. Tuy nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cung ứng cho xã hội các dịch vụ công,song để có nguồn kinh phí tạo ra các dịch vụ công đó,Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội,bao gồm các nguồn lực thông qua ngân sách nhà nước và cả các nguồn lực ngoài ngân sách đối với một số loại dịch vụ có tính chất tiêu dùng cá nhân. 1. 4. Yêu cầu đối với việc cung ứng dịch vụ công 1. 4. 1. Yêu cầu chung -Tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân. Trước đây,nhà nước cung ứng các dịch vụ công cho công dân không phải với tinh thần phục vụ ,mà theo cơ chế xin- cho. Từ đó nảy sinh cung cách quan liêu ,cửa quyền ,gây phiền hà cho dân và tệ nạn hối lộ. Xu thế mới trong cải cách hành chính ở mọi quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay là phải tạo ra sự thuận lợi cho người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân chứ không phải chỉ cốt thuận tiện cho người dân cung cấp dịch vụ. -Bảo đảm sự phân công,phân cấp trách nhiêm,thẩm quyền rõ ràng của các cơ quan và tổ chức cung ứng dịch vụ công. Việc phân định rõ thẩm quyền,trách nhiệm của các cơ quan,tổ chức tạo ra sự rõ ràng,rành mạch trong hoạt động,tránh sự trùng lặp về chức năng,nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đây là yêu cầu quan trọng trong việc tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ công. -Hoạt động của bộ máy hành chính thông suốt. Một bộ máy hành chính phải thông suốt để giải quyết nhanh chóng,hợp lý và có trình tự tất cả những công việc của dân. Tính thông suốt ở đây không chỉ thể hiện ở chức năng nhiệm vụ của các tổ Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 7 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân chức được quy định rõ ràng,mà còn ở chỗ mối quan hệ qua lại phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan cũng như trong nội bộ từng cơ quan trong việc thực hiện các dịch vụ công. -Thủ tục hành chính rõ ràng,công khai,khoa học. Mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức và công dân thể hiện trực tiếp ở việc nhà nước cung ứng dịch vụ công. Cải tiến các thủ tục hành chính là khâu quan trọng nhằm cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân,làm cho nhân dân tin tưởng vào nhà nước. -Chịu sự kiểm tra ,giám sát của nhân dân. Việc cung ứng dịch vụ công phải được đặt dưới sự kiểm tra,giám sát của nhân dân. Đó không phải là việc riêng của các cơ quan và công chức nhà nước ,là sự ban hành của nhà nước cho nhân dân. Trong xu thế dân chủ hoá đời sống xã hội,quyền dân chủ của người dân được phát huy trước hết là trong việc tham gia vào các công việc quản lý của nhà nước,trong sự kiểm tra,giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy này. -Công chức có chuyên môn,có thái độ phục vụ chu đáo,không cửa quyền,sách nhiễu. Đội ngũ công chức vừa là chủ thể của cải cách,vừa là đối tượng của cải cách. Cải cách hành chính có sự tác động sâu sắc đên đội ngũ công chức, đòi hỏi không chỉ nâng cao trình độ,năng lực đội ngũ này mà còn đòi hỏi sự thay đổi cơ bản thái độ phục vụ của công chức đối với nhân dân. 1. 4. 2. Các yêu cầu với một số lĩnh vực cơ bản a. Nhà ở xã hội Khái niệm nhà ở xã hội còn khá mới ở Việt Nam hiện nay. Nhà ở xã hội được xây dựng để đảm bảo nhu cầu về chỗ ở cho những người thuộc diện ưu tiên,người có thu nhập thấp. Cần phải xác định đúng đối tượng và đúng mục đích sử dụng để đảm bảo tính công bằng trong việc phân phối nhà ở xã hội. Tuy nhiên,nhà ở xã hội cũng cần đảm bảo chất lượng và có mức giá bán hoặc cho thuê phù hợp để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và mong muốn sử dụng. b. Giáo dục- đào tạo Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực cơ bản của dịch vụ công cộng,mọi người không phân biệt giới tính,tôn giáo,độ tuổi. . . đều có quyền được học tập,nghiên cứu. Quyền công dân đã ghi rõ : - Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. ; - Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. - Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức. Hiện nay, Nhà nước đã đặt mục tiêu bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 8 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1,thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Tiến tới năm 2010 sẽ phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở trên toàn quốc. Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình, công dân có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục. Mọi công dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đều được tạo điều kiện một cách công bằng nhất trong việc tiếp cận với giáo dục. Tỷ lệ trẻ em được đến trường đúng độ tuổi phản ánh rõ nhất điều này. Ngoài ra,điều kiện cơ sở vật chất của trường học và chất lượng giáo viên cũng là những tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục. c. Y tế Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình. Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Một người bệnh được phẫu thuật khó lòng biết được “chất lượng” của ca mổ như thế nào, ngoại trừ cảm giác đau sau mổ và vết mổ được nhìnthấy. Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm hai thành phần: chất lượng kỹ thuật(technical quality) và chất lượng chức năng (functional quality). Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh…Chỉ có nhân viên trong ngành y tế là những người được trang bị đủ kiến thức để có thể đánh giá chất lượng kỹ thuật của dịch vụ y tế. Người bệnh hiếm khi có khả năng nhận định và đánh giá chất lượng kỹ thuật. Trong đa số các trường hợp, người bệnh đánh giá dịch vụ y tế dựa vào chất lượng chức năng hơn là chất lượng kỹ thuật. Dịch vụ y tế có được cung ứng tốt hay không,có thể được đánh giá qua tình trạng khám chữa bệnh và sức khoẻ của người dân. Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí. Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng. . Bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế cần được phổ biến sâu rộng ,nhất là đối với lao động phổ thông. d. Các hoạt động văn hoá Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 9 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân Chăm lo đời sống tinh thần cho người dân chính là chăm lo nguồn lực cho xã hội trước mắt và lâu dài. Nhà nước phải đảm bảo các hoạt động văn hóa góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc,đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân,khơi dậy được ý thức tự giác,nhập thân văn hoá của mỗi con người. Mọi người dân ở tất cả các vùng miền được hưởng thụ nhiều loại hình văn hoá,xoá đi những « điểm trắng » về văn hoá,tạo nên sinh khí và sắc thái mới trong đời sống xã hội. 1. 5. Vai trò của Chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công Chúng ta đều biết rằng, nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng bao gồm hai chức năng cơ bản: chức năng quản lý (hay còn gọi là chức năng cai trị) và chức năng phục vụ (hay còn gọi là chức năng cung cấp dịch vụ cho xã hội). Hai chức năng này thâm nhập vào nhau, trong đó chức năng phục vụ là chủ yếu, chức năng quản lý xét đến cùng cũng nhằm phục vụ. Với chức năng phục ở các phần trên, nhà nước có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội. Bên cạnh đó, với chức năng quản lý, nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý và điều tiết xã hội nói chung, trong đó có vấn đề dịch vụ công. Nhà nước bằng quyền lực của mình, thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ công, qua đó làm tăng hiệu quả cung ứng dịch vụ công trong toàn xã hội. - Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tự quản của cộng đồng tham gia cung ứng dịch vụ công Vai trò này vượt ra khỏi phạm vi quản lý nhà nước thuần túy, xuất phát từ việc xác định trách nhiệm cao nhất và đến cùng của nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công không có nghĩa là nhà nước phải trực tiếp cung ứng toàn bộ các dịch vụ này. Thực hiện vai trò này, nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích tư nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội của người dân tham gia cung ứng dịch vụ công. Cơ chế, chính sách ấy bao gồm: vạch rõ những lĩnh vực dịch vụ cần khuyến khích sự tham gia của khu vực phi nhà nước, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, các điều kiện vật chất, các chính sách đào tạo, kiểm tra và kiểm soát,. . . Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý chung cho tất cả các đơn vị cung ứng dịch vụ công, đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà cung ứng dịch vụ công. - Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài nhà nước cung ứng dịch vụ công Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hội về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ công, kể cả các dịch vụ công được thực hiện bởi Nguyễn Mai Như Trang-Kinh tế phát triển 48B 10 . của các KCN. 2. 2. Dịch vụ công cung cấp cho người lao động tại các Khu công nghiệp Hệ thống các dịch vụ công cung cấp cho người lao động trong các Khu công. hoạt động của doanh nghiệp. Các dịch vụ công cung cấp cho người lao động bao gồm các dịch vụ cả trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp. Các dịch vụ công