2. Đánh giá hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công cho người lao động ở các khu công nghiệp trong một số lĩnh vực cơ bản
2.2. Một số kết quả tích cực đã đạt được trong việc cung ứng dịch vụ công cho người lao động tại các Khu công nghiệp
công cho người lao động tại các Khu công nghiệp
Thời gian qua nhờ có sự quan tâm và kết hợp giữa các Bộ,Ban,Ngành và Ban quản lý các KCN mà hoạt động cung ứng dịch vụ công cho người lao động trong các KCN tại Việt Nam đã từng bước cải thiện.
2. 2. 1. Nhà ở xã hội cho người lao động trong Khu công nghiệp
Nhờ có những nỗ lực lớn trong việc cải thiện khung luật pháp, chính sách về nhà ở cho công nhân, gần đây, đã xuất hiện một số điển hình tốt về việc các doanh nghiệp bảo đảm nhà ở cho người lao động. Ví dụ: Công ty Formosa trong KCN Nhơn Trạch II (huyện Nhơn Trạch) đã bỏ ra 8 triệu USD xây dựng khu cư xá cao cấp dành cho công nhân, với 343 phòng, có thể giải quyết chỗ ở cho khoảng 2. 200 lao động. Trong mỗi phòng được trang bị 3 giường tầng và đầy đủ tiện nghi sinh hoạt: bếp, phòng tắm, tủ lạnh, ti vi, bàn là. Trong cư xá có phòng đọc sách, sân tennis, phòng Internet, căng tin, bưu điện, siêu thị mini và khu nhà ăn phục vụ được cho 3. 000 xuất ăn mỗi ngày. Hiện nay có 2. 000 công nhân đang ở. Tương tự, xí nghiệp May mặc xuất khẩu 3-2 (xã Hoà Bình, Thuận An, Bình Dương) cũng đã xây nhà lưu trú cho công nhân, bảo đảm thoáng mát, tiện nghi, có người làm vệ sinh hàng ngày. Cuối tuần Ban quản lý tổ chức vui chơi, hát Karaoke miễn phí. Công ty Trường Thịnh (khu công nghiệp Tân Tạo – tp Hồ Chí Minh) đã xây dựng chỗ ở và giải quyết cho khoảng 500 người lao động của công ty, với giá thuê hàng tháng là 70. 000 đồng/người/tháng. Một số doanh nghiệp khác (như doanh nghiệp may – thuộc khu công nghịêp Sông Công – Thái Nguyên hay công ty Hock Him, công ty Daily Full,. . ở tỉnh Bình Dương) do ít đất, không có điều kiện xây dựng chỗ ở tập thể cho người lao động, đã chủ động thuê nhà của một số hộ gia đình gần kề KCN để cho công nhân ở. Việc làm này được một số doanh nghiệp coi là một biện pháp để “giữ chân” người lao động có tay nghề. Tuy nhiên, phải nói rằng phần lớn các doanh nghiệp này đều là các đơn vị có quy mô lớn, vốn lớn, công nghệ sản xuất đòi hỏi kỹ năng cao2.
Theo hướng đó, tại một số địa phương, chính quyền cũng đã bắt đầu chủ động, giải quyết nhà ở cho người lao động. Ví dụ, chính quyền thành phố HCM đã có phương án, kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp nói chung và cho lực lượng lao động ở các KCN – KCX từ năm 2003. Chính quyền tỉnh Bình Dương có chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ dân gần KCN Mỹ Phương 5 bao xi măng để xây dựng nhà trọ cho công nhân làm việc tại KCN này.
Bảng 6. Nhà ở cho người lao động trong khu công nghiệp tại một số tỉnh thành2008
(các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động)
Đơn vị:nghìn người
Địa phương
Số khu công
nghiệp Lao động
Lao động có nhu cầu thuê nhà
Tỷ lệ lao động được tạo điều kiện về nhà ở
tp Hồ Chí Minh 13 250 175 4%
Đồng Nai 29 335 200 7%
Bình Dương 22 193 173. 7 15%
Bà Rịa-Vũng tàu 12 29. 183 17. 5098 1%
Nguồn:tổng hợp từ khucongnghiep. com. vn
Chúng ta có thể thấy qua bảng số liệu trên nơi tạo điều kiện xây dựng nhà ở cho người lao động nhất là Bình Dương cũng mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu. Đồng Nai là nơi tập trung 29KCN đang hoạt động,thu hút 335nghìn lao động trong và ngoại tỉnh với hơn 200nghìn lao động có nhu cầu thuê nhà ở nhưng chỉ đáp ứng được 7%nhu cầu của người lao động. Mặc dù những con số ấy còn quá ít ỏi nhưng cũng là những tín hiệu đáng mừng thể hiện những nỗ lực của các KCN trong việc xây dựng nhà ở cho người lao động.
Một tin vui đến vào những ngày đầu năm 2010 là đã có 6 đơn vị đăng ký với Sở Xây dựng Hà Nội lập dự án triển khai việc xây nhà ở cho công nhân. Hy vọng với những tín hiệu mới, nhà ở cho công nhân đang làm việc tại các KCN - CX, KCNC sẽ bớt thiếu.
2. 2. 2. Y tế-Chăm sóc sức khỏe người lao động
Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động là một vấn đề vô cùng quan trọng. BHXH và BHYT là quyền lợi của người lao động, thể hiện rõ mức độ tiếp cận của người lao động với dịch vụ y tế và sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khoẻ NLĐ.
Bảng7. Tỷ lệ doanh nghiệp đóng BHYT&BHXH cho người lao động trong KCN
năm thực hiện đủ nghĩa vụ
có thực hiện nhưng chưa đầy đủ
không tham gia cả 2 hình thức
2003 66. 42% 18. 97% 14. 61%
2007 56. 42% 20. 65% 22. 93%
(số liệu được tổng hợp phân tích từ báo cáo của 20 liên đoàn lao động các tỉnh thành phố )
Năm 2003, mới chỉ có 182 doanh nghiệp thực hiện đủ nghĩa vụ đóng BHXH và BHYT cho công nhân, chiếm 66,42%; năm 2007 - có 694 doanh nghiệp thực hiện, chiếm 56,42%. Số có thực hiện, nhưng chưa đầy đủ trong năm 2003 có 52 DN, chiếm tỷ lệ 18,97%; năm 2007 có 254 DN, chiếm tỷ lệ 20,65%. Số doanh nghiệp còn lại đã không thực hiện cả 2 chính sách này. Mặc dù tỉ lệ này chưa cao nhưng cũng đã thể hiện những cố gắng trong việc đảm bảo quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ cho người lao động của các doanh nghiệp.
Bảng 8. Tỷ lệ lao động trong các KCN tham gia đóng bảo hiểm
Năm Tham gia đóng BHXH Tham gia đóng BHYT
2003 64. 41% 69. 35%
2007 74. 57% 69. 91%
(Số liệu được tổng hợp,phân tích từ báo cáo của 20 liên đoàn lao động các tỉnh thành phố)
Xét từ phía người lao động, số lao động tham gia đóng BHXH năm 2003 có 45. 652 người, chiếm tỷ lệ 64,41%; năm 2007 có 263. 584 người được tham gia, chiếm tỷ lệ 74,57%. Số lao động được đóng tiền BHYT năm 2003 có 49. 150 người được tham gia, chiếm tỷ lệ 69,35%; năm 2007 có 247. 106 người được tham gia, chiếm tỷ lệ 69,91%. Số còn lại đã không tham gia vào một, hoặc cả 2 loại bảo hiểm nói trên. Tỷ lệ lao động đóng bảo hiểm đã tăng lên, điều đó chứng tỏ nhận thức của người lao động đã thay đổi, đó cũng là điều đáng mừng khi họ chủ động trong việc bảo đảm sức khoẻ và sự an toàn cho bản thân mình.
Một số KCN đã chú trọng đầu tư xây dựng bệnh viện,trạm y tế riêng ngay trong địa bàn KCN,ví dụ như :Trạm y tế Khu công nghiệp Long Hậu được thành lập với nhiệm vụ quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động trên địa bàn Khu công nghiệp. Trung tâm thực hiện tư vấn vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, sơ cấp cứu các tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe người lao động. Những KCN không có điều kiện xây dựng bệnh viện,trạm y tế riêng,nhiều nơi đã đặt hợp đồng khám bệnh,kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. Theo thông tin từ Bệnh viện Thái Bình Dương, một trong những đơn vị thường xuyên nhận hợp đồng khám bệnh định kỳ tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn Hội An, thì thời gian gần đây, số đơn đặt hàng khám bệnh định kỳ cho công nhân ngày càng nhiều. Điều này cho thấy, không chỉ là vấn đề đời sống vật chất mà chất lượng cuộc sống, đặc biệt là vấn đề sức khỏe của công nhân đã và đang được các doanh nghiệp và nhiều ngành chức năng quan tâm hơn. Đây thực sự là một tín hiệu vui cho người lao động.
2. 2. 3. Giáo dục-Đào tạo
Giáo dục đào tạo cho người lao động và con em họ cũng đã có nhiều chuyển biến. Có thể nhắc đến Trường Bổ túc Văn hóa (BTVH) Tôn Đức Thắng- ngôi trường được tổ chức Công đoàn TP Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ nâng cao học vấn cho đội ngũ người lao động trong các KCN trên địa bàn thành phố Tính đến nay, trường đã mở được 654 lớp với 19. 874 lượt CNVC-LĐ theo học; trong đó, gần 10. 000 người tốt nghiệp trung học phổ thông và hàng trăm người tiếp tục học lên đại học. Tỉ lệ tốt nghiệp các cấp luôn đạt trên 80%. Theo Hiệu trưởng Bùi Hữu Toàn,
con số trên tuy chưa làm hài lòng những người có tâm huyết vì sự nghiệp xây dựng giai cấp CN, nhưng cái được lớn nhất là đã tạo được chuyển biến về nhận thức trong CN và các DN về sự cần thiết của việc phải nâng cao trình độ học vấn. Nhiều CN khẳng định: Chính nhờ trình độ học vấn được nâng lên mà họ tiếp thu công nghệ mới nhanh hơn. Có người lúc đầu không muốn đi học, nhưng càng học càng say mê và muốn học thêm nữa. Với con em người lao động,Ban quản lý các KCN cũng đã cố gắng tạo điều kiện trong mức có thể để người lao động có thể yên tâm làm việc. Điển hình là KCN Tân Tạo-Tp. Hồ Chí Minh, đã chủ động xây trường mầm non cho con em người lao động. Hay như Công ty cổ phần khoá Việt-Tiệp tại KCN Đông Anh đã có trường mầm non cho con em công nhân trong công ty:
Hộp 1:Điểm sáng tại KCN Đông Anh
Chứng kiến một buổi học của cô và trò trường mầm non của Công ty cổ phần Khoá Việt - Tiệp, chúng tôi thấy các cháu đang được chăm sóc và nuôi dạy trong một môi trường sư phạm, cộng với sự gần gũi, gắn bó giữa các cô với bố mẹ các cháu. Các cô nuôi đều tốt nghiệp các trường sư phạm, có chuyên môn, ngoài việc hưởng lương của ngành giáo dục, các cô còn được công ty trả lương theo hiệu quả kinh doanh của công ty. Với hơn 800 công nhân, trong đó có gần 400 công nhân nữ, thì trường mầm non của công ty thực sự tạo được cho họ sự yên tâm gắn bó với công ty. Chị Dương Thị Minh Thắm, công nhân xưởng lắp ráp đã 12 năm, có 2 con đều gửi nhà trẻ công ty. Chị Thắm cho biết, cả hai vợ chồng chị đều là công nhân, gửi con ở nhà trẻ công ty vừa tiện đường bố mẹ đưa đi, đón về, vừa được công ty hỗ trợ, trung bình mỗi tháng chỉ phải đóng 200. 000 đồng/tháng. Lợi nhất là nếu mẹ làm thêm ngày nghỉ, tăng ca cũng không lo vì các cô ở nhà trẻ cũng trông các cháu ngoài giờ.
nguồn: Kinh tế đô thị
Trong những năm qua, dệt may là một trong những ngành cạnh tranh khốc liệt nhất về giá cả, nhưng mô hình nhà trẻ ở Tổng Công ty May 10 vẫn duy trì 26 cô giáo và tiền đóng chỉ từ 250. 000 đến 300. 000 đồng/tháng/cháu cho thấy nếu đơn vị thực sự muốn duy trì nhà trẻ, họ vẫn làm được.
Đây thực sự là những mô hình rất đáng khích lệ và cần được nhân rộng trên toàn quốc.
2. 2. 4. Lĩnh vực văn hoá
Đời sống văn hoá tinh thần của người lao động cũng đã được quan tâm nhiều hơn. Trên thực tế, theo đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ kế hoạch và Đầu tư, ước tính trong năm 2008, cả nước đạt tỷ lê 62% tổng số làng, bản đạt “chuẩn văn hoá” ; số giờ và diện bao phủ chương trình truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam phát cho người dân (nói chung) không ngừng tăng lên: khoảng 96% số hộ gia đình xem được truyền hình Việt Nam và 98,5% số hộ nghe được đài tiếng nói Việt Nam trong năm 2008. Đầu tư cho thể dục thể thao, tăng cường cơ sở vật chất cho các xã/ phường, điều kiện cho giáo dục thể chất tại các nhà trường thời gian qua cũng đã được tăng cường. Số xã, phường, thị trấn có thiết chế thể dục thể thao đạt 92% vào năm 2007. Chỉ tiêu tỷ lệ trường đảm bảo giáo dục thể chất đạt 92% năm 2008. Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi. Các địa phương, các ngành đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao với nội dung phong phú thu hút sự tham gia của nhiều người. Đặc biệt, do ý thức được tác dụng của thể thao đối với bảo vệ sức khỏe mà ngày càng nhiều cá nhân và gia đình
tham gia tập luyện thể thao. Năm 2008, dự kiến có khoảng 23% dân số tham gia luyện tập thể thao thường xuyên, tăng gần 28% so với năm 2005. Bên cạnh đó, hoạt động thể thao thành tích cao cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Trong khuôn khổ dự án Danida của Đan Mạch “Hỗ trợ cho công nhân làm việc tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất”,vừa qua Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội phối hợp với Trung tâm dạy nghề phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nam Định đã xây dựng nhà văn hóa cho CNLĐ tại Cụm công nghiệp An Xá. Đây là nhà văn hóa thứ hai (sau nhà văn hóa tại Khu công nghiệp Vĩnh Khúc - tỉnh Hưng Yên) dành cho CN tại các khu công nghiệp thông qua dự án trên. Với mô hình xây dựng nhà văn hoá cộng đồng và các chương trình đào tạo kỹ năng sống cho CN, nhất là CN sau giờ làm việc, đã làm thay đổi chất lượng cuộc sống của CNLĐ tại các khu công nghiệp.
Có thể nhận thấy một cách rất rõ ràng là ở những KCN tạo điều kiện tốt,quan tâm chú trọng đến việc cung ứng dịch vụ công cho người lao động, đời sống của người lao động đã được cải thiện đáng kể. Mức sống của người lao động được nâng cao và ổn định,không còn những nỗi lo về điều kiện sống cơ bản hàng ngày ,họ tập trung vào công việc,hết lòng vì doanh nghiệp. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp,tạo sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp trong thời buổi nguồn lao động thường xuyên biến động như hiện nay.
Hộp 2 :Bài học của NIKE
Ông Nigel Twose - đại diện WB - cho biết: “Năm 1997, một báo cáo kiểm tra của các công ty mua hàng nước ngoài đã phê bình nặng nề điều kiện lao động trong các nhà máy giày da của VN, trong đó có Công ty Nike. Các công ty đa quốc gia (bên mua) lấy hàng từ nhiều nước đã áp dụng các quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp của mình nhằm đối phó với các nhóm hoạt động xã hội, người tiêu dùng và cổ đông. Kết quả là giá cổ phiếu của Nike đã giảm 17%”.
Bà Hồ Uyên - đại diện Công ty Nike - phát biểu: “Từ bài học đó, chúng tôi nhận ra rằng, vì lợi ích của chính mình thì đầu tư vào NLĐ là cách hiệu quả nhất để duy trì kinh doanh và cải thiện hình ảnh của công ty. Cụ thể là chúng tôi đã tạo ra môi trường lao động tốt, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo tại chỗ cho NLĐ. Kết quả đầu tư này có những lợi ích kinh doanh đáng kể như ít sản phẩm lỗi, năng suất lao động cao, giảm tỉ lệ bỏ việc và nghỉ không lý do. . . ”. Hiện nay, Nike đang hợp tác với 6 công ty giày và khoảng 30 nhà máy sản xuất quần áo tại VN với hơn 60. 000 công nhân. Năm 2001, giá trị xuất khẩu của Nike đạt khoảng 450 triệu USD, chiếm 4% tổng giá trị xuất khẩu sản xuất của VN.