-Về dịch vụ giáo dục và đào tạo: trên thực tế vẫn còn khoảng cách chênh lệch giữa con em người giàu-người nghèo,người sở tại với người nhập cư. Đặc biệt chênh lệch này còn bộc lộ khi bậc học càng lên cao,kể từ trung học trở lên. Để giảm biết bớt sự chênh lệch ,UBND nên có chính sách –cơ chế để giảm bớt gánh nặng đóng góp cho gia đình học sinh xuống dưới 50% như hiện nay,đồng thời mở rộng miễn giảm cho các đối tượng học sinh con lao động nhập cư nghèo,chế độ miễn giảm này nên áp dụng bắt buộc cho cả trường dân lập và công lập.
Mặt khác,UBND cần kiện toàn và nâng cấp hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất giáo dục-trường lớp ,phát triển và nâng cấp các trường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thu hút để đào tạo nghề cho thành niên khi bước vào đời ,cần đa dạng hoá các lực lượng xã hội tham gia đào tạo cũng như xã hội hoá công tác giáo dục kể cả tranh thủ các nguồn vốn và các dự án hỗ trợ giáo dục và đào tạo của các tổ chứ quốc tế để nâng cấp cơ sở vật chất được tốt hơn. Xây dựng các trường trọng điểm không chỉ đạt chỉ tiêu chất lượng ,nội dung dạy học mà còn phải đáp ứng tốt chính sách giáo dục cho các đối tượng.
-Về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ :UBND cần củng cố và phát huy các cơ sở y tế khám chữa bệnh hiện cớ để làm tốt các chương trình y tế quốc gia ,thực hiện chữa bệnh miễn phí cho những gia đình nghèo;hoàn thiện và nhân rộng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà ,hỗ trợ tiền khám chữa bệnh,tổ chức hệ thống để tiếp cận dịch vụ ,nâng cao y đức để người lao động được sử dụng dịch vụ y tế tốt và công bằng.
-Về dịch vụ bảo hiểm xã hội và các bảo đảm phúc lợi xã hội:Đặt trọng tâm của hoạt động bảo hiểm xã hội nhằm trợ giúp người lao động theo mô hình Nhà nước-Nhân dân – các tổ chức đoàn thể xã hội cùng tham gia. Thành lập các quỹ hỗ trợ kết hợp phát triển công tác bảo trợ xã hội. Tổ chức đưa hoạt động BHXH đi vào nề nếp.
-Về lĩnh vực văn hoá:UBND các tỉnh thành phố cần chú trọng đầu tư xây dựng các nhà văn hoá đa năng tại các khu vực tập trung KCN,tạo điều kiện cho mọi người lao động có thể tham gia sinh hoạt văn hoá.
Kết luận
Khu vực công cộng giữ vị trí vô cùng quan trọng ở mỗi quốc gia. Vì thế mở rộng,phát triển và quản lý khu vực này như thế nào để nâng cao chất lượng của dịch vụ công không những có ảnh hưởng đến phúc lợi của mọi người mà còn quyết định rất lớn đến tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đã được Đảng và Nhà nước rất chú trọng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một bộ phận không nhỏ của giai cấp công nhân đã được hình thành tại các KCN. Bộ phận lao động này ngày càng tăng nhanh về số lượng, đa đạng về cơ cấu, với chất lượng lao động ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, lợi ích mà bộ phận công nhân trong các KCN được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính họ. Mặc dù chất lượng cung cấp dịch vụ công cho họ đã ngày một cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế về nhiều mặt. Tình trạng thiếu thốn nhà ở,con cái không được tạo điều kiện học hành,bị “phớt lờ” bảo hiểm xã hội,sống trong cảnh mù văn hoá tinh thần vẫn đang tiếp tục diễn ra và là là tình trạng chung của rất người lao động trong rất nhiều KCN trên toàn quốc. Những tồn tại đó bắt nguồn từ nhiều phía,cả từ bản thân người lao động và các chính sách lẫn sự quản lý của các cơ quan chức năng có liên quan.
Từ những thực trạng trên,đặt ra yêu cầu các ngành các cấp và UBND các tỉnh,thành phố nơi có KCN phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công,giúp cho người lao động được tiếp nhận các dịch vụ công có chất lượng tốt một cách dễ dàng.
Chuyên đề thực tập này đã bước đầu đề ra một số giải pháp với hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người lao động trong các KCN,KCX. Song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy,Cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.