1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu tác động của chương trình 135 tới đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình thuộc xã Phúc Chu – Huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên

8 180 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Nghiên cứu tác động của chương trình 135 tới đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình thuộc xã Phúc Chu – Huyện Địn...

Trang 1

PHAN 2

TONG QUAN TAI LIEU 2.1 Một số khái niệm

* Khải niệm về nghèo đói:

- Theo ESCAP (1993): Nghèo là tình trạng của một bộ phận không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương

- Mức chuẩn nghèo: Theo quyết định số 170/QĐ-TTg của thủ tướng chính phú ngày 18/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn năm 2006 — 2010 ở nông thôn các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình từ 200.000đ/tháng (2.400.000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000đ/ngườitháng (3.120.000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo [2]

* Khải niệm về chương trình 135

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã ĐBKK vùng đân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: “chương trình một - ba - năm”), là một trong các chương trình xóa đới giâm nghèo ớ Việt Nam do nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998 Chương trình được biết đến rộng rãi với tên gọi chương trình 135 do quyết định cúa thủ tướng chính phú Việt Nam phê đuyệt thực hiện, chương trình có số hiệu văn bản là 135/ 1998/QĐ-TTg và được thực hiện qua các giai đoạn: Giai đoạn I từ năm 1998 - 2005, giai đoạn II từ 2006 - 2010

và giai đoạn III ttr 2011- 2015 [11]

Trang 2

* Tỷ lệ hỗ trợ vốn của chương trình 135 giai đoạn II STT | Nội dung Vốn đầu tư (%%) 1 Phát triển hạ tầng 525 2 Phát triển sản xuất 13,1

3 Đóng góp của người dân 5,8

4 ODA cúa các nhà tài trợ quốc tế 14,8 5 Quản lý giám sát các cấp 0,3 6 Hỗ trợ đời sống 3 7 Đào tạo 7 8 Duy tu bảo dưỡng 6,5

* Các tô chức tham gia hỗ trợ chương trình 135: - Bộ ngoại giao Phần Lan

- Bộ phát triển quốc tế Vương Quốc Anh và Bắc Ailen - Cơ quan viện trợ phát triển Ailen

- Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

- Ngân hàng thế giới (Lê Thị Tú Oanh, 2011) [4]

2.2 Tình hình thực hiện chương trình 135

221 Tình hình thực hiện chương trình 135 ở Việt Nam

Chương trình 135 giai đoạn II là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào các đân tộc miễn núi giai đoạn 2006 — 2010 có 4 dự án gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển co sở hạ tầng thiết yếu; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng: hỗ trợ dịch vụ, nâng cao đời sống cho nhân đân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật

Trang 3

Phat triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản ĐBKK; làm đường dân sinh từ thôn, bán đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hễ trợ nhà nước; xây đựng kiên cế hóa công trình thúy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1 - 2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp cấp nước sinh hoạt; làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép; xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản ở nơi cần thiết

Đào tạo, bồi đưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở các kiến thức kỹ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng: đào tạo nghề cho thanh niên từ 16 - 25 tuổi làm việc tai các nông trường, lâm trường và xuất khâu lao động

Hỗ trợ các địch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh, giảm thiêu tác hại môi trường đến sức khỏe người đân; tiếp cận các dich vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Giai đoạn I, điều hành chương trình 135 là ban chí đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK miễn núi vùng sâu, vùng xa Mục tiêu của chương trình 135 là:

- Phát triển san xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số - Phát triển cơ sở hạ tầng

- Phát triển các địch vụ công cộng địa phương thiết yếu như: Điện, đường, trường học, trạm v tế, nước sạch

- Nâng cao đời sống văn hóa cho người đân [1]

Trang 4

giao; vốn đã giải ngân 13.604,5 tỷ đồng, đạt 97,1% vốn giao Trong đó, đã bố trí 1.946,86 tý đồng hễ trợ cho 2.2 triệu hộ với 11,8 ngàn tấn giống cây lương thực, 33 triệu giống cây công nghiệp, cây ăn quá, cây đặc sản, gần 300 ngàn con giống gia súc, hơn 1,3 triệu con giống gia cầm, 470 ngàn tấn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, 6.834 mô hình phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, 81.085 máy móc phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm, 911.721 lượt người được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, thăm quan, học tập các mô hình sản xuất; đã bố trí 8.646,07 tý đồng để đầu tư xây đựng 12.646 công trình cơ sở hạ tầng: bố trí 576,16 tý đồng dé tập huấn dao tao cho cán bộ các cấp về kiến thức quản lý, tổ chức thực hiện chương trình, đào tao nghề cho thanh niên Các cơ quan Trung ương đã tập huấn cho 3.500 lượt cán bộ từ tính đến huyện tham gia quản lý, chỉ đạo Chương trình 135; các địa phương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý hành chính, kinh tế, quản lý dự án, giám sát cho 178.000 lượt cán bộ xã, thôn, bản; đào tạo, tập huấn cho trên 280 ngàn lượt người đân về nội dung chương trình 135 về tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng, kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số; đã bố trí 1.896,92 tý đồng hỗ trợ kinh phí cho 926.326 lượt cháu đi học mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo học bán trú

Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, chính quyền các cấp địa phương và các tổ chức, đoàn thể; cộng đồng, người đân các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn đã cố gắng, nỗ lực vươn lên thoát nghèo Sau 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, tý lệ hộ nghèo các xã, thôn bản ĐBKK giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010 [9]

222 Tình hình thực hiện chương trình 135 ở tỉnh Thái Nguyên

Tính Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm 7 huyện, 1 thành phố và

1 thị xã Tổng diện tích tự nhiên là 3.541,1 km, dân số khoảng 1,15 triệu

Trang 5

Thực hiện chương trình 135 của chính phủ, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bân chỉ đạo như: Công văn số 1126/UBND-NLN ngày 18/9/2006 về việc triển khai thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, Céng

văn số 1329/UBND-NLN ngày 24/10/2006 về việc thành lập eơ quan thường

trực và kiện toàn Ban quản ly co quan dự án chương trình 135 giai đoạn lÏ;

Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo

chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc

miễn núi giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 7/9/2007

về việc ban hành một số quy định nội dung thực hiện chương trình 135 giai

đoạn II tại tính Thái Nguyên; Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 28/3/2007

về việc ban hành một số chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất và đời sống ở các xã, thôn, bản được hưởng chương trình 135; Nghị quyết số 19/2007/NQ-

HĐND ngày 14/12/2007 của HĐND tỉnh về tiêu chí phân bố chương trình

phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK giai đoạn II trên địa ban tinh Thai

Nguyên (Lê Thị Tú Oanh, 201 1) [4]

Tỉnh Thái Nguyên có 44 xã và 53 xóm thuộc xã khu vực II được hướng Chương trình 135 giai đoạn II Tổng kinh phí được giao là 234.389 triệu đồng, đã thực hiện được 208.696,8 triệu đồng, bằng 89,04% kế hoạch Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, giai đoạn 2006 - 2009 kế hoạch giao 147.000 triệu

đồng, đã thực hiện được 143.060.4 triệu đồng, bằng 97,32% kế hoạch với 290

công trinh Trong đó có 116 công trình giao thông, 27 công trình thủy lợi, 07 công trình điện, 93 trường học, 05 chợ, 31 nhà văn hóa và 11 trạm y tế Việc quy hoạch, lựa chọn các công trình, giám sát công trình đảm bảo dân chủ, công khai rộng rãi tới nhân dân Việc lập, thâm định, phê duyệt báo cáo đầu tư, thực hiện đầu tư, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, nghiệm thu công trình, bàn giao công trình, quán lý, sử dụng, duy tu bảo dưỡng công trình theo đúng quy định hiện hành

Các dự án phát triển sản xuất giai đoạn 2006 - 2009, kế hoạch được

giao 30.800 triệu đồng Đã thực hiện được 20.343,8 triệu đồng, bằng 98,52%

Trang 6

dao tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng, giai đoạn 2006 - 2009, kế hoạch được

giao 10.180 triệu đồng, đã thực hiện được 30.343,8 triệu đồng, bằng 99,47 %

kế hoạch với 41.305 lượt người tham dự Trong đó tập trung ngắn hạn 76

lớp/4907 người, bồi dưỡng tại chỗ 563 lớp/35.627 người, dạy nghề 27 lớp/771

lượt người Qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ cơ sở được nâng lên một bước về kiến thức về quản lý; người đân được bổ sung kiến thức mới về kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, làm thay đổi nhận thức và tập quán sân xuất cũ Chính sách hỗ trợ các dịch vụ gồm hễ trợ học sinh con hộ nghèo; hễ trợ làm nhà vệ sinh, di chuyển chuồng trai gia suc; hé trợ hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lý Việc xây dựng và phê đuyệt kế hoạch thực hiện đúng quy định, danh sách người thụ hướng chính sách được bỉnh xét từ các xóm, bản, đảm báo công khai, đân chú Tổng số vốn theo kế hoạch là 40.138 triệu đồng, mới thực hiện được 19.749 triệu đồng, bằng 49.2% kế hoạch (tháng 11/2009 mới có kinh phí, ngay sau đó tỉnh đã giao kế hoạch cho các huyện để các huyện triển khai tới các cơ sở) Việc duy tu, bảo đưỡng công trình sau đầu tư thực hiện theo Quy định duy tu báo đưỡng công trình hạ tầng ban hành kèm theo Quyết định 1742/QĐ-UBND ngày 23/7/2009 của Uý ban nhân dân tỉnh Tổng số vốn theo kế hoạch là 5.382 triệu đồng, đã thực hiện được 4.543 triệu đồng bằng 84,25% kế hoạch Năm 2010, tổng vốn được giao là 87.529 triệu, chưa kế vốn hỗ trợ cải thiên vệ sinh môi trường và vốn hỗ trợ học sinh nghèo năm 2009 còn lại ở các huyện Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các huyện đã có quyết định giao kế hoạch chi tiết cho 212 công trình; trong đó, trả nợ 122 công trình, chuyển tiếp 04 công trình và khởi công mới 86 công trình Các lớp tập huấn cán bộ cơ sở và đạy nghề cho thanh niên dân tộc đã được tỉnh và các huyện xây đựng chương trình và phê đuyệt để tổ chức thực hiện Dự án hễ trợ sản xuất, các huyện đã giao kế hoạch cho các xã để bình xét những hộ được hỗ trợ Các huyện Đồng Hy, Phé Yén va V6 Nhai đã hỗ trợ học sinh nghèo, các huyện khác đang rà soát dé phê duyét, cấp phát [10]

Trang 7

Voi su nd lye ctia cdc cap tty, chinh quyén, doan thé va nhan dan ở vùng thụ hưởng chính sách, đến nay chương trình 135 ở Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cơ sở hạ tầng được bố sung, hoàn thiện, góp phần quan trọng thúc đấy kinh tế xã hội phát triển; bộ mặt nông thôn miễn núi có nhiều đổi thay rõ rệt; đời sống vật chất, tỉnh thần được cải thiện đáng kể, năng lực cán bộ cơ sở và nhận thức của nhân dân được nâng lên về nhiều mặt

223 Tình hình thực hiện chương trình 135 ở huyện Định Hóa

Định Hoá là một trong những huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, các xã ĐBKK được quan tâm đầu tư bằng các chương trình, chính sách hỗ trợ đầu tư

Các xã đều thành lập ban chỉ đạo, giám sát thực hiện chương trình Công tác thực hiện chỉ đạo chương trình được triển khai chặt chẽ đến các thôn, bán và có sự giám sát của người dân

Lãnh đạo huyện các cấp, các ngành tập chung nghiên cứu, giám sát quá trình thực hiện Phân tích rõ các nguyên nhân gặp khó khăn và đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình có hiệu quá hơn

Chương trình 135 giai đoạn II có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Định Hoá, tạo điều kiện quan trọng dé giúp người dân vươn lên thốt nghèo Tồn hun qua 5 nam thực hiện chương trình 135 đã có sự thay đổi khá toàn điện thông qua các nguồn lực tổng hợp của toàn xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của người dân Các xã ĐBKK mặc dù được quan tâm đầu tư bằng các chương trình, chính sách hé trợ tuy nhiên đến năm 2010 phần lớn các xã vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu đặt ra Nguyên nhân chú yếu là do ở địa bàn miễn núi đời sống của kinh tế xã hội các xã ĐBKK còn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên việc đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện

Trang 8

-10-

hướng sân xuất hàng hóa, từng bước cái thiện và nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân đân Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II giúp giâm tỷ lệ hộ nghèo trung bình tại các xã và thôn ĐBKK

Mặc dù chương trình đã mang lại nhiều đổi thay đáng khích lệ nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong huyện vẫn còn cao, tỷ lệ thoát nghèo tại các địa bàn ĐBKK chưa bén vững Đối tượng hộ nghèo vừa thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, lại chưa có kinh nghiệm sản xuất, kiến thức làm kinh tế Tìm việc làm thu nhập khá và ổn định là điều không để đàng đối với lao động nông thôn

Báo cáo gần đây của Ủy ban Dân tộc cho thấy, hàng năm, các bộ, ngành Trung ương phối hợp với các địa phương rà soát số lượng các xã, thôn ĐBKK cơ bản hoàn thành các mục tiêu, thoát khỏi diện ĐBKK Theo số liệu thống kê, cuối năm 2010, cá nước có bốn tỉnh: Vĩnh Long, Bình Thuận, Kiên Giang, Bình Phước có hơn 50% số xã thoát khỏi diện đầu tư cúa chương trình Trong khi đó 16 tỉnh như: Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, và cả Thái Nguyên đến nay chưa xã nào đủ điều kiện ra khỏi chương trình

Ngày đăng: 19/10/2017, 03:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN