Do đó vớisáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn giúp học sinh không chỉ làm quen với kiếnthức triết học cụ thể mà còn hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn, hình thành chohọc sinh thói quen, kĩ
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Với yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáodục phổ thông hiện nay, học sinh không chỉ đạt được những yêu cầu cơ bản vềkiến thức mà còn phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về kĩ năng của môn học,bài học Do đó, học sinh không chỉ nắm, hiểu về nội dung mà còn phải biết vậndụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn Việcđánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng không dừng lại ở mức độnhận biết, thông hiểu mà còn đánh giá ở mức độ vận dụng
Khi giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10, phần I “Công dân với việchình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” giáo viên thường gặpnhiều khó khăn và học sinh không hứng thú học tập Bởi lẽ đây là phần gắn liềnvới những tri thức triết học, với những khái niệm trừu tượng, rất mơ hồ, khóhiểu Học sinh lớp 10 thì mức độ nhận thức và khả năng tư duy còn hạn chế Do
đó, yêu cầu học sinh phải vừa nắm, hiểu được khái niệm, nguyên lí vừa phải biếtvận dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một điều rất khó khăn Đây
là một yêu cầu rất cao đối với cả người học và người dạy Do đó để tạo hứng thúhọc tập cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi, lựa chọn kiến thức, vậndụng phương pháp phù hợp Có như vậy mới khắc phục được sự khôn khan,nhàm chán, nặng nề thường diễn ra trong các tiết học ở bộ môn GDCD
Mặc khác, kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú.Đối với học sinh đa số các em đều biết, nhớ, thuộc ca dao, tục ngữ và nhiều em cóniềm yêu thích, say mê đặc biệt với những sáng tạo độc đáo này
Qua 14 năm tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trườngTHPT Quan Hóa, bản thân tôi nhận thấy được những vấn đề trên Do đó vớisáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn giúp học sinh không chỉ làm quen với kiếnthức triết học cụ thể mà còn hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn, hình thành chohọc sinh thói quen, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề cụ thểtrong thực tiễn; tạo điều kiện cho học sinh có thêm hiểu biết về ca dao, tục ngữViệt Nam; góp phần khắc phục tính triết lí, khô khan của môn học, để tiết dạy-học môn Giáo dục công dân trở nên sinh động, hấp dẫn hơn Những suy nghĩ ấy
đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng
bài tập phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học” cho học sinh lớp 10.
2 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10 chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích sau:
+ Nâng cao phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của người học,hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chấtlinh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy, nâng cao hứng thú cho người học
+ Việc sử dụng các phương pháp dạy học tiến bộ trên sẽ nâng cao tính chủđộng, sáng tạo, bồi đắp niềm tin, hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn
Trang 2học Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâmbài học một cách hiệu quả; nâng cao năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, nănglực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp
+ Qua nội dung môn học giúp học sinh phát triển năng lực thích ứng đượcvới cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, đúng pháp luật, có cách ứng xửhay với những trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống
+ Đánh giá được thực trạng việc dạy và học tập môn Giáo dục công dân 10của học sinh ở trường Trung học phổ thông Thông qua đó, nâng cao ý thức vàhứng thú học tập môn Giáo dục công dân cho các em
+ Vận dụng nội dung nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy môn GDCD lớp
10 nói riêng và cả chương trình GDCD THPT nói chung
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng một cách linh hoạt một số phương phápdạy học môn Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực vào giảngdạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoahọc” (chương trình học kì I - môn GDCD lớp 10), trong đó tập trung vào việcvận dụng ca dao, tục ngữ để kích thích hứng thú học tập của học sinh
Đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10,việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh đối với môn học Từ đó vận dụngmột cách linh hoạt phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo địnhhướng phát triển năng lực vào giảng dạy trong từng tiết học để phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và họccủa bộ môn ở trường THPT
Học sinh khối 10 trường THPT Quan Hóa trong các năm học 2013-2014;2014- 2015; 2015- 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật:Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết nội dung đề tài
- Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trênlớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp vớikiểm tra, đánh giá)
- Gắn lý luận với thực tiễn
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Triết học trong chương trình lớp 10 trang bị cho các em những kiến thức
cơ bản như: Thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng, thế giớinày tồn tại khách quan, sự vận động và phát triển của thế giới vật chất là theohướng tiến lên, nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng,cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng, thực tiễn và vai trò củathực tiễn đối với nhận thức, con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu pháttriển của xã hội
Trang 3Đặc biệt, nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10 - học kỳ I đã đềcập đến một chủ đề lớn: "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” Với chủ đề này học sinh cần đạt được các yêu cầu sau đây:
Về kiến thức:
+ Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phươngpháp luận biện chứng
+ Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể mối quan
hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ:thực tiễn với nhận thức, con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu pháttriển của xã hội
Về kĩ năng:
Vận dụng được những tri thức triết học với tư cách là thể giới quan,phương pháp luận để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường vàcác hiện tượng đạo đức, kinh tế, nhà nước, pháp luật sẽ được học ở phần sau
Về thái độ:
+ Tôn trọng các quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội, khắcphục những biểu hiện duy tâm trong cuộc sống hàng ngày, phê phán các hiệntượng mê tín, dị đoan và tư tưởng không lành mạnh trong đời sống xã hội
+ Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, thamgia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng
Vì vậy để đạt được các yêu cầu trên thì việc tìm tòi vận dụng ca dao tục ngữhay châm ngôn sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả cho việc giảng dạy môn triết họcbởi ca dao, tục ngữ đã có từ rất lâu, đó là món ăn tinh thần của rất nhiều thế hệ conngười Việt Nam Đối với học sinh đa số các em đều biết, nhớ, thuộc ca dao, tụcngữ và nhiều em có niềm yêu thích, say mê đặc biệt với thể loại văn học này
Việc xây dựng một số bài tập vận dụng ca dao, tục ngữ để giảng dạy nội
dung: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học sẽ
có kết quả cao cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh Bởi:
- Tục ngữ, ca dao phản ảnh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam qua
quá trình lịch sử Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy mầu sắc ViệtNam
- Tục ngữ ca dao đã thể hiện được một cách sâu sắc rực rỡ thế giới quan,nhân sinh quan của nhân dân Việt Nam từ thượng cổ cho đến sau này “Tục ngữ
ca dao đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động (1)
+ Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người
+ Phản ảnh công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và xâm lược
+ Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ
+ Những kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày
+ Những điều cần giáo dục truyền bá cho nhau về cách sống làm người
- Tục ngữ, ca dao, nhất là tục ngữ thường ngắn gọn dễ nhớ và lưu truyền, ngônngữ hàm súc, lời ít nhưng nhiều ý
Trang 4Vì thế có thể nói rằng việc vận dụng ca dao, tục ngữ để truyền đạt kiếnthức triết học sẽ tác động một cách mạnh mẽ đến học sinh hình, thành con ngườimới phát triển toàn diện, mở ra những hướng đi đúng đắn trong học tập, nghiêncứu.
2 Thực trạng trước khi vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10
2.1 Thuận lợi
+ Chương trình GDCD lớp 10, phần "Công dân với việc hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học” có nhiều nội dung phù hợp với việc sử dụngcác phương pháp dạy học nhóm, phương pháp động não, phương pháp dạy họcqua trải nghiệm và khám phá, phương pháp đóng vai và giải quyết tình huống + Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tương đối đầy đủ tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm và khám phá như:phòng học đạt chuẩn cho học sinh hoạt động, có trang bị máy vi tính, máychiếu, bảng phụ
+ Giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với nguồnthông tin về cuộc sống xã hội từ nhiều phương tiện khác nhau làm tư liệu choquá trình học tập
+ Phương pháp dạy học này đã khắc phục được tình trạng học tập nhàmchán, thụ động, ỉ lại trong học tập Vì vậy mà đã gây được hứng thú cho ngườihọc, kích thích, phát huy tư duy tích cực của học sinh
+ Việc sử dụng các phương pháp dạy học tiến bộ trên sẽ nâng cao tính chủđộng, sáng tạo, bồi đắp niềm tin, hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với mônhọc Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâmbài học một cách hiệu quả; nâng cao năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, nănglực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp
2.2 Khó khăn
+ Lâu nay, môn GDCD thường được nhiều học sinh, phụ huynh và đôi khi
kể cả người dạy cũng mang tâm lý coi đây là môn phụ Môn GDCD lớp 10,
phần thứ nhất: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận
khoa học” mang đậm tri thức triết học với những khái niệm có phần cao xa, trừu
+ Đa số học sinh chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ kiến thức
+ Hệ thống câu hỏi bài tập vận dụng trong sách giáo khoa còn ít
Trang 5+ Đa số học sinh không có thói quen tự trả lời các câu hỏi hay tự giải cácbài tập trong sách giáo khoa.
+ Sự hiểu biết về ca dao, tục ngữ và văn hóa dân tộc ở học sinh còn hạn chế + Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề cụ thể là không có
Vì vậy, Xây dựng một số bài tập vận dụng ca dao, tục ngữ ở phần thứ nhất
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” để
giúp học sinh hiểu, khắc sâu hơn kiến thức; giúp học sinh hình thành khả năngvận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là rất cần thiết Đó lànhững cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy thôi thúc tôi hoàn thành sáng kiếnkinh nghiệm này
3 Giải pháp đã Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
* Yêu cầu về kiến thức
1 Thế giới quan và phương pháp luận
a Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái
có trước, vật chất là cái quyết định ý thức; con người có khả năng nhận thức vàcải tạo thế giới
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước, vật chất là cái cósau, ý thức quyết định vật chất và con người không có khả năng nhận thức thếgiới
b Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràngbuộc phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển khôngngừng của chúng
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiếndiện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không pháttriển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác
Giải pháp: Trên cơ sở nội dung các khái niệm trên, giáo viên có thể đưa
ra một số bài tập để học sinh khắc sâu kiến thức và có thể phân biệt rõ ràng giữa hai thế giới quan: duy vật và duy tâm; giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
Bài tập 1: Theo em, các câu sau thể hiện thế giới quan nào? Vì sao?
+ Sống chết có mệnh, giàu sang do trời
+ Trời sinh voi, sinh cỏ
Đáp án: Thể hiện thế giới quan duy tâm Vì tin vào số mệnh do trời ban Bài tập 2: Em hãy phân tích yếu tố duy vật, duy tâm trong thần thoại Thần
Trụ Trời?
Đáp án:
+ Yếu tố duy vật: Thừa nhận vũ trụ là tự có, không do ai sáng tạo ra và thếgiới đó được tạo ra từ vật chất: đất, đá…
Trang 6+ Yếu tố duy tâm: Thừa nhận sự tồn tại của thần và sự hình thành trời, đất,núi, đồi, sông , hồ…là do thần tạo ra.
Bài tập 3: Lựa chọn nội dung thích hợp đặt vào ô tương ứng:
Thế giới quan duy vật Thế giới quan duy tâm
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Phú quý sinh lễ nghĩa.
+ Có số làm quan.
+ Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Con vua thì lại làm vua
Còn sãi ở chùa thì quét lá đa…
+ Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc phật
Đáp án:
Thế giới quan duy vật Thế giới quan duy tâm
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Phú quý sinh lễ nghĩa.
+ Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu,
Bài tập 4: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích các câu ca dao, tục
ngữ sau:
+ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
+ Núi cao vì có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Đáp án:
Các câu trên thể hiện thế giới quan duy vật Vì người đẹp nhờ có lụa, lúatốt nhờ có phân, núi có cao là nhờ đất bồi (“lụa”, “đất”, “phân” là các yếu tố vậtchất) Những yếu tố có thật trong đời sống
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
* Yêu cầu về kiến thức
1 Thế giới vật chất luôn luôn vận động.
a Thế nào là vận động:
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiệntượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội
b Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động Bằng vận động,thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình
Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật,
hiện tượng.
c Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:
Trang 7- Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá
trình nhiệt, điện
- Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.
* Lưu ý: Trong năm hình thức vận động trên thì hình thức vận động xã hội
b Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
Sự phát triển của thế giới vật chất diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôikhi có những bước thụt lùi tạm thời Khuynh hướng tất yếu của quá trình đó làcái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu
* Giải pháp: Từ kiến thức cơ bản trên, giáo viên có thể xây dựng một số bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng vận dụng cho học sinh như sau:
Bài tập 1 Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự vận động, phát triển?
a Rút dây động rừng b Tre già măng mọc
e Già néo đứt dây g Con hơn cha là nhà có phúc
Đáp án:
+ Sự vận động: a, d, e
+ Sự phát triển: b, c, g
Bài tập 2 Hãy chỉ ra các hình thức vận động có trong câu ca dao sau:
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa.
Đáp án:
+ Vận động cơ học (hoạt động cày, cấy, bừa)
+ Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường(người, trâu)
+ Vận động xã hội (hoạt động lao động sản xuất)
Bài tập 3 Vận dụng kiến thức bài học, em hãy giải thích đoạn thơ sau:
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa ”
( Xuân Quỳnh)
Đáp án: Thế giới các sự vật và hiện tượng trong đó có cả con người chúng
ta đang không ngừng vận động, biến đổi: cuộc đời tuy dài nhưng năm tháng thời
Trang 8gian vẫn đi qua và làm cho con người ta thay đổi (già nua) Vì thế hãy sống saocho thật ý nghĩa, đừng để năm tháng tuổi trẻ bị xóa nhòa và cuốn đi một cách vônghĩa giữa dòng xoáy của thời gian Phải biết quý trọng thời gian Biết làmnhững việc có ích.
Bài tập 4: Hãy chứng minh vận động là phương thức tồn tại của vật chất qua
các câu:
- Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông? (Hê-ra-clit)
- Vật đổi sao dời?
Đáp án: Các sự vật và hiện tượng luôn vận động biến đổi không ngừng.
Không vận động là không tồn tại…
Bài 4 Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
* Yêu cầu về kiến thức
1 Thế nào là mâu thuẫn?
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vớinhau, vừa đấu tranh với nhau
a Mặt đối lập của mâu thuẫn
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,
mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng pháttriển theo những chiều hướng trái ngược nhau
b Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đềtồn tại cho nhau Trong triết học, đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập
c Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Hai đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau Triết học gọi đó là sự đấutranh giữa các mặt đối lập
- Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpkhông tách rời nhau
2 Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
a Giải quyết mâu thuẫn
b Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lậpkhông phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
* Giải pháp: Từ kiến thức cơ bản trên, giáo viên có thể xây dựng một số bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng vận dụng cho học sinh như sau:
Bài tập 1 Những câu tục ngữ nào sau đây nói về mâu thuẫn?.
Trang 9+ Đầu voi đuôi chuột.
+ Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng.
Đáp án: Những câu nói về mâu thuẫn là: Xanh vỏ đỏ lòng; Cái nết đánh
chết cái đẹp; Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược; Đầu voi đuôi chuột; Thuốc đắng
dã tật, nói thật mất lòng
Bài tập 2 Hãy chỉ ra yếu tố mâu thuẫn trong các câu ca dao sau:
+ Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển bắc, anh tìm biển nam.
+ Thương cho roi cho vọt
Ghét cho ngọt cho bùi.
+ Thương nhau quả ấu cũng tròn
Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
Đáp án:
+ Chim bay biển bắc >< anh tìm biển nam.
+ Thương >< cho roi, cho vọt
+ Ghét >< cho ngọt, cho bùi.
+ Thương cho roi cho vọt >< Ghét cho ngọt cho bùi
+ Quả ấu >< tròn; Quả bồ hòn >< méo
+ Thương nhau quả ấu cũng tròn >< Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
Bài tập 3: Em hiểu như thế nào về câu nói của C.Mác: “Hạnh phúc là đấu
tranh”
Đáp án: Giải quyết mâu thuẫn là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập, là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, sự vật hiện tượng
cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới Quá trình này tạo nên sự vận động
và phát triển vô tận của thế giới khách quan Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
là nguồn gốc vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng
Bài 4 Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
* Yêu cầu về kiến thức:
1 Chất
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật vàhiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật vàhiện tượng khác
2 Lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiệntượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động(nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)… của sự vật và hiện tượng
3 Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
a Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
- Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sựbiến đổi về lượng
Trang 10- Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thốngnhất giữa chất và lượng (điểm nút) thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vậtmới ra đời thay thế sự vật cũ.
Lưu ý:
+ Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng được gọi là Độ.
+ Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự
vật, hiện tượng được gọi là Điểm nút.
b Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và có lượng đặc trưng phù hợp với nó
* Xây dựng một số bài tập củng cố, vận dụng như sau:
Bài tập 1: Em có đồng ý với những kết luận sau đây không? Tại sao?
- Nóng vội thường hay hỏng việc
- No mất ngon, giận mất khôn
Đáp án: Đồng ý Vì mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và có
lượng đặc trưng phù hợp với nó.
Bài tập 2: Lựa chọn phương án đúng và đánh dấu x vào ô tương ứng:
Phương án lựa chọn
Sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi chất
Sự biến đổi về lượng dẫn đến làm biến đổi chất
Tức nước vỡ bờ
Tích tiểu thành đại
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi
Sự biến đổi về lượng dẫn đến làm biến đổi chất
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi
Trang 11Bài tập 3 Câu nào thể hiện mối quan hệ Lượng đổi dẫn đến Chất đổi?
a Kiến tha lâu cũng đầy tổ b Có công mài sắt có ngày nên kim
c Đánh bùn sang ao d Năng nhặt chặt bị
Đáp án: Câu b.
Bài tập 4 Câu nào thể hiện sự thay đổi về Lượng nhưng chưa làm thay đổi
Chất?
a Có công mài sắt có ngày nên kim b Góp gió thành bão
c Tre già măng mọc d Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Đáp án: Câu d
Bài tập 5 Vận dụng nội dung bài học, em hãy giải thích bài thơ “Nghe
tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh
“Gạo đem vào giã bao đau đớn.
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy.
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
Đáp án: Sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng bao giờ cũng
diễn ra bằng cách tích lũy dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiệnbước nhảy để chuyển về chất Do đó, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phảitừng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật Chúng ta cầnphải kiên trì, nhẫn nại; không nên chủ quan, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn”,mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không mang lại kết quả như mongmuốn
Bài tập 6 Em hãy chỉ ra yếu tố bất hợp lý qua câu chuyện Con rắn vuông
Bài tập 7 Vận dụng nội dung bài học, em hãy cho biết ý nghĩa của các
câu ca dao sau:
+ Người thanh, tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.
+ Đất xấu, trồng cây ngẳng nghiu,
Những người thô tục, nói điều phàm phu.
Đất tốt, trồng cây rườm rà,
Những người quý giá, nói ra dịu dàng.
+ Nói người, chẳng nghĩ đến thân,
Thử sờ lên gáy, xem gần hay xa.
Đáp án: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và có lượng đặc
trưng phù hợp với nó
Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
* Yêu cầu về kiến thức:
1 Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
a Phủ định siêu hình