Xuất phát từ thực tế đó, nhằm giúp cho HS nắm được tầm quan trọng của những kiến thức LLVH đối với bài làm văn NLVH từ đó hình thành cho các em kĩ năng sử dụng kiến thức LLVH trong khi v
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
Là một GV, không ai trong chúng ta không mong muốn một ngày nào đó những học sinh thân yêu gặt hái thành công trong học tập, đặc biệt là đối với các
GV dạy môn Ngữ văn ở trường Phổ thông Bởi lẽ trong một thời đại mà tất cả các môn Khoa học xã hội đều đang mất dần chỗ đứng, vì nhiều lí do khách quan
và chủ quan, học sinh còn ít em quan tâm yêu thích thì đó là niềm khích lệ vô cùng lớn lao cho người dạy
Vậy làm thế nào để HS đạt kết quả cao trong môn Ngữ văn ? Đây là câu hỏi lớn, cũng là trăn trở của nhiều GV tâm huyết Nhưng có một thực tế là: HS chúng ta hiện nay khi viết văn NLVH có một thói quen cố hữu là phân tích rất sâu những vấn đề nội dung tư tưởng mà quên đi những giá trị nghệ thuật, mà những giá trị nghệ thuật này muốn lí giải cho đúng, cho hay phải nhìn từ góc độ
lí luận văn học Hơn nữa, trong quá trình học môn Ngữ văn, nhất là khi làm bài, nhận thức của các em HS còn hiện tượng hay hiểu sai hoặc nhầm lẫn các khái niệm, thuật ngữ Quan trọng hơn, từ đó dẫn đến HS chưa giải quyết được một cách chính xác, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu đề bài, hoặc viết rất sơ sài, mơ
hồ, chung chung
Trong khi đó, những bài viết tốt thường là những bài mang tính lí luận cao Những bài viết đó đã phát hiện được vấn đề, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc Thành quả ấy, phần lớn do các em được thu nhận và biết vận dụng kiến thức LLVH vào quá trình làm bài Sự thăng hoa trong cảm xúc,
sự trưởng thành trong suy nghĩ, sự đầy đủ trong kiến thức là các yếu tố quyết định sự thành công trong bài làm của các em
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc vận dụng kiến thức LLVH vào làm bài là vô cùng cần thiết, thao tác này được ví như một nền móng vững chắc cho bài làm, là chìa khóa giúp cho bài làm của các em sâu sắc hơn về ý tưởng, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận cứ
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm giúp cho HS nắm được tầm quan trọng của những kiến thức LLVH đối với bài làm văn NLVH từ đó hình thành cho các em
kĩ năng sử dụng kiến thức LLVH trong khi viết văn như một thói quen cần thiết,
tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn Học sinh vận dụng kiến thức Lý luận văn học vào bài làm văn Nghị luận văn học”
Trang 2B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
LLVH là một chuyên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực đời sống, quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác, từ
đó làm nổi bật đặc trưng, vị trí của văn học
Cùng với đó, LLVH đi sâu giải phẫu, khám phá cấu trúc nội tại của TPVH với các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện, kết cấu ; đặc trưng các thể loại như thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn
LLVH còn tìm hiểu quá trình vận động hay còn gọi là tiến trình văn học và đặc trưng thi pháp nghệ thuật của các xu hướng, trường phái, trào lưu văn học qua các thời kì lịch sử xã hội
Nhìn chung, kiến thức LLVH mang tính tổng kết, khám phá những vấn đề cốt lõi, bản chất của văn học
Chính vì thế, nắm kiến thức cơ bản của LLVH là một cách giúp người học tập, nghiên cứu văn học tự trang bị cho mình một bảo bối, cẩm nang để chủ động, tự tin trong mọi tình huống, có thể giải mã, cắt nghĩa nhiều hiện tượng tác giả, TPVH từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây
2 Cơ sở thực tiễn
Từ hiểu, nắm vững kiến thức LLVH đến vận dụng kiến thức ấy vào bài làm văn là cả một kĩ năng mà không phải HS nào cũng làm được
Vậy vì sao trong quá trình viết văn NLVH cần phải vận dụng kiến thức LLVH? Khi viết một bài văn NLVH, HS cần phải hiểu và nắm vững hệ thống kiến thức lí luận đề lồng ghép, găm cài vào việc giải thích, đánh giá và diễn đạt
để ý kiến đưa ra khi bình luận hoặc phân tích, bình giảng có một cơ sở vững chắc, có chiều sâu Khi bài viết có kiến thức LLVH thì lập luận, hành văn diễn đạt sẽ có chủ kiến, lý lẽ, lập luận bảo vệ những ý kiến bàn luận sẽ được đúng đắn, khoa học và cảm xúc Những kiến thức LLVH giúp HS phát hiện vấn đề, phát hiện những tín hiệu thẩm mỹ mang mầu sắc khúc chiết và lô gic
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1 Đối với Giáo viên
Bên cạnh nhiều GV ý thức được tầm quan trọng của kiến thức LLVH đưa vào bài làm văn thì một số GV chưa thực sự chú trọng vào kiến thức LLVH Họ quan niệm giờ dạy Ngữ văn chủ yếu dạy đọc - hiểu văn bản bởi điều này góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Tuy nhiên, sẽ toàn diện hơn
Trang 3nếu GV một mặt bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho HS, mặt khác nâng cao nhận thức, phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ ở HS bằng những thao tác tư duy khái quát, trừu tượng để bài làm của các em tránh thiên về chủ nghĩa duy cảm Hơn nữa, nhiều GV chúng ta chưa thật sự đầu tư thỏa đáng trong các tiết dạy phân môn LLVH để từ đó tích hợp với phân môn đọc- hiểu văn bản và làm văn Kiến thức GV đưa vào hời hợt, HS không nắm chắc, từ đó kĩ năng vận dụng kiến thức LLVH vào bài làm là hạn chế, không muốn nói là không có
2 Đối với Học sinh
Từ trước tới nay, nói tới LLVH, tâm lí chung của các em HS đều ngại, ngại
vì một ý nghĩ đầy ám ảnh rằng đây là mảng kiến thức khô khan, cho nên các em không có tinh thần, không có hứng thú để học, nói gì là vận dụng vào để bài văn thêm chiều sâu
Nhiều HS hiện nay có tư tưởng: Chỉ cần nắm kiến thức trọng tâm, diễn đạt tương đối trôi chảy là được, mà những vấn đề này phần đọc- hiểu văn bản và làm văn có thể giải quyết giúp các em Chính vì vậy, các em chưa thật sự chú ý được tầm quan trọng của kiến thức LLVH mang lại trong bài làm của mình Bên cạnh đó, nhiều HS ý thức được tầm quan trọng của LLVH nhưng việc vận dụng nó vào bài làm thì chưa thật nhuần nhuyễn, chưa hợp lý, chỗ thì nhiều quá, chỗ thì nông quá, chưa đạt yêu cầu
Năm bắt được thực trạng này để người dạy thấy rõ hơn trách nhiệm của bản thân trong quá trình dạy kiến thức LLVH, từ đó giúp các em HS vận dụng kiến thức đó một cách nhuần nhuyễn vào bài làm của mình
III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Vận dụng kiến thức LLVH vào bài văn như thế nào cho hợp lý?
1.1: Những dạng đề có sử dụng kiến thức LLVH
GV trong quá trình giảng dạy cần định hướng cho HS những dạng đề NLVH
có sử dụng kiến thức LLVH Đó là:
- Dạng đề phân tích, bình giảng đoạn thơ, đoạn văn, tác phẩm văn học
- Dạng đề phân tích, bình luận các vấn đề văn học
- Dạng đề phân tích, bình luận 1 ý kiến đánh giá về 1 giai đoạn văn học, 1 khuynh hướng văn học
- Dạng đề chứng minh, bình luận 1 ý kiến về LLVH
Trong các dạng đề trên đây, dạng đề chứng minh, bình luận 1 ý kiến về LLVH đương nhiên HS phải dùng những kiến thức LLVH để lý giải và lập luận
Trang 4trong bài làm của mình Còn lại các dạng khác, mặc dù đề bài không yêu cầu bàn luận về vấn đề lý luận nhưng trong quá trình làm bài, Hs cần phải dùng kiến thức LLVH vào lập luận, khi ấy bài viết sẽ chặt chẽ và có chiều sâu
1.2: Tùy thuộc từng dạng đề mà vận dụng kiến thức LLVH
Việc vận dụng kiến thức LLVH phải hợp lý thì bài văn mới có sức nặng Chính vì vậy, tôi đã hướng dẫn HS tùy từng dạng đề để đưa vào những kiến thức LLVH hợp lý
Ví dụ 1: Bình luận về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam)
HS có thể viết: “Một truyện ngắn hay không chỉ hấp dẫn ở cốt truyện mà nhà văn phải chọn lọc được những tình huống độc đáo Dường như nhà văn nào cũng tìm cho mình một lối viết mang tính đặc thù Bởi nghệ thuật là lĩnh vực mang tính cá thể, không lặp lại ai, không lặp lại cả chính mình Chính vì thế đến với Thạch Lam ta thấy truyện của ông là loại truyện không có cốt truyện, một loại truyện tâm tình ”
Ví dụ 2: Khi bình những câu thơ bất kì của bài thơ nào đó, tôi hướng dẫn HS
có thể vận dụng một số quan niệm về thơ của các nhà thơ xưa, nay, các nhà phê bình, nghiên cứu để đưa vào bài làm của mình như:
- Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy”
- “Thơ luôn giữ được phẩm chất đẹp và sức sống thanh xuân của mình nhờ ở sự sáng tạo” (Hà Minh Đức)
- “Thơ không cần nhiều từ ngữ Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ” (Nguyễn Đăng Mạnh)
- “ Thích một bài thơ thực chất là thích một con người đồng điệu” (Hoài Thanh)
Ví dụ 3: Khi bình những câu thơ hay, không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra cái
hay, cái đẹp của từ ngữ, hình ảnh mà còn phải đan xen những lí lẽ có tính lí luận thì bình nó mới có sức thuyết phục và ấn tượng
Khi bình câu thơ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, HS có thể viết: “Thơ là tiếng nói của trái tim, thơ phát khởi từ trái tim nhà thơ, thơ cũng chính là âm vang cất lên từ hiện thực đời sống và trái tim nhà thơ cùng rung lên nhịp điệu
Trang 5của cuộc sống muôn người Bởi vậy câu thơ đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đến
độ máu thịt của Hàn Mặc Tử, để rồi từ đó thi nhân mới có thể chỉ bằng vài ba nét vẽ mà làm sống dậy những nét đẹp linh hồn của Vĩ Dạ đến thế!
Ví dụ 4: Khi phân tích, bình giảng thơ Bác, ở bất kì bài làm nào HS đều phải
đưa vào những câu có màu sắc lý luận như:
- Thơ là tấm gương của tâm hồn, thơ của Bác chính là tâm hồn cao đẹp, là trí tuệ sáng suốt, là dũng khí kiên cường của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng
- Thơ ca là hình thức kí thác tư tưởng và tình cảm, mỗi bài thơ của Bác đều như một dấu ấn riêng của từng thời điểm, của từng khoảnh khắc
Ví dụ 5: Bàn về vấn đề tình yêu quê hương đất nước trong “Việt Bắc” (Tố
Hữu), HS có thể viết: “Anh em văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp dường như đều quán triệt một quan điểm mà Nam Cao đã có lần phát biểu:
“Hãy sống rồi hãy viết” Quả thực sau Cách mạng Tháng Tám, người nghệ sĩ đã được cùng sống và chiến đấu với quần chúng Cách mạng, trong cái hiện thực nóng bỏng của đất nước, càng đi nhiều, càng sống nhiều trên mảnh đất quê hương thì tình yêu đất nước càng mãnh liệt và cháy bỏng hơn bao giờ hết Những câu thơ được viết ra từ cảm xúc trào dâng không ngăn nổi trong ngòi bút
Tố Hữu là một ví dụ ”
Ví dụ 6: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chí
Phèo” của Nam Cao, HS có thể viết: “Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng thái độ của nhà văn đối với cuộc sống, trước hết là đối với con người Đằng sau hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam những năm 1930, vẫn để lộ ra cái nhìn đầy cảm thông đau xót của Nam Cao đối với những con người bị tước đoạt mất cái quyền được làm người ”
2 Những kiến thức LLVH cần thiết cung cấp cho HS
Ngoài những kiến thức trong SGK mà HS đã tìm hiểu và nghiên cứu, GV cần phải cung cấp thêm một số khái niệm, định nghĩa và những vấn đề có liên quan đến lý luận để giúp HS có cái nhìn phong phú về LLVH:
a Những hiểu biết về thơ và văn xuôi:
- Bản chất của thơ là thể hiện cảm xúc bằng phương pháp trữ tình, thơ không chỉ diễn tả những rung cảm ngọt ngào, thơ mộng, trữ tình mà thơ còn diễn tả những trạng thái trần trụi, mộc mạc, khỏe khoắn một cách giản dị, chân chất
- Câu thơ hay là câu thơ có thể níu giữ được lòng người Một từ được nhà thơ chọn lọc là một từ không thể thay thế bất kì từ khác vì: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, không có ngôn ngữ không có văn học, không có từ hay không có “ nhãn tự”
Trang 6- Mỗi rung động của nhà thơ là một xúc cảm mãnh liệt dồn tụ trên đầu ngọn bút, song rung động ấy bao giờ cũng phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ
- Nhịp điệu trong văn xuôi là nhịp điệu không bền vững, luôn thay đổi và chuyển chỗ không ngừng
- Về hình thái biểu hiện của văn xuôi là tiếng nói đi sát và gần như trùng với tiếng nói hàng ngày, đó là tiếng nói tự nhiên, giàu chất liệu và sức sống hiện thực
- Bất kì tác phẩm văn xuôi nào có sức hấp dẫn kì diệu đều có cái thi vị của chất thơ Những đoạn văn hay bao giờ cũng có màu sắc của chất thơ
b Những hiểu biết về chất thơ trong đời sống và văn học:
- Đặc điểm của thơ là gắn với sự rung động và cảm xúc, không có cảm xúc không có thơ Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng
- Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng Thơ là hình thức lao động sáng tạo, phải có trí tưởng tượng phong phú mới có thể diễn tả cảm xúc của mình trước hiện thực
- Ở đâu có sự sống, ở đó có thơ ca
- Thơ là tấm lòng, thơ cũng chính là cuộc sống
- Trí tưởng tượng đã tạo nên cho thơ nhiều bức tranh có giá trị tạo hình mà giàu sức liên tưởng
- Thơ là cái nhụy của cuộc sống vì nó được chưng cất từ cuộc sống của con người như giọt rượu được chưng cất từ những hạt gạo
- Thói quen thường tình, thường quan niệm thơ là mộng, là ảo, là hư, là lãng mạn, bay bổng Thơ không thể là cảnh đời lam lũ, mệt nhọc, tăm tối, chết chóc, gian khổ, trong khi hiện thực đời sống là một hiện thực đa dạng với muôn vàn cảnh ngộ Có những cái nên thơ nhưng cũng có những cái không thể nên thơ, vì thế nhà thơ có tài năng thực sự phải là người biến cái không nên thơ trở thành rất thơ
c Một số khái niệm LLVH khác HS không thể không biết:
- Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng
- Cuộc đời là nơi khơi nguồn cũng là nơi hướng tới của văn học
Trang 7- Nếu thừa nhận văn học phải sáng tác bằng một thứ tiếng cụ thể, thông qua một trái tim cụ thể thì văn học phải mang tính dân tộc
- Văn học là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhụy và sắc bén của tư tưởng
- Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết, nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau, hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời những câu hỏi
- Tính đa nghĩa của từ ngữ tạo nên vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca Một tác phẩm văn chương vượt qua được sự băng hoại của thời gian là tác phẩm luôn làm nảy sinh nhiều cách hiểu khác nhau
- Khái niệm: Điển hình nghệ thuật, cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa, cảm hứng hiện thực chủ nghĩa, cảm hứng hiện thực xã hội chủ nghĩa, tính dân tộc, tính nhân dân
3 Một vài ví dụ có vận dụng kiến thức LLVH khi viết văn
Ví dụ 1: Cuộc đời tự nó là một nửa của trang văn, nửa kia là người nghệ sĩ
và Thạch Lam là một trong những tác gia văn học xuất sắc Tuy có chân trong
Tự Lực Văn Đoàn nhưng trái tim Thạch Lam luôn thức dậy cùng nhịp với kiếp người nghèo khổ, xác xơ, lắt lay, tù đọng Hiện thực cuộc sống ấy là mảnh đất màu mỡ để ông gieo mầm nghệ thuật và bao tác phẩm đã được hoài thai, nhen nhóm “ Hai đứa trẻ” là trang viết tài hoa tinh tế của ông
Ví dụ 2: “ Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn in đậm dấu ấn phong cách nghệ
thuật của Thạch Lam Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo, cái “ tạng” riêng, là nét riêng độc đáo của mỗi người nghệ sĩ để họ có thể tự khẳng định vị thế riêng trên văn đàn, thi đàn dân tộc và nhờ nét riêng đó mà người đọc nhận biết được tác giả này, tác giả kia Phong cách nghệ thuật thường thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Phong cách một khi đã xác định thì định hình rõ nét, rất ít biến đổi Đến với trào lưu văn học lãng mạn hiện đại, Thạch Lam cũng tự khẳng định mình bằng một phong cách riêng khó lẫn- văn nhân sáng tạo ra loại truyện không có cốt truyện đặc biệt, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, với giọng điệu nhỏ nhẹ, tâm tình, ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh, giàu sức gợi, ở đó chất hiện thực và lãng mạn đan xen Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” chính là linh hồn của phong cách ấy
Ví dụ 3: Nhân vật điển hình là con người được miêu tả trong văn học nhưng
mang được đặc tính chung tiêu biểu cho một bộ phận, một tầng lớp người hay một giai cấp trong xã hội, đồng thời, con người đó phải có cá tính riêng biệt độc đáo không giống ai và được nhà văn miêu tả một cách sinh động trên trang viết, tóm lại là “ một con người vừa lạ, vừa quen, vừa mang tính khái quát hóa, lại
Trang 8vừa mang tính cá thể hóa” “ Chí Phèo” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là một nhân vật điển hình như vậy
IV BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Dạy kiến thức LLVH theo từng chủ đề
Trước khi giúp các em HS vận dụng thành thạo kiến thức LLVH vào bài văn, theo tôi cần cung cấp kiến thức LLVH cho các em trong các tiết dạy LLVH theo phân phối chương trình của Bộ, các tiết làm văn, đọc- hiểu văn bản Để các em
có cái nhìn hệ thống về kiến thức LLVH, tôi chia thành 4 chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: “ Đề tài, chủ đề, tư tưởng trong TPVH” Đề tài này cung
cấp những kiến thức cơ bản liên quan, giúp học sinh nắm vững và phân biệt những khái niệm, đặc biệt là nội hàm của nó, để từ đó, có khả năng làm chủ tiếp cận và tiếp nhận TPVH Sau đó, có những lí giải hợp lý trong bài làm của mình khi đề bài ra về những vấn đề liên quan
Chuyên đề 2: “ Nhân vật trong tác phẩm văn học” giúp HS hiểu rõ kiểu
và loại hình nhân vật, xác định được đâu là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm, để khi làm bài, có thể nhận rõ phần nội dung trọng tâm, từ đó có
sự tập trung thích đáng, khi phân tích nhân vật tránh được sự hời hợt, qua loa, sơ sài
Chuyên đề 3: “ Ngôn từ Nghệ thuật trong TPVH” trang bị cho HS những
hiểu biết cơ bản về giá trị ngôn từ trong tác phẩm văn học, hiểu được rằng TPVH là nghệ thuật ngôn từ, từ đó chú ý đến thao tác phân tích, lí giải cái hay, cái độc đáo của ngôn từ, tìm hiểu được tầng nghĩa sâu sắc mà ngôn từ chuyển tải Khi làm bài, HS tránh được kiểu chỉ phân tích nội dung mà không chú trọng đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả trong tác phẩm, nhất là những tác phẩm trữ tình
Chuyên đề 4: “ Thể loại văn học- tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình”
giúp HS có những hiểu biết về đặc trưng của từng thể loại khác nhau, để khi làm bài văn có những xử lí thích hợp Nhất là với tác phẩm trữ tình, khi phân tích,
HS thường chỉ quan tâm bài thơ đó nói gì chứ ít quan tâm cách nói thế nào, ít khi thấy được hiện tượng độc đáo thường thấy trong thơ là “ nhãn tự”, “ thi nhãn” Nếu có kiến thức LLVH sâu, khi làm bài các em sẽ có những lí giải sâu sắc, bài làm sẽ chất lượng hơn
Bốn chuyên đề này tôi sẽ tập trung dạy vào những tiết học LLVH Ngoài ra, tôi cũng sẽ chọn những thời điểm thích hợp: tích hợp với đọc- hiểu văn bản và làm văn để lồng, xen kẽ vào bởi những tiết LLVH thường rơi vào thời điểm cuối
kì, cuối năm mà lúc đó HS sẽ tiếp thu một cách thụ động và uể oải
Trang 92 Lấy dẫn chứng tiêu biểu trong quá trình học để làm rõ vấn đề
LLVH có tính chất của một môn lí thuyết Vì vậy, để những kiến thức đó không quá xơ cứng và khô khan, khó hiểu, xa lạ với HS, để HS vận dụng một cách nhuần nhuyễn, GV cần đưa ví dụ vào trong quá trình dạy phân môn làm văn
Ví dụ 1: Kiến thức LLVH về giá trị của văn bản văn học, tôi lấy những ví
dụ để định hướng cho HS nắm bắt rõ vấn đề Theo SGK, TPVH có bốn giá trị
cơ bản: thẩm mĩ, nghệ thuật, nhận thức và giáo dục, từ đó tôi giúp các em vận dụng kiến thức LLVH để làm bài văn như sau:
- Những khía cạnh giá trị thẩm mỹ của TPVH sẽ giúp các em rất nhiều trong
việc phân tích vẻ đẹp của những áng văn, đoạn thơ Ví dụ: vẻ đẹp của khí phách, phong thái hiên ngang, bất khuất của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù”; vẻ đẹp của phong cảnh nên thơ, mơ mộng, thấm đẫm tình người trong bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”; vẻ đẹp của tâm hồn, trái tim người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng trong bài thơ “ Từ ấy”; vẻ đẹp của sự tài hoa, bất khuất
ở hình tượng người lái đò trong tùy bút “ Người lái đò Sông Đà”
- Kiến thức về giá trị nghệ thuật giúp các em định hướng phân tích đặc điểm
nghệ thuật của các tác phẩm Nếu trong đề thi bắt gặp những câu hỏi như: nêu đặc điểm nghệ thuật của các truyện ngắn: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo ; các bài thơ: Vội vàng, Đàn ghi ta của Lorca; tùy bút: Người lái đò Sông Đà; bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông? , tôi hướng dẫn các em cần định hướng khai thác nội dung, lập dàn ý cho bài viết bằng cách tập trung vào các khía cạnh biểu hiện của giá trị nghệ thuật như đã nêu trong SGK:
- Cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ
- Cách nhà văn chọn lọc các chi tiết, cách miêu tả nhân vật, tình huống, cách miêu tả tâm lí
- Cách nhà văn kết cấu, bố cục tác phẩm
- Những hiểu biết về giá trị nhận thức sẽ giúp các em rất nhiều trong việc phân
tích tâm hồn, tính cách nhân vật Giá trị nhận thức mà tác phẩm văn học mang đến cho các em chủ yếu là về ý nghĩa nhân sinh Qua những hình tượng nhân vật, các em có thể nhìn sâu vào những khía cạnh tinh tế của tâm hồn, có thể nhận thấy biến đổi của tính cách, từ đó có thể nhận thấy ý nghĩa mối liên quan giữa cá nhân với cuộc sống nhân loại Chẳng hạn, khi đứng trước các yêu cầu như:
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở
- Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Trang 10- Nhân vật bà cụ Tứ trước cảnh con trai lấy vợ.
- Nhân vật Trương Ba khao khát được sống là chính mình
thì tôi hướng dẫn HS hướng sự phân tích của mình vào tất cả những chi tiết liên quan đến tâm trạng nhân vật: từ những suy nghĩ, lời nói đến hành động nhân vật Các em cần phân tích được quá trình, diễn biến tâm lí của những nhân vật ấy
- Kiến thức về giá trị giáo dục của văn học có thể giúp HS có những định
hướng tư duy để rút ra những luận điểm sâu sắc về ý nghĩa nhân văn của tác phẩm Những nội dung này thường thích hợp trong những đoạn văn có tính chất tổng kết hoặc để ở phần kết bài
Ví dụ 2: Phần kiến thức LLVH về những biểu hiện của phong cách văn học
sẽ là cơ sở để có thể có những định hướng trong việc nêu lên những nhận xét về tác phẩm một cách chính xác và có sức thuyết phục cao Phân tích, bình luận văn học không có gì khác chính là nêu bật được những biểu hiện của phong cách văn học của mỗi tác giả Vậy thì HS chỉ cần căn cứ vào những khía cạnh biểu hiện của phong cách văn học đã nêu trong SGK , từ đó “ soi” vào tác phẩm cần phân tích Cụ thể, tôi hướng dẫn HS hãy tìm ra những giá trị độc đáo của mỗi nhà văn trong:
- Cách nhìn, giọng điệu
- Việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, tìm hình ảnh, sắp xếp sự phát triển của cốt truyện
- Việc sử dụng ngôn ngữ, thể loại
Trong việc nêu phong cách văn học của một tác giả, tôi hướng dẫn HS nên phát huy tư duy so sánh Ví dụ như: nếu gặp đề yêu cầu phân tích về cảm xúc tình yêu trong bài thơ hoặc một đoạn trích bài thơ “ Tương tư” (Nguyễn Bính), sau khi nêu được những luận điểm về cảm xúc yêu đương trong thi phẩm này, các em còn biết so sánh để làm bật lên sự khác biệt về cách thể hiện cảm xúc yêu đương của Nguyễn Bính với cách thể hiện tình yêu trong bài “ Vội vàng” (Xuân Diệu) thì chắc chắn bài viết của các em sẽ sâu sắc
3 Tích hợp linh hoạt với phân môn đọc - hiểu văn bản và làm văn
Ở môn Ngữ văn, với sự góp mặt của các phân môn: Đọc- hiểu VB, văn học
Sử, LLVH thì: Người GV cần phải biết giải quyết mối quan hệ nội tại giữa các phân môn bằng cách tích hợp Lấy VB VH làm trung tâm, điều quan trọng GV phải làm được là: Định hướng cho HS những con đường có thể tiếp cận với VB được Điều đó có nghĩa là: LLVH không thể tách rời việc cắt nghĩa VB và ngược lại Thực hiện việc tích hợp giữa LLVH và phân tích tác phẩm một mặt