Cho nên tự nócũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống.Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năngriêng c
Trang 1MỤC LỤC
1 Lời giới thiệu 1
2 Tên sáng kiến 2
3 Tác giả sáng kiến 2
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 25/12/2018 3
7 Mô tả bản chất của sáng kiến 3
7.1 Đánh giá thực trạng của đề tài trước khi áp dụng và thử nghiệm 3
7.1.1 Thực trạng của việc vận dụng PPDH tích hợp khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 3
7.1.2 Nguyên nhân 4
7.1.3 Hậu quả 5
7.2 Một sô biện pháp tích hợp kiến thức liên môn khi dạy tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 6
7.2.1 Nắm vững kiến thức lý luận về dạy học tích hợp 6
7.2.2 Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng thể loại kí hiện đại 9
7.2.3 Nắm được phong cách nghệ thuật của tác giả kí hiện đại 9
7.2.4 Tích hợp kiến thức địa lý để tạo hứng thú học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường 11
7.2.5 Tích hợp kiến thức lịch sử để tạo hứng thú học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 12
7.2.6 Tích hợp kiến thức văn hóa để tạo hứng thú học tập các tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 13
7.2.7 Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 14
7.2.8 Tích hợp kiến thức Âm nhạc nhằm tạo hứng thú học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 14
Trang 27.2.9 Tích hợp kiến thức kết hợp với môn Tin học và Công nghệ thông tin để tạo hứng thú học tập các tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường 14 7.2.10 Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn qua tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 14
8 Những thông tin cần được bảo mật 34
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 34
10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 34
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 34 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 35
11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 36
Trang 3GDCD : Giáo dục công dân
GD và ĐT : Giáo dục và Đào tạo
Trang 4BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu,phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng dạy học, cách xây dựng chương trình,cách quản lí, cho đến vai trò của người dạy, người học Trong xu thế đổi mới giáo dục,đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, bộ môn Ngữ văn cũng đã có bướcchuyển mình tích cực Đó là sự kết hợp thành tựu giữa một bộ môn nghệ thuật vớithành tựu nghiên cứu của ngành khoa học tiếng Việt, Làm văn những năm đầu thế kỉXXI trên cơ sở ứng dụng thành tựu của các ngành tâm lí học, lí luận dạy học hiện đại
và quan điểm dạy học lấy trung tâm chủ thể là người học Từ cơ sở lí luận trên, Bộ đãxây dựng một chương trình Ngữ văn tích hợp các phân môn văn học, Làm văn, TiếngViệt, Lí luận văn học với các mục tiêu hình thành nhận thức, giáo dục thẩm mĩ, rènluỵên kĩ năng và đang dần dần từng bước hướng tới tích hợp liên môn Môn Ngữ văntrước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọngcủa nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Môn Ngữ văncòn là một môn học thuộc nhóm công cụ Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn
và các môn khác Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập cácmôn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn Cho nên tự nócũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống.Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năngriêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ văn vàcác môn học khác như Lịch sử, Địa lý, GCCD…
Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vàotrong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn Nhờnhững hoạt động thiết thực, bổ ích của ngành Giáo dục nên vấn đề dạy học tích hợpliên môn không còn là một vấn đề xa lạ với đội ngũ các thầy cô giáo Tuy nhiên, từhiểu đến vận dụng và vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy là cả một vấn đề,nhất là đối với những giáo viên dạy môn Ngữ văn Khái niệm Tích hợp được hiểu là sựkết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩnăng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dungthống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong
Trang 5các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó Tích hợp là một trong những xu thếdạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáodục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây Qua việchoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy,nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối quan hệ biệnchứng giữa các kiến thức được học trong chương trình Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy họctheo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiếnthức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với cáctình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này Dạy học tíchhợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tựđọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên Do đặc thù riêngcủa môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sựtích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn Đó
có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảmđược cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực
sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị,trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập Đó cũng có thể là sự tíchhợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giảimột hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quanđiểm sống Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Ngữ Văn – Lịch sử, tích hợp NgữVăn – Địa lý, tích hợp Ngữ Văn – Âm nhạc, tích hợp Ngữ Văn – Mỹ thuật …
2 Tên sáng kiến
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM
HIỂU ĐOẠN TRÍCH AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? - HOÀNG PHỦ
NGỌC TƯỜNG (Chương trình Ngữ văn cơ bản 12 - THPT)
3 Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Trâm
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo
- Số điện thoại: 0985933765
Email: nguyenthianhtram.gvtamdao@vinhphuc.edu.vn
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Trang 6- Với mong muốn làm thay đổi không khí của một giờ đọc hiểu văn bản văn học,tạo niềm say mê hứng thú trong học sinh đối với môn Ngữ văn, tiến tới đổi mớichương trình, sách giáo khoa phổ thông, kết hợp với GDBVMT, người viết hi vọngcung cấp được cho bạn đọc những kinh nghiệm về hướng dẫn đọc hiểu thể tùy bút hiệnđại theo hướng tích hợp liên môn gắn với GDBVMT, góp phần làm phong phú hơnphương pháp giảng dạy bộ môn Đây sẽ là một tư liệu có tính chất gợi mở, giúp ngườidạy- học văn có thêm một con đường tiếp cận tác phẩm kí (tùy bút) hiện đại đầy bổích, lí thú, hứng khởi và thiết thực.
- Người viết tập trung vào đoạn trích
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Qua đó, người viết hi vọng sẽ cung cấp cho người dạy một phương hướng tiếpcận thể tùy bút hiện đại, từ đó có thể áp dụng linh hoạt trong các giờ dạy khác củachương trình
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 25/12/2018
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Đánh giá thực trạng của đề tài trước khi áp dụng và thử nghiệm
7.1.1 Thực trạng của việc vận dụng PPDH tích hợp khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
7.1.1.1 Về phía Giáo viên
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng PPDH tích hợp là một tất yếu trong dạyhọc bộ môn Ngữ văn Thế nhưng, việc vận dụng phương pháp này trong thực tế không
phải lúc nào cũng đạt hiệu quả Khi dạy đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? –
Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng PPDH tíchhợp dù đây là tác phẩm có rất nhiều kiến thức để có thể tích hợp cho bài giảng phongphú hơn Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, bàihọc trở thành đơn điệu, nhàm chán làm cho chất lượng bài dạy không đạt
Một số giáo viên đã có ý thức tích hợp kiến thức liên môn nhưng chưa đúngcách, chưa tích hợp tới nơi, thậm chí rơi vào lạm dụng kiến thức của các môn học kháckhiến giờ văn rơi vào tình trạng kể các sự kiện lịch sử hoặc nặng về kiến thức địa lý,
âm nhạc, văn hóa, mĩ thuật Khi vận dụng PPDH tích hợp, giáo viên thiếu sự chuần bị
kĩ, sử dụng tích hợp một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp không cao
Trang 7Nhiều giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tíchhợp chưa phù hợp, không có mối liên hệ gắn bó Một số giáo viên lựa chọn đơn vị kiếnthức tích hợp chưa trọng tâm.Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng PPDH tích hợp.Song, việc vận dụng này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ không phải bạđâu là sử dụng tích hợp đó Kiều vận dụng này, vô hình trung làm lệch nội dung, mụctiêu cần đạt của tiết dạy.
7.1.1.2 Về phía học sinh
Hiện tượng phổ biến của học sinh là học sinh không có hứng thú khi học đoạn
trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường Cái hay của thể loại bút
kí cho là hấp dẫn, là đẹp, đến nay lại trở nên xa lạ Nếu không có vốn tri thức nhất định
về văn hóa, địa lý, lịch sử, văn học thì không thể hiểu được Các em cảm thấy giờ họcrất đơn điệu, nhàm chán, chưa có tính liên hệ với đời sống
Rất nhiều HS lười, ngại tư duy ở môn Văn, coi môn Văn như môn học Ngữ văn
là môn học đặc thù, yêu cầu học sinh đọc - hiểu, phát huy trí tưởng tượng của các em
là điều khó khăn Khi gặp tác phẩm kí này học sinh nào cũng ngán, sợ là một thực tếđáng để chúng ta phải suy nghĩ Phải chăng cả một thời gian dài, học sinh được họcnhiều các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự, các em làm quen với cốt truyện, hệ thốngnhân vật, tình tiết, tình huống Bây giờ cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữtình, các em sẽ thấy lúng túng, mất phương hướng với những khái niệm nhân vật trữtình, cái tôi trữ tình, giọng điệu trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan Hậu quả mà thực tế
đã cho ta thấy là người dạy lẫn người học đều sợ gặp phải những tác giả, tác phẩm kínên kết quả học tập không cao là điều tất yếu
Như vậy, sau khi học xong tác phẩm số học sinh hiểu bài không nhiều, yêu thích
nó lại càng ít hơn vì các em thấy khó học, khó nhớ và chưa biết cách tiếp cận tácphẩm, chưa khám phá được cái hay, cái đẹp của nó
7.1.2 Nguyên nhân
Có mấy nguyên nhân sau đây:
- Chưa có ý thức, chưa chú trọng đến PPDH tích hợp còn mới mẻ đối với giáoviên THPT
- Kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn hạn chế: tích hợp khôngđúng trong tâm; tích hợp gò ép, gượng gạo
- Chủ quan, tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch
Trang 8- Chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để thực hiện dạy học theo PPDH tích hợp.
Điều này thể hiện rõ nét ở Bảng điểm học tập của học sinh lớp 12A2 năm học
2017-2018 khi giáo viên chưa dạy tích hợp liên môn đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Do nội dung bài khô khan, chưa có tính liên hệ với các môn học khác
- Do bối cảnh xã hội của tác phẩm và học sinh hiện nay là hoàn toàn khác nhau
HS không hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc đó
- Do chưa thấy được giá tri tư tưởng thực sự của tác phẩm
- Do học sinh chủ yếu thi đại hộc khối A, B nên không thích học văn
- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên
Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho HS không hứng thú học và kết quảkiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng dạy Nếukhông thay đổi phương pháp dạy học, HS sẽ cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, không hiểuđược giá trị và ý nghĩa to lớn của tác phẩm kí
7.2 Một sô biện pháp tích hợp kiến thức liên môn khi dạy tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trang 97.2.1 Nắm vững kiến thức lý luận về dạy học tích hợp
* Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer)
có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động
khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chứcnăng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Trong lĩnh vựckhoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ mộtquan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triểnthiếu hài hòa, cân đối Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trườngmới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung
từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tớinay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nộidung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD
an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội…xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xácđịnh nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình mônhọc ở nhiều nước trên thế giới Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở nhữngquan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH Đưa tư tưởng sư phạm tíchhợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợptrong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp
và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, cácmặt GD được thực hiện riêng rẽ Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm
Trang 10nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất vànăng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại Nhiều nước trong khu vựcChâu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quanđiểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống Trước hết phải thấyrằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức,kinh nghiệm và phương pháp Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng lànhững tình huống tích hợp Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của líluận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đangành của nhiều lĩnh vực khác nhau Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tậpthông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng trithức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻtrong cuộc sống hiện đại
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khảnăng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất.Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm nhữngquan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình DHcác môn học
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp vàkhác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn họcchính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GVtiếp nhận nhưng ở mức độ thấp Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn”hoặc tích hợp “nội môn” Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắnliền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng Những nội dung dạy HSnhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất
và hành tinh”… làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc,phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng Học theo hướng tích hợp sẽ giúp chocác em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liềnvới cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập Những thắc mắc nảy sinh từthực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em Chẳng hạn “vì sao có sấmchớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao…?.”
Trang 11* Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nộidung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao táctương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng họctập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp,tránh áp đặt một cách làm duy nhất Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải làmột giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn đểgiải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng
rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạtđộng của HS trước hết là học cách học Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợpđòi hỏi GV phải có cách dạy chú trọng phát triển ở HS cách thức lĩnh hội kiến thức vànăng lực, phải dạy cho HS cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năngcho chính mình, phải có cách dạy buộc HS phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen
tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình họctập ở nhà trường
Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹviệc cung cấp tri thức cho HS Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồidưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho
HS Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức vềphương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng Muốn vậy, chẳng những cầnkhắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắcphục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng
sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với HS, coi nhẹkiến thức, nhất là kiến thức phương pháp
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệttrong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọikhâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợptrong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của GV
và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, thamkhảo Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạtđộng học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng
Trang 12lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các emmới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.”
(Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002)./.
7.2.2 Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng thể loại kí hiện đại
Trong lịch sử Văn học Việt Nam, thể kí không vắng mặt ở bất kỳ thời kì văn họcnào và đã làm nên những gương mặt tiêu biểu , những đại diện xuất sắc cho văn họcdân tộc như: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với Thượng kinh kí sự, Phạm Đình
Hổ với Vũ trung tùy bút, Vũ Phương Đề với Công dư tiệp kí… đến sự nối tiếp đầy tựhào của những kí giả hiện đại và đương đại như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thép Mới,Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Minh Thắng …
Trong nhà trường phổ thông, thể kí có mặt rải rác trong chương trình Ngữvăn.Việc học thể kí vừa cung cấp cho học sinh hệ thống rất phong phú những tri thức
về mọi lĩnh vực của đời sống, vừa bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ, đồng thời rèn luyệnnhững kỹ năng viết cần thiết, nhất là văn biểu cảm Việc giảng dạy kí phải đảm bảocung cấp đầy đủ nhất, trong khả năng có thể, những kiến thức loại hình và kỹ năng kỹxảo cần thiết để giúp học sinh không chỉ cảm thụ được vẻ đẹp văn học của tác phẩm kí
mà còn có khả năng viết kí ở những yêu cầu tối thiểu
Tùy bút là một tiểu loại giàu tính chất trữ tình nhất của kí văn học Chất trữtình của tùy bút thể hiện ở sự xuất hiện khá cao nồng độ cảm xúc của người viết Tùybút vừa có khả năng cung cấp cho bạn đọc một lượng tri thức phong phú và sát thực vềđối tượng, vừa giúp họ khám phá được chiều sâu của hiện thực đó Người viết tùy bút
là người có vốn tri thức uyên thâm về cuộc sống và một năng lực nội cảm mạnh mẽ,một trí tuệ sắc sảo và tư duy triết luận sâu sắc
Đọc tác phẩm tùy bút, có thể dễ dàng nhận ra nghệ thuật trần thuật, vốn là đặctrưng của tự sự, rất gần với trữ tình như một áng thơ văn xuôi với những hình ảnh gợicảm, rõ nét sắc màu cảm xúc, lối ví von so sánh độc đáo thiên về phương diện tâm lý.Hình thức tự sự với những liên tưởng bất ngờ và phong phú đã làm nên tính chất trữtình và màu sắc triết lí trong sáng tác của các kí giả hiện đại
7.2.3 Nắm được phong cách nghệ thuật của tác giả kí hiện đại
Do đặc trưng của thể loại kí (tùy bút) là thể văn xuôi giàu chất trữ tình, mangnồng độ cao cảm xúc của người viết, vậy nên dấu ấn của cái tôi tác giả, của phongcách cá nhân được thể hiện rõ nét Kí (tùy bút) có thể tùy hứng trong liên tưởng tưởng
Trang 13tượng, dàn trải trong cảm xúc nhưng tất cả đề in đậm dấu ấn phong cách tác giả Vậynên nắm được phong cách tác giả chính là một chìa khóa quan trọng để mở cửa vàothế giới nghệ thuật của kí (tùy bút) hiện đại.
Đặc sắc phong cách nghệ thuật nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn tài hoa, có sở trường thể loại bút kí với mộtphong cách viết độc đáo, ông đã khẳng định mình bằng một lối đi riêng trong lòngngười đọc yêu mến kí Sinh ra và lớn lên ở Huế nên chất Huế thể hiện đậm nét trongcác sáng tác của ông, bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ NgọcTường tiêu biểu viết về Huế cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn
- Phong cách viết tài hoa, uyên bác, giàu chất trí tuệ và trữ tình Không thể kể rahết những câu, những chữ, những lóng lánh tài hoa trên những trang kí viết về sôngnước, thiên nhiên của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đọc những trang kí của ông, người đọccảm nhận về thể kí có sự đổi thay thú vị, thể loại chuyên ghi chép các sự kiện chân thựcnày qua ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thẫm đẫm suy tư đa chiều được tổng hợp
từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý…, chất trữ tình kết hợpvới trí tuệ, nghị luận sắc bén, súc tích, ngòi bút hướng nội đã giúp nhà văn có những liêntưởng rất độc đáo Trường liên tưởng rộng và khả năng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh,giàu nhạc tính… tạo nên sự cuốn hút trên mỗi trang viết đầy mê đắm của ông.Thiên vềđời sống tâm linh, về những cảm nhận trực giác nên những hình ảnh, những thủ phápnghệ thuật trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường thường thiên về chất thơ, chất họa Nhịpvăn, mạch văn trùng điệp, truyền tài được nguồn xúc cảm dạt dào của nhà văn
- Nhà văn của Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn của Huế - mảnh đất từng
là chốn kinh kỳ với sông Hương, núi Ngự hữu tình, với những đền đài, lăng tẩm thấmbao máu, nước mắt và là nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ dân tộc đã nuôi dưỡng tâm hồnngười nghệ sĩ Chất văn hóc dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thấm sâu trong tínhcách đã tạo nên ở Hoàng Phủ Ngọc Tường một khả năng văn chương đặc biệt Trongmọi không gian và thời gian, dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huếhiện ra quen thuộc mà lạ lẫm đến bất ngờ Bằng những con chữ có hồn ông đã gópphần làm nổi rõ bản sắc thiên nhiên Huế và con người Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã góp cho kí Việt một tiếng nói riêng của một nhà văn rất Huế, trầm lắng, sâu đằm
mà lúc nào cũng tha thiết
Trang 147.2.4 Tích hợp kiến thức địa lý để tạo hứng thú học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên (vẻ đẹp thủy trình - qua góc nhìn địalý) sông Hương hiện lên là kết quả của tri thức của nhà văn về lĩnh vực địa lý kết hợpvới tài khả năng quan sát sắc sảo, tinh tế của người trần thuật
+ Sông Hương đoạn thượng nguồn giữa lòng Trường Sơn, vượt qua nhiều ghềnhthác, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực
bí ẩn… Có lúc dòng sông lại trở nên dịu dàng giữa màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.Sông Hương phía đầu nguồn có sức sống mãnh liệt và hoang dại
+ Rời khỏi rừng, sông Hương chảy vào vùng đồng bằng mang vẻ đẹp dịu dàng,trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa, như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánhđồng Châu Hóa đầy hoa dại Dòng sông chuyển mình một cách liên tục, uốn mình theonhững đường cong, vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy đồi Thiên Mụ, qua điện HònChén, núi Ngọc Trản, qua Nguyệt Biều, Lương Quán… để chảy vào lòng thành phố.Dòng sông mang vẻ đẹp trầm mặc cổ kính, dịu dàng rất Huế
+ Vào thành phố, nhà văn phát hiện sông Hương thay đổi sắc thái, tâm trạng quanhững biền bãi tươi tốt vùng ngoại ô Kim Long, cồn Giã Viên, uốn một cánh cung rấtnhẹ sang đến cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói racủa tình yêu, sông Hương chảy lững lờ như điệu slow trữ tình sâu lắng Mỗi bước đi,sông Hương thay đổi dáng vẻ của bởi nó thuộc về một thành phố duy nhất”, mangtrong mình tính cách Huế, duyên dáng điểm tô cho vẻ đẹp của thành phố quê hương
*Tư liệu tích hợp liên môn
- Tích hợp kiến thức liên môn Địa lí: qua việc vận dụng kiến thức các bài như:
Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống (Địa lí 10), Bài 2: Vị trí địa lí, phạm
vi lãnh thổ (Địa lí 12), qua đó xác định được vị trí địa lí của các địa danh như Dãy
Trường Sơn, sông Hương, cánh đồng Châu Hóa, điện Hòn Chén, đồi Thiên Mụ, núiNgọc Trản, Vĩ Dạ ; thấy được thủy trình của dòng sông Hương, nhận biết địa hìnhcủa dòng sông một cách cụ thể, hiểu được vì sao dòng sông Hương lại khoác lên mìnhnhững vẻ đẹp khác nhau ở từng vị trí địa lý, vì sao sông Hương được gọi là dòng sôngthuộc về một thành phố duy nhất
Bài 6 tiết 1: Đất nước nhiều đồi núi (Địa lí 12), Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa (Địa lí 12), giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, các dòng sông chảy từ
Trang 15tây sang đông, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm, rừng giàkhiến cho nước chảy xiết dữ dội Từ đó các em hiểu vẻ đẹp của sông Hương vùngthượng nguồn “là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bíẩn” Tiếp đó, khi chảy về đồng bằng, địa hình thấp, dòng chảy sông Hương chậm hơn,
êm đềm hơn; Học sinh hiểu thêm về đặc điểm sông ngòi miền nhiệt đới ẩm gió mùa Ởnước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước lên theo mùa, các con sông thường nhiềunước, nhiều phù sa bồi đắp cho bờ bãi ven sông Sông Hương vì thế khi ra khỏi rừng
đã trở thành “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”
Cụ thể: (Phục lục 1) gồm có:
Bản đồ dòng chảy sông Hương
Thượng nguồn sông Hương
Sông Hương đoạn chảy vào đồng bằng
Sông Hương tại Ngã ba Tuần
Sông Hương từ đồi Vọng Cảnh
Đảo Cồn Hến mơ màng trong sương khói
7.2.5 Tích hợp kiến thức lịch sử để tạo hứng thú học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vẻ đẹp sông Hương ở góc nhìn lịch sử: là nhân chứng của những biến thiên lịch
sử Ngược về quá khứ, nhà văn khẳng định vai trò của dòng sông Hương trong lịch sửdân tộc Từ thời đại các vua Hùng, sông Hương là dòng sông biên thùy xa xôi Trongnhững thế kỉ trung đại, với tên gọi Linh Giang, nó đã oanh liệt bảo vệ biên giới phía TâyNam của tổ quốc Đại Việt, gắn với những chiến công rung chuyển của thời đại Cáchmạng Tháng Tám và cổ vũ nồng nhiệt cho chiến công Mậu Thân 1968 Quay về quákhứ xa xôi, ngòi bút nhà văn lấp lánh niềm tự hào về lịch sử một dòng sông, một dòngsông có tên gọi mềm mại, dịu dàng nhưng kiên cường, kiêu hãnh qua những mốc sonthăng trầm của lịch sử Sông Hương là dòng sông của thời gian, của sử thi, khi nghe lờigọi nó biết tự hiến đời mình làm nên những chiến công để rồi khi đất nước hòa bình,cuộc sống trở về bình yên, dòng sông lại trở thành người con gái đẹp của đất nước
* Tích hợp kiến thức môn Lịch sử: Qua những bài học như: Lịch sử 10: Bài
24: Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII, Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX), học sinh hiểu thêm về văn hóa và lịch sử
Trang 16dòng sông Hương với tên Linh Giang, thời kì chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía
Nam nước Đại Việt, triều Nguyễn với kinh thành Phú Xuân Lịch sử 12: Bài
16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973)…qua đó thấy được vai trò và những phẩm chất của dòng sông Hương trong lịch
sử; sông Hương đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám với những chiến công rungchuyển, Đế quốc Mĩ bắn phá ác liệt dẫn tới những đau thương mất mát mà Huế phảihứng chịu trong chiến tranh chống Mĩ và trong mùa xuân Mậu Thân 1968…;từ đó học
sinh ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước
* Tích hợp kiến thức liên môn: lịch sử Huế, kèm theo tư liệu minh họa (Phụ lục 2)
7.2.6 Tích hợp kiến thức văn hóa để tạo hứng thú học tập các tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn văn hóa: Thuộc về một thành phố từng là
chốn đế đô, thiên nhiên sơn thủy hữu tình với những con người tinh tế, sâu sắc, sôngHương tự bản thân nó đã mang những phẩm chất văn hóa độc đáo: Nền âm nhạc cổđiển với những đêm ca Huế sinh ra trên mặt nước sông Hương, dòng sông gắn vớitiếng đàn Thúy Kiều trong thơ Nguyễn Du và khúc nhạc “Tứ đại cảnh”… Sông Hươngcòn là dòng sông thi ca, nó không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng sáng tạo củangười nghệ sĩ Đã có nhiều thi nhân viết về sông Hương với những vẻ đẹp khác nhau,với Tản Đà bộc lộ cái nhìn tinh tế “Dòng sông trắng, lá cây xanh”, trong khí phách củaCao Bá Quát “Sông Hương như kiếm dựng trời xanh”
* Tư liệu tích hợp liên môn (Bài 24 Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI XVIII (Thành tựu về nghệ thuật- Lịch Sử 10) (Phụ lục 3) gồm có:
-Bảng vàng tiến sĩ niêm yết tại Phu Văn Lâu
Chùa Thiên Mụ
Ca Huế trên sông Hương
Áo dài xứ Huế
7.2.7 Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trang 17- Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân: Thông qua bài học: Giáo dục công
dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giáo dục công dân 11- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa; giáo dục lòng tự hào về những di sản
văn hóa, truyền thống hào hùng của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước,qua đó học sinh ý thức được việc giữ gìn và phát huy truyền thống, cũng như thái độtrân trọng, ý thức giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp môi trường tự nhiên, nét đẹp văn hóa của đấtnước
7.2.8 Tích hợp kiến thức Âm nhạc nhằm tạo hứng thú học tập tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc: Qua các tác phẩm âm nhạc như: bài
hát Dòng sông ai đã đặt tên (sáng tác: Trần Hữu Pháp), bài hát Một câu hò sông Hương (sáng tác: Nguyễn Hữu Ước), bài hát Đêm sông Hương (Thơ: Mai Hữu Phước,
Nhạc: Quỳnh Hợp) …góp phần tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, để họcsinh thấy được và có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ những vẻ đẹp, giátrị văn hóa, lịch sử của đất nước
7.2.9 Tích hợp kiến thức kết hợp với môn Tin học và Công nghệ thông tin để tạo hứng thú học tập các tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Tích hợp kiến thức Tin học: Học sinh làm quen với phương pháp tìm kiếm
thông tin trên mạng, khai thác thông tin và trình bày nội dung của bài học thông quavideo tư liệu
7.2.10 Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn qua tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tên dự án dạy học:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU
ĐOẠN TRÍCH AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? - HOÀNG PHỦ NGỌC
TƯỜNG (Chương trình Ngữ văn cơ bản 12 - THPT)
I Mục tiêu dạy học
1 Kiến thức
- Qua dự án, giúp học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức của đoạn trích “Ai đã đặttên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, cụ thể:
Trang 18+ Vận dụng kiến thức Văn học để tìm hiểu về vẻ đẹp của dòng sông Hương xứHuế; qua đó hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ NgọcTường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.+ Vận dụng kiến thức Lịch sử để tìm hiểu vai trò cũng như vẻ đẹp của dòng sôngHương gắn liền với từng thời kì lịch sử đấu tranh của dân tộc.
+ Vận dụng kiến thức Địa lý để xác định vị trí địa lý của Thành phố Huế, củadòng sông Hương và thủy trình của nó
+ Vận dụng kiến thức Văn hóa để tìm hiểu những nét đẹp về văn hóa, về loạihình nghệ thuật âm nhạc đặc trưng xứ Huế (nhã nhạc cung đình)
+ Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để giáo dục nếp sống văn minh, tìnhyêu quê hương, đất nước, và ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc
+ Vận dụng Công nghệ thông tin để cho học sinh xem những video, những hìnhảnh về xứ Huế, về những nét đẹp văn hóa, danh thắng và thủy trình của dòng sôngHương
+ Vận dụng kiến thức Âm nhạc để cho học sinh nghe một số bài hát, đoạn nhạc
về xứ Huế, về loại hình nghệ thuật cung đình Huế để học sinh cảm nhận được vẻ đẹpcủa dòng sông Hương nói riêng và văn hóa xứ Huế nói chung
2 Kỹ năng
Học sinh được hình thành và rèn luyện một số kỹ năng tổng hợp, cụ thể:
* Môn Văn học:
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản văn xuôi theo thể loại bút kí
- Rèn luyện năng lực phân tích và cảm thụ tác phẩm kí; biết vận dụng kiến thức
để làm bài văn nghị luận về vẻ đẹp của dòng sông Hương
Trang 19* Môn giáo dục công dân:
- Kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống
* Môn Tin học:
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng
- Kỹ năng phân tích các dữ kiện qua việc xem video tư liệu, hình ảnh minh họa
* Các môn học khác: Phân tích, tổng hợp vấn đề
3 Thái độ
Qua kiến thức Văn học, Lịch sử, Văn hóa, Âm nhạc, Giáo dục công dân sẽ tácđộng đến tư tưởng, tình cảm của học sinh; để từ đó các em cảm nhận được vẻ đẹp củadòng sông Hương nói riêng và văn hóa xứ Huế nói chung; góp phần giáo dục nếp sốngvăn minh, bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, và ý thức giữgìn những di sản văn hóa của dân tộc
4 Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực ứng dụng (sử dụng công nghệ thông tin)
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: học sinh giao tiếp với nhau để trao đổi thông tin, nộidung bài học qua hoạt động tìm hiểu bài học và hoạt động nhóm; để từ đó trau dồi khảnăng sử dụng ngôn ngữ, có thêm những hiểu biết, kiến thức nhất định về đời sống xã hội,
có thể vận dụng phù hợp vào các tình huống cụ thể để đạt được mục đích nhất định
- Năng lực tiếp nhận văn bản: thông qua dự án tích hợp, học sinh biết cách đọcsách giáo khoa và các tài liệu học tập, có khả năng suy luận để tìm tòi, phát hiện kiếnthức mới để từ đó tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học một cách đầy đủ, chính xác cả
về giá trị nội dung và nghệ thuật
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: tìm hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông”,học sinh sẽ có được những cảm nhận, rung động trước vẻ đẹp của dòng sông Hương
Trang 20nói riêng và những giá trị văn hóa của xứ Huế nói chung; từ đó hướng những suy nghĩ,hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện.
- Năng lực tạo lập văn bản: vận dụng hiệu quả những nội dung kiến thức thu thậpđược từ bài học để viết những bài văn thuyết minh, nghị luận về vẻ đẹp của dòng sôngHương, của những danh lam thắng cảnh xứ Huế và những di sản văn hóa của dân tộc
TRỌNG TÂM Tiết 1: Thủy trình sông Hương, kiến thức liên môn Địa lý, Giáo dục công dân, văn hóa, giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch
Tiết 2: Sông Hương trong lịch sử và thi ca, kiến thức liên môn Lịch sử, văn hóa
II Chuẩn bị
1 Phương tiện
- Giáo viên: ảnh chân dung Hoàng Phủ Ngọc Tường, cảnh đẹp xứ Huế, cảnh đẹp
xứ Huế, sông Hương, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế giáo ánđiện tử với những hình ảnh, âm thanh, đồ dùng trực quan, clip hỗ trợ bài giảng, máy
chiếu, Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp, Bảng giao nhiệm vụ
học tập cho học sinh ở nhà
- Trò: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài , Các sản
phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước) , Đồ dùng họctập
2 Phương pháp
- Thảo luận nhóm, phân tích, trao đổi về thủy trình sông Hương
- Phân tích, bình giảng, so sánh đối chiếu, tích hợp liên môn với địa lý, lịch sử,văn hóa, GCCD, giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Tổ chức dạy và học bài mới:
TIẾT 1
1 KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và phát sinh tình huống học tập
- Nhiệm vụ: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- Phương thức: hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi