1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) vận dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực tự học, tự chủ cho học sinh trường THPT ngọc lặc trong dạy học văn bản kí ai đã đặt tên cho dòng sông hoàng phủ ngọc tường

60 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ CHỦ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN KÍ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Người thực hiện: Lê Thị Yến Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2022 1 MỤC LỤC 1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 1 3 Đối tượng nghiên cứu .2 1 4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1 Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7 2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .9 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18 3 Kết luận, kiến nghị .19 3.1 Kết luận 19 3.2 Kiến nghị 20 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt GV HS NL THPT SKKN DHDA HPNT PPDH Viết đầy đủ Giáo viên Học sinh Năng lực Trung học phổ thông Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án Hoàng Phủ Ngọc Tường Phương pháp dạy học 3 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Trong Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tức cực, chủ động của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều Tập trung dạy cách học khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học đổi mới tri thức, phát triển kĩ năng, năng lực ” Nghĩa là chuyển từ nền giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn sang nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực (NL) hành động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ HS vận dụng được cái gì, phát triển được NL gì qua việc học Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang được các nhà trường đẩy mạnh, nhiều PPDH hiện đại được vận dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Trường THPT Ngọc Lặc đã và đang thuộc xu hướng đó Nhà trường chủ trương, tạo điều kiện, khuyến khích, động viện cho cán bộ giáo viên không ngừng đẩy mạnh và vận dụng các PPDH đổi mới: PPDH dự án; PPDH hợp tác; PPDH khám phá; PPDH giải quyết vấn đề; phương pháp đàm thoại gợi mở; phương pháp đóng vai; phương pháp dạy học theo mẫu Tất cả những PPDH đổi mới đó đang dần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp các em hứng thú hơn với việc học đồng thời từng bước nâng cao được chất lượng giáo dục Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 Người trí thức yêu nước đất Quảng ấy có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, địa lí Những trang bút kí của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình; giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều trong lối hành văn hướng nội, xúc tích, mê đắm và tài hoa Minh chứng thuyết phục nhất cho phong cách nghệ thuật của HPNT chính là áng bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 197 – 203) Trong áng bút kí ấy, hình tượng nghệ thuật hấp dẫn độc giả chính là hình tượng con sông mang vẻ đẹp hồn cốt xứ Huế - sông Hương Nhưng trong thực tế dạy học bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - HPNT, việc định hướng để HS khám phá, lĩnh hội được sâu nhất những đơn vị kiến thức của văn bản là việc làm vô cùng khó Nếu sử dụng những PPDH truyền thống, bản thân tôi nhận thấy còn tồn tại khá nhiều hạn chế 1 Theo đó, trong quá trình học tập, HS cũng chưa thật sự được đóng vai trò là người tự học, tự chủ trong quá trình tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội kiến thức Nhận thức được bản chất và sự cần thiết của việc đổi mới PPDH đặc biệt chọn lựa PPDH phù hợp với văn bản, với đặc thù HS trường miền núi, bản thân là giáo viên có thâm niên 20 năm trong ghề, tôi mạnh dạn, chủ động đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục tại Trường THPT Ngọc Lặc nói riêng và quan trọng hơn là dạy để HS thực sự được là người tự học, tự chủ, được phát huy năng lực trong quá trình học tập Vì những lẽ trên mà tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực tự học, tự chủ cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc trong dạy học văn bản kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường – Chương trình Ngữ văn 12) 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích tôi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực tự học, tự chủ cho học sinh trong dạy học bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- HPNT tại Trường THPT Ngọc Lặc trước là để học sinh Trường THPT Ngọc Lặc được tiếp cận với PPDH hiện đại phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được Bộ GD&ĐT ban hành, các em được học trong tâm thế tự chủ, tự học, phát triển được những NL cần thiết Sau là nâng cao chất lượng bài dạy đi đến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và cũng mong muốn tìm ra PPDH hiệu quả, kinh nghiệm bổ ích để có thể chia sẻ cùng đồng nghiệp 1.3 Đối tượng nghiên cứu Vận dụng PPDH theo dự án nhằm phát huy năng lực tự học, tự chủ cho HS trong dạy học bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường – Chương trình Ngữ văn 12) cho HS lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc 1.4 Phương pháp nghiên cứu Chọn đề tài nghiên cứu này, trước hết tôi dựa trên sự định hướng của Sở GD - ĐT Thanh Hóa; của Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Lặc, qua trao đổi với đồng môn, đồng nghiệp đặc biệt là kinh nghiệm của bản thân Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi chọn và kết hợp những phương pháp cơ bản sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin ; phương pháp phân tích, thống kê, đối chứng các số liệu; phương pháp thuyết trình và phương pháp thực nghiệm 2 2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Để có cơ sở lí luận vững chắc cho đề tài nghiên cứu, tôi nghiên cứu PPDH dự án về các mặt: đặc điểm của dạy học dự án; cách thức tiến hành; Dạy học dự án trong môn Ngữ văn ở trường THPT Đồng thời, tôi tìm hiểu, nghiên cứu quan niệm về NL tự học, tự chủ về các mặt: biểu hiện của NL tự chủ và tự học trong môn Ngữ văn trường THPT; Sự cần thiết của việc rèn luyện năng lực tự chủ, tự học trong dạy đọc hiểu môn Ngữ văn của HS THPT 2.1.1 Dạy học theo dự án a Khái niệm Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập nghiên cứu, giải quyết vấn đề, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, cho đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá và trình bày kết quả Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA Trong tài liệu tập huấn module 2 chương trình GDPT 2018 cũng cho rằng “Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày” b Đặc điểm của dạy học dự án Chủ đề dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn môn học, thực tiễn đời sống vì vậy DHDA mang định hướng thực tiễn cao Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những nội dung phù hợp với NL của người học Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội sẽ mang lại những tác động xã hội tích cực Trong DHDA, HS cần chủ động, tích cực, tham gia vào các giai đoạn của quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của GV Do vậy DHDA phát huy tính tự lực của người học Trong DHDA người học được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập Trong quá trình thực hiện dự án sẽ làm tăng hứng thú của người học Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp Vì thế, DHDA sẽ mang tính tích hợp, liên môn 3 Dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, vì thế cần có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm một cách cụ thể DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành Các thành viên trong nhóm khi tham gia dự án phải chủ động, tích cực thực hiện dự án, có định hướng hành động cụ thể, thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cùng năng lực thực hành, vận dụng vào thực tiễn Các sản phẩm được tạo gồm cả lí thuyết kết hợp thực tiễn, thực hành Sản phẩm có thể sử dụng, công bố, giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau với các quy mô khác nhau, nên DHDA luôn có tính định hướng sản phẩm c Cách tiến hành DHDA cần được tiến hành theo ba giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án + Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng kiến của GV, HS hoặc của nhóm HS HS là người quyết định lựa chọn đề tài, đảm bảo nội dung với mục đích học tập và điều kiện thực tế + Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và những yếu tố khác liên quan đến dự án + Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án, HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, công việc, phương pháp và thể hiện tính tự lực, tính cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án - Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Dưới sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao với các hoạt động: đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm GV cũng cần tạo điều kiện cho việc làm chủ hoạt động học tập của HS và nhóm HS, quan tâm đến phương pháp học của HS… và khuyến khích HS tạo ra một sản phẩm cụ thể, có chất lượng Để việc thực hiện dự án có hiệu quả, mỗi nhóm cần xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho từng công việc, tinh thần làm việc nhóm, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng suy nghĩ độc lập, cách giải quyết vấn đề theo sự sáng tạo riêng - Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án HS công bố sản phẩm trước lớp GV và HS tiến hành đánh giá theo ba bước 4 + Bước 1 Thu thập kết quả Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài viết nghiên cứu, báo cáo, hay tờ rơi, báo tường, tập tranh ảnh, clip,… và trình bày trên phần mềm powerpoint, hay dạng văn bản viết, hoặc là các ấn phẩm, phim, ảnh) + Bước 2 Công bố sản phẩm Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS trong đơn vị lớp, cũng có thể được giới thiệu trong toàn trường) + Bước 3 Đánh giá dự án Đây là giai đoạn kết thúc dự án, HS tự nhận xét quá trình thực hiện dự án và tự đánh giá sản phẩm nhóm mình và đánh giá nhóm khác GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo Nói cách khác, ngoài GV kiểm tra, đánh giá thì bản thân HS, cũng như những người tham dự đều tham gia đánh giá Từ đó, giúp cho mỗi HS tự nhận thấy được mặt ưu và mặt khuyết của mình để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện đề án tiếp theo d Dạy học dự án trong môn Ngữ văn ở trường THPT DHDA là một phương pháp hoặc hình thức dạy học, trong đó GV hướng dẫn HS giải quyết một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được Trong môn Ngữ văn, việc sử dụng DHDA góp phần phát triển cho người học những phẩm chất và NL chủ yếu: Phẩm chất: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ…; các NL chung: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác… và các NL đặc thù : NL ngôn ngữ, NL văn học … thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe Với việc thực hiện các sản phẩm học tập bằng các hoạt động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe, HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học Do đặc thù môn Ngữ văn, để sử dụng phương pháp DHDA, GV phải tìm ra được mối liên hệ giữa những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống với nội dung bài học, từ đó xây dựng những chủ đề học tập theo dự án một cách phù hợp Hoặc có thể tích hợp với những môn học khác tạo thành những dự án học tập mà ở đó, những nội dung dạy học của môn Ngữ văn cũng chủ yếu được thiết kế theo định hướng hình thành, phát triển NL, phẩm chất cho HS với những biểu hiện cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe 5 2.1.2 Quan niệm về năng lực tự học, tự chủ a Một số khái niệm Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1]: “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, Thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” Trong cuốn “Học và dạy cách học” (2002) Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về NL tự học như sau: “NL tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 cũng bàn khá sâu về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp… Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học” NL tự chủ là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được học trong việc tổ chức, thực hiện một công việc Như vậy, NL tự chủ và tự học là tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại b Biểu hiện của Năng lực tự chủ và tự học trong môn Ngữ văn trường THPT Theo tài liệu [1], cấu trúc NL tự chủ của HS trong dạy học Ngữ văn gồm các NL thành phần: “Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Tự định hướng; Tự học, tự hoàn thiện” Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã nêu ra biểu hiện của NL tự chủ và tự học được thể hiện dưới bảng sau: (Phụ lục 1) Như vậy, từ những quan điểm về tự học nêu trên, tôi xác định được tự chủ, tự học luôn gắn liền với hoạt động tích cực, chủ động của HS, các em phải “tự mình” phát hiện kiến thức, “tự mình” nắm bắt kiến thức và “tự mình” vận dụng kiến thức Điều đó không chỉ có giá trị đối với bản thân các em mà còn giá trị đối với xã hội Ngoài ra, NL tự chủ, tự học đối với HS THPT còn tạo ra sự 6 biến đổi về mặt nhận thức, đem lại một ý nghĩa lớn hơn là hình thành thói quen tự học với những suy nghĩ tìm tòi để đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề c Sự cần thiết của việc rèn luyện năng lực tự chủ, tự học trong dạy đọc hiểu môn Ngữ văn của HS THPT Sự bùng nổ của tri thức, sự phát triển của thời đại đã đặt ra một yêu cầu hết sức cấp bách cho nền giáo dục nước nhà: hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học, trong đó chú trọng phát triển NL tự học của HS Bộ môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài quy luật đó Thực tế dạy Đọc hiểu trong môn Ngữ văn là nội dung rất quan trọng để giúp HS phát triển các kỹ năng tự chiếm lĩnh, khám phá tri thức của tác phẩm Điều này đòi hỏi GV cần phải thay đổi PPDH tốt nhất để kích thích khả năng ham học hỏi, say mê nghiên cứu, hình thành ở HS những kỹ năng tự học nhằm rút ngắn thời gian học tập trên lớp mà vẫn đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và thời đại Kiến thức trong mỗi tác phẩm văn học vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể Để HS cảm nhận tác phẩm bằng chính NL của mình, việc nâng cao NL tự học cho HS là một sự lựa chọn tối ưu nhất trong hành trình nâng cao hiệu quả dạy học mà người GV đang kiếm tìm Những nội dung kiến thức trong mỗi tác phẩm là yếu tố thuận lợi cho việc rèn luyện NL cho HS THPT, đặc biệt là NL tự học Dưới sự dẫn dắt của GV, HS sẽ được rèn luyện và phát huy những kỹ năng quan trọng như tự đọc sách, tài liệu, tự phát hiện luận điểm, tự lập dàn ý, tự tìm dữ liệu cho một nhận định Từ đó, hình thành cho các em một tư duy logic, khoa học, một khả năng tự học, tự nghiên cứu bài học, một NL độc lập suy nghĩ Từ những cơ sở lí luận nêu trên cho thấy, HS THPT nói chung và HS Trường THPT Ngọc Lặc nói riêng đều rất cần thiết được tiếp cận PPDH hiện đại; được rèn luyện và phát huy NL tự chủ, tự học Việc vận dụng PPDH dự án trong dạy học bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” – HPNT là hoàn toàn phù hợp và có thể thực hiện Những cơ sở lí luận vững chắc đó giúp tôi vững tin, bắt tay vào nghiên cứu đề tài, vận dụng đề tài của mình 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Do đặc thù của trường miền núi, HS Trường THPT Ngọc Lặc gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác, lĩnh hội kiến thức các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng Nhìn chung trong quá trình học tập, các em chưa thực sự phát huy được NL tự chủ, tự học cùng nhiều NL khác: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giáo tiếp và hợp tác, NL ngôn ngữ, năng lực văn học Các em còn 7 IV TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 1 Ổn định lớp 2 Bài học Hoạt động của GV Hoạt động 1: GV phân nhóm GV chia lớp thành 5 nhóm phù hợp để thực hiện dự án Hoạt động 2: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc phù hợp Các nhóm dưới dự hướng dẫn và hỗ trợ của GV sẽ cùng thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của các Hoạt động của HS I PHÂN NHÓM 1 Nhóm 1 Tên trưởng nhóm: …… Thư kí: ……… Thành viên: ……… ………… 2 Nhóm 2 Tên trưởng nhóm: …… Thư kí: ……… Thành viên: ……… ………… 3 Nhóm 3 Tên trưởng nhóm: …… Thư kí: ……… Thành viên: ……… ………… 4 Nhóm 4 Tên trưởng nhóm: …… Thư kí: ……… Thành viên: ……… ………… 4 Nhóm 5 Tên trưởng nhóm: …… Thư kí: ……… Thành viên: ……… ………… II LẬP KẾ HOẠCH BẢNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC CỦA NHÓM… Công việc Thứ 2,3,4 Thứ 5,6, 43 tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu Hoạt động 3: GV hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch chung của từng nhóm và công việc của các thành viên trong nhóm Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm kế hoạch thực hiện tiến độ công việc Các nhóm dựa vào kế hoạch để thực hiện cho đúng tiến độ công việc của nhóm và có sản phẩm hoàn chỉnh trình bày trước lớp 7 Thu thập thông X tin Tổng hợp và X xử lý thông tin Viết báo cáo X Trình bày sản X phẩm BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRONG NHÓM… Nhóm trưởng:… Thư kí:… Thành viên: Phụ trách Thành viên Ghi Công việc chú Thu thập thông tin Tổng hợp và xử lý số liệu Viết báo cáo Trình bày sản phẩm BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC Thời gian Tuần 1 Thứ Thứ 2,3,4 5,6,7 Công việc Tìm kiếm, thu X thập thông tin Tổng hợp kết quả X thu thập Phân tích, xử lý X thông tin Viết báo cáo Thảo luận hoàn thiện, chỉnh sửa X X 44 Trình phẩm Hoạt động 5: GV hướng dẫn nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện Bước 1: Hướng dẫn công việc nhóm 1 -Tái hiện khái quát kiến thức về tác giả, tác phẩm -Bài ký ra đời trong hoàn cảnh nào? - Nhan đề được tác giả lí giải như thế nào? Bước 2: Hướng dẫn công việc của nhóm 2 Tích hợp kiến thức địa lí: GV cho HS xem vi deo thủy trình sông Hương + GV đặt câu hỏi – nhìn vào bản đồ giới thiệu dòng chảy sông Hương? Nội dung 1: Sông Hương ở thượng nguồn Câu 1: Sông Hương ở thượng nguồn được miêu tả như thế nào? Những hình ảnh,chi tiết, thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Câu 2: Khi ra khỏi rừng già sông Hương có vẻ đẹp ntn? Nội dung 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế Câu 1: Vẻ đẹp của sông Hương khi về đồng bằng, ngoại vi thành phố hiện lên như thế nào? bày sản X III NHIỆM VỤ TỪNG NHÓM 1 Nhóm 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu ý nghĩa nhan đề bài kí 1.Tác giả * Cuộc đời *Sự nghiệp 2 Văn bản a Hoàn cảnh sáng tác b Nhan đề 2 Nhóm 2: Tìm hiểu thủy trình của Sông Hương Trong nội dung này, GV chia ra 4 nhóm nhỏ, tương ứng với 4 nội dung như sau; 45 Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật? Nội dung 3: Sông Hương giữa lòng thành phố Huế Câu 1: Bằng kiến thức địa lí xác định dòng chảy của sông Hương khi vào thành phố? Câu 2: Miêu tả cây cầu giống như tiếng Vâng!… khiến em liên tưởng tới điều gì? Câu 3: Hình ảnh chiếc cầu liên tưởng đến câu thơ nào? Câu 4: Dòng chảy slow khiến cho e suy nghĩ gì? Nội dung 4: Sông Hương khi ra khỏi thành phố Huế Câu 1: Đọc đoạn văn “Rời khỏi thành phố…xứ sở” Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp gì của sông Hương? Câu 2: Cách so sánh gợi phẩm chất gì của sông Hương? 3.Nhóm 3: Sông Hương với lịch sử dân tộc Bước 3: GV hướng dẫn công việc của nhóm 3: (Tích hợp kiến thức lịch sử) Câu 1: Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương với lịch sử dân tộc? 4 Nhóm 4: Sông Hương dưới góc nhìn Câu 2: Nhận xét về sông Hương với Văn hóa lịch sử? Bước 4: Hướng dẫn công việc của nhóm 4 Tích hợp kiến thức âm nhạc, thi ca Với nội dung này, GV chia nhóm 4 ra thành 2 nhóm nhỏ với 2 nội dung: Nội dung 1: Sông Hương – dòng sông 46 thi ca Câu 1: Sông Hương được gợi ra trong những tác phẩm nào? Của ai? Được miêu tả như thế nào? 5 Nhóm 5: Vẻ đẹp sông Hương giữa đời Nội dung 2: Sông Hương – dòng sông thường và nhận xét về phong cách viết kí của âm nhạc của Hoàng Phủ Ngọc Tường Câu 1: Tác giả đã giới thiệu sông Hương với âm nhạc như thế nào? Bước 5: Hướng dẫn công việc của nhóm 5 Câu 1: Trở về với đời thực sông Hương có vẻ đẹp như thế nào? Câu 2: Cái “tôi: của tác giả được thể hiện ntn? 3 Củng cố GV củng cố lại nội dung, nhiệm vụ công việc của từng nhóm GV nhắc lại công việc, nhiệm vụ của từng nhóm cho học sinh hiểu rõ 4 Dặn dò: - Các nhóm về nhà cùng làm việc, thực hiện theo kế hoạch đã lập và nhiệm vụ được giao - Cùng thảo luận, phân công công việc cụ thể, nghiêm túc THỰC HIỆN DỰ ÁN Thời gian: 1 tuần Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Theo dõi HS thực hiện, hướng dẫn HS, - Các nhóm xây dựng kế hoạch, phân kịp thời tháo gỡ những vướng mắc công công việc và chia nhau làm việc trong 1 tuần - GV cung cấp cho HS tài liệu, địa chỉ - Tuần cuối tổng hợp kiến thức, xử lý Web nếu học sinh yêu cầu hỗ trợ thông tin thu thập được và viết báo - Kiểm tra tiến độ công việc thực hiện cáo của các nhóm thông qua bảng kế hoạch - Trao đổi với GV về những khó khăn thực hiện công việc các nhóm đã lập và trong quá trình thực hiện qua điện gửi lại thoại, email hoặc trực tiếp gặp gỡ trao 47 đổi - Cùng nhau sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm Tiết 39,40 PPCT GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TRƯỚC LỚP Ngày soạn : 6/12/2021 Ngày giảng: 10/12/2021 I MỤC TIÊU 1 Kiến thức - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là vẻ đẹp của sông Hương; đồng thời thấy được những nét duyên dáng riêng của con người vùng đất cố đô - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí và phong cách nghệ thuật của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường 2 Kỹ năng - Học sinh có thể trình bày sản phẩm của nhóm mình đã thực hiện trong 1 tuần ở nhà trước lớp dưới dạng PowerPoint - Rèn kỹ năng tích cực, tự tin của học sinh khi trình bày - Đánh giá được quá trình làm việc nhóm của học sinh trong thời gian ở nhà 3 Thái độ - Học sinh tự tin, chủ động trình bày sản phẩm của mình - Phát triển được các phẩm chất: chăm chỉ trách nhiệm, trung thực - Nâng cao trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân với việc giữ gìn văn hóa dân tộc 4 Năng lực: Năng lực chính là Tự chủ, tự học Ngoài ra còn hình thành các năng lực sau: -Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác -Năng lực thuyết trình - Năng lực thu thập xử lí thông tin - Năng lực nhận biết, cảm thụ thẩm mỹ, phân tích… II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1 Giáo viên: 48 - Thiết bị: Giáo án,SGK,SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12, bảng, máy vi tính, máy chiếu, máy quay, chụp hình… - Học liệu: kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn internet, tư liệu từ đồng nghiệp… Hình ảnh, vi deo; Bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên” (Trần Hữu Pháp) - Ứng dụng công nghệ thông tin + Bài giảng bằng Powerpoin + Tìn kiếm tài liệu liên quan đến bài học trên Internet - Giao nhiệm vụ cho các nhóm (đã thực hiện tiết 2) 2 Học sinh: - Đọc bài và soạn bài - Vở ghi, SGK, kiến thức liên môn - Tìm hiểu về kiến thức địa lí, lịch sử, thơ ca, âm nhạc về sông Hương III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn đinh lớp 2 Bài học Hoạt động của GV Hoạt động 1: Tổ chức cho các nhóm báo cáo, thời gian mỗi nhóm khoảng 7 - 10 phút Hoạt động 2: GV hướng dẫn các nhóm đưa ra câu hỏi phát vấn và GV đặt ra câu hỏi phát vấn cho các nhóm vừa trình bày Gv có thể đưa ra một số câu hỏi phát vấn như: Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời, nhan đề bài Kí Câu 1: Nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm? Câu 2: Bài ký ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 3: Nhan đề được tác giả lí giải như thế nào? Hoạt động của HS - Mỗi nhóm có tất cả khoảng 7 - 10 phút trình bày về sản phẩm của nhóm mình đã thực hiện trong 1 tuần ở nhà - Trả lời câu hỏi, phát vấn của nhóm khác hoặc của GV dành cho nhóm mình - Lắng nghe các nhóm khác trình bày báo cáo và đưa ra các câu hỏi, đánh giá cho nhóm bạn - Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm - Học sinh đánh giá quá trình thực hiện dự án của các thành viên trong nhóm mình theo phiếu đã cho - HS ghi chép nội dung bài học sau khi GV đã chuẩn xác lại kiến thức bài học SẢN PHẨM THU ĐƯỢC SAU 49 Hoạt động 3: GV nhận xét tinh thần hắng hái của các nhóm Đánh giá các nhóm vào phiếu Hoạt động 4: GV củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm Gv tóm tắt nội dung bài học, nêu kết luận, chuẩn kiến thức của các nhóm DỰ ÁN Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời, nhan đề bài Kí I.GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả * Cuộc đời - Sinh năm 1937, tại Huế Quê ở Quảng Trị - Là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực *Sự nghiệp - Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông (1981)… - Đặc điểm sáng tác: + Là nhà văn chuyên viết bút ký + Sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và tính trữ tình; giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều + Lối hành văn hướng nội, xúc tích, mê đắm và tài hoa - Năm 2007, được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2 Văn bản a Hoàn cảnh sáng tác Là một trong những bài bút kí đặc sắc, viết ngày 4-1-1981 tại Huế, in trong tập sách cùng tên xuất bản năm 1986 b Nhan đề - Nhấn mạnh vẻ đẹp hư ảo đến ngỡ ngàng của dòng sông 50 - Lí giải nguồn gốc tên của dòng sông – Sông Hương - Khát vọng của con người: muốn đem cái đẹp và hương thơm để xây đắp văn hóa, lịch sử cho Huế - Gợi lòng biết ơn với những con người đã có công khai thác miền đất ấy c Bố cục - Phần 1: Sông Hương với vẻ đẹp thiên nhiên - Phần 2: Sông Hương với lịch sử, đời sống và văn hóa Nhóm 2: Tìm hiểu thủy trình của Sông Hường Trong nội dung này, GV chia ra 4 nhóm nhỏ, tương ứng với 4 nội dung như sau; Nội dung 1: Sông Hương ở thượng nguồn Câu 1: Sông Hương ở thượng nguồn được miêu tả như thế nào? Những hình ảnh,chi tiết, thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Câu 2: Khi ra khỏi rừng già sông Hương có vẻ đẹp ntn? Nội dung 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế Câu 1: Vẻ đẹp của sông Hương khi về đồng bằng, ngoại vi thành phố hiện lên như thế nào? Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật? Nội dung 3: Sông Hương giữa lòng thành phố Huế II ĐỌC HIỂU 1 Vẻ đẹp thiên nhiên * Sông Hương ở thượng nguồn -“một bản trường ca của rừng già ” -Sông Hương là “cô gái Di – gan” - Sông Hương – “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở” =>Hình ảnh nhân hoá độc đáo-> Sông Hương với vẻ đẹp của sự trưởng thành, mang cốt cách văn hóa TIỂU KẾT - Ngòi bút tài hoa, mê đắm, so sánh lạ, nhân hóa độc đáo, từ ngữ gợi cảm, cảm xúc mãnh liệt - Sông Hương nơi thượng nguồn vừa mang sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn vừa dịu dàng, trí tuệ vừa trong sáng, thẳm sâu vừa dào dạt khát vọng tự do * Sông Hương qua đồng bằng và ngoại vi thành phố 51 Câu 1: Bằng kiến thức địa lí xác định dòng chảy của sông Hương khi vào thành phố? Câu 2: Miêu tả cây cầu giống như tiếng Vâng!… khiến em liên tưởng tới điều gì? Câu 3: Hình ảnh chiếc cầu liên tưởng đến câu thơ nào? Câu 4: Dòng chảy slow khiến cho e suy nghĩ gì? Nội dung 4: Sông Hương khi ra khỏi thành phố Huế Câu 1: Đọc đoạn văn “Rời khỏi thành phố…xứ sở” Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp gì của sông Hương? Câu 2: Cách so sánh gợi phẩm chất gì của sông Hương? - So sánh, nhân hóa độc đáo, liên tưởng thú vị -> Sông Hương được cảm nhận từ góc độ tình yêu - Hành trình đến Huế + Ở cửa rừng Sông Hương “chuyển dòng liên tục” /“vòng giữa khúc quanh đột ngột / “uốn mình theo những đường cong thật mềm” / “đột ngột vẽ một hình cung thật tròn”/ “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ” / “vượt qua một lòng vực sâu” =>Hành trình gian truân của Sông Hương Người con gái táo bạo, chủ động nhưng e lệ, rụt rè + Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”/ “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”/ “trôi đi giữa những dãy đồi sừng sững như thành quách”/ Sông Hương “mềm như tấm lụa”/ Sông Hương lặng lẽ chảy qua: rừng thông u tịch, lăng tẩm đền đài vua chúa triều Nguyễn -> Vẻ đẹp mềm mại, “trầm mặc”, “như triết lí”, “như cổ thi” => Đó là cuộc tìm kiếm có ý thức, đam mê như người con gái đi tìm tình yêu - Sắc màu nước: Sắc màu biến ảo =>Sông Hương mang lại cho Huế vẻ đẹp độc đáo trữ tình - Khung cảnh đôi bờ: trầm mặc cổ xưa 52 TIỂU KẾT - Quan sát tinh tế, kiến thức sâu rộng, kết hợp tả - kể, hành văn lịch lãm, tài hoa - Sông Hương mềm mại, hữu tình, êm ả, trầm mặc, hài hòa với cảnh quan Huế * Sông Hương giữa lòng thành phố Huế -Vui tươi hẳn lên…kéo một nét thẳng thực yên tâm…nhìn thấy cây cầu trắng in trên nền trời nhỏ nhắn như ngững vành trăng non…uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến…dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói của tình yêu - So sánh với sông Xen và sông Đanuýp + Sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất + Sông Hương mang đến cho Huế vẻ đẹp cổ xưa dân dã - Sông Hương đẹp và quyến rũ + Trôi đi thực chậm cơ hồ chỉ là mặt hồ yên tĩnh + Sông Hương lặng lờ / Là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế / Ngập ngừng như muốn đi muốn ở / Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya / dáng bồng bềnh của những ánh hoa đăng 53 =>Sông Hương trong lòng thành phố như một người tình dịu dàng, đắm say, tình tứ và thuỷ chung với vẻ đẹp lững lờ, êm đềm và trầm lắng, nó bình thản, chậm rãi như tâm tình người Huế Tiểu kết: Miêu tả ấn tượng, cảm nhận tinh tế, liên tưởng bất ngờ, lí thú Sông Hương là công trình nghệ thuật tuyệt vời Ngòi bút tài hoa, lịch lãm của HPNT Vẻ đẹp Sông Hương là niềm tự hào của thiên nhiên và vẻ đẹp con người đất Việt - Nghệ thuật: + So sánh: Cây cầu nhỏ nhắn…; Dòng sông như tiếng vâng; dòng chảy điệu slow… + Cảm nhận dưới nhiều góc độ: hội họa, âm nhạc * Sông Hương khi rời khỏi thành phố Huế -“…như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói nó đột ngột đổi dòng - “Rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối - giống như nàng Kiều trong đêm tự tình , đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trươc khi về biển cả: + là nỗi vấn vương + cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu - Lời thề chung tình => Là cuộc chia tay với người tình trong lưu luyến tiễn đưa, trong lời 54 Nhóm 3: Sông Hương với lịch sử dân tộc Câu 1: Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương với lịch sử dân tộc? Câu 2: Nhận xét về sông Hương với lịch sử? Nhóm 4: Sông Hương dưới góc nhìn Văn hóa Với nội dung này, GV chia nhóm 4 ra thành 2 nhóm nhỏ với 2 nội dung: Nội dung 1: Sông Hương – dòng sông thi ca Câu 1: Sông Hương được gợi ra trong những tác phẩm nào? Của ai? Được miêu tả như thế nào? Nội dung 2: Sông Hương – dòng sông của âm nhạc thề chung thuỷ vang vọng thành giọng hò dân gian 2 Vẻ đẹp Sông Hương từ góc nhìn văn hóa a Vẻ đẹp lịch sử - Thời Vua Hùng: sông Hương là dòng sông biên thùy xa xôi - Thời phong kiến: + Trong dư địa chí của Nguyễn Trãi, nó mang tên Linh giang + Thế kỉ XVIII nó vẻ vang soi bóng kinh thành phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ + Thế kỉ XIX nó sống hết lịch sử bi tráng với máu của các cuộc khởi nghĩa - CMT8/1945: nó chứng kiến thời đại mới với những chiến công rung chuyển - Kháng chiến chống Mĩ sông Hương oằn mình dưới sự tàn phá trong mùa xuân lịch sử 1968 => Sông Hương là bản hùng ca, là dòng sông sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc b.Sông Hương – dòng sông của thi ca - Sông Hương là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca: + Thay màu bất ngờ trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà + Hùng tráng trong thơ Cao Bá Quát + Nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ của BHTQ 55 Câu 1: Tác giả đã giới thiệu sông Hương + Sức mạnh phục sinh tâm hồn trong với âm nhạc như thế nào? thơ Tố Hữu => Dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các thi nhân c Sông Hương – dòng sông âm nhạc: - Sông Hương – “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” - Toàn bộ nền cổ nhạc Huế sinh thành trên mặt nước dòng sông này - Con sông gợi cảm hứng cho Nguyễn Du viết nên khúc nhạc của nàng Kiều - Khúc nhạc “Tứ đại cảnh” vua Tự Đức =>Sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” Nhóm 5: Vẻ đẹp sông Hương giữa đời d Vẻ đẹp đời thường thường và nhận xét về phong cách viết kí - Vẻ đẹp bình dị mà khác thường: của Hoàng Phủ Ngọc Tường thích ứng với hoàn cảnh; Câu 1: Trở về với đời thực sông Hương + Lịch sử: hùng tráng có vẻ đẹp như thế nào? + Đời thường: bình dị Câu 2: Cái “tôi: của tác giả được thể hiện - Trong đời thường “khi nghe lời như thế nào? gọi, nó tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường làm một người con gái dịu dàng của đất nước” 2 Cái “tôi” tài hoa - Một cái “tôi” mê đắm và tài hoa - Một cái “tôi” uyên bác, giàu tri thức về nhiều phương diện: địa lí, lịch sử và văn hóa Huế - Một cái “tôi” yêu quê hương đất nước tha thiết 56 Trên cơ sở sản phẩm của từng nhóm GV đánh giá tổng kết bài học *Hoạt động Tổng kết - Mục tiêu, ý tưởng: Tổng kết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm - Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi - Cách thức thực hiện: + GV giao nhiệm vụ: ? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật? ? Vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức trong tác phẩm trong tác phẩm + HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV chốt ý III Tổng kết: - Nội dung: Tác phẩm như một áng thơ trữ tình bằng văn xuôi, ca ngợi sông Hương và thiên nhiên Huế Qua đó bộc lộ niềm tự hào về lịch sử văn hóa Huế, đồng thời tấm lòng yêu quê Hương đất nước - Nghệ thuật: Thể hiện rõ đặc điểm phong cách HPNT + Bố cục phóng khoáng, khả năng liên tưởng phong phú + Cách viết tài hoa uyên bác + Ngôn ngữ giàu có, sinh động + Văn phong vừa giàu chất triết lí, vừa giàu chất thơ * Yêu cầu HS học ở nhà: - Học bài và hoàn thiện bài tập về nhà + Tìm hiểu vẻ đẹp của dòng sông Hương + Thơ ca, âm nhạc về sông Hương xứ Huế - Soạn bài Luyện tập vận dungjkeets hợp các phương thức biểu đạttrong bài văn nghị luận 57 ... tài sáng kiến kinh nghiệm ? ?Vận dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy lực tự học, tự chủ cho học sinh dạy học kí ? ?Ai đặt tên cho dịng sông? ”- HPNT Trường THPT Ngọc Lặc trước để học sinh Trường. .. theo dự án phù hợp với kí ? ?Ai đặt tên cho dịng sơng?” - HPNT Từ đó, mạnh dạn vận dụng PPDH dự án vào dạy văn nhằm phát huy lực tự học, tự chủ cho HS Trường THPT Ngọc Lặc 2.3.2 Tổ chức dạy học kí. .. NL tự học, tự chủ mặt: biểu NL tự chủ tự học môn Ngữ văn trường THPT; Sự cần thiết việc rèn luyện lực tự chủ, tự học dạy đọc hiểu môn Ngữ văn HS THPT 2.1.1 Dạy học theo dự án a Khái niệm Dạy học

Ngày đăng: 06/06/2022, 07:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w