Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực 7 2.3.2.1.. Hiệu quả của việc tổ chức h
Trang 12.3 Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tự chọn văn học
dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống
Nhất
6
2.3.1 Xây dựng chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa 62.3.2 Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian
Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo
hướng phát triển năng lực
7
2.3.2.1 Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá xuất
phát từ thực tiễn địa phương
7
2.3.2.2 Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng
cách kết hợp tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích
8
2.3.2.3 Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng
cách giúp học sinh chủ động sưu tầm, sắp xếp tài liệu
8
2.3.2.4 Dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng tích hợp, đặt
trong mối quan hệ đối sánh với văn học, văn hóa dân gian cả nước
9
2.3.2.5 Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá gắn với
hoạt động ngoại khoá
10
2.3.2.6 Tạo được bầu không khí văn chương trong giờ dạy văn học dân
gian Thanh Hoá
11
2.3.3 Giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề tự chọn 122.4 Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn
học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT
Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các bậc học từ phổthông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội Nghịquyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mụctiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn côngcuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dụccon người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khảnăng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;sống tốt và làm việc hiệu quả” Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu
cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hìnhthành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tinhọc, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” Tinhthần Nghị quyết số 29- NQ/TW đã thể hiện rõ mục tiêu hướng đến của giáodục và đào tạo Học sinh các nhà trường phổ thông, ngoài kiến thức phổthông nói chung, không thể không hiểu biết về địa phương- nơi sinh ra, lớnlên, rồi mai này trưởng thành đi khắp mọi miền Tổ quốc Trong chương trìnhNgữ văn Trung học phổ thông hiện hành chưa có các tiết dạy về địa phương
Vì vậy, để bổ sung kiến thức ấy, bộ môn Ngữ văn các nhà trường, trong đó cóTrường THCS&THPT Thống Nhất đã xây dựng chuyên đề dạy học tự chọncho các em học sinh lớp 10 chương trình Ngữ văn địa phương, tập trung vàophần văn học dân gian
Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề đổi mới phương pháp dạy họcluôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức thiết, một độnglực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo conngười Những năm đầu thế kỉ XXI, khi thành tựu to lớn của cuộc cách mạngkhoa học– công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người, khi hệthống giáo dục đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng pháttriển năng lực của người học lại được đặt ra một cách cấp thiết
Đối với học sinh ở nhà trường phổ thông, dù sau này họ có chọn vănchương làm bộ môn gắn bó của đời mình hay không thì những hiểu biết vềvăn học nhân loại, văn học dân tộc và địa phương (trong đó có văn học dân
gian địa phương mình) sẽ là hành trang đi suốt cuộc đời để làm nên vốn văn hoá của mỗi người Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc, có lẽ chúng
ta không thể nào quên những tác phẩm như: Truyện An Dương Vương và Mỵ
Trang 3Châu- Trọng Thuỷ, Sự tích Hồ Gươm, Tiễn dặn người yêu, Tấm Cám, Khăn thương nhớ ai, Hôm qua tát nước đầu đình, Trèo lên cây bưởi hái hoa, Tam đại con gà… Đồng thời ở mỗi địa phương lại lưu giữ những giá trị riêng Với
Thanh Hoá, bộ phận văn học dân gian từ lâu đã có vị trí hết sức quan trọngtrong sinh hoạt văn học của những người yêu văn học, của học sinh và các
tầng lớp xã hội Nhiều tác phẩm đã đi vào tâm thức con người như: Đẻ đất đẻ nước, Chuyện chiến tranh giữa thần núi và thần sông, Trời biển Sầm Sơn, Truyện ông Bưng, Phương Hoa, Anh làm thợ mộc Thanh Hoa, Hò sông Mã, Truyện Trạng Quỳnh…
Những vấn đề nêu trên đòi hỏi mỗi giáo viên Ngữ văn trong nhà trườngphổ thông các địa phương tỉnh Thanh Hoá phải có trách nhiệm tìm ra conđường hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức văn học dân gian ThanhHoá một cách tích cực, sáng tạo theo đặc điểm tình hình văn hoá, phong tục tậpquán địa phương và trình độ của người học Vấn đề tưởng chừng đơn giảnnhưng khá phức tạp nếu người giáo viên Ngữ văn không nghiên cứu xây dựngcác chủ đề, hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, hệ thống hoá vấn
đề một cách dễ hiểu, nhất là đối với phần văn học dân gian của địa phương
Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn
văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực làm sáng kiến kinh nghiệm để
tiếp tục đi sâu nghiên cứu văn học dân gian Thanh Hóa và đổi mới phươngpháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
1.2 Mục đích nghiên cứu
1 Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc môn Ngữ văn nói chung và dạy học các chuyên đề tự chọn văn học dân gianThanh Hóa nói riêng
2 Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn và phát triểnnăng lực
3 Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huốngtrong thực tiễn như: sưu tầm, phân loại tác phẩm văn học dân gian; lý giải mốiquan hệ giữa văn học dân gian Thanh Hóa với văn học dân gian các địa phươngkhác trong cả nước
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Văn học dân gian Thanh Hóa
- Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân danThanh Hóa cho học sinh lớp 10 ở Trường THCS&THPT Thống Nhất theohướng phát triển năng lực
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất
Trang 4theo hướng phát triển năng lực, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: sử dụng phương pháp nghiên cứu
này để thống kê, phân loại văn học dân gian Thanh Hóa Kết quả của việc thống
kê, phân loại góp phần tăng thêm tính chính xác và thuyết phục
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh
lịch đại và đồng đại để tiến hành so sánh văn học dân gian Thanh Hóa với vănhọc dân gian các địa phương khác trong cả nước Trên cơ sở đó thấy được nétđộc đáo của văn học dân gian Thanh Hóa trong nền văn học dân tộc
- Phương pháp thẩm bình, đánh giá, đọc sâu: sử dụng phương pháp
nghiên cứu này để phân tích, đánh giá một số tác phẩm văn học dân gian, làmsáng rõ hơn những luận điểm trong từng chương, từng mục của đề tài Phươngpháp thẩm bình, đánh giá, đọc sâu giúp tác giả đề tài có đủ căn cứ để làm rõ vịtrí và đóng góp của văn học dân gian Thanh Hóa trong tiến trình văn học dângian Việt Nam
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn
hóa để hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm văn học dân gian Thanh Hóa
Những phương pháp trên đây không phải được sử dụng một cách độc lập, màtrong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phối hợp các phương phápnghiên cứu để có thể đạt được hiệu quả cao nhất Việc sử dụng phối hợp các phươngpháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn hệ thống
về đối tượng nghiên cứu để từ đó đánh giá khách quan, khoa học
Trang 52 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và đặc trưng văn học dân gian
a Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới
hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng Trong quá trình lưu truyền, tácphẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng hoàn thiện Văn học dân giangắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
Văn học dân gian có các đặc trưng chủ yếu như tính nguyên hợp, tính tậpthể, tính truyền miệng và tính dị bản Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽvới nhau, tạo ra nét khu biệt giữa văn học dân gian với văn học viết Trong bốnđặc trưng trên, tính nguyên hợp là đặc trưng quan trọng hàng đầu vì nó chính là
cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ vănhóa dân gian
b Văn học dân gian Thanh Hóa là những sáng tác truyền miệng phản ánh,
thể hiện cuộc sống tư tưởng, tinh thần, tình cảm của đất và người Thanh Hóa.Văn học dân gian Thanh Hóa có sắc thái riêng, không giống văn học dân giancác địa phương khác ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nghệ- Tĩnh, Bình- Trị- Thiên vànhất là các địa phương Nam Bộ Ở chừng mực nhất định, văn học dân gianThanh Hóa thể hiện mối giao lưu giữa văn học dân gian Đồng bằng Bắc Bộ vớivăn học dân gian Nghệ - Tĩnh Từ sự giao lưu này mà tỏa ra sắc thái riêng củavăn học dân gian Thanh Hóa Sắc thái Thanh Hóa còn thể hiện ở những cảnhvật, con người và sự kiện Thanh Hóa được phản ánh vào văn học dân gian
Thanh Hóa Sắc thái Thanh Hóa còn nổi lên ở thể loại như Hát ru con ở Tĩnh Gia, Hò sông Mã, Truyện Trạng Quỳnh.
Trong tiến trình văn học dân gian Thanh Hóa, một điểm đáng chú ý là bêncạnh sự phát triển liên tục theo lịch sử, phát triển của các thể loại còn có sự pháttriển thành phong trào (hai phong trào văn học dân gian lớn là phong trào vănhọc dân gian thời kỳ Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào văn học dân gian thời
kỳ Cần Vương) và sự định hình của nhân vật – tính cách Trạng Quỳnh trongTruyện Trạng Quỳnh- một đóng góp lớn cho văn học dân tộc Đây có thể xem làhai đặc trưng nổi bật của văn học dân gian Thanh Hóa
2.1.2 Khái niệm năng lực và dạy học định hướng phát triển năng lực
Năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinhnghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của cuộc sống Năng lực gồm năng lực chung như: Hợp tác
(cùng tìm hiểu, cắt nghĩa, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; cùnggiải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra từ tác phẩm; tương tác trong quá trình tạolập văn bản, chỉnh sửa văn bản và đánh giá chéo; hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, tri
thức đọc hiểu, tạo lập văn bản); Tự quản bản thân (điều chỉnh thái độ, cách ứng
Trang 6xử, hành vi của bản thân trong và sau khi học tác phẩm; độc lập, chủ động khám phá giá trị của tác phẩm; thích ứng với các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau) và các
năng lực đặc thù như: Giao tiếp tiếng Việt (sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp,
hiệu quả trong quá trình đọc hiểu; qua các bài học tiếng Việt và qua các bài học
tạo lập văn bản…); Cảm thụ thẩm mĩ (cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình
tượng văn học; đánh giá được ý nghĩa, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học; có
quan điểm sống và hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện)
Dạy học phát triển năng lực chính là việc phát huy mạnh mẽ tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh; học sinh là bạn đọc – sáng tạo; thực hiện “học
đi đôi với hành” (vận dụng kiến thức vào thực tiễn); tăng cường dạy cách đọc,cách viết, cách giải quyết vấn đề; tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo
lý thuyết kiến tạo và thuyết đa trí thông minh
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và dạy học Ngữ văn nói riêng trong nhà trường phổ thông đã được chứng minhtrong thực tiễn thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiệnnhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo, mà khâu then chốt làkhông ngừng đổi mới phương pháp dạy học Xét một cách tổng thể, nhiều vấn
đề về lí thuyết dạy học đã được phổ biến, rút kinh nghiệm, song đôi lúc chưaphù hợp ở một số địa phương Mối quan tâm bức xúc đối với những người trựctiếp giảng dạy văn ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủđộng sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềmsay mê hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn, định hướng phát triển năng lực họcsinh Trong chương trình Ngữ văn địa phương ở Trung học cơ sở (lớp 6, lớp 7) đã
có những bài học cơ bản về văn học dân gian Thanh Hóa, đó là nền tảng để giáoviên dạy Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thanh Hóabiên soạn các chủ đề dạy học tự chọn về văn học dân gian địa phương
Trên thực tế, dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa theohướng phát triển năng lực học sinh, qua khảo sát của chúng tôi gần như chưa nhàtrường THPT nào trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện Điều này xuất phát từ lý
do vị trí chủ đề tự chọn như đã nói ở trên, mặt khác xuất phát từ tâm lý ngại khó,ngại đi vào xây dựng một chuyên đề, chủ đề về văn học, văn hóa địa phương.Chính vì thế, những tri thức về văn học, văn hóa dân gian địa phương của học sinhTHPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khá hạn hẹp Sẽ không lạ gì khi đặt câu hỏi với
học sinh THPT rằng Truyện Trạng Quỳnh xuất phát từ đâu, Truyện Phương Hoa nói về vấn đề gì, những câu Hò sông Mã có làn điệu như thế nào…và câu trả lời
nhận được rất mơ hồ, thậm chí không chính xác Có thể kể ra đây một số nguyênnhân dẫn đến hiệu quả thấp của giờ dạy Ngữ văn tự chọn- chương trình địaphương- văn học dân gian Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Là chương trình Ngữ văn tự chọn nên nhiều người cho rằng đó là nhữngbài phụ, không quan trọng Xuất phát từ quan niệm đó nên việc chuẩn bị cho
Trang 7tiết dạy cũng qua loa, đại khái Nhiều tiết dạy (nếu có) chỉ mang tính chất đốiphó, thậm chí bỏ qua, yêu cầu học sinh về nhà tự tìm hiểu.
Chương trình thi khảo sát chất lượng của Sở Giáo dục và Đào tạo, cácnhà trường thường ít quan tâm đến những bài học Ngữ văn tự chọn Đó là lí do
khiến cho những giáo viên lâu nay vẫn cho rằng học để thi sẵn sàng bỏ qua
phần dạy học theo chủ đề tự chọn
2.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói
chung theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh đang đặt ra nhiềunội dung cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng kết đánh giá Đó là công việcchung của cả một hệ thống, nhưng quan trọng nhất là giáo viên Đề tài sáng kiến
kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian
Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực được đúc rút với mong muốn tạo cho học sinh những
hiểu biết cơ bản về văn học dân gian địa phương, góp phần quan trọng vào đổi mớiphương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của người học
2.2.3 Để thực hiện tốt giờ dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng
phát triển năng lực của học sinh, bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy,nhận thức từ khâu soạn giáo án, thu thập, xử lý tài liệu, sử dụng thiết bị dạy họcđến tổ chức các hoạt động dạy học Lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tậpcủa học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hơp với thực tế nhà trường và địa phương
2.3 Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề
tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất
2.3.1 Xây dựng chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa
Trên đất nước ta, mỗi địa phương là một kho tư liệu văn học dân gian.Thanh Hoá có một lịch sử lâu đời, có truyền thống xây dựng làng bản quêhương, chiến đấu bảo vệ cuộc sống, phát triển văn hoá văn nghệ địa phươngtrong mối quan hệ cộng đồng các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ…với mộtlịch sử từ Núi Đọ, Đông Sơn cho đến ngày nay Văn học dân gian Thanh Hoácũng có một quá trình phát triển từ xa xưa, phong phú và đa dạng Xứ Thanh nổi
tiếng với hàng loạt truyện Ông khổng lồ gánh núi đào sông, với sử thi Đẻ đất đẻ nước, với tục ngữ phương ngôn ca dao, với Hò sông Mã độc đáo trong các loại
hò sông nước, với Ca vè dân gian nóng hổi tính thời sự cũng như gắn bó với đời
sống lao động, với diễn xướng dân gian trong các trò tục lệ như Trò Chiềng, Chèo chải…với các loại hát đối đáp dân gian như Hát Ghẹo, Hát Đúm, Hát Trống quân liên vận…Ở miền núi còn giữ được vốn dân ca phong phú Xường, Khặp Qua các thời kì lịch sử, văn học dân gian Thanh Hoá vẫn phát triển
mạnh mẽ, âm ỉ, dẻo dai, in đậm bản sắc Thanh Hoá, góp phần khẳng định cuộcsống lành mạnh, khoẻ khoắn, giữ nguyên tính chiến đấu cho cái đẹp của conngười xứ Thanh Văn học dân gian Thanh Hoá có đầy đủ các thể loại từ Thầnthoại, Sử thi, Truyền thuyết anh hùng, Cổ tích, Truyện cười, Giai thoại, truyện
Trang 8Ngụ ngôn cho đến Tục ngữ, Ca dao, Dân ca, Vè, Truyện thơ…Thể loại nào cũngdồi dào, phong phú, có bản sắc riêng.
Xây dựng chủ đề dạy học tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa tậptrung giải quyết và trình bày hai vấn đề: quan niệm thế nào là văn học dângian Thanh Hóa và văn học dân gian Thanh Hóa có diện mạo như thế nào? Từquan niệm đó nên việc xây dựng chủ đề dạy học tự chọn văn học dân gianThanh Hóa sẽ có những giới hạn về phạm vi so với “hiện thực văn học ThanhHóa” rộng lớn, dày dặn
Trong sự phong phú đa dạng ấy, chủ đề dạy học văn học dân gian ThanhHoá cần bám vào khung chương trình Ngữ văn THPT, nên xây dựng chươngtrình văn học dân gian Thanh Hóa ở lớp 10, học kỳ 1 để tạo nên sự liên hệ vớiphần văn học dân gian được học trong chương trình chính khóa Thời lượngdành cho chương trình dạy học văn học dân gian Thanh Hóa là 10 tiết Cụ thể
lựa chọn các chủ đề: Khái quát về văn học dân gian Thanh Hoá; Đọc hiểu một
số bài ca dao Thanh Hoá; Khái quát Truyện dân gian Thanh Hoá; Đọc hiểu truyện cổ Phương Hoa, Truyện Trạng Quỳnh Trên chiều dài thời gian, với
những không gian lịch sử khác nhau, những chủ đề nói trên sẽ góp phần làm nêndiện mạo của văn học xứ Thanh
2.3.2 Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực
Nghiên cứu về giáo dục, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng “Ngườithầy phải suy nghĩ, phải chuẩn bị một cách sáng tạo, thầy và trò có thời gian đểđối thoại, thảo luận, tranh luận về tất cả cái gì có liên quan đến bài học Trí tuệ,tài năng, tác phong của người thầy được thể hiện ở đây như nguồn ánh sáng soivào bóng tối nhằm phát hiện những gì còn ẩn núp ở đó” Đây cũng là cơ hội đểhọc sinh phát huy những gì là sáng tạo, là độc đáo để góp vào cuộc thảo luậnchung Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạyhọc Ngữ văn là vấn đề chủ thể học sinh Học sinh cần được xác định như là mộtchủ thể có ý thức Phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo củamỗi người cũng như phát huy chủ thể học sinh chính là đáp ứng một phần quantrọng của phương pháp dạy học thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu
Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạyphong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tụcđược sử dụng Trên cơ sở vận dụng kết hợp các thao tác, tôi thiết nghĩ để dạytốt phần văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng phát triển năng lực học sinhcần tiến hành theo những yêu cầu sau đây:
2.3.2.1 Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá xuất
phát từ thực tiễn địa phương
Thanh Hoá- vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, vănhoá, yêu nước và dũng cảm với những con người tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó
Trang 9máu thịt với xóm làng, với truyền thống cha ông, hai sương một nắng, lên thácxuống ghềnh để bồi đắp, tạo dựng nền móng cho cuộc sống là ngọn nguồn sángtạo của các nghệ sĩ dân gian, làm thành nền Văn học dân gian giàu màu sắc, vừađằm thắm vừa gân guốc, tinh tế mà dung dị, hồn nhiên.
Từ thực tiễn địa phương chúng ta sẽ có cái nhìn chân thực, sinh động, tạonên sự gần gũi trong cách tiếp cận của học sinh, nhất là học sinh lớp 10 Đó có thể
là những gợi dẫn của thầy cô về văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán, truyền thốngyêu nước, ngành nghề ở địa phương Dạy văn học dân gian địa phương phải xuấtphát từ thực tiễn địa phương phải được xem như một quan điểm tiếp cận nhất quánnếu không sẽ rơi vào tình trạng chung chung trừu tượng, đôi khi nôm na trong việcgiới thiệu tác phẩm khiến học sinh học xong không hiểu gì Đồng thời đó cũng làviệc chúng ta xây dựng chiếc cầu nối giữa văn học với nhà trường và xã hội
2.3.2.2 Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng cách kết hợp tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích
Dạy văn học dân gian địa phương bằng cách tạo một sân chơi vừahấp dẫn, vừa trí tuệ, giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức văn học dân giancũng như có cơ hội thể hiện tài năng của mình
* Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 4 đội chơi với các tên gọi như: Đội
Từ Thức, Đội Trạng Quỳnh, Đội Phương Hoa, Đội Mai An Tiêm (có thể sửdụng các tên gọi khác sao cho sinh động) Mỗi đội cử một đội trưởng có khảnăng diễn đạt, biết tập hợp đội và thâu tóm ý kiến của đồng đội Câu trả lời củacác đội được ghi trên bảng mêka
* Cách thức tiến hành: Giáo viên xây dựng một số câu hỏi sau đây:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (theo các dạng như: nhiều lựa chọn,điền khuyết, đúng- sai) Thời gian trả lời câu hỏi này là 30 giây, đội nào trả lờiđúng sẽ được tính điểm nhằm khuyến khích học sinh
- Câu hỏi so sánh
- Câu hỏi trả lời ngắn
- Câu hỏi hùng biện và phát biểu cảm nghĩ
Các phần thi diễn ra trong không khí thật sôi nổi, hào hứng và ngập tràntrong niềm hứng khởi của không chỉ các em học sinh mà còn ở sự nhiệt tình cổvũ, khích lệ ở thầy cô giáo Tất cả đã góp phần thắp lên ngọn lửa khát vọngchinh phục đỉnh cao kiến thức, vun đắp thêm tình yêu với văn học dân gian địaphương mình
Cuối giờ học giáo viên tổng kết điểm, nhận xét từng đội và cá nhân vềcác nội dung: tinh thần tham gia học tập, khả năng nắm bắt kiến thức, độ nhanhnhạy khi trả lời các câu hỏi, tinh thần đồng đội, vai trò người đội trưởng… Cáchnhận xét, đánh giá của giáo viên phải đảm bảo công bằng, khoa học, chính xác
và đặc biệt cũng cần nâng niu, trân trọng những gì các em có Càng nghiêm túcbao nhiêu hiệu quả giáo dục của nó sẽ càng cao, không chỉ với tiết học đó mà cảnhững tiết học sau đó Đây là những vấn đề không mới nhưng không bao giờ cũbởi nó là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển của học sinh
Trang 102.3.2.3 Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng
cách giúp học sinh chủ động sưu tầm, sắp xếp tài liệu
Tự học dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo với các em học sinhbao giờ cũng hết sức quan trọng Đặc biệt với việc học các tác phẩm văn họcdân gian địa phương lại càng có ý nghĩa quan trọng Để dạy tốt giờ dạy trên lớp,giáo viên cần ra vấn đề về nhà cho học sinh tìm hiểu: sưu tầm các bài ca dao, tụcngữ, truyện Cổ tích, truyền thuyết tạo nên sự đối chiếu để từ đó ghi nhớ bài
học được tốt hơn Ví dụ học bài Khái quát văn học dân gian Thanh Hoá, giáo
viên giao bài tập cho học sinh thực hiện với những câu hỏi như:
* Hãy sưu tầm những câu chuyện dân gian, những câu ca dao, tục ngữ nơiđịa phương em sinh sống (qua lời kể của các cụ cao tuổi)
* Em có suy nghĩ gì về nội dung những câu chuyện hoặc câu ca dao, tụcngữ ấy?
* Em có yêu thích những câu chuyện hoặc câu ca dao, tục ngữ ấy không?Tại sao?
Dạy văn học dân gian địa phương bằng cách giúp học sinh chủ động sưutầm, sắp xếp tài liệu góp phần tạo nên những thói quen tốt: rèn luyện tính tíchcực, chủ động, lòng yêu văn học dân gian địa phương mình, tìm thấy những điều
kì diệu từ trong mỗi bài học và sau bài học Mặt khác đối với giáo viên việc làmnày cũng đem lại nhiều lợi ích, nhất là có điều kiện bổ sung nguồn tư liệu vănhọc dân gian địa phương vào tài liệu dạy học của mình
2.3.2.4 Dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng tích hợp, đặt trong mối quan hệ đối sánh với văn học, văn hóa dân gian cả nước
Hình thành và phát triển trong cái nôi của nền văn hóa dân gian, nhiều tácphẩm văn học dân gian Thanh Hoá đã hoà vào văn học dân gian dân tộc, trởthành tài sản tinh thần chung cho đất nước Tuy nhiên văn học dân gian ThanhHoá có sắc thái riêng, không giống văn học dân gian các địa phương khác Ởchừng mực nhất định, văn học dân gian Thanh Hoá thể hiện mối giao lưu giữavăn học dân gian Đồng bằng Bắc Bộ và văn học dân gian Nghệ Tĩnh Chính vìthế khi hướng dẫn học sinh tiếp cận văn học dân gian Thanh Hóa phải đặt trongtính tổng thể thống nhất của văn học dân gian dân tộc cũng như các địa phương
để từ đó nhận diện những nét riêng độc đáo trong việc phản ánh vẻ đẹp tâm hồn,tình cảm của đất và người xứ Thanh
Dạy chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá cần tránh cả hai cáchlàm: đề cao một cách thái quá hoặc xem nhẹ văn học dân gian của địa phươngmình Muốn vậy giáo viên phải có cái nhìn rộng và sâu về vấn đề, có thái độchính trị vững vàng, lòng nhân hậu, tính chính xác và khách quan khi đánh giá.Lứa tuổi học sinh lớp 10 hết sức nhạy cảm với điều thầy cô truyền đạt, nó ăn sâutrong kí ức Bởi thế tạo cho học sinh có một tư duy nhìn nhận vấn đề trong sángcũng là trách nhiệm của thầy cô, nhất là những tiết học về kiến thức địa phương
Tác phẩm văn học dân gian chính là sự tổng hợp nguyên sơ của nhiều lĩnhvực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó Vì thế, khi tìm hiểu tác phẩm văn học