Ưu điểm của phương pháp đọc sáng tạo: Việc đọc sáng tạo trong giờ văn là phương pháp không thể thiếu trong dạy học Văn nhất là khi dạy các tác phẩm thơ.Không có giờ học Văn nào lại không
Trang 1I.Phòng giáo dục và đào tạo Hoa Lư
Trường THCS Ninh Xuân
II.Tác giả sáng kiến: Trần Nhật Lan
Chức danh: Giáo viên trường THCS Ninh Xuân – Hoa Lư – Ninh Bình
Đối với việc dạy học các tác phẩm thơ hiện đại, phương pháp chủ yếu đượcvận dụng cũng chính là các phương pháp đặc thù chung của việc dạy học môn Ngữvăn Đó là các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và nghiên cứu
1.1 Đọc sáng tạo:
Là phương pháp đặc biệt đối với môn Ngữ văn Trong đó đọc diễn cảm là mộtphần của đọc sáng tạo Đọc diễn cảm được tiến hành chủ yếu trong giờ học Văn ởtrong lớp học Nó được vận dụng trong suốt giờ học cho đến khi kết thúc bài học.Việc đọc sáng tạo kết hợp hài hòa với cá phương pháp khác
Ưu điểm của phương pháp đọc sáng tạo: Việc đọc sáng tạo trong giờ văn là
phương pháp không thể thiếu trong dạy học Văn nhất là khi dạy các tác phẩm thơ.Không có giờ học Văn nào lại không vận dụng phương pháp này, không bài thơ nàođược học lại không bắt đầu với việc đọc văn bản Vì vậy phương pháp này quantrọng, cần thiết
Nhược điểm: Phương pháp đọc sáng tạo không có nhược điểm, chỉ có giáo
viên có quan niệm chưa đúng và vận dụng chưa phù hợp Có người cho rằng chỉ cầnđọc đầu tiết học, lại cũng có người cho rằng lúc nào cũng phải đọc mới là đổi mới Cảhai cách vận dụng trên đều chưa thật đúng đắn
1.2 Phương pháp tái hiện:
Trang 2Là phương pháp phổ biến trong giờ học Văn Nếu nhà văn phải tái hiện cuộcsống trong tác phẩm thì ngược lại người đọc lại đi từ những chi tiết nghệ thuật của tácphẩm đến với cuộc sống Tái hiện được hiểu rộng hơn Nó không chỉ là sự hình dung,tưởng tượng mà còn bao gồm cả cách hình dung, tưởng tượng nữa Chính vì thế màviệc tìm hiểu tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tìm ra, nhắc lại nhữngchi tiết nghệ thuật quan trọng chính là nhằm tái hiện lại cuộc sống để tìm ra quy luậttình cảm và phản ánh của tác giả
Ưu điểm của phương pháp tái hiện:
Với những tư liệu phong phú sinh động, với các câu hỏi chính xác và có tínhthẩm mỹ cao, giáo viên và học sinh có thể tái hiện gần như tất cả những gì tác độngđến cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn Từ đó học sinh đã có thể hình dung bức tranhhiện thực trong tác phẩm
Nhược điểm: nếu vận dụng phương pháp tái hiện trong suốt giờ học thì vô tình
giờ dạy chỉ có tái hiện một cách đơn điệu Mỗi một tác phẩm, người đọc còn cần phảihiểu thấu đáo những vấn đề tác giả gửi gắm trong tác phẩm, hiểu được cảm xúc, hiểuđược phong cách của tác giả
1.3 Phương pháp gợi tìm
Bản chất của phương pháp này là sử dụng một hệ thống câu hỏi để gợi học sinhtìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học Giáo viên không trựctiếp đưa ra kiến thức mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tự hoàn thành kiếnthức Học sinh có thể có những phát hiện riêng mang tính cá nhân và biết lý giải bảo
vệ quan điểm cá nhân của mình Đồng thời thầy chấp nhận các cách hiểu khác nhaucủa học sinh nếu thấy hợp lý Nhưng không được phép cho học sinh phát biểu nhữngđiều đi ngược với các giá trị đạo đức truyền thống và pháp luật
Ưu điểm của phương pháp gợi tìm:
Đây là một phương pháp quan trọng Phương pháp này thể hiện rõ nhất trình
độ học vấn và năng lực sư phạm của người giáo viên, giáo viên có cảm nhận đúng, cóthể nêu câu hỏi, có thể tạo tình huống có vấn đề, nhưng điều cốt lõi là không làm thay
sự tìm hiểu của học sinh Các em phải được hướng dẫn đi qua từng chặng đường chođến khi hoàn thành một khám phá, một phát hiện Sự gợi tìm có kết quả tốt khi kếthợp với đọc, tái hiện và nghiên cứu
Nhược điểm của cách vận dụng phương pháp này: nếu chỉ coi trọng một
phương pháp này cũng sẽ dẫn đến giờ học sẽ chỉ dừng lại ở vấn đáp gợi tìm, cũng dễdẫn đén hiện tượng học sinh không nghe sự hướng dẫn, gợi tìm của giáo viên mà tìmcách hiểu khác đi về văn bản thì thế nào? Liệu giáo viên có hướng dẫn các em tìmhiểu theo cách phát hiện, cách khám phá riêng của các em hay không
Trang 31.4 Phương pháp nghiên cứu : là phương pháp tìm hiểu nội dung tư tưởng
và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm Nhưng muốn nghiên cứu đối tượng phải tiếpcận đối tượng (nhờ đọc sáng tạo), hình dung được đối tượng rõ ràng (nhờ tái hiện),từng bước hiểu chính xác những bộ phận của đối tượng (nhờ gợi tìm) Dựa trên cácphương pháp trên, phương pháp nghiên cứu sẽ dẫn đến những kết luận đúng về giá trịnội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tất cả những dữ liệu thu nhập được về hoàncảnh xã hội, quan niệm thẩm mỹ, hoạt động sáng tạo của nhà văn cho phép đi đến kếtluận khoa học, chính xác
Ưu điểm của phương pháp trên: Học sinh không chỉ hiểu tác phẩm mà còn
hiểu được tư tưởng của tác phẩm, hiểu được giá trị của các biện pháp nghệ thuật để từ
đó có những kết luận đúng đắn, khoa học và chính xác về tác phẩm Từ việc đánh giáđúng tác phẩm sẽ dẫn tới việc cảm thụ tác phẩm một cách thấu đáo hơn, thực hànhviết văn sẽ tốt hơn
Nhược điểm của phương pháp này: Không vận dụng phương pháp này từ đầu
giờ học mà phải qua một quá trình tìm hiểu từ đọc sáng tạo, đến tái hiện, đến pháthiện, khám phá rồi mới nghiên cứu Phương pháp này cũng không dễ với những họcsinh trung bình, yếu
Như vậy, tất cả các phương pháp trên đều có ưu điểm nhưng chưa hướng tớinăng lực của từng học sinh, tất cả các phương pháp đều đang dùng chung cho mọi đốitượng học sinh Các em sẽ bị hạn chế khả năng sáng tạo, khả năng thực hành, vậndụng, khả năng hợp tác khi làm việc
2 Giải pháp mới
Trên cơ sở rút kinh nghiệm và kế thừa những giải pháp cũ, từ thực tế giảng dạycủa bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mới để nâng cao hiệuquả giờ học, tăng cường tính tích cực, nhằm hướng tới năng lực của người học.Nhưng sự đổi mới không phải là thay đổi các phương pháp đặc thù vốn có của mônNgữ văn mà là cách vận dụng các phương pháp ấy sao cho hiệu quả
Trước hết cần hiểu năng lực là gì? Đó là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổchức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứnghiệu quả của một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định
Đối với môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở thì năng lực cần hình thành và pháttriển cho người học gồm có: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lựchợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụthẩm mỹ Hay nói cách khác các năng lực cần hình thành cho các em chính là cácnăng lực: nghe, đọc, nói, viết Năng lực nghe, đọc còn gọi là năng lực đọc hiểu; nănglực nói viết chính là năng lực tạo lập văn bản Để hướng tới hình thành các năng lựctrên, người thầy phải vận dụng các phương pháp bộ môn trong dạy đọc hiểu
Trang 4Dạy đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương phápdạy học Ngữ văn Cách dạy đọc hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinhnhững cảm nhận của giáo viên về văn bản được học mà hướng tới việc cung cấp chohọc sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuậtcủa văn bản, từ đó hình thành năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắcthái cá nhân Hoạt động đọc hiểu của học sinh cũng cần được thực hiện theo mộttrình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thôngđến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo Khi hình thành năng lực đọc hiểucũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởngtượng và tư duy Năng lực đọc hiểu của học sinh còn được hiểu là sự tích hợp nhữngkiến thức và kĩ năng của các phân môn cũng như toàn bộ kĩ năng và kinh nghiệmsống của học sinh Sau khi học sinh được tiếp xúc với văn bản, khám phá được cácgiá trị của văn bản, sẽ vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọccác loại văn bản khác nhau cùng thể loại, giải quyết những tình huống đặt ra trongthực tiễn cuộc sống Đặc biệt chúng tôi cũng chú trọng tính tích hợp phân môn và liênmôn trong quá trình dạy học.
Cụ thể chúng tôi đề xuất một số giải pháp mới trong dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 như sau:
2.1 Tìm hiểu tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng
2.1.1 Hoạt động1- Khởi động: Trước khi tiếp xúc với văn bản thơ, giáo viên cho học sinh tìm hiểu những thông tin, kiến thức ngoài văn bản nhưng có liên quan đến văn bản (có thể vận dụng kiến thức liên môn để tạo tâm lý hứng thú trước khi vào bài).
- Câu hỏi tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản
+ Dùng tranh ảnh hoặc bản đồ địa lý giới thiệu về địa danh là quê quán củatác giả (Liên môn với Lịch sử, Địa lý), hoặc liên môn với Âm nhạc về những bài hát
có liên quan đến tác phẩm để hỏi về tác giả: (cuộc đời, sự nghiệp) hoặc về tácphẩm
+ Cũng có thể cho học sinh khởi động bằng cách đưa ra những câu hỏi để tìm
từ khóa là tên bài dạy hoặc kiến thức có liên quan đến văn bản thơ sẽ học trong giờ.
Ví dụ khi học văn bản thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương – Ngữ văn 9 tập 2.
Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi nhanh như sau:
? Ai được coi là cha đẻ của cách mạng Việt Nam?
? Người đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa tại đâu? Vào thời gian nào?
Trang 5? Tình cảm của Người đối với người dân Việt Nam và tình cảm của nhân dânđối với Người như thế nào?
? Đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát về Người?
- Việc vận dụng kiến thức liên môn có thể vận dụng trong từng phần của bàigiảng sao cho hợp lý và đúng mức
2.1.2 Hoạt động 2 - Tiếp xúc với văn bản
2.1.2.1 Đọc tác phẩm thơ:
- Đây là phương pháp đặc thù của môn Ngữ văn, vì vậy đọc sáng tạo vốn rấtđược coi trọng trong khi dạy tác phẩm thơ, nhất là thơ trữ tình Nhưng chúng tôi vậndụng đọc sáng tạo một cách phù hợp; không quá đề cao hay quá coi nhẹ
- Đọc sáng tạo có 3 mức độ: Đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm
+ Đọc đúng: là trả lại hoàn toàn đúng nội dung văn bản Đọc đúng là giảiquyết kỹ năng, năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là không được sai văn bản
+ Đọc hay: là bước tiếp theo của đọc đúng, phải trên cơ sở đọc đúng thì đọchay mới thành công Khi giảng thơ lại càng chú ý đọc hay: nghĩa là bắt chước giọngđiệu văn học – đọc hướng vào giọng văn bản
+ Đọc diễn cảm: là một phần của phương pháp đọc sáng tạo, bản chất của đọcsáng tạo là xác định mối quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung
và hình thức đọc của tác phẩm Đọc diễn cảm đòi hỏi ở cả giáo viên và học sinh
.Đối với giáo viên: việc đọc diễn cảm của thầy có vai trò quan trọng trongviệc hướng dẫn học sinh thâm nhập vào tác phẩm Thầy cũng phải tập đọc trước từnhà vì nếu thầy đọc diễn cảm sẽ là chuẩn mực cho học sinh noi theo Sau đó thầyhướng dẫn học sinh đọc thông qua đọc trước tác phẩm cho học sinh, hoặc vừa đọcvừa bình
Đối với học sinh: cũng cần có nghệ thuật đọc, qua đọc học sinh đã có thể dễdàng tìm hiểu được giá trị của tác phẩm HS trung học cơ sở với tâm lý dễ cảm thụ,
dễ xúc cảm, dễ tin và hồn nhiên Tư duy của các em mang tính cụ thể, dễ hiểu nênviệc đọc diễn cảm đồng thời giúp thầy dễ khơi gợi những cảm xúc của các em, kíchthích hứng thú học tập Tuy nhiên việc đọc diễn cảm của học sinh cũng phải chuẩn bị
kỹ lưỡng từ nhà, đọc sao cho giản dị tự nhiên không thái quá
- Việc đọc văn bản thơ diễn ra thường xuyên trong giờ học: đọc cả bài, đọctừng phần, từng khổ, thậm chí đọc 1,2 câu thơ khi phân tích Với phương pháp đọcsáng tạo cùng đã bước đầu có sự phân loại năng lực cho học sinh: các em năng lựctrung bình chỉ cần đọc đúng, đọc hay đã là các em có cảm nhận bước đầu về tác phẩm
và đọc diễn cảm tốt là các em đã có sự hiểu và cảm nhận phần nào giá trị của vănbản Trên cơ sở đọc, giáo viên nắm bắt năng lực của các em và uốn nắn được chotừng đối tượng học sinh
Trang 62.1.2.2 Xác định thể loại:
Một trong những nguyên lí của việc đọc – hiểu văn bản là đọc tác phẩm theođặc trưng thể loại Đọc – hiểu văn bản không chỉ nhằm tiếp nhận giá trị riêng của mộtvăn bản cụ thể Với vị trí tiêu biểu cho một thể loại nào đó, việc tiếp nhận mỗi vănbản đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận kiến thức của thể loại hoặckiểu bài
Như vậy, khi tìm hiểu một văn bản, giáo viên cần khắc sâu kiến thức về thểloại đã học, cách tiếp cận, khám phá văn bản để học sinh có thể vận dụng vào khámphá với văn bản khác cùng thể loại
* Tổ chức cho học sinh khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó là giúp họcsinh trả lời được câu hỏi: cần dựa vào những yếu tố nào để tìm ra nội dung và ý nghĩavăn bản
+ Với thơ, chủ yếu là văn bản trữ tình: Yếu tố quan trọng về nội dung là cảmxúc của nhân vật trữ tình Cảm xúc ấy được thể hiện theo thể loại cụ thể nào, mỗi thểloại lại phù hợp với mạch cảm xúc riêng của nhân vật
2.1.2.3 Xác định bố cục.
Việc xác định bố cục cũng cũng chỉ là tương đối, nhưng trên cơ sở xác địnhđược cảm xúc của nhân vật trữ tình, từ đó học sinh mới dễ dàng xác định bố cục Khixác định bố cục sẽ là những định hướng cho các em khám phá các giá trị của văn bảnthơ tốt hơn, mạch lạc hơn
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Ánh trăng” – Nguyễn Duy, trước khi giáo viên yêu cầu học sinh xác định bố cục, các em đã nắm được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình là hồi tưởng về vầng trăng trong quá khứ, đến hiện tại và đến suy ngẫm Từ mạch cảm xúc này, các em sẽ tìm được bố cục 3 phần:
+ Phần 1: Tương ứng với 2 khổ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ
+ Phần 2: Tương ứng với 2 khổ thơ tiếp: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại.
+ Phần 3: Tương ứng với 2 khổ thơ cuối: Suy ngẫm của nhà thơ
Tuy nhiên, không phải bài thơ nào cũng có thể dễ dàng phân chia theo bố cục.Chẳng hạn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, nếu cứ bắt họcsinh tìm bố cục rất khó, vì bài thơ triển khai hai hình tượng: xe không kính và ngườilính lái xe Mà hình tượng xe không kính xuất hiện ở cả khổ đầu, khổ cuối Vì vậyviệc phân chia bố cục văn bản cùng linh hoạt
2.1.3 Hoạt động 3 - Khám phá các giá trị của văn bản thơ:
Trang 72.1.3.1 Tìm kiếm thông tin từ văn bản như tìm ý chính, hoặc tìm các chi tiết
cụ thể
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Ánh trăng”, giáo viên cho học sinh tìm bố cục, nghĩa
là đã bước đầu tìm các ý chính của văn bản được thể hiện ở từng phần Với lần lượt các phần: chẳng hạn ở phần 1, các em sẽ lần lượt tìm ra phần này có những nội dung cụ thể nào, thông qua việc các em sẽ làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi:
? Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được nhắc đến ở những thời điểm nào?
?Trong từng thời điểm đó, người và trăng có mối quan hệ như thế nào?Tìm từ ngữ thể hiện?
Với các câu hỏi trên, học sinh sẽ tìm ra ngay : vầng trăng trong quá khứ được nhắc đến ở 2 thời điểm: hồi nhỏ và hồi chiến tranh Cả hai thời điểm đó mối quan hệ giữa người và trăng được thể hiện qua các từ “tri kỉ”, “nghĩa tình”.
2.1.3.2 Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản
Giáo viên có thể vận dụng dạy học tích hợp Trước hết là tích hợp phân môn:giữa văn học với tiếng Việt và làm văn trong các bài học Khi dạy các tác phẩm thơbao giờ chúng ta cũng cho học sinh tìm hiểu các giá trị của nghệ thuật ngôn từ (biệnpháp nghệ thuật được sử dụng, tác dụng của nó hay giá trị biểu đạt của từ ngữ, hìnhảnh thơ ) Đó là tích hợp với phân môn tiếng Việt để từ đó hình thành cho học sinhnăng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận văn bản Kiến thức từ văn bản, tiếng Việtlại có tác dụng trở lại giúp học sinh tạo lập được các văn bản theo từng thể loại nhấtđịnh (tích hợp với phân môn làm văn)
Việc tích hợp còn được thể hiện với sự liên môn kiến thức Ngữ văn với cácmôn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành khoa học khác Chẳnghạn có thể vận dụng tích hợp kiến thức với các môn có mối liên hệ gần gũi như Lịch
sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công dân nhằm giúp học sinh có được kiến thức, kỹnăng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân, kỹ năng sống, hiểubiết xã hội
Việc giải nghĩa của từ ngữ, phân tích tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết,biện pháp tu từ trong tác phẩm thơ và chỉ ra được mối liên hệ giữa các thông tintrong văn bản (chính là chúng ta đã thực hiện thao tác tích hợp với phân môn tiếng
Việt) Phần này, học sinh có thể làm việc cá nhân
Ví dụ với văn bản “Ánh trăng”, sau khi học sinh chỉ ra các từ ngữ “tri kỉ”, “tình
nghĩa” ở phần 1, học sinh sẽ giải thích nghĩa của các từ ngữ đó để hiểu nó biểu thị nộidung gì, qua câu hỏi: Em hiểu như thế nào là tri kỉ? Tình nghĩa?
Hoặc các em sẽ tìm hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được thể hiện bằng cácbiện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Trang 8Các em sẽ tiếp tục chỉ ra mối quan hệ giữa các thông tin: biện pháp ẩn dụ, nhânhóa chính là việc thể hiện qua các từ ngữ miêu tả vầng trăng, để từ đó các em hiểuđược nội dung: trăng trong quá khứ là bạn với người, thậm chí là bạn tri kỉ, tìnhnghĩa Và khi rút ra được nội dung đó, học sinh sẽ rất dễ so sánh giữa tình cảm nguời
và trăng trong quá khứ với người và trăng trong hiện tại để thấy được sự thay đổiđáng trách của con người
Học sinh có thể vận dụng đọc hiểu để tích hợp với những bài: nghị luận xã hội
về thái độ sống, đạo đức sống (Tích hợp với phân môn tập làm văn) Các em có thể tựthấy được những biểu hiện của lối sống đó trong thực tế cuộc sống của các em; trong
đó có rất nhiều người thực hiện tốt đạo lý “uống nước nhớ nguồn” như sự hiếu thảocủa con cái, sự hiếu kính của học trò, thái độ biết ơn của dân tộc đối với những người
có công, các vị anh hùng , nhưng ngược lại cũng có nhiều biểu hiện chưa tốt: concái vô ơn với cha mẹ, học trò còn vô lễ với thầy cô Từ đó các em tự xác định chobản thân mình lối sống, thái độ sống đúng đắn
Từ việc so sánh đó, giáo viên tích hợp với môn Giáo dục công dân ở các bài
học đạo đức: cần phải có thái độ sống ân nghĩa, có lòng biết ơn, không nên như nhân vật trữ tình để rồi có lúc phải giật mình.
2.1.3.3 Phản hồi, đánh giá thông tin trong văn bản:
Từ việc hiểu biết chung về văn bản, học sinh tiếp tục đánh giá các thông tin: làcác từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp nghệ thuật dùng trong văn bản như thế nào? ởmức nào? (Thành công hay không thành công?) Đánh giá cảm xúc của người viếtnhư thế nào và nhận ra khuynh hướng của người viết hoặc tư tưởng, quan điểm của
người viết Giáo viên có thể vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự thamgia tích cực của học sinh trong học tập Trong thảo luận nhóm, học sinh được thamgia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm Thảoluận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự dobày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bấtđồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn
đề khó khăn
Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: Nhóm nhỏ (cặp đôi hoặccặp ba), nhóm trung bình (4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn (8 đến 10 người trở lên).Tùy vào từng mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫunhiên hay có chủ định, được duy trì hay thay đổi từng phần của tiết học, được giaocùng nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau
Khi thực hiện nhiệm vụ trong thảo luận nhóm, nhóm tự bầu nhóm trưởng nếuthấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗi người một việc, các thành viên đều phải
Trang 9làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn Cácthành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đuavới các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tậpchung của cả lớp.
Để tổ chức một hoạt động theo hình thức thảo luận nhóm, GV cần tiến hànhcác bước như sau:
Bước 1: Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ): Chuẩn bị đề tài, mục tiêu bài hcojthông qua thảo luận nhóm, câu hỏi, hình thức trình abyf, vật dụng, thời gian cho thảoluận
- Nội dung thảo luận nhóm: là những câu hỏi, bài tập gắn với những tình huốngdạy học mang tính phức hợp và có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ, chia sẻ củanhiều học sinh để tìm các giải pháp và phương án giải quyết
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Chia nhóm theo yêu cầu nhiệm vụ, các nhóm tựphân công vị trí của các thành viên
- Trong quá trình thảo luận nhóm, giáo viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi,nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần
Bước 3: Trình bày kết quả: Đại diện các nhóm trình abyf kết quả, các thànhviên của nhóm có thể bổ sung thêm, hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên là người đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng
Chú ý: Khi các nhóm thảo luận, giáo viên không dừng lâu ở nhóm nào.
- Khi các nhóm trình bày, nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhómđều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các quan điểm mà khác với nhóm trước
Với các tác phẩm thơ hiện đại lớp 9, chúng tôi có áp dụng phương pháp thảoluận nhóm nhưng dưới dạng những bài tập, câu hỏi nhỏ:
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Ánh trăng”, phần đánh giá thông tin và nhận ra khuynh hướng tư tưởng của tác giả, học sinh làm việc theo 3 nhóm như sau:
- Mỗi nhóm tương ứng với một câu hỏi
- Thời gian làm việc của cá nhóm là 2 phút
- Phương tiện là phiếu học tập.
Câu 1 (Nhóm 1): Những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công cho bài
Trang 10chuyện, một lời tâm sự, một lời nhắc nhở mọi người: cần sống nhân nghĩa, thủychung, uống nước nhớ nguồn Đó cũng là đạo lý truyền thống của dân tộc
Cũng từ đó, học sinh nhận ra phong cách riêng của nhà thơ Nguyễn Duy: vớinhững vần thơ nhẹ nhàng, dung dị nhưng cũng đầy chất triết lý
Ví dụ 2: Khi dạy Đồng chí, sau khi học sinh đã khám phá các giá trị của văn bản, giáo viên có thể chia nhóm cho học sinh thảo luận theo nhóm theo các năng lực (TB, Khá, Giỏi) như sau:
Câu 1: Em hiểu như thế nào về tình đồng chí, sau khi học xong văn bản?
Câu 2: Tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm là “Đồng chí”?
Câu 3: Tại sao nói 3 câu cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí, có kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn?
Từ kết quả làm việc nhóm các em tự nhận ra phong cách thơ của Chính Hữu:
cô đọng, hàm súc, dư ba và khuynh hướng tư tưởng mà tác phẩm đề cập đến: ca ngợi tình đồng chí của những người lính chống Pháp.
Như vậy các nhiệm vụ giao cho các nhóm được phân chia theomức độ năng lực, tạo điều kiện cho các em trong lớp đều được tham gia làm việc
2.1.4 Hoat động 4: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Học sinh vận dụng những hiểu biết về văn bản đã học để đọc các loại văn bảnkhác nhau, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống yêucầu dùng đến hoạt động đọc hiểu Đó là việc vận dụng đọc văn bản khác ngoàichương trình, ngoài sách giáo khoa có cùng đề tài, chủ đề hoặc hình thức thể hiện đểcủng cố những hiểu biết và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
Ví dụ sau khi học xong tác phẩm thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải –
Ngữ văn 9 tập 2, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh vận dụng hiểu biết vềvăn bản để đọc và hiểu, cảm thụ về những câu thơ sau trong bài “Tiếng ru” của TốHữu:
“Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi”?
Học sinh phải cảm nhận được lý tưởng sống của 2 nhà thơ trên có nét tươngđồng: đều đề cập tới lối sống vì mọi người, đặt lợi ích chung của đất nước của dân tộclên trên lợi ích cá nhân, không tách mình khỏi cộng đồng, khỏi cuộc sống chung
Hoặc học sinh vận dụng kiến thức đọc hiểu từ văn bản thơ vừa đọc để bàn luận
về những vấn đề trong cuộc sống có thể giải quyết bằng sự học hỏi từ nội dung của
văn bản đã đọc hiểu Ví dụ cũng là từ lý tưởng sống của nhà thơ trong “Mùa xuân nho nhỏ”, hãy bàn luận về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay? Bài bàn
Trang 11luận đó có thể là lối sống tích cực như nhà thơ (phân tích lối sống tích cực của nhàthơ, đối chiếu với lối sống tích cực của đại bộ phận thanh niên ngày nay), có thể thấyđược mặt trái của lối sống tiêu cực của một phần nhỏ thanh niên: thiên về lối sốnghưởng thụ là chính, lười học, lười lao động
Hoặc cũng có thể yêu cầu học sinh đưa ra những giải pháp để giải quyết mộtvấn đề cụ thể từ việc vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu Cũng có thểcho học sinh tự rút ra bài học cuộc sống từ văn bản
Ví dụ 1: sau khi học xong văn bản thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, học sinh sẽ vận dụng những kiến thức đọc hiểu để giải quyết một vấn đề cụ thể: Mối quan hệ giữa bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với bếp lửa đời thường Trước
vấn đề đặt ra của tình huống này, học sinh có thể vận dụng bài đọc hiểu để giải quyếttheo nhiều cách khác nhau nhưng cần thấy được mối quan hệ giữa 2 hình ảnh trên:bếp lửa đời thường là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam, gợi sức sống
và tình cảm gia đình, sự bình yên, no ấm Bếp lửa trong thơ Bằng Việt ngoài những ýnghĩa trên, đó còn là hình ảnh gắn với bà, nó cũng giống bếp lửa củi rơm trong đờithực nhưng nó giúp ta cảm nhận rõ hơn về tình bà cháu, tình quê nồng ấm Từ bếplửa đời đến bếp lửa trong thơ Bằng Việt là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết
ơn và sức sống mãnh liệt
Ví dụ 2: Sau khi học xong văn bản “Bếp lửa”, giáo viên yêu cầu học sinh rút
ra bài học cuộc sống: Trong cuộc sống, con người dù có trưởng thành đến đâu cũng
không bao giờ được phép quên đi cội nguồn: ở đó có gia đình, có bà, có tuổi thơ, cóquê hương Đó chính là những hành trang không thể thiếu trên đường đời của mỗicon người, là chỗ dựa tinh thần, là nơi dù đi đâu ta cũng phải tìm về
Ví dụ 3: Từ hiểu biết về bài “Đồng chí”, hãy triển khai một đoạn văn theo luận đề: Những người đồng chí, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca Học sinh cũng vận
dụng hiểu biết một cách linh hoạt, miễn là đảm bảo các ý: Từ đời thật: là nhữngngười línhcó thực trong đời sống Họ xuất thân từ nông dân,từ những làng quê nghèo
xơ xác Nay họ tạm biệt gia đinh, quê hương vào chiến trường Đi vào thơ ca: Chínhhình ảnh giản dị, chân thực của họ đã làm nên chất thơ (nhà thơ không hề tô vẽ, màviết về họ một cách chân thực)
2.1.5 Hoạt động bổ sung: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm những văn bản
khác ngoài sách giáo khoa có cùng chủ đề với văn bản được học, để tự bổ sung thêmvốn hiểu biết cho bản thân, hoặc có thể vận dụng kiến thức của phần đọc hiểu của vănbản vừa học để đọc hiểu các văn bản ngoài sách giáo khoa đó
Ví dụ: Sau khi học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, học sinh tìm thêm những bài thơ khác cùng chủ đề người lính trong thời kì đó của tác giả khác hoặc của Phạm Tiến Duật Bài tập này có thể giao về nhà cho học