SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TRÊN LỚP ĐỐI VỚI BÀI “SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TRÊN LỚP ĐỐI VỚI BÀI “SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á” THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN
Người thực hiện: Hoàng Sỹ Việt
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử
Trang 2THANH HÓA, NĂM 2019
Trang 3MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4
2.2.1 Thuận lợi 4
2.2.2 Khó khăn 4
2.2.3 Kết quả của thực trạng 4
2.3 Tổ chức các hoạt động học trên lớp đối với bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” 5
2.3.1 Hoạt động tạo tình huống học tập 5
2.3.2 Hoạt động hình thành kiến thức 6
2.3.3 Hoạt động luyện tập 12
2.3.4 Hoạt động vận dụng và mở rộng 15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16
3.1 Kết luận 16
3.2 Kiến nghị 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 41 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gầm đây cùng với việc đổi mới chương trình và sách
giáo khoa, Đảng ta cũng rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” 1 Chính phủ cũng đề cập đến vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” 2
Khác với phương pháp dạy học truyền thống trước đây nhấn mạnh hoạtđộng dạy và vai trò của giáo viên Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướngphát triển năng lực học sinh lấy hoạt động học làm trung tâm và nhấn mạnh vaitrò của học sinh trong quá trình dạy học (dạy học là tổ chức các hoạt động họccho học sinh) Người giáo viên lịch sử với vai trò là người tổ chức, kiểm tra,định hướng, các hoạt động học của học sinh phải đầu tư thời gian, công sứcnghiên cứu từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh cụ thể, để có nhữngphương pháp, những cách thức tổ chức học tập phù hợp, giúp học sinh đạt kếtquả tốt nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, cũng như phải hình thành và rènluyện các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh để các em có thể thíchứng và giải quyết những vấn đề bức thiết nảy sinh trong cuộc sống xã hội
Trong thực tế do nhiều yếu tố học sinh chưa hứng thú với môn lịch sử, đặcbiệt là phần lịch sử thế giới thời cổ đại và trung đại Mỗi bài dạy đều có vị trí,vai trò quan trọng của nó song những bài lịch sử phần lịch sử thế giới thời cổ đại
và trung đại đưa vào chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, ban cơ bản,Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006 lại khá khó đối với học sinh, thậm chí giáoviên cũng không dễ dàng trong việc giảng dạy Trong khi kinh nghiệm giảngdạy tích lũy chưa nhiều, tư liệu tham khảo cũng hạn chế Thách thức đặt ra chongười giáo viên là tiến hành dạy các bài này như thế nào? Tổ chức các hoạt họctrên lớp ra sao để vừa gây được hứng thú cho học sinh, vừa giúp học sinh có thểnắm vững kiến thức bài học?
Trước thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy tôi thấy mình cần phải đổimới tổ chức hoạt động học ở trên lớp cho học sinh qua từng bài cụ thể để gópphần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử Với mong muốn tạo được sự hứngthú, tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học lịch sử, giúp các em nắmvững các kiến thức lịch sử khu vực Đông Nam Á thời cổ đại và phong kiến, hìnhthành và rèn luyện các năng lực, kĩ năng cần thiết qua bài học Vì vậy, tôi đã
mạnh dạn đề xuất sáng kiến: Đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp đối với
bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” theo hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường THCS và THPT Nghi Sơn.
1 Được tham khảo từ TLTK số [5]
2 Được tham khảo từ TLTK số [4]
1
Trang 51.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đổi mới tổ chức hoạt động học trên
lớp trong phạm vi một bài của chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, ban
cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006, đó là bài 8: “Sự hình thành và phát
triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” theo hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường THCS và THPT Nghi Sơn.
- Để thử nghiệm đề tài tôi chọn 2 lớp 10: lớp 10A4 và lớp 10A6 trườngTHCS và THPT Nghi Sơn, năm học 2018 - 2019
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận, thực tiễn
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp khảo sát, đối chiếu, so sánh, thống kê, phân loại
Trang 62 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận
Trong dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh Tiến trình tổ chức
của mỗi bài học được tổ chức theo các bước sau: Hoạt động tạo tình huống họctập (hoạt động khởi động); hoạt động hình thành kiến thức; hoạt động luyện tập;hoạt động vận dụng; hoạt động tìm tòi, mở rộng
Quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể đượcthiết kế và thực hiện linh hoạt Trong một số trường hợp các hoạt động có thểkết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động tùy theo từng bài học
Trong mỗi bài học lại được thiết kế thành nhiều hoạt động học khác nhau.Trong đó, mỗi hoạt động học có thể sử dụng một kĩ thuật dạy học tích cực nào
đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước sau: Chuyển giao nhiệm
vụ học tập; tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả; đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực học sinh:
“Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên Hành động học của học sinh với tư liệu dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức…Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học
và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh Dựa trên tư liêu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng
sự trao đổi tranh luận của học sinh với nhau” 3
Mặt khác, chúng ta thấy nếu như chương trình giáo dục định hướng nộidung trước đây quan tâm đến việc học sinh học được cái gì (tức là dạy học theođịnh hướng đầu vào chỉ chú trọng truyền thụ tri thức cho người học), thì chươngtrình giáo dục định hướng năng lực lại quan tâm học sinh làm được cái gì quaviệc học (tức là dạy học định hướng kết quả đầu ra, dạy cách học, cách vận dụngkiến thức, rèn luyện kĩ năng hình thành năng lực và phẩm chất cho người học:
“Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn
bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức” 4
Như vậy, việc đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp cho học sinh tức làhọc sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập lịch sử do giáo viên tổ chức
và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải
3 Được tham khảo từ TLTK số [3]
4 Được tham khảo từ TLTK số [2]
3
Trang 7thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Thông qua nhữngtình huống quan sát, thảo luận, học sinh được giải quyết các vấn đề theo cáchsuy nghĩ của mình, từ đó không những nắm được kiến thức mới mà còn nắmđược phương pháp, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng đó, được bộc lộ và phát huytiềm năng sáng tạo của mình.
Đối với bài 8 “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông
Nam Á” Trong quá trình tổ chức hoạt động học trên lớp giáo viên phải sử dụngnhiều kỹ thuật và phương pháp dạy học, kết hợp với sử dụng công nghệ thôngtin để phát huy được sự hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh trong quátrình học tập, giúp sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản của bài mà cònhình thành được những năng lực và kĩ năng cần thiết
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Thuận lợi
- Về phía bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông
Nam Á”:
+ Đây là một bài nằm trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, ban
cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006 Bài gồm có 2 mục
+ Bài học tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á thời kì cổ đại và phong kiến,trong đó Việt Nam chúng ta là một nước trong khu vực nên nhiều nét tươngđồng với các nước khác
- Về phía học sinh: Học sinh cũng đã có một vốn hiểu biết nhất định về lịch
sử và văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á, do Việt Nam cũng lànước trong khu vực nên có nhiều nét tương đồng Ngoài ra, các em còn biết đếnkhu vực Đông Nam Á qua sách, báo, truyền hình: ví dụ Đại hội thể dục thể thaocủa các nước Đông Nam Á (Sea Games), điều này tạo thuận lợi cho học sinhtrong quá trình tìm hiểu bài học
- Về phía giáo viên: Bản thân tôi luôn yêu thích, say mê, tâm huyết vớinghề Trong mỗi bài giảng lịch sử tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để cóđược những phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao cho học sinh
2.2.2 Khó khăn
- Về phía bài học: Bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở
Đông Nam Á” chỉ gồm có 2 mục nhưng đòi hỏi phải có kiến thức rộng, giáoviên lại phải biết chọn lọc các sự kiện cơ bản để học sinh vừa nắm được nhữngnét chung và những nét riêng của các quốc gia trong khu vực, thể hiện được sự
“thống nhất trong đa dạng”của khu vực Đông Nam Á
- Về phía học sinh: Nhiều em học sinh coi môn lịch sử là môn phụ nênkhông hứng thú, say mê, tìm tòi trong quá trình học tập
- Về phía nhà trường: phòng học trang bị máy chiếu còn ít, quá trình tổchức các hoạt động học kết hợp các phương tiện hiện đại còn gặp nhiều khókhăn, sự phát huy tính tích cực ở học sinh còn hạn chế
2.2.3 Kết quả của thực trạng
Năm học 2018 – 2019, tôi dạy lớp 10A6 (Sĩ số lớp 40 học sinh) trườngTHCS và THPT Nghi Sơn Sau tiết học, tôi nhận thấy học sinh chưa hứng thú,chưa tích cực, nhiều em chưa nắm chắc được kiến thức bài học, việc vận dụng
Trang 8của học sinh từ bài học vào thực tiễn chưa cao Đặc biệt chưa có thói quen tựhọc, giờ học chưa được sôi nổi Tôi tiến hành kiểm tra 15 phút vào kiến thức đãhọc trong bài Kết quả, số lượng bài điểm kém, yếu, điểm trung còn nhiều, điểmkhá và giỏi còn khiêm tốn
Kết quả cụ thể như sau :
Từ thực trạng trên, để quá trình học tập đạt hiệu quả hơn, tôi đã tìm tòi
nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp đối với bài “Sự
hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” để tạo hứng thú,khơi gợi tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
2.3 Tổ chức các hoạt động học trên lớp đối với bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á”
2.3.1 Hoạt động tạo tình huống học tập
- Giáo viên sử dụng hình ảnh một số công trình kiến trúc nổi tiếng của một
số nước Đông Nam Á (giáo viên không đề tên công trình kiến trúc) để huy độngkiến thức học sinh đã biết về khu vực này, nhằm tạo cầu nối và gợi hứng thú, sự
tò mò tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á
Khu đền tháp Bôrôbuđua (Inđônêxia) Ăngcovát (Campuchia )
Chùa Một Cột (Việt Nam) Chùa Vàng ở Mianma 5
- Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi cho cả lớp: Những hình ảnh trên gợicho em liên tưởng tới các nước khu vực nào? Em có ấn tượng gì về khu vực đó?
- Qua quan sát hình ảnh, học sinh nhận diện, kể tên được các công trình kiếntrúc nổi tiếng của một số nước ở khu vực Đông Nam Á như: khu đền thápBôrôbuđua (Inđônêxia), Ăngcovát (Campuchia), chùa Một Cột (Việt Nam),chùa Vàng ở Mianma, nêu được một vài hiểu biết về các công trình này và nétnổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á
5 Được tham khảo từ TLTK số [7]
5
Trang 9- Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn dắt: Từ những thế kỉ đầu Công
nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; Cácvương quốc cổ ở Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển như thế nào?Các quốc gia phong kiến ở khu vực này được xác lập và phát triển ra sao?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời những câu hỏi trên
đã tìm hiểu trước ở nhà để trả lời một số vấn đề sau đây:
+ Nêu vài nét khái quát về khu vực Đông Nam Á về vị trí địa lí, diện tích,dân số, số quốc gia hiện nay?
+ Nêu những nét chung về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? + Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì đối với
sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?
: Tên vương quốc cổ MÔ-GIÔ-PA-HÍT: Tên quốc gia phong kiến
6
Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh cả lớp quan sát lược đồ, kếthợp với kiến thức sách giáo khoa và kiến thức của bản thân học sinh thu thậpđược ở nhà, suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên
Phù Nam
Trang 10- Báo cáo sản phẩm: Giáo viên gọi một học sinh lên bảng kết hợp sử dụnglược đồ trả lời câu hỏi trên, các em khác bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá phần trả lời của học sinh.Sau đó giáo viên bổ sung, chốt vấn đề:
+ Khu vực Đông Nam Á có diện tích 4,5 triệu km², hiện nay gồm 11 nước,dân số: hơn 640 triệu người (2017), có vị trí địa lý rất trọng
+ Đông Nam Á là khu vực khá rộng, song bị phân tán, chia cắt bởi nhữngdãy núi, rừng nhiệt đới và biển
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn
+ Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển(đặc biệt là cây lúa nước), tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện thuậnlợi cho sinh sống và sản xuất của con người, vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưubuôn bán, hợp tác với các nước khác…
+ Khó khăn: thường xuyên bị bão, lũ lụt, trong lịch sử thường bị các thế lựcngoại xâm bên ngoài nhòm ngó, xâm lược
* Hoạt động 2 Tìm hiểu điều kiện, quá trình ra đời và nguyên nhân sụp đổ của vương quốc cổ ở Đông Nam Á (Làm việc theo cặp đôi)
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành các cặp đôi và yêu cầucác cặp đôi sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo khoa (đọc sách giáokhoa trang 46), kết hợp với quan sát “Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại
và phong kiến”(giáo viên chiếu lên máy chiếu), kết hợp với kiến thức đã đượchọc phần Ấn Độ và kiến thức bài mới học sinh thu thập trong qua trình chuẩn bịtrước bài mới ở nhà để giải quyết một số vấn đề trong phiếu học tập sau đây:
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:
Lớp:
Học sinh các cặp đôi giải quyết một số vấn đề sau:
1 Nêu điều kiện về kinh tế và văn hóa dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?