1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học tích hợp môn lịch sử bài sự hình thành và phát triển của các vương quốc chính ở đông nam á

30 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 10,69 MB

Nội dung

Trong dạy học lịch sử việc vậndụng kiến thức liên môn với môn Văn học, Địa lý, GDCD, một số môn khoa học tự nhiên và ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

ĐỊA CHỈ: 48 HÙNG VƯƠNG – PLEIKU - GIALAI SĐT:0593824380

- Năm học: 2015 – 2016

Trang 2

-PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên dự án dạy học: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP – MÔN LỊCH SỬ

CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á

Lớp 10 - Năm học 2015 - 2016

2 Mục tiêu dạy học:

Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý củatoàn xã hội Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi - những giáo viên dạy môn Lịch sử luôntrăn trở về việc dạy của mình Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao

để các em học sinh yêu thích môn Lịch sử và học môn Lịch sử ngày càng có hiệu quảhơn

Phương pháp giáo dục hiện nay là phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, họcphải đi đôi với hành, kiến thức phải gắn liền với thực tế của đời sống xã hội Tuy nhiên,đối với môn Lịch sử nặng về lí thuyết, sự kiện, mà lí thuyết, sự kiện đó có thể nói đãđược cung cấp khá đầy đủ trên mạng, mặt khác học sinh lại xem là môn phụ nên học mộtcách qua loa, thậm chí có em không học Vì vậy, giờ học lịch sử có thể nói không còn làhứng thú đối với học sinh Chính vì thế, mỗi giáo viên giảng dạy môn Lịch sử cần phảitạo ra những giờ học cuốn hút học sinh, khiến học sinh say mê với giờ học, môn học Bộmôn Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, quanđiểm của học sinh Đây là môn học giới thiệu những kiến thức cơ bản về các môn khoahọc nói chung và khoa học xã hội nói riêng, quan trọng nhất là hình thành nhân cách củacon người Vì vậy, khi dạy môn Lịch sử ở Trường trung học phổ thông là chúng ta đangtrang bị cho các em những kiến thức cơ bản, toàn diện của người công dân để các em cóđược những hành trang tiến lên phía trước

Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử Đồng thời phát huy hơnnữa, hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tíchhợp Đó là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay Trong dạy học lịch sử việc vậndụng kiến thức liên môn với môn Văn học, Địa lý, GDCD, một số môn khoa học tự nhiên

và ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Giúp chokiến thức lịch sử ít nhiều không còn biệt lập, khô cứng với kiến thức của các môn họckhác từ đó học sinh học Lịch sử với niềm say mê, hứng thú Đồng thời, giúp các em hìnhdung được một cách chân thực, sinh động về lịch sử đã diễn ra như thế nào Qua đó, đánhgiá nhận định lịch sử một cách chân thực, khách quan hơn và quan trọng hơn cả là vậndụng kiến thức lịch sử giải quyết, xử lí tình huống hiện tại, trang bị kỉ năng sống, truyềnlửa, tiếp sức cho các em trong bước đường tương lai

Trang 3

Để đạt được điều đó, tôi chọn bài “Sự hình thành và phát triển của các vương

quốc chính ở Đông Nam Á” Lịch sử lớp 10 (ban cơ bản) để tích hợp với các môn Ngữ

văn, Địa lý, GDCD, Sinh học, Toán học Chắc chắn sử dụng phương pháp này, tiết học

sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra, học sinh sẽ thấy môn Lịch sử thú vị, sinh động, thiếtthực hơn

2.1 Kiến thức:

2.1.1 Kiến thức bộ môn Lịch sử:

- Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện địa lí – dân cư khu vực Đông Nam Á

- Sơ lược các giai đoạn phát triển lịch sử của khu vực ĐNA

- Một vài nét nổi bật trong tiến trình lịch sử và văn hoá của khu vực ĐNA

2.1.2 Kiến thức các bộ môn tích hợp:

- Môn Ngữ văn: Nắm được đặc điểm của văn học Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông

Nam Á thời cổ đại, thời phong kiến (Lớp 10/Bài 6: “Đặc trưng thể loại văn học dân

gian”; Bài 7: “Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)”; Bài 13: “Ra-ma buộc tội” (trích Ra-ma-ya-na); ).

- Môn Địa lý: Xác định được khu vực ĐNA trên bản đồ thế giới và vị trí địa lí của các

quốc gia ĐNA trên bản đồ hành chính ĐNA (Lớp 6/Bài 4: “Phương hướng trên bản

đồ”) Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, cư dân, văn hóa khu vực ĐNA (Lớp 8/Bài 17:

“Hiệp hội các nước ĐNA”; Lớp 10/Bài 12: “Sự phân bố khí áp một số loại gió chính”).

- Môn Sinh học: Nắm được đặc điểm sinh thái của cây lúa nước, cây ăn quả Tác hại của

việc phá vở môi trường sinh thái (Lớp 9/ bài 41: “Môi trường và các nhân tố sinh thái”).

- Môn Mĩ thuật: Quan sát đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma) và khu đền tháp Bô-rô-bu-đua

(In-đô-nê-xi-a) rút ra đặc điểm chung và nét riêng độc đáo của mỗi công trình kiến trúc

- Môn Giáo dục công dân: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trong quá trình hội nhập với thế giới Hiểu được trách nhiệm

bảo vệ di sản văn hóa của mỗi công dân (Lớp 7/Bài 15: "Bảo vệ di sản văn hóa"; Lớp 9/Bài 6: “Hợp tác cùng phát triển”; Lớp 10/Bài 14: "Công dân với sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ Quốc").

2.2 Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ địa lí hành chính ĐNA để phân tích điều kiện tựnhiên, xác định vị trí địa lí của mỗi nước trong khu vực

- Kỹ năng lập bảng niên biểu các thời kỳ lịch sử của các quốc gia ĐNA

- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích, so sách, đánh giá sự kiện lịch sử

Trang 4

- Kỹ năng khai thác các kênh hình trong SGK và các kênh hình liên quan đến chuyên đề.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để nhận định lịch sử

- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet

- Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm

- Có khả năng thích nghi và hòa nhập, áp dụng các kỹ năng tư duy khoa học và tư duyphản biện trong công tác thực hành và nghiên cứu sau này

- Kỹ năng sống: Kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thể hiện sự mạnh dạn, tự tin Từ

đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực vận dụng những kiến thức của cácmôn học trên đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn

2.3 Thái độ:

- Lịch sử:

+ Giáo dục cho học sinh lòng tự hào của dân tộc; có thái độ đúng đắn, tích cực trong việc

thể hiện lòng tự tôn dân tộc, nhất là trong tình hình biển Đông của nước ta hiện nay.+ Giúp HS hiểu được tính chất tương đồng về địa lí, lịch sử, văn hoá, sự gắn bó lâu đờicủa các dân tộc ở Đông nam Á Từ đó, giáo dục các em về ý thức đoàn kết và trân trọngnhững giá trị lịch sử

- Ngữ Văn: Giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa văn học của các nước Đông Nam

Á và sự ảnh hưởng ở mức độ nhất định của văn học bên ngoài khu vực

- Địa lý: Học sinh biết được vị trí địa lí, tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á; Giúp

các em nhớ lại điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, cư dân của khu vực Đông Nam Á

- Sinh học: Giáo dục HS hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của

môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội; nâng cao ý thức, tráchnhiệm trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ biển; lên án những hành vi xâmhại, tàn phá, hủy hoại môi trường

- Mĩ thuật: Bồi dưỡng khả năng cảm thụ giá trị nghệ thuật Qua đó, không ngừng phát

huy khả năng sáng tạo để có những đóng góp văn hóa giá trị cho nhân loại

- Giáo dục công dân: Giáo dục học sinh vai trò và nghĩa vụ của công dân đối với đất

nước; tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năngcủa bản thân; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệquê hương, đất nước; trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và bảo tồn những gisản văn hóa của nhân loại

3 Đối tượng dạy học

- Học sinh lớp 10c1, 10c5a, 10c5b trường THPT Chuyên Hùng vương – Gia Lai

+ Số lượng: 104 em - Nam: 40 Nữ: 64

+ Khối lớp: 10

- Kết quả xếp loại học lực của học sinh vào lớp 10, năm học 2015 - 2016

Trang 5

Đa số học sinh đạt học lực giỏi, nên rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và xử lý thông

tin Vì thế, cách dạy học tích hợp đã lôi cuốn các em vào các hoạt động đội nhóm, các tròchơi kiến thức, khả năng tư duy giải quyết vấn đề tốt, suy nghĩ sáng tạo, logic, khả năngđưa ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, cách phân tích – xử lý thông tin và quantrọng là sau tiết học tâm trạng các em rất thoải mái để chuẩn bị cho môn học tiếp theo

* Khó khăn:

+ Như trên đã nêu, phần lớn HS trong lớp đều xếp loại học tập giỏi nên theo đặc thù bộmôn, theo xu thế của xã hội, môn Lịch sử đang bị mất dần vị thế của nó Các bậc phụhuynh luôn hướng con mình đến mục đích chính là đậu vào các trường KHTN như: Y,Dược, Bách khoa Đầu tư toàn bộ thời gian cho các môn tự nhiên, các em không cònthời gian chú ý đến bộ môn Lịch sử Vì thế công tác chuẩn bị cho tiết học Lịch sử của họcsinh thường là sơ sài hoặc chỉ để đối phó

+ Bài dạy tích hợp liên môn yêu cầu giáo viên phải có kiến thức tổng hợp, phải biết nhạybén khi xử lý thông tin phản hồi Lớp học đa số là học sinh giỏi, sự nhanh nhạy, thôngminh của các em là áp lực yêu cầu giáo viên phải nỗ lực không ngừng, từ khâu tự bồidưỡng nâng cao trình độ và tay nghề, đến lòng tận tụy, yêu nghề trong soạn bài

và khi lên lớp truyền đạt cho học sinh

+ Đối tượng học sinh là lớp 10 nên dạy học liên môn cũng khó khăn, các em còn bở ngở

với chương trình THPT, kiến thức các môn khoa học khác ở THCS cũng còn chưa sâu,

nhiều kiến thức các em cũng không còn nhớ Vì vậy, việc dạy học bằng phương pháp liênmôn cũng bị hạn chế

4 Ý nghĩa của dự án:

4.1 Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học

- Việc sử dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp sẽ giúp học sinh hiểu được sâu sắc vềcác sự kiện lịch sử, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội

- Việc sử dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết củamình ở nhiều môn học khác HS biết đặt các khái niệm đã học trong từng môn học cũngnhư giữa các môn học khác nhau, như vậy các em đã thực sự làm chủ được kiến thức

- Đặc biệt từ việc nhận định lịch sử thông qua việc vận dụng tích hợp các kiến thức liênmôn sẽ tạo nên những gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của họcsinh, sẽ đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc trong nhiều chủ đề theo hướng dẫncủa Bộ GD & ĐT

- Với việc dạy học theo chủ đề tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xãhội Phương pháp dạy học này chú trọng tập dợt cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹnăng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giảiquyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp

Trang 6

- Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn làngười truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học củahọc sinh cả ở trong và ngoài lớp học Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện

và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học Như vậy, dạy học theo cácchủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liênmôn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩnăng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện naythành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp Thế hệ giáoviên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo

ở các trường sư phạm

Như vậy, Dự án này đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học,phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh Giúp người giáo viên kiểm trađánh giá được năng lực học tập của học sinh, thái độ học tập của học sinh để từ đó thúcđẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh

Tuy nhiên trong quá trình vận dụng kiến thức liên môn, chúng ta cần tránh: Khôngnhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên các cụ thể chi tiết, chỉ nhớcách làm, cách xử lý vấn đề, giúp học sinh tự học, tự khám phá, kích thích sáng tạo

4.2 Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống

Chọn bài "Sự hình thành và phát triển của các vương quốc chính ở Đông Nam Á"

để dạy học tích hợp liên môn, ngoài việc cố gắng đạt được những mục tiêu về kiến thức,

kĩ năng và thái độ, chúng tôi còn mong muốn dự án có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễnđời sống, đó là học sinh sẽ có được những tri thức và kĩ năng sống phù hợp trong tươnglai Cụ thể:

- Có kiến thức và thái độ đúng đắn đối với môn Lịch sử

- Giáo dục tinh thần yêu nước, thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc gìn giữ, bảo tồncác giá trị lịch sử, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội

- Có kĩ năng chuyên môn và thực hành nghề nghiệp trong tương lai

- Có khả năng thích nghi và hòa nhập với những môi trường nghề nghiệp công tác xã hội,phát triển cộng đồng có tính đa dạng về văn hóa và dân tộc

=> Dự án này tuy chưa lớn nhưng đây là một trong những phương pháp hay và tích cựcphù hợp với mục đích của giáo dục phổ thông hiện nay là phải đào tạo những con ngườiphát triển toàn diện, chủ động, năng động, sáng tạo, có năng lực hành động, kỹ năng thíchứng cao, khả năng giao tiếp tốt, năng lực hợp tác, năng lực tự khẳng định mình để phùhợp với yêu cầu của đất nước, của thời đại

5 Soạn bài dạy học tích hợp

cổ ĐNA

Hiểu được điềukiện tự nhiênĐông Nam Á cóthuận lợi và khókhăn gì cho sự

So sánh lịch sửhình thành vàphát triển của cácquốc gia ĐNA có

gì giống và khác

Vận dụng kiến thức bài học đê khẳng định chủ quyền của các quốc gia ĐNA ở

Trang 7

cổ ở ĐNA phát triển kinh tếvà lịch sử của

khu vực

với TQ Qua đórút ra vì sao có

sự giống và khácđó

biển Đông Từ

đó, lên án những hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc hiện nay ở biển Đông

Giải thích đượcnhững đặc điểm

cơ bản của từnggiai đoạn tronglịch sử hìnhthành và pháttriển của cácquốc gia phongkiến ĐNA, đặcbiệt là làm sáng

tỏ những biểuhiện về sự pháttriển thịnh đạtcủa các quốc giaphong kiến ĐôngNam Á từ thế kỉ

X đến 1/2 XVIII

So sánh các giai đoạn đoạn về lịch sử hình thành và phát triển của khu vựcĐNA với Trung Quốc

- Rút ra nhận xét

và ý nghĩa củanội dung bài học

- Liên hệ: tổ chức liên kết khuvực

lớn nhất ĐNA hiện nay (thời gian thành lập, trụ sở, số lượng….)

5.2 Thiết bị dạy học và học liệu

a Thiết bị dạy học

* Giáo viên:

- Một số bài viết, sách:

+ 100 câu hỏi – đáp về biển, đảo (NXB Thông Tin và truyền thông, 2013)

+ SGK và SGV Lịch sử 10 (cả nâng cao và cơ bản)

+ Các bài báo mạng: “UNESCO vinh danh bằng chứng Hoàng Sa của Việt Nam”, “Thựctrạng đóng quân của các nước”,…

- Tư liệu về các môn liên quan đến bài học: Văn học, Địa lý, GDCD,

- Máy tính, máy chiếu, video về một số hành động xâm lấn Biến Đông của TQ.

- Lược đồ châu Á, các quốc gia cổ ĐNA và bản đồ hành chính khu vực ĐNA hiện nay

- Một số tranh ảnh khai thác trên Internet được thể hiện qua bài giảng PowerPoint

- Phiếu học tập cho học sinh, phấn, bảng phụ, thước kẽ, nam châm…

* Học sinh:

- SGK môn Lịch sử, vở ghi chép, bảng phụ, bút dạ ghi nội dung thảo luận nhóm

- Tìm hiểu một số vùng kinh tế trọng điểm của các quốc gia phong kiến ĐNA.

- Tìm hiểu về 2 quân thể kiến trúc trong SGK, trang 48,49

Trang 8

- Tìm hiểu về những hành động xâm lấn biển Đông thời gian gần đây của Trung Quốc

b Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của dự án:

- Công nghệ thông tin được đưa vào trong dự án chủ yếu là phần mềm Powerpoint, phần mềm Violet để tạo các hiệu ứng đặt ra các câu hỏi, đưa ra đáp án và âm thanh sôi

động cho mỗi đáp án đúng nhằm cổ vũ tinh thần tích cực cho người học

- Sử dụng phần mềm Powerpoint để khai thác tranh ảnh, vẽ biểu đồ, minh họa dẫn hứnglàm sáng tỏ nội dung

6 Tiến trình tổ chức dạy học

6.1 Kiểm tra bài cũ: Liên hệ trong bài học

6.2 Giới thiệu bài mới

Những bài trước các em đã tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc, Ấn Độ thời phong kiến.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử của các vương quốc chính ở ĐNA Vậycác vương quốc chính ở ĐNA đã hình thành và phát triển như thế nào ? Trong quá trình

đó có những nét nổi bật gì về lịch sử và văn hóa, cũng như những khó khăn họ phải đốimặt ? Chúng ta sẽ làm rõ điều đó trong buổi học hôm nay

6.3 Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

Hoạt động 1 (cá nhân): Nêu

định vị trí, tên gọi của 11

quốc gia ĐNA hiện nay.

Giới thiệu: Vị trí của khu vực

- Quan sát, lắng nghe, địnhhướng nội dung và mụctiêu cần đạt về: kiến thức,

kĩ năng, thái độ

1 Sự ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNA

Trang 9

ĐNA hiện nay (Slide 2)

Hỏi: Hiện nay ĐNA có bao

nhiêu quốc gia ?

Hỏi (liên môn địa lí): Qua lược

đồ (Slide 2) hãy kể tên và xác

định vị trí địa lí của các quốc

Hỏi: Điều kiện hình thành quốc

gia cổ thường gồm những yếu

tố nào ?

Phát phiếu học tập: 1 phiếu/2

em, yêu cầu HS quan sát phụ

lục 1 (slide 4), điền thông tin từ

Trả lời: 11 quốc gia

Lắng nghe bạn trả lời, ghinhớ

- Một HS lên kể tên và chỉtrên lược đồ vị trí 11 quốcgia ĐNA hiện nay trênSlide 2

Trả lời: Việt Nam, Lào,

Campuchia, Thái Lan,Mianma, Inđônêxia,Brunây, Singapo, Philipin,Đôngtimo, Malaixia

Trả lời: Điều kiện tự

nhiên, trình độ kĩ thuật,kinh tế, văn hóa

Hổ trợ GV phát phiếu họctập; quan sát phụ lục 1,điền thông tin vào phiếuhọc tập từ 14

Đại diện một nhóm đọc kếtquả, nhóm khác nhận xét

bổ sung

Chỉnh sửa kết quả phiếuhọc tập theo đáp án củagiáo viên (Slide 5)

Trả lời: thời đồ đá

Trả lời: dấu tích di cốt

- Điều kiện hình thành:

(Slide 5)

Trang 10

5 Thời gian

6 Quy mô

7 Tên VQ, địa bàn

Nhận xét, kết luận: (Slide 5)

Hỏi: Tại khu vực ĐNA con

người có mặt từ khi nào ?

Hỏi: Căn cứ vào đâu để khẳng

định con người có mặt ở đây từ

thời đồ đá ?

Hỏi: Vì sao con người lại xuất

hiện ở đây sớm ?

Hỏi: Vì sao điều kiện hình

thành vương quốc cổ ĐNA lại

dựa trên kĩ thuật đồ sắt ?

Hỏi: Vì sao kinh tế chính là

nông nghiệp lúa nước ?

Hỏi (liên môn địa lí): Bằng

kiến thức môn địa lí lớp 10 bài

8, hãy cho biết đặc điểm của

gió mùa ?

Hỏi: Văn hóa bản địa ĐNA có

người tối cổ tìm thấy ởInđônêxia, công cụ đá VN

Trả lời: Cảnh quan đa

dang, nguồn sống dồi dào

Trả lời: Vì đất đai phân

tán, chia cắt núi, biển, rừngnhiệt đới, nên đến thời đồsắt mới có tác dụng lớn ->

nhà nước mới hình thành

Trả lời: khí hậu gió mùa

thuận lợi nông nghiệp

Trả lời: Gió thổi theo mùa,

mùa đông và mùa hạ, đông

từ lục địa và hạ từ biểnvào, gió thường kèm theomưa rất thuận lợi cho việctrồng cây lúa nước

Trả lời: Văn hóa nông

nghiệp lúa nước – “vạn vậthữu linh”

Trả lời: Vì thương nghiệp

đường biển rất phát triển

Stt

Tiêu chí Nội

dung

1 ĐKT N

Thuận lợi

- Cảnh quan đa dạng  nguồn sống dồi dào Gió mùa

 kèm mưa.

Có biển  giao thông biển dễ dàng.

Khó khăn

Đất đai phân tán.

2 Trình độ kĩ thuật

Đồ sắt

3 Kinh tế Nghề chính

là nông nghiệp lúa nước + TCN + TN biển

4 Văn hóa Bản địa +

Ấn Độ +

TQ

Trang 11

đặc điểm như thế nào ?

Hỏi: Vì sao các vương quốc cổ

ĐNA chịu ảnh hưởng văn hóa

Yêu cầu: HS đổi phiếu học tập,

nhóm trên và nhóm dưới đổi

cho nhau

Nhận xét, kết luận: (Slide 7)

kiểm tra phiếu học tập 1 số

Trong quá trình giaothương các thương nhân

Ấn mang văn hóa Ấn Độđến khu vực ĐNA (Phậtgiáo, chữ viết)

Trả lời: Vì gần biền, trên

biển (Đông)

Điền thông tin vào phiếuhọc tập mục 5,6,7 Cử 1đại diện đọc kết quả

Một HS lên bảng chỉ vị trímột số vương quốc cổ tiêubiểu (Slide 7)

Trang 12

nhóm, tuyên dương các nhóm

điền thông tin chính xác

Yêu cầu: Một HS lên bảng chỉ

vị trí của một số vương quốc cổ

(Slide 7)

Hoạt động 5 (cá nhân): So

sánh sự hình thành vương

quốc cổ ĐNA với sự hình

thành quốc gia cổ phương

Đông.

Hỏi: Quan sát lược đồ (Slide 8)

hãy so sánh sự hình thành các

vương quốc cổ ĐNA với sự

hình thành quốc gia cổ phương

Đông (Trung Quốc) về thời

gian, quy mô, địa bàn có gì

giống và khác? Vì sao có sự

giống và khác nhau đó ? Gợi ý:

1 Giống như thế nào ? vì sao ?

- Khác: Ra đời muộn hơn(SCN), quy mô nhỏ hơn,địa bàn vừa ven sông, vừaven biển đông và cả trêncác hòn đảo ở biển đông

Vì khác nhau về địa lí, địahình

Trả lời: Địa lí Trung Quốc

nằm ở biển Thái Bình

Trang 13

Hỏi: Quan sát lược đồ “các

quốc gia cổ đại” và lược đồ

“các quốc gia ĐNA cổ đại và

phong kiến” (Slide 8) Hãy xác

định sự khác biệt về vị trí địa lí

của các vương quốc cổ ĐNA so

với Trung Quốc

Kết luận: Như vậy, chủ quyền

của các quốc gia ĐNA trên

biển Đông đã được xác lập từ

thời cổ đại (chủ nhân cổ, giao

thường trên biển)

Yêu cầu: các nhóm báo cáo câu

hỏi đã chuẩn bị trước ở nhà

Nhóm 1: (1 phút 30 giây) Nêu

những hoạt động của Trung

Quốc trong những năm gần đây

ở Biển Đông ?

(HS đã chuẩn bị trước)

Nhận xét và kết luận: Những

hành động đó đã cho thấy rõ

âm mưu bành trướng Biển

Dương, còn các quốc gia

cổ ĐNA nằm ở gần biểnĐông và trên biển Đông

Nhóm 1 báo cáo:

- Chiếm giữ quần đảoHoàng Sa (1974) và 1 sốđảo Trường Sa, thành lậpthành phố Tam Sa

- Đưa giàn khoan 981 vàosâu trong lãnh hải và thềmlục địa Việt Nam

- Thực hiện cải tạo các đảo

đá (đảo Chữ Thập) thànhđảo nhân tạo: Đường băng,bến cảng… Đây là bước đilâu dài và hết sức nguyhiểm: Khống chế thương

Trang 14

Đông và khống chế con đường

hàng hải quốc tế quan trọng đi

qua Biển Đông của Trung

Quốc

Yêu cầu: HS quan sát kĩ các

bản đồ: “Các quốc gia cổ đại

phương Đông”; “ĐNA thời

vương quốc cổ và phong kiến”

(Slide 8); “Bản đồ Trung Quốc

của nhà địa lý người Hà Lan

vẽ năm 1695"; “Trung Hoa bưu

chính dư đồ” (1919) “Bản đồ

các nguồn nhiên liệu và năng

lượng xuất bản tại Mỹ năm

1975” (Slide 9), Tuyên bố

Đường chín đoạn của Trung

Quốc ở Biển Đông so với

những khu đặc quyền kinh tế

200 hải lý cho mỗi quốc gia

theo quy định của Công ước

Liên Hiệp Quốc về Luật biển

bao gồm các đảo đang có tranh

mại và toàn bộ tình hìnhBiển Đông

là vi phạm luật pháp vàcông ước quốc tế về luậtbiển (1982)

- Phẩn nộ, kiên quyết lên

Trang 15

chấp (Slide 10) Những hành

động của TQ trên bãi đá Chữ

Thập thuộc quần đảo Trường

Sa của Việt Nam (Slide 10)

Các nhóm thảo luận: Em có

nhận xét gì về yêu sách đường

lưỡi bò 9 đoạn và những hoạt

động của Trung Quốc ở Biển

Đông hiện nay? Hãy cho biết

thái độ của em về những hành

động trên của Trung Quốc

Nhóm 2 (Liên môn sinh học

-1 phút 30 giây): Giới thiệu

Slide 11 (Hành động xây đảo

của TQ tại bãi đá Chữ Thập)

Những hành động của Trung

Quốc ở biển Đông trong thời

gian gần đây tác hại đến môi

trường như thế nào ?

hô ở Trường Sa là nơi các loài

cá ở Biển Đông được sinh ra trước khi theo thủy triều phát tán đến các vùng biển ven bờ Philippines, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia Nhà sinh học biển người Mỹ John McManus, đã gọi quần đảo Trường Sa là “ngân hàng tài nguyên sinh vật” Hành động phá hủy san hô này  phá hỏng cân bằng sinh thái  đe dọa đến nguồn sống duy nhất của hàng triệu ngư dân trong khu vực.

Trả lời: Các nước ĐNA cần đoàn kết hơn nửa để chặn đứng những hành động xâm lược trắng trợn, thô bạo của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày đăng: 10/02/2017, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w