Mục đích nghiên cứu đề tài Với mục tiêu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng “,tác giả luận văn đã phân tích thực tr
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Quản lý kinh tế- Khoa sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Trong quá trình làm luận văn bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong điều kiện vừa học vừa công tác tôi đã nhận được ý kiến đóng góp từ các thành cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS TS Nguyễn Hồng Vân người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa sau đại học và các thầy
cô giáo trong khoa Kinh tế, Khoa Quản trị - Tài chính, Ban giám hiệu – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo chi nhánh Cảng Tân Vũ – công
ty cổ phần Cảng Hải Phòng, các phòng ban, các bạn đồng nghiệp đã động viên khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn
Song với thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khuyết điểm, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tác Giả
Nguyễn Mạnh Tiến
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng: Các nội dung của luận văn này do em tự nghiên cứu
và trình bày dưới sự hướng dẫn của cô PSG TS Nguyễn Hồng Vân, những phần tham khảo được trích dẫn rõ ràng, không sao chép từ nghiên cứu của người khác Nếu có bất kỳ sự gian dối nào trong nội dung luận văn, em xin chịu trách nhiệm trước Khoa, Nhà trường và pháp luật
Em xin chân thành cảm ơn
Hải Phòng, ngày… tháng… năm 2016
Người viết cam đoan
Nguyễn Mạnh Tiến
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNG BIỂN, CẢNG CONTAINER – CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KHAI THÁC 4
CẢNG CONTAINER 4
1.1 Một số khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, phân loại cảng biển 4
1.2 Khái niệm container, phân loại container, cảng container, các phương tiện xếp dỡ trong cảng container 8
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container 14
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container tuyến bãi hậu phương 14
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container tuyến cầu tầu 16
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC CONTAINER TẠI CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ – CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG 24
2.1 Giới thiệu chi nhánh cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần cảng Hải Phòng 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 25
2.1.3 Điều kiện tự nhiên chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 26
2.1.4 Cơ cấu tổ chức chi nhánh Cảng Tân Vũ 26
2.1.5 Cơ sở hạ tầng chi nhánh Cảng Tân Vũ 28
2.1.6 Trang thiết bị phương tiện xếp dỡ 28
2.1.7 Hệ thống công nghệ thông tin 29
Trang 42.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ –
công ty cổ phần Cảng Hải Phòng từ năm 2011 – 2015 29
2.2.1 Đánh giá thực trạng hiệu quả khai thác bãi hậu phương tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 36
2.2.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả khai thác tuyến cầu tầu tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 53
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 61
2.4 Hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những bất cập ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ 56
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CONTAINER TẠI CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ – CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG 59
3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh Cảng Tân Vũ – công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đến năm 2020 59
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 60
3.2.1 Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng 60
3.2.2 Đầu tư, mua mới thêm trang thiết bị xếp dỡ tại bãi 61
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62
3.2.4 Cải cách thủ tục, quy trình nghiệp vụ, chính sách ưu đãi của chi nhánh Cảng Tân Vũ 64
3.2.5 Nâng cấp, đầu tư hệ thông công nghệ thông tin 67
3.2.6 Quy hoạch sắp xếp lại bãi container 69
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 52.3 Thông tin về khu vực xếp dỡ container chi nhánhCảng Tân Vũ 31
2.4 Đánh giá thực trạng hệ số sử dụng mặt bằng bãi tại chi nhánh
2.9 Đánh giá thực trạng số lƣợng container hƣ hỏng trong quá trình
khai thác tại chi nhánh Cảng Tân Vũ năm 2011 - 2015 37
2.10 Đánh giá thực trạng thời gian giao, nhận trung bình một xe
container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ năm 2011 - 2015 40 2.11 Đánh giá thực trạng hệ số phục vụ của tuyến cầu tầu tại chi
2.12 Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lƣợng
tại chi nhánh Cảng Tân Vũ năm 2011 - 2015 45
2.13 Đánh giá thực trạng năng suất xếp dỡ của Tukal tại chi nhánh
Trang 6Số hiệu
2.5 Biểu đồ số lƣợng lạnh container có thể phục vụ tại cảng 33 2.6 Biểu đồ số lƣợng container tồn bãi lâu ngày 35 2.7 Biểu đồ số lƣợng container hƣ hỏng trong quá trình khai
2.8 Biểu đồ thời gian giao, nhận trung bìnhmột xe container 40 2.9 Biểu đồ thực hiện các chỉ tiêu sản lƣợng 45
3.1 Sơ đồ quy trình bộ phận cung cấp dịch vụ một cửa 60 3.2 Sơ đồ quy hoạch bãi container tại chi nhánh cảng Tân Vũ 66
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Vận tải biển được ra đời từ khá sớm so với các loại hình vận tải khác Ngay
từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển để làm con đường giao thông giữa các vùng miền các quốc gia với nhau.Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, vận tải đóng vài trò rất quan trọng, liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy thương mại phát triển Trong thương mại quốc tế, vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển (do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra những lợi thế cạnh tranh như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp)
Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụ tiềm năng Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải quốc tế, có bờ biển dài, có cảng biển sâu
Hải Phòng là một thành phố cảng quan trọng miền Bắc, Cảng Hải Phòng với
bề dày lịch sử và phát triển hơn 100 năm, cùng với sự hỗ trợ tích cực về nhiều mặt của thành phố Hải Phòng cũng như tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã ngày càng phát triển về cả chiều sâu lẫn chiều rộng Vớimục tiêu vươn ra biển lớn Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã đầu tư phát triển chi nhánh Cảng Tân Vũ trở thành một cảng lớn nhất và hiện đại nhất về khai thác container tại miền Bắc với sản lượng khai thác 1 triệu TEU năm Để đạt được mục tiêu đó Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tập trung mọi nguồn lực của mình kết hợp với những thuận lợi mà thành phố cũng như tổng công ty Hàng hải Việt Nam,…tạo điều kiện thì Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng cũng gặp không ít nhiều khó khăn bất cập trong quá trình đầu tư và khai thác tại chi nhánh Cảng Tân
Vũ
Chính vì những lý do trên mà em đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng”
Trang 82 Mục đích nghiên cứu đề tài
Với mục tiêu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng “,tác giả luận văn đã phân tích thực trạng và hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ qua đó đưa
ra được những khó khăn và thuận lợi, tồn tại mà chi nhánh Cảng Tân Vũ cũng như Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng gặp phải từ đó đưa ra những biện pháp đúng đắn, khoa học, có cơ sở thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao sản lượng, doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận,
3 Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2015
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, phân tích các vấn đề khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ Số liệu giai đoạn 2011 – 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn của em đã được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập, xử lý thông tin; Phương phápquan sát thực tế; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp phân tích đánh giá; Phương pháp tổng hợp để đánh giá hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
Đây là những phương pháp nghiên cứu thích hợp và vẫn dùng trong nghiên cứu đảm bảo độ tin cây
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ nói riêng và của đơn vị kinh doanh dịch vụ khai thác cảng container nói chung Qua đó làm cải tiến phương thức quản lý và khai thác cảng biển dựa vào Nhà nước bằng cách sử dụng vốn của doanh nghiệp và vốn cổ đông Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình khai thác và sản xuất của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
Trang 95.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng hiệu quả khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ,
từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qua khai thác container tại chi nhánh Cảng Tân Vũ
Kết quả phân tích có thể sử dụng ngay tại chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty
cổ phần Cảng Hải Phòng cũng nhƣ làm tài liệu tham khảo cho một số đơn vị kinh
doanh khai thác cảng
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNG BIỂN, CẢNG
CONTAINER – CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KHAI THÁC
CẢNG CONTAINER
1.1 Một số khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, phân loại cảng biển
1.1.1 Một số khái niệm cảng biển
Theo điều 59 bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tầu biển ra vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.[1]
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dụng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thong, thong tin liên lạc, điện nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tầu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dụng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tầu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác
Năm 1975, Theo Port Working Group of the Commission of the European Communities ( nhóm làm việc về cảng của ủy ban cộng đồng Châu Âu ) đã đưa ra khái niệm về thuật ngữ “ Cảng biển”: “ Một cảng biển, với mục đích nghiên cứu hiện nay, có thể được hiểu là khu vực đất và nước tạo nên các công trình và phương tiện cải tiến về cơ bản cho phép tiếp nhận tầu thuyền bốc dỡ hàng, lưu trữ hàng hóa, nhận và gửi hàng hóa bằng giao thông đất liền và còn có thể bao gồm các hoạt động kinh doanh có liên kết với vận tải đường biển”
Trang 11Năm 1991, Winkelmans cho rằng tại thời điểm đó, việc tìm ra một khái niệm về cảng biển là khá khó khăn bởi nội dung của thế giới phụ thuộc nhiều vào
độ đa dạng của trang thiết bị cảng hiện tại và mức độ cắt nhau với vận tải và chuỗi sản xuất Những yếu tố như quy mô hàng hóa được vận chuyển ( hay độ đa dạng trong giao thông ), bề ngoài của chúng ( đóng gói vận chuyển và lưu trữ ), những trang thiết bị được yêu cầu ( cơ sở hạn tầng và kiến trúc thượng tầng ) và sau đó là khả năng bốc dỡ, tiện nghi kho chứa hàng một phần quyết định số lượng
Đến năm 2000, Notterboom đề cập đến vai trò của cảng biển trong mối quan
hệ với hệ thống Logistics Ông cho rằng một cảng biển là sự tập trung của các phần giao nhau của các chuỗi sản xuất khác nhau, là kết quả của điều đó, nó có chức năng như một điểm cốt lõi hay mặt chung trong chuỗi logistics Notterboom kết hợp các đặc tính đó và tạo thành một khái nhiệm mới về cảng biển: một cảng biển
là một trung tâm Logistics và công nghiệp hàng hải tự nhiên, đóng vai trò tích cực trong hệ thống vận tải thế giới và điều đó được tạo thành không gian và chức năng phân nhóm của các hoạt động trực tiếp hay và gián tiếp liên quan tới vận tải và quá trình thông tin “ không biên giới ” trong chuỗi sản xuất
1.1.2Chức năng cảng biển
Chức năng vận tải: Chức năng vận tải của cảng biển có lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hiện của hệ thống cảng biển tức là từ những ngày đầu tồn tại của chúng Chức năng này phản ánh thông qua khối lượng hàng hóa được cảng phục
vụ trong một thời gian nhất định
Chức năng thương mại: là chức năng gắn liền với sự ra đời của cảng, chức năng thương mại ngày cảng phát triển theo sự phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực và thế giới và có một số đặc điểm sau: Cảng là nơi xúc tiến các hoạt động tìm hiểu, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu; là nơi thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu; xuất khẩu các dịch vụ về lao động, kỹ thuật, tài chính
Chức năng công nghiệp: chức năng này cũng có lịch sử lâu đời bắt đầu từ những xưởng thủ công và các nhà máy công nghiệp, các cảng biển đã trở thành những trung tâm thuận lợi cho việc định vị các doanh nghiệp công nghiệp của
Trang 12nhiều ngành khác nhau bởi vì sự định vị này cho phép việc tiết kiệm đáng kể chi phí vận tải so với việc xây dựng chúng ở miền hậu phương xa cảng Việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp trong cảng, ở khu vực gần cảng, hay ở hậu phương của cảng có thể mang lại sự tiết kiệm nghiều mặt tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp là nhập khẩu nguyên liệu hay xuất khẩu sản phẩm hoặc tạm nhập tái xuất Chức năng xây dựng thành phố và địa phương: Chức năng này có nguồn gốc từ các chức năng vận tải, thương mại, công nghiệp, thể hiện ở việc cảng biển góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của thành phố cảng, tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động địa phương [1]
1.1.3Phân loại cảng biển
Theo Điều 61 bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 Cảng biển được phân thành các loại sau đây:
Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;
Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.[1]
Lưu kho/ bãi
Vận chuyển nội địa
Bốc xếp hàng hóa là việc hàng hóa được chuyển từ phương tiện vận tải thủy sang phương tiện vận tải bộ, từ phương tiện vận tải thủy sang phương tiện vận tải khác hay từ phương tiện vậm tải thủy sang kho và ngược lại bằng thiết bị xếp dỡ của cảng hay của chủ tàu
Trang 13Để xếp dỡ hiệu quả ta cần nên phương án xếp dỡ hợp lý, đặc biệt là việc lựa chọn sơ đồ cơ giới hóa thích hợp
Sơ đồ thủy lực xếp dỡ hàng cát sỏi
Sơ đồ băng chuyền xếp dỡ hàng rời khối lượng nhỏ cho năng suất cao
và chi phí đầu tư thấp song chỉ chuyền được theo phương ngang
Sơ đồ thiết bị hơi dùng để xếp dỡ hàng xi măng hay hàng bay bụi cho năng suất lớn, xếp dỡ mọi thời tiết, chi phí cao
Sơ đồ cần trục xếp đỡ được nhiều loại hàng do tính di động cao có thể
di chuyển từ cầu tàu này sang cầu tàu khác, có thể thay đổi công cụ mang hàng để xếp dỡ các loại hàng khác nhau: ví dụ công cụ mang hàng là gầu ngoặm xếp dỡ hàng rời, công cụ mang hàng là dây cáp xếp dỡ hàng sắt thép,…
Đón trả hành khách: cảng biển là nơi mà đón và trả hành khác theo lịch trình
đã định sẵn
Lưu kho/bãi: là việc hàng hóa được bảo quản trong kho/bãi trước khi xếp lên tàu hoặc trước khi giao cho chủ hàng Đây là hoạt động mang lại nhiều doanh thu cho cảng biển Để hàng hóa có thể bảo quản tốt trong kho thì kho phải đảm bảo các yêu cầu:
Kiểu kho và dung lượng kho phải phù hợp với loại hàng và dung lượng hàng hóa bảo quản trong kho
Kho phải đảm bảo chất lượng để giữ được tính chất hàng hóa
Kho phải giao nhận hàng liên tục và đảm bảo khả năng rút hàng và khả năng
đỗ bến của các phương tiện
Vị trí xây dựng kho phải hợp lý với cầu tàu và đường vận chuyển tới cảng Kho phải có đường đi nối lại thuận tiện để ô tô, xe nâng, băng chuyền hoạt động một cách dễ dàng
Kho phải có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn
Giá thành kho phải hạ
Trang 14Vận chuyển nội địa: là việc cảng sử dụng các phương tiện vận tải của mình giao hàng tới tận nơi người nhận hàng Đây là hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ door to door
1.2 Khái niệm container, phân loại container, cảng container, các phương tiện xếp dỡ trong cảng container
1.2.1 Khái niệm Container
Định nghĩa chung: Container chở hàng hóa là một thứ phương tiện vận tải:
Có tính chất lâu bền, chắc khỏe để có thể dùng đi dùng lại nhiều lần
Được thiết kế đặc biệt tạo thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa qua một hay nhiều phương thức vận tải mà không phải chất xếp lại giữa chừng
Dễ nhồi đầy và rút rỗng và có thể tích bên trong lớn hơn 1m3
Định nghĩa theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa gọi tắt là ISO ( International Organization for Standardization ) định nghĩa container là một dụng cụ vận tải:
Có tính bền chắc, đáp ứng được yêu cầu sử dụng nhiều lần
Có cấu tạo riêng biệt thuận lợi cho chuyên chở hàng hóa bằng một hoặc nhiều phương thức vận tải mà không phải dỡ hàng ra và đóng gói lại ở dọc đường Được thiết kế thuận tiện dễ dàng cho việc đóng hàng và rút hàng ra khỏi container
Có thể tích chứa hàng bên trong 1m3 hoặc hơn
1.2.2 Phân loại container
1.2.2.1 Phân loại theo cách sử dụng
Phân loại theo cách sử dụng container gồm có các loại:
Container bách hóa ( Genneral cargo container ) Container bảo ôn ( Thermal container): được thiết kế chuyên chở hàng hóa đòi hỏi có sự khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất đinh Có 3 loại container bảo ôn:
Container lạnh ( Refrigerated container )
Container cách nhiệt ( Insulated container )
Container thông gió ( Ventilated container)
Trang 15Container đặc biệt (Special container ): dùng để chở một số hàng đặc biệt bao gồm các loại container sau:
Container hàng khô rời ( Dry bulk container );
Container bồn ( Tank container );
Container mái mở ( Open top container );
Container mặt bằng ( Platform container );
Container mặt bằng có vách 2 đầu ( Platform Based container ); Container vách dọc mở ( Side open container );
Container chở ô tô ( Car container );
Container chở súc vật
Container chở da sống ( Hide container )
1.2.2.2 Phân loại theo vật liệu chế tạo
Container được chế tạo từ 2 vật liệu chở lên như hợp kim nhôm hoặc thép
không rỉ, thép thường hoặc thép cao cấp, gỗ thanh hoặc gỗ dán, nhựa tổng hợp
hoặc nhựa gia cố sợi thủy tinh ( FRP – Fibre glass reinforced plastic )
Container có thể chia làm 3 loại chính:
Container thép
Container nhôm
Container nhựa tổng hợp hoặc FRP/gỗ dán
1.2.2.3 Phân loại theo kích cỡ trọng tải
Hiện nay có hai loại container được sử dụng phổ biến nhất là container
20feet và 40 feet, thông số container như sau:
Bảng 1.1 Kích thước container
Loại
Container Chiều dài Chiều ngang Chiều cao lượng tối đa Tổng trọng
20 feet 20 feet = 6,096 mét 8 feet = 2,4384 mét 8 feet 6 inch =
2,4384 mét 20,320 tấn
40 feet 40 feet = 12,192mét 8 feet = 2,4384 mét 8 feet 6 inch =
2,4384 mét 30,320 tấn
Trang 16Ngoài ra còn có container có sức chở lớn high cube container loại 40 feet và container 45 feet.Container 45 feet là container high cube container Chiều cao của container high cube là 9 feet 6 inch = 2,9 mét
1.2.2.4 Đơn vị tính của container trong vận tải hàng hóa
Container hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngày vận tải trong thế kỷ 20 Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra container trong những năm 1930 ở New Jersey, ông thành lập tập đoàn Sea – Land trong những năm
là 2 TEU 2 TEU được quy định như là 1 FEU hay forty foot equivalent unit
1.2.3 Cảng container
1.2.3.1 Khái niệm cảng container
Cảng container là nơi xếp dỡ hàng container từ các phương tiện vận tải thủy (tàu, sà lan…) lên bãi cảng (Container Yard – CY) hoặc các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt
Cảng container thường là một bộ phận của hải cảng lớn hơn, bao gồm các cảng phục vụ các loại tàu khác (hàng rời, tàu dầu, tàu khách…), nhưng cũng có khi chỉ là một cảng độc lập nằm ở ví trí thuận lợi phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa đóng trong container
1.2.3.2 Các tiêu chí chính của cảng container
Diện tích cảng ( terminal area )
Số lượng cầu tầu ( Number of berth )
Độ sâu trước bến ( Depth alongside berth ) Cẩu làm hàng tầu – bờ ( Ship – to – shore gantry crane )
Trang 17Cẩu làm hàng trong bãi CY ( container stacking crane )
Xe nâng ( Reach – Stacker )
Xe vận chuyển, xe tải ( Trailer )
Số ổ cắm container lạnh ( Reefer connections )
1.2.4 Các phương tiện xếp dỡ, hệ thống bãi container
1.2.4.1 Cẩu giàn ( Container gantry crane )
Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng containerchuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức nâng qua lan can tàu: Lift-on/Lift-off (Lo/Lo)
Cẩu này có kết cấu khung chắc chắn, đặt vuông góc với cầu tàu, vươn qua chiều ngang thân tàu trong quá trình làm hàng
Cẩu giàn gắn giá làm hàng tự động gọi là “spreader”, giá này di chuyển lên xuống và chụp vào bốn góc trên của container qua một cơ cấu gọi là “twistlock”
Cẩu này cho năng suất khai thác và xếp dỡ cao, khai thác an toàn, không gây ảnh hưởng đến khu vực xếp dỡ lân cận Do tải trọng của cần trục này rất lớn nên cầu tầu phải có sức chịu lực lớn.[2]
1.2.4.2 Cẩu chân đế ( multi-function crane )
Là loại cẩu vừa có thể dùng để cẩu hàng bách hóa và container Lợi thế của loại cẩu này là có thể quay trở 1800dễ dàng, linh hoạt trong việc chọn vị trí nhấc cũng như đặt container mà không cần di chuyển
Cẩu chân đế không phải chuyên dụng cho khai thác hàng container và có năng suất kém hơn cẩu giàn Cẩu chân đế có nhược điểm khi làm hàng cần trục phải quay 900
– 1800 nên luôn cần một khoảng không rộng giữa các phương tiện làm việc cùng lúc.[2]
Một số cảng như Lê Thánh Tông, Đoạn Xá (Hải Phòng), Tân Thuận (Sài Gòn) hiện vẫn dùng loại cẩu này
1.2.4.3 Cẩu sắp xếp bánh lốp ( RTG )
Là loại cẩu di động sử dụng để sắp xếp container trong bãi container của cảng (Container Yard - CY) Loại cẩu này cấu trúc gồm một khung có chân đế
Trang 18gắn vào bánh lăn trên ray hoặc bánh lăn cao su và một xe điện con (trolley) di chuyển dọc khung dầm
Hệ thống cẩu giàn bánh ray RMG (Rail Mounted Gantry Crane) thường có khoảng cách giữa hai chân cẩu lớn, có thể xếp được từ 8 đến 12 hàng container giữa hai chân cẩu cộng thêm lối đi cho phương tiện vận tải bộ đến lấy hàng, chiều cao bình quân của đống hàng là 6 nên có hệ số sử dụng diện tích bãi rất cao Thông thường, các bãi sử dụng cần trục giàn bánh ray phục vụ bãi sẽ phải kết hợp với thiết bị chuyển hàng là hệ thống xe vận tải nội địa là các xe mooc vận chuyển container từ tàu vào bãi cảng và ngược lại, cứ một cẩu giàn bãi sẽ phục vụ một cầu giàn bờ
Hệ thống cẩu giàn bánh ray RMG được sử dụng cho các bãi có khả năng thông qua của hàng cao, có năng suất xếp dỡ hàng trên bãi lên đến 30 container/giờ Mỗi đường ray có thể dài đến 70m thường được bố trí từ hai đến ba cẩu giàn hay ray hoạt động Hệ thống cẩu giàn bánh ray có thể được khai thác tự động hóa hoàn toàn
Hệ thống cẩu giàn bánh lốp RTG (Rubber Typed Gantry Crane) có khoảng cách giữa hai chân cẩu khoảng 6 hàng container kèm theo lối đi cho phương tiện vận tải bộ đến lấy hàng Chiều cao bình quân của đống hàng từ 5-6 lớp Mặc dù không tiết kiệm diện tích như hệ thống RMG nhưng hệ thống RTG lại rất cơ động,
có thể dịch chuyển từ khu bãi này sang khu bãi khác Đặc biệt hệ thống này hoạt động hiệu quả tại các khu bãi có chiều dài bãi không lớn Hệ số sử dụng mặt bằng bãi của hệ thống cầu giàn bãi là e=1,3.[2]
1.2.4.4 Xe nâng
Hệ thống xe nâng bao gồm hai loại chính là xe nâng trước (Fork-lift) và xe nâng với (Reach Stacker) Trong đó hệ thống xe nâng trước thường xếp container thành từng khối hàng, mỗi khối có 2 hàng container Còn xe nâng với xếp mỗi block thàng 3-4 hàng container Do vậy hệ thống xe nâng với vẫn tiết kiệm diện tích hơn và đặc biệt là xếp dỡ an toàn hơn so với hệ thống xe nâng trước
Trang 19Hệ thống xe nâng trước có hệ số sử dụng mặt bằng bãi là e=3,9, còn hệ thống xe nâng với có hệ số sử dụng mặt bằng bãi là e=2,3.[2]
dễ gây ách tắc và va chạm giao thông.[2]
1.2.4.7 Hệ thống xe khung nâng
Hệ thống xe khung nâng phục vụ bãi là một hệ thống tích hợp giữa hệ thống xếp dỡ và hệ thống nâng chuyển hàng trong bãi container Hệ thống này được sử dụng để chuyển hàng từ cầu tàu vào bãi, xếp dỡ container trên bãi, thường xếp thành từng dãy hàng đơn lẻ có chiều cao khoảng 3 lớp Mỗi hàng dài khoảng 20 container, cao bình quân 4-5 tầng Mỗi xe khung nâng có thể nâng được từ 1 đến 2 container trong cùng một thời điểm nhờ thiết bị mang hàng cơ động Khi là thiết bị dịch chuyển, thiết bị này đạt được vận tốc lên đến 30km/giờ Hệ thống xe nâng có
hệ số sử dụng mặt bằng bãi là e=1,8.[2]
1.2.4.8 Khu bãi hàng container
Trang 20Mặt bằng của khu bãi hàng container được quyết định bởi loại thiết bị sử dụng trên bãi Với mỗi loại hệ thống phục vụ bãi thì mặt bằng và diện tích bãi sẽ được bố trí rất khác nhau
Thông thường, trừ khu vực cầu tàu thì một khu vực bến container thường bao gồm 5 khu vực khai thác chính là: khu vực hàng xuất, khu vực hàng nhập, khu vực chứa container rỗng, khu vực chứa container đặc biệt (container lạnh) và khu vực đóng rút hàng container CFS Trong đó khu vực chứa container xuất sẽ nằm cạnh cầu tàu còn khu vực chứa container nhập sẽ nằm sâu về phía cổng cảng
Có nhiều hệ thống thiết bị phục vụ bãi container, điển hình là hệ thống cần trục giàn bãi (RMG, RTG): giàn bánh ray và giàn bánh lốp; Hệ thống xe nâng (Fork-lift, Reach Stacker); Hệ thống xe khung nâng (Straddle Carrier); Hệ thống xe mooc.[2]
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác cảng container
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác container tuyến bãi hậu phương
1.3.1.1 Hệ số sử dụng mặt bằng bãi
Là tỷ số giữa số lượng container có trên bãi được xếp dỡ bằng từng loại phương tiện xếp dỡ của bãi với diện tích bãi phương tiện xếp dỡ đó phục vụ trong một thời gian nhất định
Si: Diện tích bãi mà phương tiện i phục vụ
Hệ số sử dụng mặt bằng bãi của các phương tiện khác nhau:
Cẩu giàn bãi là e=1,3
Xe nâng Reach Stackerse=3,9.[5]
1.3.1.2 Năng suất xếp dỡ tại bãi cảng
Năng suất xếp dỡ tại bãi cảng được tính bằng số lượng container xếp dỡ chia cho số lượng phương tiện xếp dỡ lượng container đó trong một thời gian nhất định: container/phương tiện/giờ
Trang 21Q XD : sản lượng container xếp dỡ tại bãi cảng trong một thời gian nhất định
TB: Tổng phương tiện để xếp dỡ sản lượng container đó trong một thời gian nhất định
Tùy vào từng loại phương tiện xếp dỡ mà năng suất xếp dỡ không giống nhau
Đối với hệ thống cẩu giàn bánh lốp năng suất xếp dỡ trong khoảng 40-55 container/giờ
Đối với hệ thống xe nâng trước, xe nâng với, xe nâng khung năng suất xếp
dỡ trong khoảng 20-35 container/giờ.[4]
1.3.1.3 Thời gian lưu bãi bình quân của một container trong năm
Là tỷ số giữa tổng thời gian của các container trên bãi cảng với số lượng container trên bãi cảng trong một năm
Ti: thời gian lưu container thứ i trên bãi trong năm
N: Số container trên bãi cảng trong năm
Thời gian lưu bãi bình quân của 01 container tại bãi cảng trong khoảng 4 – 10 ngày
1.3.1.4Thời gian trung bình giao nhận một xe chủ hàng vào lấy container
Được tính bằng tỷ số giữa tổng thời gian giao nhận của các lần quan sát ngẫu nhiên với tổng số lần quan sát
Tgnqsi: thời gian giao nhận của lần quan sát ngẫu nhiên của xe thứ i Thời gian được tính từ khi xe bắt đầu vào lấy container xuất trình lệnh EIR ở bộ phận vi tính cổng cho đến khi xe lấy container ra đến bộ phận vi tính cổng làm thủ tục đã nhận container
Trang 22N: Tổng số lần quan sát ngẫu nhiên
Thông thường thời gian giao nhận trung bình của một xe hàng tại cảng từ 20
- 30 phút là ổn.Thời gian giao nhận trung bình phụ thuộc vào vị trí container cần giao nhận, phương tiện phục vụ, chất lượng bề mặt bãi, thủ tục giao nhận tại cảng…
1.3.1.5 Khả năng cung cấp dịch vụ container lạnh
Container lạnh là loại container yêu cầu được bảo quản hàng hóa bên trong bằng cách cắm điện Do vậy để tiếp nhận được container lạnh thì cảng phải có khu vực dành riêng xếp container lạnh gồm có giàn thao tác và ổ cắm điện và hệ thống điện luôn luôn phải ổn định
Do vây khả năng cung cấp dịch vụ container lạnh là khả năng tiếp nhận
và bảo quản container của cảng trong cùng một thời điểm Khi đó container sẽ luôn luôn được duy trì và bảo quản hàng hóa bên trong khi điện liên tục được cấp
Do nhu cầu về hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú cho nên sản lượng container lạnh ngày càng tăng lên Cho nên để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên thì cảng ngày càng đầu tư và hoàn thiện khu vực xếp và bảo quản container lạnh
Thông thường khả năng tiếp nhận đồng thời từ 15 – 20 % container lạnh trên tổng số container toàn cảng là phù hợp với yêu cầu dịch vụ thực tế
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác cảng container tuyến cầu tầu
1.3.2.1 Sản lượng container thông qua cầu tầu
Là tổng số lượng TEU được thông qua mạn tầu trên một đơn vị thời gian Đơn vị tính là TEU/thời gian Thời gian có thể được tính là ngày: tuần, tháng, quý hay năm
Sản lượng container này bao gồm cả hàng nhập tầu và xuất tầu Sản lượng càng tăng thì thể hiện khai thác ngày càng tăng.[4]
1.3.2.2 Lượng container thông qua một mét chiều dài tuyến cầu tàu
Trang 23Là số lượng container được xếp dỡ ở một cầu tầu chia cho chiều dài trung bình của một cầu tàu Đơn vị tính TEU/mét dài
1.3.2.3 Sản lượng container thông qua cảng (TEU)
Được xác định bằng số lượng container thông qua mặt cắt ngang cầu tàu hoặc sang mạn trong một khoảng thời gian nhất định tính: tuần, tháng, năm Đơn
vị tính là TEU.[5]
Sản lượng container thông qua cảng phản ánh việc khai thác cầu tầu có hiệu quả hay không
1.3.2.4 Năng suất xếp dỡ container tại cầu tầu
Năng suất xếp dỡ container tại cầu tầu được xác định bằng số lượng TEU chia cho số lượng phương tiện xếp dỡ số lượng TEU đó trên một đơn vị thời gian: giờ, ngày, tháng, quý hay năm
1.3.2.5Hệ số phục vụ của cầu tàu trong năm
Là hệ số được tính bằng tổng thời gian phục vụ của cầu tầu chia cho tổng thời gian cầu tầu có khả năng phục vụ trong năm
Trang 24TS: là thời gian phục vụ của cầu tầu khi có tầu neo đậu kể cả khi không làm hàng (ngày)
TY: là tổng thời gian cầu tàu có khả năng phục vụ (ngày) bao gồm thời gian trong năm trừ đi khoảng thời gian cầu tàu ngừng hoạt động vì các lý do kỹ thuật và thời tiết.[4]
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khai thác cảng container của chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh dịch vụ
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực như nhân lực, tài lực, thiết bị, máy móc, công nghệ trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp trong những điều kiện nhất định và được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.Hiệu quả khai thác của một doanh nghiệp kinh doanh cảng biển là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng, quản lý khai thác nguồn tài nguyên nhân lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất mà vẫn giữ được mục tiêu lợi nhuận, tiền lương thu nhập cho cán bộ công nhân viên, vẫn giữ được mục tiêu lâu dài ngày một mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ bắt buộc đối với các cơ quan chức năng nhà nước và tuân thủ pháp luật Việt Nam hiện hành.Trong thực tế thì các doanh nghiệp luôn phải đối mặt môi trường bên ngoài thường xuyên biến động và một doanh nghiệp dù lớn mạnh đến đâu cũng gặp những hạn chế nhất định về nguồn lực, chính điều này buộc các doanh nghiệp phải tính toán xem cần phải tổ chức và phối hợp, cân đối các nguồn lực của mình như thế nào để thu được kết quả cuối cùng cao nhất với hao phí nguồn lực là thấp nhất trong phạm vị có thể (tức là đạt hiệu quả cao nhất
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh - trình độ lợi dụng các nguồn lực trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác định Hiệu quả sản xuất kinh doanh là
Trang 25phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng
để sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của mình
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xét trên phạm vi toàn xã hội, được đặc trưng bởi năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân Với đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh càng phải được xem xét trên quan điểm toàn diện Tính toàn diện ở đây xét trên góc
độ khác nhau nhưng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau: không gian và thời gian, số lượng và chất lượng
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng phải bao gồm hiệu quả kinh
tế của Cảng và hiệu quả xã hội
Về mặt không gian: đơn vị có hiệu quả kinh tế hay không phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động kinh tế cụ thể và hiệu quả kinh tế của hệ thống mà nó quan hệ Xét trên quan điểm hệ thống, hiệu quả sản xuất kinh doanh phải xét trong mối quan
hệ biện chứng giữa ngành kinh tế này với ngành kinh tế khác và với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, giữa từng phần tử với toàn hệ thống, giữa hoạt động kinh tế với các hoạt động phi kinh tế, giữa lợi ích kinh tế với những tác động về mặt xã hội, an ninh, quốc phòng, chính trị …
Vì thế, hiệu quả kinh tế do một biện pháp mang lại phải được đặt trong mối quan hệ khác như: có làm phương hại đến hiệu quả chung của xã hội trong hiện tại, tương lai và hiệu quả đồng thời của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân hay không? Có như thế thì hiệu quả đó mới trở thành mục tiêu phấn đấu hoặc trở thành tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng biển
Về mặt thời gian: sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong thời kỳ hay nói đúng hơn là trong từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh với thời lượng cơ bản như: tháng, quý, năm … không được làm giảm sút hiệu quả trong thời kỳ dài hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh của chu kỳ trước hay giai đoạn trước, cũng không hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau hay giai đoạn sau Thực tế đã cho thấy nhiều nơi trong
Trang 26nhiều năm do chỉ thấy lợi ích trước mắt đã là tổn hại nghiêm trọng đến các lợi ích lâu dài và đặc biệt quan trọng là làm tổn hại đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tài sản cố định, nguồn nhân lực… Như thế hiệu quả mang lại quá nhỏ so với những chi phí khổng lồ bỏ ra cho việc khôi phục lại nguồn tài nguyên, cân bằng sinh thái, hiện đại hóa tài sản cố định, nâng cao chất lượng sống của người lao động Có những hiệu quả phải trả giá quá đắt mà tiền bạc, vật chất không thể bù đắp được, nhất là ảnh hưởng đến mặt xã hội, truyền thống dân tộc, tập tục văn hóa…
Về mặt số lượng: hiệu quả kinh tế phải được thể hiện trong mối tương quan giữa chi và thu theo chiều hướng giảm chi và tăng thu Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì hao phí xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân phải được tăng chậm hơn so với mức tăng tổng sản phẩm xã hội
Về mặt chất lượng (định tính): hiệu quả kinh tế phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả về mặt chính trị, xã hội Mối quan hệ này trở thành nhân tố quan trọng có tính chất quyết định khi chọn lựa một biện pháp kinh tế nào đó
1.3.3.2Doanh thu
Doanh thu là phần giá trị doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hoặc hàng hóa của mình Doanh thu bao gồm từ cung cấp dịch vụ, hàng hóa; doanh thu thuần; doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ Doanh thu bán hàng phản ánh thực tế hàng hóa bán ra trong kỳ
Doanh thu bán hàng thuần: là doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, chiết khấu bán hàng, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh thu thực hiện trong kỳ: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,…chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
1.3.3.3 Chi phí
Chi phí là giá trị nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được mục đích nào đó Bản chất của chi phí là mất đi để
Trang 27đổi lấy một kết quả, kết quả đó có thể dưới dạng vật chất như: sản phẩm, tiền, nhà xưởng,… hoặc không có dạng vật chất như: kiến trúc, dịch vụ được phục vụ,… Chi phí bao gồm:
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, chi phí quảng cáo,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chỉ ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, vật liệu, dụng cụ, khấu hao
1.3.3.4Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn bán hàng, chi phí hoạt động và thuế
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, giá vốn bán hàng
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập từ hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này
Lợi nhuận khác: là những lợi nhuận mà doanh nghiệp không tính dự trước được hoặc có dự tính trước được nhưng khó có khả năng xảy ra Nó gọi là thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa
Trang 28sổ;Thu các khoản nợ không xác định được chủ;Các khoản thu nhập kinhh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi đã trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường
1.3.3.5 Tỷ suất lợi nhuận
a Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này càng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận ròng
% (1.7) Doanh thu thuần
Ở Việt Nam tỷ suất lợi nhuận còn là tiêu chí để căn cứ trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi đối với những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
b Tỷ suất lợi nhuận chi phí
Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Lợi nhuận
% (1.8) Chi phí
Ý nghĩa: chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp này hoạt động càng hiệu quả
c Tỷ suất lợi nhuận theo lao động
Tỷ suất lợi nhuận theo lao động:
Tỷ suất lợi nhuận theo
Lợi nhuận
% (1.9) Tổng số lao động
Trang 29Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh Điều này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp quản lý
và sử dụng tốt lao động trong doanh nghiệp theo các hợp đồng lao động
d Tỷ suất lợi nhuận theo vốn cố định
(1.10) Trong đó: - tổng giá trị TSCĐ
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu trị số này lớn hơn trị số năm trước thì chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tốt các phương tiện xếp dỡ, vận chuyển
e.Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động
UVLĐ = LN (1.11)
∑VLĐ Trong đó: ∑VLĐ - tổng giá trị vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân đưa vào hoạt động
sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng lợi nhuận
VCD
LN U
Trang 30CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC CONTAINER TẠI CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ – CÔNG TY CỔ PHẦN
CẢNG HẢI PHÒNG 2.1 Giới thiệu chi nhánh cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh cảng Tân Vũ – Công ty cổphần cảng Hải Phòng
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – Chi
nhánh Cảng Tân Vũ
Tên công ty viết bằng Tiếng Anh: TAN VU PORT
Tên viết tắt: TAN VU PORT
Địa chỉ: Khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
Giám đốc: Ông Nguyễn Tường Anh
Điện thoại / Fax: +84.31.3262608/ +84.31.3262604
Nhằm thực hiện chiến lược trở thành cảng container lớn nhất khu vực miền Bắc, năm 2011 Công ty tiếp tục cho đầu tư và xây dựng thêm 03 cầu tầu với tổng
số cầu hiện tại là 05 cầu tầu và tổng chiều dài cầu tầu là 980,6m diện tích bãi chứa khoảng 550000m2
Ngày 01- 07 – 2014 công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng đổi tên và chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần Cảng Hải Phòng Khi đó thì Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng được đổi thành Chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
Trang 31Với mục tiêu đến năm 2017 chi nhánh Cảng Tân Vũ là cảng container lớn nhất khu vực miền Bắc, có thể tiếp nhận tầu lớn 1500 Teu và sản lượng khai thác 2 triệu TEU/ năm thì công ty đang đầu tư về mọi mặt nhằm thực hiện được mục tiêu này
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
2.1.2.1 Chức năng
Bốc/xếp container và các loại hàng hóa khác
Bảo quản và giao nhận container và hàng hóa khác
Kinh doanh kho – bãi
Chuyển tải hàng hóa
Các dịch vụ đóng/rút hàng trong container, khai thác kho CSF
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Chi nhánh Cảng Tân Vũ là một chi nhánh thuộc cảng Hải Phòng, có tư cách pháp nhân không đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng container theo kế hoạch của Cảng Hải Phòng, Chi nhánh hoạch toán nội bộ theo ghi – thu, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch theo quy định của Tổng Giám Đốc Cảng
Tổ chức quản lý và sử dụng lực lượng lao động được phân bổ cho đơn vị Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao với năng suất chất lượng và hiệu quả Sử dụng có hiệu quả các cơ sở hạ tầng – phương tiện được đầu tư
Tuân thủ và chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy quy định của Cảng Hải Phòng Đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, công tác phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự tại cảng biển
Trang 322.1.3 Điều kiện tự nhiên chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
2.1.3.1 Vị trí địa lý
Cảng Tân Vũ nằm hạ nguồn song Cấm trên luồng Bạch Đằng, cách Lạch Huyện khoảng 6km, tọa độ 20°50N, 106°41E Phía Đông tiếp giáp với cảng Vinalines, phía Tây giáp với cảng cổ phần Đình Vũ, phía Nam tiếp giáp với đường quốc lộ
2.1.3.2 Điều kiện về thủy văn
Độ sâu trước bến:
Độ sâu trước bến trung bình -9,4m, là cảng có độ sâu trước bến lớn nhất của Cảng Hải Phòng
Mực nước:
Mực nước tại cửa cấm thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, trong tháng cứ khoảng
25 ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng Biên độ triều ở đây thuộc loại lớn khoảng 3-4m vào kỳ triều cường
( Nguồn: Báo cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
2.1.4 Cơ cấu tổ chức chi nhánh Cảng Tân Vũ
Cơ cấu tổ chức chi nhánh Cảng Tân Vũ – Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng được thể hiện ở sơ đồ 2.1
Trang 33Hình 2.2Sơ đồ tổ chức của Cảng Tân Vũ
( Nguồn: Báo cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
tƣ
Ban
Tổ chức tài chính
Ban
Tổ hành chính
Ban Tài chính – Kế toán
Ban Kinh
Cơ giới
Tổ nâng hàng
Tổ xe vận chuyển
Tổ kiểm đếm
Tổ vỏ
Tổ cầu tàu
Tổ Giao nhận cont
Ban Công nghệ thông tin
Đội giao nhận tổng hợp
vệ
Trang 342.1.5 Cơ sở hạ tầng chi nhánh Cảng Tân Vũ
Năm xây dựng
Bảng 2.3 Thông tin về khu vực xếp dỡ container chi nhánhCảng Tân Vũ
Số lượng block hoàn thiện
Diện tích (m2)
( Nguồn: Báo cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
2.1.6 Trang thiết bị phương tiện xếp dỡ
Phương tiện xếp dỡ tuyến tiền phương:
04 cẩu giàn QC của Đức sức nâng 45 tấn được bố trí làm hàng Container
Trang 3507 cần trục Tukal của Đức với sức nâng 40 tấn
Phương tiện xếp dỡ tuyến hậu phương:
01 xe cẩu bánh lốp - sức nâng 70 tấn
11 xe nâng hàng Reach Stackers và 12 xe nâng các loại
12 xe nâng đóng rút ruột: sức nâng từ 3,5 đến 30 tấn
32 xe vận chuyển đầu kéo
2 trạm cân điện tử 120 tấn có hệ thống camera giám sát
2.1.7 Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống phần cứng
Máy vi tính : 92 bộ ( bao gồm 04 máy xách tay lắp trên RTG )
Máy chiếu: 01 bộ
Máy in các loại: 56 cái
Switch Cisco: 07 chiếc
Access point: 05 chiếc
Wireless: 01 bộ, đường kết nối dự phòng tới VP 8A
Trang 36Bảng 2.4Đánh giá thực trạng hệ số sử dụng mặt bằng bãi tại chi nhánh Cảng Tân Vũ năm 2011- 2015
Số lượng phương tiện
Series1 Series2 Series3 Series4 Series5 Series6
Hình2.2Biểu đồ hệ số sử dụng mặt bằng bãi
Trang 37Thông qua bảng số liệu thống kê hệ số sử dụng mặt bằng bãi của các phương tiện ta thấy năm 2012 hệ số sử dụng bãi đối với Reach Stackers (RS)đạt 2,17 trong khi năm 2011 hệ số sử dụng bãi đối với phương tiện này chỉ đạt 1,83, tăng 18,57% Đến năm 2013, hệ số này lại giảm 0,01 lần tương đương với 0,41% so với năm
2012 đối với RS Bắt đầu từ năm 2014, cảng đầu tư thêm hệ thống RTG phục vụ cho việc xếp dỡ ở trong bãi Tuy nhiên hệ số sử dụng bãi đối với RTG của năm
2015 giảm so với năm 2014 0,12 lần tương ứng với 10,31% Trong khi đó hệ số sử dụng mặt bằng bãi của RS trong năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 0,07 lần tương ứng 3,52%
Như vậy ta thấy rằng hệ số sử dụng mặt bằng bãi của các phương tiện RS, RTG tăng giảm không đồng đều Hệ số sử dụng mặt bằng của RTG trong 2 năm
2014, 2015 là 1,14 và 1,02 đều thấp hơn so với yêu cẩu là e=1,3.Trong khi đó hệ
số sử dụng mặt bằng bãi của RS đạt yêu cầu là e = 3,9 thì thực tế chỉ đạt rất thấp
Do một số nguyên nhân sau:
Mặt bằng bãi còn chưa ổn định, nhiều ổ gà ổ voi dẫn tới thường xuyên phải sửa chữa bảo dưỡng, nâng cấp nên ảnh hưởng tới việc khai thác của các phương tiện xếp dỡ
RTG là phương tiện mới cho nên việc khai thác vận hành được lái phương tiện chưa thuần thục RTG trong quá trình khai thác chịu ảnh hưởng của sức gió, môi trường cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khai thác
Một số phương tiện được điều chuyển từ chi nhánh cảng Hoàng Diệu, Chùa
Vẽ, đã bị cũ nên bị hạn chế rất nhiều
2.2.1.2 Đánh giá thực trạng năng suất xếp dỡ của các phương tiện
Nâng hàng Reach Stackers (RS)
Năng suất xếp dỡ của RS tại chi nhánh Cảng Tân Vũ từ năm 2011
-2015 được thể hiện ở bảng 2.6
Trang 38Bảng 2.5Đánh giá thực trạng năng suất xếp dỡ của RS tại chi nhánh Cảng Tân Vũ năm 2011 - 2015
( Nguồn: Báo cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
1 Số lượng phương tiện Chiếc 5 7 10 13 13 2 140,00 3 142,86 3 130,00 0 100,00
2 Số lượng container được
xếp dỡ Container 75 119 180 247 273 44 158,67 61 151,26 67 137,22 26 110,53
3 Năng suất xếp dỡ tại bãi Container/giờ/ p.tiện 15 17 18 19 21 2 113,33 1 105,88 1 105,56 2 110,53
0 50 100 150 200 250 300
Số lượng phương tiện Chiếc
Số lượng container được xếp dỡ Container
Năng suất xếp dỡ tại bãi Container/giờ/
Hình 2.3 Biểu đồ năng suất xếp dỡ của RS
Nguồn: Báo cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
Trang 39Năng suất xếp dỡ tại bãi cảng của RS tăng năm sau cao hơn năm trước Đối với phương tiện là xe nâng RS năm 2012 tăng so với năm 2011 là 13,33% Năm
2013 tăng 5,88% so với năm 2012, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 5,56% và năm 2015tăng so với năm 2014 là 10,53%
Năng xuất xếp dỡ của RS từ 20-35 container/giờ
Nâng hàng RS thì khả năng cơ động rất cao có thể di chuyển được với phạm
vi rất rộng trong bãi của Cảng nhưng lại bị hạn chế bởi một số yếu tố:
Chiều cao xếp container giới hạn: cao 04 tầng (tier)
Bề rộng của luống xếp container hạn chế nếu xếp container thành nhiều hàng
sẽ ảnh hưởng đến việc đảo chuyển nhiều dẫn tới tốn nhiên liệu, thời gian lấy container lâu
Cần nhiều diện tích bãi: đường đi rộng để di chuyển
Cần trục bánh lốp (RTG)
Năng suất xếp dỡ của RTG tại chi nhánh Cảng Tân Vũ từ năm 2011 –
2015 được thể hiện ở bảng 2.6
Trang 40Bảng 2.6Đánh giá thực trạng năng suất xếp dỡ của RTG tại chi nhánh Cảng Tân Vũ năm 2011 - 2015
( Nguồn: Báo cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
Hình 2.4Biều đồ năng suất xếp dỡ của RTG
( Nguồn: Báo cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
0 100 200 300 400 500 600 700
Số lượng phương tiện Chiếc
Số lượng container được xếp dỡ Container Năng suất xếp dỡ tại bãi Container/giờ/
2 Số lượng container được
3 Năng suất xếp dỡ tại bãi Container/giờ/ p.tiện 0 0 0 30 35 0 0 0 0,00 30 0,00 5 116,67