1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 25 36 tháng tuổi ở trường MN nga nhân

25 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 5 2.3.2 .Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi – tập có chủ 2.3.3 Thường xuyên tổ chức các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ, tăng v

Trang 1

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nhiệm 32.3 Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 5

2.3.2 Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi – tập có chủ

2.3.3 Thường xuyên tổ chức các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ,

tăng vốn từ và kích thích trẻ nói câu dài. 13

2.3.4 Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1 1 Lý do chọn đề tài:

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của mỗi quốcgia, dân tộc, đôi khi còn là nhân tố đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của mỗi quốcgia, dân tộc đó Chẳng những thế, ngôn ngữ còn góp phần quan trọng trong việc

kế thừa và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quantâm đến việc sử dụng và bảo vệ tiếng Việt, Người thường nhắc nhở mọi người

phải biết giữ gìn và quý trọng tiếng Việt Bác đã căn dặn chúng ta: “Ngôn ngữ

là thứ của cải vô cùng lâu đời, vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải quý trọng nó, giữ gìn nó và làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp” [1].

Vì vậy ngay từ bậc học mầm non chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ chuẩn xác nhất Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, làtương lai của xã hội Trẻ em hôm nay là những công dân tương lai của đất nước,việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội,của mỗi gia đình Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nhữngnguyện vọng của mình từ khi cón rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điềukhiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạtđộng và trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ Ngôn ngữ phát triển làmcho tư duy phát triển, ngôn ngữ phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự pháttriển vế đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớmtiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệthuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu,

sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm

mĩ cho trẻ

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách củatrẻ em Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển nhữngkinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người Trẻ em sinh ra đầu tiên

là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạtđộng tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dầnchiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nóthành cái riêng của mình Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể

có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng pháttriển hơn

Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ

và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ Như vậy ngôn ngữ cóvai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người Vấn đề phát triển ngôn ngữmột cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 25- 36 tháng tôi luôn có nhữngsuy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng TiếngViệt Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con

ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết vềmọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy Tôi thấymình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục

Trang 3

cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề

tài: “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 25- 36 tháng ở trường Mầm non Nga Nhân” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

đối với chương trình GDMN mới hiện nay

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâmđến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khámphá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện phápgiáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 25-36 tháng ở trường Mầmnon Nga Nhân, và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tại nhóm trẻ 24- 36 tháng, trường Mầm non Nga Nhân

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Khảo sát thực tế nhóm lớp, thu thập thông tin

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Ngôn ngữ của trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tácquyết định, và sự “bắt chước” là rất quan trọng Những thao tác về ngôn ngữcùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn

ngữ U Sinxki đã nhận định “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là

vốn quý của mọi tri thức” [2]

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ Trước hết,ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giớ xung quanh Song sự lĩnhhội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy Trẻ em

có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trìnhnhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho các cháu phân biệt các vật nàyvới vật khác, biết được tên giọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơbản của vật, nếu chỉ cho các cháu xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích,hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức màcác cháu thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn.Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chitiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật nàvới sự vật khác

Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển Trẻ không chỉ nhận thứcnhững sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy Trẻ muốn biết cả về quákhứ cả về tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, củaBác Hồ, của chú bộ đội…Để đáp ứng những nhu cầu đó trẻ không có cách nào

Trang 4

khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua tac phẩm văn học…có kết hợpvới hình ảnh trực quan.

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻMầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếuđược Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻnhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanhhình thành những cảm xúc tích cực Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập vớicộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng Nhờ có những lời chỉ dẫncủa người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội màmọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó

Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức vềmôi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làmquen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh Nhờ có ngônngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật,hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày

Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loạivốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ

về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh… mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hànhngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thànhngôn ngữ cho trẻ

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

* Thuận lợi:

- Đối với nhà trường và cơ sở vật chất:

Trường Mầm non Nga Nhân có phòng học rộng rãi, có đầy đủ trang thiết

bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập, có đội ngũ quản lý, đội ngũ giáo viên đạtchuẩn, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực học tậpnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục trẻ

Trường được các cấp các ngành của xã quan tâm đầu tư xây dựng ngôitrường khang trang, sạch đẹp, có các phòng học, đồ dùng đồ chơi phong phú vềchủng loại để các đến trường được ăn ngủ tại trường nên thuận tiện cho việc tíchhợp hoạt động trong việc làm quen với ngôn ngữ của trẻ 25-36 tháng cho trẻ ởmọi lúc mọi nơi

Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữtương đối đầy đủ

Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phongphú về màu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ

- Đối với phụ huynh

Đa số phụ huynh trong lớp quan tâm đến việc học tập của con em mình,cùng phối kết hợp với giáo viên trong lớp để thống nhất phương pháp giáo dụctrẻ đặc biệt là hoạt động làm quen với ngôn ngữ Ngoài ra phụ huynh còn tìmkiếm các nguyên liệu để cùng với giáo viên làm thêm những đồ dùng, đồ chơi

Trang 5

phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ Điều này có tác dụng rất lớntrong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với phát triển ngôn ngữ.

- Đối với giáo viên:

Bản thân có trình độ đạt chuẩn, có năng lực, phương pháp, tác phong tốt.Luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp25- 36 tháng nên đã rút được nhiều kinh nghiệm cũng như tìm ra nhiều biệnpháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất

Bản thân có khả năng để tạo ra nhiều chủng loại đồ dùng đồ chơi để phục vụ chotrẻ hoạt động 1 cách tích cực trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Lớp có diện tích khá rộng rãi, thoáng mát

- Đối với trẻ:

Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi

Trẻ ra lớp đúng độ tuổi, được sự quan tâm của phụ huynh, hàng ngày đưacác cháu đi học rất chuyên cần nên cũng thuận tiện cho giáo viên thực hiện việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên và liên tục

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi mà tôi có được thì tôi cũng gặp phải không ítkhó khăn trong quá trình giảng dạy đó là:

- Đối với phụ huynh:

Một số phụ huynh trong lớp vẫn còn quan niệm rằng đối với trẻ ở lứa tuổinày đến trường là chỉ để chơi, các cô chỉ trông coi chứ không học gì cảchưa thực

sự quan tâm đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lửa tuổi này nên phần nào

đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Đặc biệt làviệc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

(Phụ lục 1: bảng kết quả khảo sát đầu năm)

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ vàphát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữmạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói Ngoài ra ngôn ngữ còn là phươngtiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễdàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốthơn Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một sốbiện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:

Trang 6

2.3.1 Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:

- Hoạt động đón, trả trẻ.

Hoạt động đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường,tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ Vì trò chuyện với trẻ làhình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ chotrẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thểcung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ

Ví dụ: Trong chủ đề: Bé và gia đình thân yêu của bé

Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:

+ Gia đình con có những ai? (bố, mẹ)

+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp? (mẹ)

+ Con được gặp ai? (cô giáo)

Tôi nhắc nhở trẻ khi đến lớp phải chào cô, chào mẹ Con chào cô ạ, conchào mẹ

(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)

- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữcủa trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn

- Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố,

mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thóiquen lễ phép, biết vâng lời

- Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:

Trong quá trình trẻ vui chơi ở các góc là khoảng thời gian trẻ được giaolưu, nói chuyện vui vẻ bên các bạn và cô giáo Cô và trẻ cùng hòa mình trongcác vai chơi Vì vậy tôi luôn tạo điều kiện trò chuyện nhiều với trẻ để kích thíchtrẻ phát triển ngôn ngữ Đặc biệt đối với trẻ nhút nhát và những trẻ nói chưathành thạo, đầy đủ cả câu Tôi giành nhiều thời gian cho trẻ hơn, tạo cơ hội đểtrẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện Đây có thể coi là một hình thức quantrọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt

là tích cực hoá vốn từ cho trẻ Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thờigian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất Trong qúa trình trẻchơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nộidung khác nhau

Ví dụ: Trò chơi trong góc “Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và

khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày

+ Ai đây bác? (em búp bê)

+ Bác đã cho búp bê ăn chưa? (ăn rồi ạ)

+ Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé!(vâng ạ) + Em búp bê ăn xong rồi bác lau miệng cho em đi!

+ Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm embúp bê)

- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe,hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bócủa con người

Trang 7

Hay khi tôi hướng dẫn trẻ chơi trong góc “Hoạt động với đồ vật” ở chủ

đề “Giao thông” tôi cho trẻ sử dụng các khối gỗ có các màu, xanh, đỏ, vàng tự

tạo và cho trẻ xếp thành những chiếc ô tô, tàu và tôi sẽ hỏi trẻ:

+ Linh ơi, con đang làm gì đấy? (Xếp ô tô ạ)

+ Con xếp ô tô bằng gì đấy? (khối gỗ ạ)

+ Dũng ơi, ô tô này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ)

Với góc “Nghệ thuật bé khéo tay” ở chủ đề “Thế giới thực vật - Bé yêu

cây và những bông hoa đẹp” tôi vẽ tranh chiếc lá màu xanh, bông hoa màu

vàng để cho trẻ tô màu Trẻ sẽ tô màu sắc tạo thành sản phẩm của mình Tôi thấytrẻ rất khéo léo, chăm chú khi làm Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyệncùng trẻ:

+ Con đang làm gì vậy? (Con tô màu ạ)

+ Bông hoa màu gì của con có màu gì? (Màu vàng ạ)

+ Cái gì đây? Cái lá ạ

+ Con tô lá màu gì? (Màu xanh ạ)

Ví dụ: Ở góc xây dựng khi trẻ đang xếp ao cá tôi đến hỏi trẻ “Các bác ơi

các bác xếp gì thế”, “chúng tôi xếp ao cá” “Vậy xếp xong ao rồi phải làm gì”

“Thả cá vào ao”

Như vậy bằng những cuộc trò chuyện thân mật, gần gũi, những câu hỏi,câu trả lời đơn giản, thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéoléo mà còn góp phần làm tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạnh lạc cho trẻ

- Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời:

Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi đểtrẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bậpbênh… Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường

và hỏi trẻ:

+ Cây hoa này có màu gì? (Màu đỏ ạ)

+ Đây là cây gì? (Cây nhãn ạ)

+ Các con có nhìn thấy con gì đang bay đến không?

+ Con gì vậy? (Con chim)

+ Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các conkhông được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ)

Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mớingoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn

Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói nhữngcâu không có nghĩa Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ,nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại

* Kết quả: Sau khi áp dụng vào thực tiễn tôi thấy trẻ mạnh dạn, tự tin giaotiếp, có nề nếp, thói quen chào hỏi lễ phép, có thể nói câu dài 3-4 từ, trẻ phát âm

rõ ràng hơn, ít nói từ địa phương

2.3.2.Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi – tập có chủ định.

- Thông qua hoạt động nhận biết:

Trang 8

Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cungcấp vốn từ vựng cho trẻ.

Trẻ ở lứa tuổi 25-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưahoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp Cho nên trongtiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú chotrẻ Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trongkhi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc

Trẻ ở lứa tuổi này không những có khả năng nhận biết từng sự vật riêng lẻ

mà còn có khả năng khái quát hoá đơn giản các sự vật hiện tượng Vì vậy, khidạy trẻ từ 25-36 tháng tuổi nhận biết Tôi chú trọng sử dụng các đồ dùng trựcquan đa dạng (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh) bằng các nguyên vật liệu khác nhaunhư: cao su, nhựa bông…và các đồ dùng tự tạo bằng những nguên vật liệu sẵn

có ở địa phương có kích thước mầu sắc khác nhau như: To, nhỏ, mầu đỏ, xanh,vàng…Các đồ dùng dạy trẻ phải đảm bảo tính giáo dục và tính thẩm mỹ Tôithường chú ý cho trẻ nhận biết hai loại bài dạy:

- Loại bài dạy nhận biết về sự vật, hiện tượng:

+ Nếu nội dung bài dạy giúp trẻ làm quen với tên gọi và 1 -> 2 đặc điểmđặc trưng của vật thì một lần luyện tập cô giáo cho trẻ làm quen với 2 -> 3 vật

Ví dụ: Trong bài nhận biết: “con bò, con lợn” tôi tạo tình huống gây hứng

thú cho trẻ một cách phù hợp, hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ vào nội dung bàidạy sau đó cô đưa từng con vật ra và hỏi trẻ: Con gì đây? nó kêu như thế nào?Khi trẻ trả lời song theo câu hỏi của cô, cô tiếp tục đặt hai con vật cạch nhau vàđặt câu hỏi: con gì đây? Kêu như thế nào? con gì kêu éc…éc? Con gì kêu bò…bò? Cô mở rộng tiết dạy bằng cách hỏi trẻ nhà các cháu nuôi con gì? nó kêunhư thế nào? con gì nữa? Ngoài những con vật đó thì trong gia đình các concòn nuôi những con gì nữa sau đó cô cho trẻ so sánh những đặc điểm giống nhau

và khác nhau rõ nét giữa các con vật

Cô cho trẻ xem tranh con bò, con lợn và đặt các câu hỏi như trên cuối giờhọc cô có thể cho trẻ chơi trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật nhằm pháthuy tính tích cực của trẻ, tận dụng mọi cơ hội để phát triển ngôn ngữ, trí tuệ,tình cảm cho trẻ

+ Nếu nội dung bài dạy giúp trẻ làm quen với đặc điểm của một vật, thìmột lần luyện tập Cô cho trẻ làm quen với 4 -> 5 đặc điểm của vật đó

Ví dụ: Trong bài nhận biết tập nói: “Con thỏ” cô tạo tình huống gây hứng

thú cho trẻ một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn thu hút trẻ Sau khi cho thỏ xuất hiện

cô mượn lời thỏ chào trẻ và dạy chào bạn thỏ, cô đặt câu hỏi: con gì đây? tai thỏthế nào? lông thỏ mầu gì? đuôi thỏ thế nào? thỏ thích ăn gì? với hệ thống câuhỏi này nhăm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc làm quen với một số đặt điểm

rõ nét về con thỏ

Ví dụ: Trong bài nhận biết “Quả cam” tôi cung cấp vốn từ mới “quả

cam”, “màu vàng”, “cái vỏ”, “múi cam”, “hạt”, “vị ngọt”… Và tạo cơ hội để trẻđược đọc từ nhiều Tôi chuẩn bị mô hình vật thật cho trẻ khám phá và trảinghiệm bằng các giác quan, sò, ngửi, nếm Để kích thích sự tò mò và tạo cơ hội

Trang 9

cho trẻ được sử dụng các giác quan để khám phá về quả cam Tôi đã chuẩn bịchiếc túi kỳ lạ Sau đó cho trẻ sờ và tìm quả theo yêu cầu của cô Trẻ sử dụngcác giác quan như: sờ, nhìn, ngửi, nếm nhằm phát huy tính tích cực của tư duy,rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.

- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát tôi đã đưa ra hệthống câu hỏi:

+ Đây là quả gì? (quả cam ạ)

+ Quả cam có màu gì? (màu vàng ạ)

+ Vỏ cam như thế nào? (vỏ nhẵn ạ)

+ Đây là cái gì? (vỏ cam, múi cam)

+ Ăn cam có vị gì? (vị ngọt ạ)

- Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ Trẻ phải nóiđược cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phảisửa ngay cho trẻ

Ví dụ: Bài nhận biết “Ô tô”

Khi vào bài tôi đặt câu đố:

“Xe gì bốn bánh

Chạy ở trên đường

Còi kêu bim bim

+ Còi ô tô kêu như thế nào?

+ Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời)

Trong quá trình dạy trẻ tôi phát hiện có rất nhiều chúa nói ngọng trẻ haynói ô tô - (ô chô) Tôi sửa sai ngay cho trẻ, vì vậy mà trẻ ít nói ngọng hơn, phattriển từ chuẩn xác

(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 3)

Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lờinhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệthực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường

- Loại bài dạy ôn luyện:

Cho trẻ ôn luyện các vật đã học trong tháng, lúc đầu cô cho trẻ xem, nhắclại từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc,mỗi lần cho trẻ luyện tập gồm :

Bước 1: Quan sát.

Khi cho trẻ quan sát vật, cô không nói ra ngay tên gọi, đặc điển của vật

mà nên đặt thành câu hỏi ngắn gọn, chính xác để dịnh hướng sự trả lời của trẻ

và phát huy tính chủ động, tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nếutrẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và đặt lại câu hỏi để trẻ nhắc lại

Trang 10

+ Con gì gáy ò…ó…o ?

Với những câu hỏi trên nhằm phát triển ngôn ngữ đồng thời kích thích sựphát triển tư duy cho trẻ

- Thông qua hoạt động làm quen với văn học (giờ thơ, truyện):

Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngônngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc, giúp trẻbước đầu tiếp cận và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật Muốn làm được như vậytrẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm đượccác từ mới qua giờ học thơ, truyện

Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻthì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo:

+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh chotrẻ

+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ

to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi

+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng,giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật

*Kể chuyện:

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua giờ kể chuyện, tôi căn cứ vào từng nộidung,quá trình tiếp xúc câu truyện mà tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo.Tôi cố gáng luyện giọng để có giọng kể hấp dẫn, tạo sự thích thú của trẻ khinghe cô kể chuyện

Ví dụ: Khi dạy trẻ câu truyện “Thỏ ngoan” trước hết tôi kể bằng mô hình,

cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với các nhân vật; Sau đó tôi cho trẻ nghe truyện kếthợp xem tranh

Tôi dùng câu hỏi đàm thoại, phát huy tính sáng tạo, tư duy, tính phán đoáncủa trẻ,làm phong phú vốn từ của trẻ như:

+ “Bác gấu đang đi giữa rừng thì trời làm sao”?

+ “Bác đã đến gõ cửa nhà ai trước” ?

+ “Bạn thỏ là người như thế nào”?

+ “Bạn Thỏ và cáo các con yêu ai nhất”?

Trang 11

Để trẻ suy nghĩ trả lời,trong quá trình đàm thoại, tôi khai thác nội dungtrong mỗi câu truyện giúp trẻ khắc sâu hình ảnh tốt đẹp Kích thích trẻ trả lờiđầy đủ câu Khi đã thu hút và sự chú ý của trẻ vào bài học một cách nhẹ nhàng.các lần dạy sau trẻ tập kể bằng cách đưa ra các mẫu câu cho trẻ tập nói theo cô.Ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trongtruyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn vàđộng viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn khi trả lời.

+ Trẻ nói Thỏ ngoan - Thỏ ngan

+ Bác Gấu - Bác ấu

+ Con Cáo - Con áo

Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: tôi nói mẫucho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo

- Thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham giađặc biệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn Đối với những trẻ đótôi động viên, khích lệ trẻ kịp thời

- Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Thỏngoan” để bước đầu dạy trẻ tiếp cận với ngôn ngữ nghệ thuật

+ Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn

+ Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu

+ Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở

Ví dụ: Trẻ nghe câu truyện “Đôi bạn nhỏ” Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó

là từ “Bới đất” Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân

để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”

(Các con ạ, bản năng của những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phảilấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn cho mình, khi kiếm được thức ănchú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy) Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thốngcâu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học:

+ Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện cô kể rủ nhau đi đâu?

+ Vịt kiếm ăn ở đâu?

+ Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu?

+ Bạn Gà kiếm ăn như thế nào?

+ Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện đuổi bắt Gà con?

+ Vịt con đã cứu Gà con như thế nào?

+ Qua câu truyện con thấy tình bạn của hai bạn Gà và Vịt ra sao?

+ Nếu như bạn gặp khó khăn thì các con phải làm gì?

- Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấynhân vật để giáo dục trẻ phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong lúc gặp khókhăn Qua hoạt động kể chuyện giúp trẻ phát triển từ nhanh, nói mạch lạc, nóiđầy đủ cả câu, không bị nói ngọng

*Đọc thơ:

Trẻ từ 25-36 tháng tuổi rất thích nhẩm đọc theo cô và có khả năng họcthuộc bài thơ Khi dạy trẻ đọc thơ, cô đọc diễn cảm, rõ ràng toàn bộ bài thơ làmnhiều lần, kết hợp với các động tác minh hoạ Cô đọc với âm lượng vừa đủ để cả

Trang 12

lớp cùng nghe, phát âm chuẩn xác tránh nói ngọng Khi đọc phải ngắt nghỉ đúngchỗ, thể hiện được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ Chú ý đến các từ tượng hình,tượng thanh, các từ khó giảng giải từ khó phải chính xác nhưng dễ hiểu.

Tiến trình tiết học “đọc thơ” cho trẻ 25-36 tháng: Lần 1 cô đọc diễn cảmbài thơ; Lần 2: Đọc kết hợp xem tranh; Lần 3 đọc trích dẫn đàm thoại

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cô cho trẻ đọc thơ: Cả lớp đọc, tổ đọc,nhóm đọc, cá nhân đọc Khi trẻ đọc thơ tôi chú ý sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát

âm đúng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện

Ví dụ: Với bài thơ “Hoa nở” chủ đề thế giới thực vật.

+ Hoạt động 1: Dạo chơi công viên.

- Cô và các con cùng đi chơi công viên nhé!

- Cô giáo dục trẻ đi đúng luật lệ giao thông

- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Hoa trong vườn”

- Ở đây có rất nhiều loại hoa khoe sắc, chúng mình cùng đi ngắm hoanào!

- Cô chỉ vào từng loại hoa cho trẻ quan sát gọi tên và màu sắc của hoa

- Các loại hoa có vẽ đẹp khác nhau nhưng đều có ích lợi làm đẹp cảnhquang môi trường và vì thế cô có một bài thơ nói về các loài hoa rất hay các conhãy lắng nghe xem có những loại hoa gì nhé

+ Hoạt động 2: Cô đọc mẫu

- Cô đưa hình thức “Đố vui có thưởng”

- Hai đội sẽ thi nhau lắc nhịp để trả lời câu hỏi, nếu đúng sẽ được mộtphần quà

+ Các con thấy có những loại hoa nào trong bài thơ?

+ Hoa cà có màu gì? Hoa mướp có màu gì?

+ Nhà thơ đã nhắc các bạn nhỏ điều gì?

+ Vì sao các bạn nhỏ đừng nên hái hoa tươi?

* Giáo dục: Các con không được hái hoa vì hoa làm đẹp cho môi trường,hoa còn kết trái để có quả chín cho các con ăn nữa, các con phải biết chăm sóccây để cây cho nhiều hoa thêm nữa

Ví dụ: Qua bài thơ “Cây bắp cải” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “Sắp vòng

quanh” Tôi chuẩn bị một chiếc bắp cải thật để cho trẻ quan sát, trẻ phải đượcnhìn, sờ, ngửi… và qua vật thật tôi sẽ giải thích cho trẻ từ “sắp vòng quanh”

Ngày đăng: 14/10/2017, 08:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 1: Bảng kết quả khảo sát * Kết quả khảo sát ban đầu: - Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 25   36 tháng tuổi ở trường MN nga nhân
h ụ lục 1: Bảng kết quả khảo sát * Kết quả khảo sát ban đầu: (Trang 19)
KÈM THEO SKKN “MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ĐỘ TUỔI 25-36 THÁNG Ở TRƯỜNG - Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 25   36 tháng tuổi ở trường MN nga nhân
25 36 THÁNG Ở TRƯỜNG (Trang 19)
Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa giải pháp: 2.3.1. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi - Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 25   36 tháng tuổi ở trường MN nga nhân
h ụ lục 2: Hình ảnh minh họa giải pháp: 2.3.1. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi (Trang 20)
Phụ lục 3: Hình ảnh minh họa giải pháp: 2.3.2.Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi – tập có chủ định. - Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 25   36 tháng tuổi ở trường MN nga nhân
h ụ lục 3: Hình ảnh minh họa giải pháp: 2.3.2.Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi – tập có chủ định (Trang 21)
Phụ lục 4: Hình ảnh minh họa giải pháp: 2.3.3. Thường xuyên tổ chức các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ, tăng vốn từ và kích thích trẻ nói câu dài. - Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 25   36 tháng tuổi ở trường MN nga nhân
h ụ lục 4: Hình ảnh minh họa giải pháp: 2.3.3. Thường xuyên tổ chức các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ, tăng vốn từ và kích thích trẻ nói câu dài (Trang 22)
Hình ảnh minh họa trẻ chơi trò chơi “ chim mẹ, chim con” trong hoạt động âm nhạc để phát triển ngôn ngữ - Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 25   36 tháng tuổi ở trường MN nga nhân
nh ảnh minh họa trẻ chơi trò chơi “ chim mẹ, chim con” trong hoạt động âm nhạc để phát triển ngôn ngữ (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w