1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non nga an

24 7,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5Giải pháp 1: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động Giải pháp 6: Tuyên

Trang 1

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5Giải pháp 1: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động

Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ hình thành cho

trẻ các kỹ năng và thói quen trong giao tiếp

14

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt

động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

15

Trang 2

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nhà tâm lý học người Anh M.Acgain, đã khẳng định “giao tiếp là quá trìnhhai mặt của sự thông báo, thành lập sự tiếp xúc, trao đổi thông tin”[1] Lúc này,khái niệm giao tiếp được khai thác với chức năng trao đổi, tiếp nhận thông tingiữa con người với con người trong xã hội Trong nghiên cứu về giao tiếp, cácnhà Tâm lý học Pháp P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson, đã coi “giao tiếp là một

tổ hợp hành vi hay nói cách khác, giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyêndiễn ra giữa con người với nhau, quá trình này tích hợp nhiều loại hành vi, hành

vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ”[2]

Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bétồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân vàđặc biệt là qua tiếng khóc Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắcchắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõngnhẽo nữa !

Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp,đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ quaánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ

sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mốitương giao với mọi người xung quanh

Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mởrộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội Đây là một kỹ năng phứctạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ, phụhuynh cũng cần quan tâm giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng cách kíchthích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe - nhìn và đụng chạm

Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh racho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và

cử chỉ, ánh mắt “Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh

từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện,trẻ có đủ vốn từ (khoảng 2000 từ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày”[3].Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ,cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻnghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.Tuynhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹnói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiếntrẻ chỉ biết gật gù, lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động haychậm nói cho trẻ

Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, là một giáo viên được phân côngđứng lớp 5 tuổi, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải giáo dục cho trẻbiết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường,biết giao tiếp một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ Một tậpthể trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui

vẻ và phát triển ở nhóm lớp Tôi nguyện góp một phần nhỏ bé của mình vào việcgiáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình

thành nhân cách ban đầu cho trẻ Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số

Trang 3

biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A1 tại trường mầm non Nga An”.

2 Mục đích nghiên cứu

Hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầmnon Nga An nhằm giúp trẻ có thêm kiến thức về cách ứng xử trong giao tiếp với

cô giáo, với bạn bè với người lớn và mọi người xung quanh, linh hoạt trong cách

xử lý các tình huống hàng ngày của trẻ từ đó giáo dục hành vi và thói quen tronggiao tiếp cho trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổitại Trường mầm non Nga An

4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bậc họcmầm non và những kiến thức bổ trợ cho việc nghiên cứu đề tài của mình

b Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động của trẻ tại lớp Hoa Cúc trường mầm non Nga Annăm học 2016 - 2017

c Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Khảo sát điều tra thực tế và thu thập thông tin

d Thống kê và xử lý số liệu

Thống kê số liệu và tính % để định lượng kết quả nghiên cứu từ đó rút ranhững nhận xét khoa học về vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga An

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lý luận

“Kỹ năng giao tiếp là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cánhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sốnghàng ngày” [4]

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội giá trị sống để pháttriển nhân cách Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhâncách trẻ Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức ,giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này Cụ thể là:

- Giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thíchứng với thay đổi của điều kiện sống

- Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm vớimọi người xung quanh

- Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác,

có khả năng giao tiếp tốt với mọi người

- Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạtđộng học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoànthành nhiệm vụ…

Trang 4

Các nhóm kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như : “Kỹ năng nhận thức

về bản thân, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội, kỹnăng học tập, kỹ năng tương tác”[5]…Từ đó, chương trình giáo dục mầm non đãđưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: dạy trẻ có kỹ nănghợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ , kỹ năng tự phục

vụ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc…các kỹ năng này không tách rời nhau mà cóliên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hànhtrong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày Cho nên việc giáo dục và vậndụng tốt sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần

mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, pháttriển ngôn ngữ cho trẻ

Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Với vốn từ giao động từ 3500 đến 4500 từ, trẻ đã

có thể dùng từ phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, đặc biệt

là trẻ đã có khả năng nhận biết được những sắc thái biểu cảm của lời nói (vui,buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi,…) Trẻ đã có thể diễn đạt được những xúccảm, nhu cầu, ý nghĩ và hiểu biết của mình qua lời nói, biết sử dụng lời nói đểchỉ dẫn những vấn đề đơn giản cho người khác hiểu và ngược lại có thể hiểunhững chỉ dẫn về những vấn đề đơn giản qua lời nói, hoặc cử chỉ hành động

Ở những trẻ được chú ý rèn luyện về mặt giao tiếp đã có thể sử dụng khá hiệuquả phương tiện giao tiếp phi ngôn từ (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, giọng nói,…).Hơn nữa, nếu được chú ý giáo dục, trẻ đã có thể thực hiện được những quy tắcgiao tiếp thông thường như gặp người lớn, gặp thầy cô thì chào hỏi lễ phép,người lớn đưa cho thứ gì thì phải xin bằng hai tay,… Mặc dù có thể trẻ chưahiểu được sâu sắc ý nghĩa của những hành vi giao tiếp, song trẻ hoàn toàn có thểthực hiện được chuẩn về mặt hành vi trong quá trình giao tiếp nếu môi trườnggiao tiếp quanh trẻ chỉ chứa đựng những nét đẹp của văn hoá giao tiếp và trẻnhận được sự quan tâm giáo dục thoả đáng của gia đình, nhà trường và toàn xãhội Nếu được giáo dục đúng hướng, giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi còn có một sốđặc điểm sau:

Trẻ 5 – 6 tuổi dễ dàng thiết lập những mối quan hệ giao tiếp với nhữngngười xung quanh không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, kinh tế Có thể nói trẻthiết lập quan hệ giao tiếp rất hồn nhiên, vô tư không để ý đến xuất thân của đốitượng giao tiếp Tuy nhiên, trẻ đã bước đầu biết để ý đến sở thích, thói quen,tính cách của đối tượng giao tiếp nên trong những trường hợp đối tượng giaotiếp có biểu hiện ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ (như doạ nạt, trêu trọc,…) thìtrẻ sẽ không thích giao tiếp với đối tượng đó Trong những tình huống nhất định(tình huống mà trẻ thích giao tiếp) trẻ dễ dàng thay đổi ý kiến, thái độ của mình

để nhận được sự đồng tình của đối tượng giao tiếp - biểu hiện của tính thiện chítrong giao tiếp Trong quá trình giao tiếp, trẻ 5 – 6 tuổi đã biết cảm thông vớingười, sẵn sàng giúp đỡ người khác, biết nhường nhịn bạn chơi - đối tượng giaotiếp Đặc biệt là xúc cảm, tình cảm của trẻ thường được biểu hiện một cách chânthật trong quá trình giao tiếp

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

a Thuận lợi

Trang 5

Trong những năm qua, nhà trường luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyềnluôn quan tâm đến giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non Bên cạnh đó cònđược sự quan tâm của các cấp các ngành luôn kề vai, sát cánh ủng hộ nhà trườngtrong mọi lĩnh vực.

Nhà trường cũng đã đầu tư mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất tương đốiđầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi phục cho công tác dạy và học đạt hiệu quả,Các phòng học rộng, thoáng, môi trường phù hợp, có diện tích phù hợp để trẻhoạt động nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáodục sạch đẹp, an toàn cho trẻ khi ở trường

Là một giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có vốn hiểu biếttương đối để đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ Luôn tâm huyết với nghềnghiệp, nhiệt tình, say mê trong công việc, có lòng yêu nghề, mến trẻ, khôngngừng tìm tòi, học tập và nâng cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của bạn bèđồng nghiệp, tiếp thu và ứng dụng các chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chứcvào chương trình giáo dục Mầm non mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thôngtin trong soạn giảng

Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc phối hợpcùng nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ Tham gianhiệt tình các phong trào chung của nhà trường

b Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên bản thân còn gặp phải rất nhiềunhững vấn đề khó khăn nhất định trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động họcnhư sau:

Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong các hoạt độngdẫn đến việc luyện phát âm cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn

Về phía các bậc cha mẹ trẻ luôn nóng vội trong việc dạy con; Đa số các bậcphụ huynh đi làm kinh tế xa để con ở nhà với ông bà nên chưa có sự nghiêmkhắc với trẻ, đôi khi nuông chiều quá thái để trẻ thường nhõng nhẽo chưa có tính

tự lập Do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toánthì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cháukhiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đếncon mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụngtrong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó?Những đồ dùng đó để làm gì?

Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra một sốbiện pháp để áp dụng trong năm học 2016 - 2017 này Để có một kết quả tốt vềgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ và để nắm bắt được kỹ năng giao tiếp của trẻ tôithường xuyên theo dõi cách giao tiếp, ứng xử của trẻ trong các hoạt động hàngngày, chú ý quan sát phát hiện những ưu khuyết điểm của từng trẻ trong việcgiao tiếp ứng xử giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ tôi đã phát hiện ra nhiều điều ởtrẻ nên đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng với tổng số 30 cháutrong lớp Trong đó nữ: 13 cháu, nam: 17 cháu kết quả khảo sát như sau:

Trang 6

* Khảo sát trẻ lần 1:

Nội dung Tổng số trẻ Trẻ đạt Tỉ lệ %

Trẻ Chưa đạt

Tỉ lệ

%

Trẻ có kỹ năng trong giao tiếp,

ứng xử với cô giáo, bạn bè và

mọi người xung quanh

Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao

Trẻ có thói quen lịch sự trong

Trẻ có thói quen lịch sự, kết

hợp với cử chỉ điệu bộ tốt trong

giao tiếp hàng ngày

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Giải pháp 1: Định hướng môi trường giao tiếp cho trẻ

Môi trường giao tiếp của trẻ trong trường mầm non là tổng hòa các mốiquan hệ giữ cô với trẻ, trẻ với trẻ và trẻ với đô chơi Xuất phát từ điều đó mà bảnthân tôi đã tìm và lựa chọn ra những cách nhằm phát triẻn kỹ năng giao tiếp chotrẻ

* Môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ.

Trong môi trường sư phạm mầm non, giao tiếp sư phạm của người giáoviên mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triểnxúc cảm, phẩm chất và nhân cách cho trẻ Bởi trong những năm đầu đời, trẻ luôncần có một hình mẫu để noi gương Mọi phẩm chất của trẻ đều được hình thànhdần dần trong giao tiếp với người xung quanh Do đó, đòi hỏi người giáo viênmầm non khi đứng lớp phải có cách giao tiếp và ứng xử một cách khéo léo, tinh

tế và linh hoạt trước mọi hành động của trẻ

Các em trong độ tuổi này thường có cách cư xử dựa vào bản năng vàthường chỉ hành động theo những gì bản thân muốn Chính vì vậy, người giáoviên phải thông qua giao tiếp để hướng trẻ đến những suy nghĩ đúng đắn, dạy trẻbiết cách ứng xử cho phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội

Ví dụ: Một số cách ứng xử và giao tiếp với trẻ em mầm non mà bản thân

+ Hướng dẫn cho trẻ biết cách dùng các câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếpnhư Đâu? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ai đây? Và kiên nhẫn đợi bé trả lời câu hỏi

Trang 7

* Môi trường giao tiếp giữa trẻ với trẻ.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, mỗi trẻ sống trong ,một gia đình khácnhau ngôn ngữ giao tiếp của chúng cũng khác nhau Chính vì vậy tôi luôn tạo cơhội cho trẻ cùng nhau học tập và trò chuyện cùng nhau từ đó làm giàu vốn từ chotrẻ khi giao tiếp Tôi cho trẻ giao lưu trò chuyện với nhau bằng các cách như:+ Cùng trẻ chơi những trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, bài đồn dao…nhằmtạo sự thân thiết giữa trẻ và trẻ

+ Cùng trẻ đọc sách, xem tranh Kết hợp với việc hỏi han và trò chuyện vềcác nhân vật trong sách, trong tranh, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng điệu bộ, cửchỉ, ánh mắt,…

+ Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học theo nhóm, cùng nhau thảo luận, cùng nhaulàm chung một công việc cô giáo giao cho

* Môi trường giao tiếp giữa trẻ với đồ chơi.

+ Sử dụng các đồ dùng học tập, đồ chơi để làm phương tiện phát triển kĩ nănggiao tiếp cho trẻ: giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngônngữ (nét mặt, cử chỉ, các điệu bộ khi chơi,…)

+ Sử dụng các chú rối để trẻ tự trò chuyện hay kể chuyện cho trẻ nghe

Tóm lại: Thông qua việc định hướng môi trường giao tiếp cho trẻ bản thân

tôi đã vạch rõ và nhìn thấy cụ thể công việc của mình trong các bước tiếp theo

Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học có chủ định.

Thông qua giờ hoạt động có chủ định tôi thường sử dụng những câu hỏi đàmthoại cùng trẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

- Giáo dục thông qua hoạt động khám phá khoa học

Lồng ghép tích hợp nội dung rèn kỹ năng giao tiếp vào hoạt động khámphá có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen thói quen vănminh trong giao tiếp, hành vi có văn hoá

Ví dụ: Qua giờ khám phá khoa học “ Ngôi nhà bé yêu?" Ở chủ đề Gia

đình

Tôi sử dụng thể đàm thoại:

- Trong gia đình của cháu có những ai?

- Con hãy kể về ngôi nhà của minh nào?

- Cô có bức hình ảnh về gì đây?

- Ai có nhận xét gì về hình ảnh này?

Trong giờ học lúc đầu cô giáo luôn đưa ra rõ ràng những câu hỏi mẫu, câutrả lời mẫu cô giáo dục cháu biết yêu quý bản thân, biết học cách trả lời trọn câu,biết dùng các câu nói chuẩn

- Giáo dục thông qua hoạt động tạo hình

+ Đối với giờ học tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình".

Cô có thể đàm thoại:

+ Gia đình cháu gồm có những ai?

+ Gia đình cháu có mấy người

+ Gia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?

+ Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?

Trang 8

Từ đó giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anhchị, biết nhường nhịn em bé, biết quan tâm chia sẽ những khó khăn và biết tôntrọng ý kiến của mọi thành viên trong gia đình

- Giáo dục thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc

+ Giờ học âm nhạc: Bài "Bông hoa Mừng Cô".

Đàm thoại:

Đối với cô giáo các con phải như thế nào?

Khi tặng hoa cho cô, các con cầm hoa tặng bằng mấy tay?

Phải nói những lời chúc mừng như thế nào?

Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên traohoặc nhận phải bằng hai tay, khi trao quà các con phải có lời chúc mừng hoặcnhận quà phải biết nói lời cảm ơn, biết nhớ ơn cô giáo người đã dạy dỗ và chămsóc các con nên người

- Giáo dục thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Để việc dùng các câu chuyện có tác dụng phát triển tốt khả năng giao tiếpcủa trẻ mỗi người giáo viên phải thu hút được sự chú ý của trẻ bằng giọng kể,đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau của các nhân vật trẻ

sẽ thích thú hơn và muốn tham gia vào câu chuyện và thích đóng vai các nhânvật trong chuyện, nhắc lời thoại, vẽ tranh các nhân vật trong câu chuyện cô vừa

kể, đọc

Ví dụ: Qua câu chuyện "Bác gấu đen và 2 chú thỏ" trẻ sẽ đóng được vai

Thỏ nâu có giọng nói không nhẹ nhàng chuẩn mực với Gấu đen như vậy làkhông tốt và rất thích Thỏ trắng vì lòng tốt và những câu nói, câu an ủi, độngviên của Thỏ trắng, từ đó trẻ sẽ yêu quý nhân vật Thỏ trắng hơn

Qua câu chuyện cô giáo dục cháu lòng nhân ái biết yêu thương và giúp đỡnhau khi gặp hoạn nạn, hình thành cho trẻ lòng nhân ái, biết sử dụng những câunói trọn vẹn để động viên an ủi mọi người xung quanh

Tuy nhiên khi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp vào hoạt động học giáoviên phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý khách quan của tri thức môn học

+ Đảm bảo tính trọn vẹn, hệ thống của nội dung hoạt động học tập

+ Đảm bảo tính vừa sức của trẻ

Đặc biệt hệ thống câu hỏi phải gợi mở để trẻ khắc sâu tính cách nhân vật từ

đó học tập các câu nói mẫu một cách trọn vẹn

Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống nhưnhững giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưađối với những trẻ khó ngủ

- Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạođức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè,yêu thương con người Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các câu truyện bằng tranhtùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng giao tiếp

ở trẻ Khuyến khích trẻ nói lên sở thích, quan điểm của trẻ: Nói chuyện với cácthành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và những lựa chọn của mình, cốgắng không chỉ trích các quyết định của trẻ Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự

Trang 9

kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động xãhội và các buổi thảo luận nhóm.

Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở

như: Nếu là con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính tò mò thay đổiđoạn kết của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện …

Tóm lại: Qua các hoạt động học có chủ định hàng ngày ở trường lớp trẻ

lĩnh hội được tất cả hành vi, ứng xử với cô giáo, với bạn bè trẻ sẽ được rèn luyện

và thực hành những kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hành động một cách cụ thể, cóhiệu quả nhưng không quá gò bó, cứng nhắc

Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động góc.

Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trườngmầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhiều nhất Đây là hoạt động chủđạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thoả mãnnhững nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triểntoàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này Vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động góc giúptrẻ học được rất nhiều điều, trẻ phản ánh những gì mình quan sát được ở thế giớixung quanh, qua đó kích thích sự giao tiếp của trẻ

Trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tôi đang thựchiện có 6 góc chính đó là: [7]

* Đối với góc phân vai:

Qua các trò chơi như bán hàng, đi chợ, nấu ăn, bác sỹ,….trẻ có cơ hội đượcphát triển kỹ năng giao tiếp qua các vai chơi tái hiện lại cuộc sống đời thường.Với những góc chơi này tôi đã chủ động chuẩn bị đầy đủ đò dùng , đồ chơicho trẻ để trẻ có thể tự tương tác giao tiếp với nhau qua các đồ chơi đó

Ví dụ: “Ở góc bác sỹ tí hon” Trẻ được học cách giao tiếp của người bác sỹ

với bệnh nhân như:

+ Bác sỹ ơi khám bệnh cho tôi với?

+ Bác bị sao vậy?

+ Tôi bị đau bụng?

+ Bác ăn gì mà bị đau bụng?

+ Bác nằm xuống đây để tôi khám cho bác nào?

Ví dụ: “Ở góc gia đình” Trẻ được học cách giao tiếp, tái hiện lại những

sinh hoạt với những người thân trong gia đình

Trang 10

Tôi nhập vai, thực hiện một số thao tác để trẻ bắt chước và nhận thức về vaichơi của mình.

- Gia đình cùng nấu ăn, tổ chức sinh nhật, đi chợ

+ Mẹ ơi hôm nay mẹ nấu món gì?

+ Con thích ăn gì để nấu?

+ Mẹ làm gà rán cho con ăn đi?

Ví dụ: “Ở góc bán hàng” Trẻ được học cách giao tiếp của người bán hàng,

với người mua Muốn mua hàng phải mặc cả, trả tiền

- Người bán hàng muốn đông khách cần niềm nở, mời chào khách tận tình

- Giáo viên cần là người trung gian, tạo tình huống cho trẻ giải quyết

+ Bác mua gì cho tôi không a?

+ Bác ơi bác có bán kẹo không?

+ Bao nhiêu tiền một gói kẹo hả bác?

+ Hôm sau bác lại ghé đây mua nhé

* Đối với góc âm nhạc:

- Tôi cho trẻ tự giao tiếp với nhau để lựa chọn trang phục, đạo cụ

+ Bạn thích trang phục gì, váy màu gì?

+ Cho mình váy màu hồng

+ Có nhiều loại đạo cụ lắm, bạn Lan chọn kèn nhe,…

- Sau khi trẻ chọn trang phục, đạo cụ, tôilắng nghe cô đặt ra các câu hỏi:+ Bạn hát bài gì?

+ Bài hát đó nói gì?

+ Bài hát đó có giai điệu như thế nào?

* Đối với góc xây dựng:

- Ở góc này trẻ được cùng nhau phân công công việc cho bạn trẻ có kỹnăng của người lãnh đạo, chỉ huy

Một trẻ làm bác thợ cả phân công việc cho từng thành viên trong nhóm

Ví dụ: + Bạn Hoàng xây hàng rào

+ Bạn Tuấn lắp ghép, xây nhàMặt khác qua các qua các góc chơi này tôi còn dạy trẻ các kỹ năng giaotiếp cho các đối tượng trẻ về các kỹ năng như:

* Kỹ năng trao đổi

- Góc siêu thị (thuộc góc phân vai)

+ Ngay sau khi thoả mãn chơi, tôi cho trẻ xác định ở góc chơi đó, vai tròcủa trẻ là gì? Trẻ cần làm những gì để thực hiện đúng chức năng của ngườibán, người mua

+ Tôi hướng dẫn trẻ các cách trao đổi để trẻ thể hiện ý muốn của mình bằnghành động, lời nói, ký hiệu tượng trưng

+ Tôi đóng vai và có sự trao đổi trực tiếp với trẻ để trẻ thể hiện sự qua lại

đó là để thoả mãn nhu cầu khi tham gia chơi

Ví dụ: Muốn mua hàng phải mặc cả, trả tiền

- Người bán hàng muốn đông khách cần niềm nở, mời chào khách tận tình

- Giáo viên cần là người trung gian, tạo tình huống cho trẻ giải quyết

- Góc gia đình (Thuộc nhóm phân vai)

+ Tạo không gian hoà nhập vào vai chơi

Trang 11

+ Tôi nhập vai, thực hiện một số thao tác để trẻ bắt chước và nhận thức vềvai chơi của mình.

- Góc xây dựng

+ Tôi quan sát và thăm dò ý tưởng của trẻ, qua đó khuyến khích trẻ muốntạo công trình đẹp cần có sự trao đổi ý kiến lẫn nhau, có sự liên kết giữa các kỹ

sư xây dựng

+ Gợi ý trẻ có sự trao đổi với các góc khác

* Kỹ năng chia sẻ hợp tác và ứng xử trong giao tiếp

Cần có các biện pháp khác nhau đối với trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt với trẻ

có kỹ năng giao tiếp hạn chế hơn

- Tôi nâng cao yêu cầu như phải biết lắng nghe, có chọn lọc, giao tiếp bằngngôn ngữ không lời, ánh mắt, cử chỉ, hành động như ở góc “phòng khám đakhoa”, bác sĩ có thể thể hiện sự lo lắng với bệnh nhân qua ánh mắt nheo lại mộtchút, sự ân cần qua ánh mắt trừu mến hoặc góc “gia đình” mẹ yêu con có thể thểhiện qua những động tác vuốt ve, âu yếm

- Biết cách trao đổi gián tiếp thông qua người thứ ba

* Với trẻ giao tiếp hạn chế hơn

- Tôi kích thích trẻ nhút nhát cô có thể đặt câu hỏi như:

Bác làm gì thế? Bác mua những thứ này cho ai Hay động viên khen ngợi:Tôi biết bác kể chuyện rất giỏi, bác quả là người đầu bếp giỏi

Tóm lại: “Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt

động của trẻ ở trường mầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ giaotiếp nhiều nhất Vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động góc giúptrẻ học được rất nhiều điều, trẻ phản ánh những gì mình quansát được ở thế giới xung quanh, qua đó kích thích sự giao tiếpcủa trẻ”.[8]

Giải pháp 4: Rèn kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động khác

- Giáo dục thông qua hoạt động đón trẻ

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng thực hành những lời dạy dỗsáo rỗng không đem lại kết quả mà còn phản tác dụng Vì vậy giờ đón trẻ - tròchuyện với trẻ cô giáo phải là người chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, vớitrẻ tập trẻ đến lớp biết chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học, tạo ranhững câu chào mẫu để nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng, đồ chơiđúng nơi quy định.Ở hoạt động này là cơ hội để giáo viên phụ huynh và cháu tạothành một tam giác để trao đổi trò chuyện qua các câu hỏi, câu trả lời chuẩn đểcác cháu học theo

Ví dụ: Khi cháu đến lớp cháu không chào cô, cô có thể chào cháu trước để

từ đó phụ huynh chào cô và cháu làm theo bố mẹ và chào lại cô

Tôi luôn tập cho trẻ có thói quen chào hỏi, thường xuyên nhắc nhở cháuchào khi có khách đến lớp Tôi luôn nhắc nhở trẻ phải biết cảm ơn, xin lỗi …làm đi làm lại nhiều lần để tạo cho trẻ có thói quen về kỹ năng giao tiếp

Một cách khác trong giờ đón trẻ tôi thường sử dụng các tình huống để hỏitrẻ về những hoạt động ở nhà của trẻ như:

+ Sáng nay ngủ dạy con làm những gì?

+ Ai chở con đến trường?

Trang 12

+ Trên đường đến trường con thấy gì?

+ Ai là người đã chở con đi học?

- Giáo dục thông qua hoạt động chiều

Tạo môi trường giao tiếp và giúp trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giaotiếp bằng lời, vì vậy trong các buổi hoạt động chiều tôi thường đưa các trò chơi,câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ tự nhiên và thoải mái hơn

Ví dụ: Trong lớp tôi có cháu: Long, Việt hùng, cháu còn hay nói trống

không khả năng giao tiếp còn kém vì vậy tôi đã cho cháu chơi cùng với mộtnhóm bạn có kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin hơn Trong trò chơi “Đoán tênbạn” cô đưa ra một câu hỏi mẫu: Trong nhóm chơi con thấy bạn nào có tóc dài,mặt áo hồng, quần xanh và hỏi trẻ: “Long ơi con nghĩ đó là bạn nào vậy”? Côcho trẻ trả lời và sửa sai cho trẻ để trẻ trả lời trọn câu Hoặc tôi đưa ra một sốcâu đố theo chủ đề và…

- Giáo dục thông qua hoạt động nêu gương

Trong hoạt động nêu gương để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ là tôithấy đạt kết quả rất cao, vì trẻ nhỏ rất thích những lời động viên, những lời khencủa cô giáo, của người lớn

Cô giáo phải luôn là người gương mẫu, cô luôn lấy những gương tốt củacác cháu khác để kể cho cả lớp nghe hoặc lấy những câu chuyên kể về các nhânvật đáng yêu trong chuyện để động viên trẻ.Ví dụ câu chuyện “Món quà của côgiáo” qua câu chuyện cháu biết nếu làm sai mà biết sửa lỗi cũng được cô tặngquà như cá bạn khác

Ví dụ: Trước khi nêu gương tôi thường xuyên cho cháu nhắc lại các tiêu

chí để đạt được hoa bé ngoan, sau đó cho cháu kể lại những việc cháu đã làmđược trong ngày và những việc chưa làm được Sau đó cô thống kê lại nhữngtiêu chí đạt và chưa đạt trong ngày cho cháu biết

Phương pháp này đòi hỏi ở cô giáo sự mềm mỏng âu yếm dịu dàng để tạocho trẻ một cảm xúc thân thiện Không nên la rầy trẻ khi trẻ nói sai

- Tạo môi trường giao tiếp và giúp trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầugiao tiếp bằng lời

- Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, cô giáo không nên dùng ngônngữ sẽ làm cho trẻ có cảm giác bắc buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ vỗ về

- Giáo viên phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung giáo dục, phù hợpvới lứa tuổi của trẻ lớp mình phụ trách

- Tận dụng mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động để rèn kỹ năng giao tiếpcho trẻ

- Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, cô giáo phảithực sự là người mẫu mực, nắm được tâm sinh lý của trẻ, yêu thương, tôn trọng,đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ

- Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Côgiáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện,dành thời gian trò chuyện với con trẻ vì chuyện là kho báu của dân tộc, kểchuyện cổ tích là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất giáo dục kỹ nănggiao tiếp cho trẻ

- Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ

Ngày đăng: 13/10/2017, 17:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ hình thành cho trẻ các kỹ năng và thói quen trong giao tiếp - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5  6 tuổi ở trường mầm non nga an
i ải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ hình thành cho trẻ các kỹ năng và thói quen trong giao tiếp (Trang 1)
Từ bảng khảo sát trên ta thấy được một số kỹ năng trong giao tiếp của trẻ được nâng lên rõ rệt - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5  6 tuổi ở trường mầm non nga an
b ảng khảo sát trên ta thấy được một số kỹ năng trong giao tiếp của trẻ được nâng lên rõ rệt (Trang 17)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TÔI GIÁO DỤC KỸ NĂNG  GIAO TIẾP CHO TRẺ - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5  6 tuổi ở trường mầm non nga an
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TÔI GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ (Trang 21)
Hình ảnh bé đang chơi góc phân vai - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5  6 tuổi ở trường mầm non nga an
nh ảnh bé đang chơi góc phân vai (Trang 22)
Hình ảnh bé đang cắm cờ bé ngoan - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5  6 tuổi ở trường mầm non nga an
nh ảnh bé đang cắm cờ bé ngoan (Trang 22)
Hình ảnh bé đang tham quan trường tiểu học - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5  6 tuổi ở trường mầm non nga an
nh ảnh bé đang tham quan trường tiểu học (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w