1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh phú yên tt

27 205 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 757,25 KB

Nội dung

Trong những năm qua, người dân ở địa bàn nông thôn đã chú trọng đến việc phát triển các hình thức tổ chức kinh tế như: kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO VĂN PHƯỢNG

PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ Ở NÔNG THÔN

Trang 2

CễNG TRèNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:

1 PGS.TS NGUYỄN ĐèNH HIỀN

2 GS.TS ĐẶNG ĐèNH ĐÀO

Phản biện 1: PGS.TS Bùi Quang Tuấn

Phản biện 2: PGS.TS Ngô Quang Minh

Phản biện 3: TS Đinh Quang Ty

Luận án đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận án

cấp Học viện Khoa học Xã hội

Vào hồi: ngày tháng năm 201

Có thế tìm hiểu luận án tại:

- Th- viện Quốc gia

- Th- viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nông thôn là vùng đất ở đó người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống cư dân; nguyên liệu, hàng hoá cho xuất khẩu và là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho xã hội Ngay từ Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm hướng tới mục tiêu cơ bản là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại

Tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính, là một tỉnh có dân số tập trung đông ở địa bàn nông thôn và thu nhập kinh tế của người dân chủ yếu từ lĩnh vực nông nghiệp, vốn có tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Trong những năm qua, người dân ở địa bàn nông thôn đã chú trọng đến việc phát triển các hình thức tổ chức kinh tế như: kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ, kinh

tế hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và sự liên kết kinh

tế giữa các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ… Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn Phú Yên còn nhiều hạn chế

Vấn đề đặt ra là: phải nghiên cứu giải pháp, xác định được hình thức

tổ chức sản xuất, dịch vụ có khả năng đem lại hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, nhằm thu hẹp khoảng cách về thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị một cách cơ bản và lâu dài, giảm mạnh

tỷ lệ hộ nghèo và xu hướng tái nghèo ở nông thôn, trên cơ sở phát huy

và tận dụng thế mạnh của từng vùng, cùng với đó là nhằm đánh thức tiềm năng - biến tiềm năng thành lợi thế và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên

Trang 4

Dưới góc độ Kinh tế chính trị nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ được đặt trong mối liên hệ tác động lẫn nhau, so sánh lợi thế thông qua liên kết phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ, đánh giá được thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông

thôn tỉnh Phú Yên Nên tôi chọn đề tài: “Phát triển các hình thức tổ

chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên” làm luận án

nghiên cứu của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Đánh giá được động thái phát triển, tìm ra những nhân tố tác động, thúc đẩy, cản trở, làm rõ mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn thời gian qua và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

và dịch vụ Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2030

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

Thứ nhất, Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các hình

thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

Thứ hai, Nghiên cứu và nhận diện các nhân tố tác động, phân tích,

đánh giá thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ, mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn và những vấn đề đặt ra hiện nay ở nông thôn tỉnh Phú Yên

Thứ ba, Đưa ra định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính

sách phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hình

thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên, bao gồm: Kinh tế hộ; Kinh tế trang trại; Hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương

mại - dịch vụ; Hợp tác xã; Doanh nghiệp ở nông thôn

- Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2011-2015, định hướng sử dụng

các giải pháp phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Về không gian: Tại địa bàn nông thôn, 07 huyện của tỉnh Phú Yên

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu sơ cấp

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải thích các hiện tượng kinh tế - xã hội

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế

+Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic

+ Phương pháp điều tra, thống kê

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Trang 6

5 Những đóng góp của đề tài

Thứ nhất, Luận án trình bày có hệ thống những cơ sở lý luận khoa

học và thực tiễn về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu với các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ góp phần khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới

Thứ hai, Nghiên cứu và nhận diện các nhân tố tác động, phân tích,

đánh giá thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ, mối quan

hệ liên kết kinh tế giữa các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

Thứ ba, Phân tích sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất

và dịch vụ ở nông thôn, vấn đề liên kết kinh tế của các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Yên thời gian qua và những vấn đề đặt ra hiện nay

Thứ tư, Đưa ra định hướng, giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm

phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn tỉnh Phú Yên và một số kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2030

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần củng cố lý luận về các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ nói chung cũng như phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên nói riêng

- Những kết luận trong Luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu

và bổ sung hoàn thiện chính sách phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên

- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên

Trang 7

cứu, giảng dạy, học tập ở trường ĐH Phú Yên và vận dụng vào thực tiễn

để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn tỉnh Phú Yên

7 Kết cấu của luận án

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

Chương 3: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên – Thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay

Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Thứ nhất, một số Đề án liên quan đến vấn đề phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

- “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị

gia tăng và phát triển bền vững” của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết

định số 899/QĐ-TTg (2013)

- “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”

của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 176/QĐ-TTg (2010)

- “Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của UBND tỉnh Phú Yên theo Quyết định số 1008/QĐ-

UBND (2015)

Thứ hai, một số Đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

- Đề tài cấp Nhà nước:“Thực trạng và giải pháp phát triển kinh

tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá” của

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã chủ trì thực hiện (1999)

- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Các hình thức tổ chức sản xuất và xu

hướng phát triển trong nông thôn nước ta” của Lê Đình Thắng, trường

Đại học kinh tế quốc dân (2006)

- Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển mô hình

nông thôn mới” do TS Hoàng Trung Lập chủ trì năm 2006- 2007

- Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu mối quan hệ ba bên giữa doanh nghiệp,

hợp tác xã và hộ gia đình trong phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn đồng bằng sông hồng hiện nay” do PGS, TS Nguyễn Vĩnh Thanh chủ

trì năm 2016 – 2017

Trang 9

Thứ ba, một số đề tài về liên kiết kinh tế giữa các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

- Nguyễn Thị Bích Hồng trong “Lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp qua hợp đồng” (2008)

- Tác giả Chi Mai với công trình “ Liên kết trong sản xuất: Xu thế

phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại: “Phân vai” 4 nhà” (2009)

- Tác giả Võ Tòng Xuân (2009) với công trình “Liên kết nông dân

với thị trường”

- Tác giả Minh Thành (2014) với công trình:“Liên kết hợp tác xã và

doanh nghiệp làng nghề - Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại”

Thứ tư, một số sách, báo tạp chí và luận án tiến sĩ liên quan đến vấn

đề phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

- “Phát triển kinh tế xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt

Nam” do Đỗ Hoài Nam chủ biên (2003)

- Tác giả Bùi Quang Toán đã nghiên cứu “Giải quyết những thách thức trong

quá trình công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp ở Hải Dương” (2009)

- Nguyễn Kế Tuấn, (2010), “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

- Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020”

- Sách chuyên khảo: “Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất và

dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn trên địa bàn huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu” của nhóm tác giả Nguyễn Đình Hiền, Đặng Đình Đào (2013)

- Tác giả Phùng Văn Dũng (2014) với công trình: “Kinh tế hộ

nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp và giải pháp trong thời gian tới”

- Nguyễn Trường Sơn “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

hiện nay” (2014)

- Cuốn sách của tác giả: TS.Phạm Tú Tài - TS.Nguyễn Vĩnh Thanh

“Sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất chủ yếu trong quá trình

Trang 10

chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” (2016)

- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Trường (2003) “Phát triển các

hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ở các tỉnh trung du, miền núi phía bắc Việt Nam”

- Luận án tiến sĩ của Phùng Quốc Chí (2010) “Phát triển hợp tác xã

trong quá trình công nghiệp hóa đến năm 2020 ở Việt Nam”

- Luận án tiến sĩ của Hồ Quế Hậu (2012) “Liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam”

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

- Về khái niệm mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

- Về phân loại các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

- Về cơ chế hoạt động của mô hình kinh doanh

- Về sự biến đổi của mô hình tổ chức kinh doanh ở một tổ chức, công ty

- Về tính hiệu quả của mô hình kinh doanh

- Về các hình thức liên kết kinh tế

- Việc nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế nông thôn và HTTCSX

và DV ở nông thôn đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học kinh tế

1.2 Đánh giá chung và những khoảng trống lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu, bài viết trên đã được tiếp cận dưới các góc độ của các chuyên ngành khoa học khác nhau, chủ yếu là của khoa học quản lý kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp nội dung của các công trình đã công bố vẫn còn khoảng trống trong một

số vấn đề về phát triển các HTTCSX và DV ở nông thôn

Tác giả luận án mong muốn tập hợp được nhiều nguồn tài liệu và kế

thừa những kết quả đã có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài “Phát triển

các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn tỉnh Phú Yên”

Trang 11

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH

SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ Ở NÔNG THÔN

2.1 Một số vấn đề lý luận về các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ

ở nông thôn

2.1.1 Quan niệm về các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ

Sản xuất xã hội là một quá trình tạo ra của cải vật chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của con người Theo C.Mác, “Sở hữu là hình thức chiếm hữu của cải vật chất do lịch sử quy định, trong đó thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội Sự phát triển các hình thức sở hữu do sự phát triển của lực lượng sản xuất quy định” Trên cơ sở nghiên cứu sở hữu với chiếm hữu những sản vật của tự nhiên, C.Mác đã đi đến những nhận định về

sở hữu

Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người cho đến nay nhìn chung chỉ có 2 loại hình sở hữu cơ bản là: công hữu và tư hữu Và mỗi bước tiến của lịch sử, mỗi loại hình nói trên được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau Về mặt kinh tế, trong nền KTTT nói chung có 3 loại hình sở hữu cơ bản gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp và sở hữu tư nhân

Trong quá trình đổi mới, nhận thức của Đảng ta về sở hữu và thành phần kinh tế để hình thành những nét cơ bản về nền KTTT định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định Đến Đại hội XII (2016), Đảng ta xác định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh

tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”

Đến đây có thể khái quát: “Hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ là cách

Trang 12

thức để các chủ thể sở hữu (tài sản và sức lao động) thực hiện quyền sở hữu

về mặt pháp lý và kinh tế, hay các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ - hình thức thực hiện các quan hệ sở hữu, biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất” Như vậy, nói cách khác, HTTCSX và

DV là cách thức cụ thể mà trong đó những chủ thể tiến hành SXKD hàng hóa

tự chủ, tự quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả SXKD trong một thể chế kinh tế nhất định

2.1.2 Tính tất yếu và hình thức phát triển các tổ chức sản xuất và dịch

Quá trình hình thành và phát triển các HTTCSX và DV phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản

2.1.2.2 Hình thức phát triển các tổ chức sản xuất và dịch vụ

- Phát triển theo chiều rộng

- Phát triển theo chiều sâu

- Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu

2.1.3 Nông thôn, kinh tế nông thôn và sự cần thiết phải xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ

Thư nhất, Nông thôn và vai trò của phát triển nông thôn

Thứ hai, Kinh tế nông thôn và sự cần thiết phải phát triển kinh tế

nông thôn

Thứ ba, Vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ trong

quá trình xây dựng nông thôn mới

Trang 13

2.2 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ chủ yếu

ở nông thôn

2.2.1 Sự hình thành, đặc điểm phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ chủ yếu ở nông thôn

Thứ nhất, đối với kinh tế hộ

Thứ hai, đối với kinh tế trang trại

Thứ ba, đối với hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ Thứ tư, đối với hợp tác xã

Thứ năm, đối với doanh nghiệp ở nông thôn

2.2.2 Xu hướng phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất

và dịch vụ ở nông thôn

Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phản ánh một trong

những xu thế lớn của thời đại, đã và đang góp phần định hình thế giới

Thứ hai, các HTTCSX và DV ở nông thôn là hình thức thể hiện

QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở nông thôn

Thứ ba, KTTT là một hình thái kinh tế đa thành phần, đa dạng hóa tổ

chức, các tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, rất năng động và linh hoạt

Thứ tư, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản là xu hướng làm

thay đổi ngành sản xuất nông nghiệp

Thứ năm, Những thách thức: Thông tin thị trường; Vốn và kỷ năng;

Khối lượng cung ứng hàng hoá lớn; Chất lượng sản phẩm

2.3 Mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

2.3.1 Khái niệm và những phương thức, hình thức liên kết kinh tế giữa các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn

Trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng: “Liên kết kinh tế chỉ tình

huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực

Ngày đăng: 13/10/2017, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w