1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội

149 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: 1 Các chủ trương chính sách của Nhà nước; 2 Sự hỗ trợ,

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG

PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực

và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Đồng thời tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được cảm ơn và tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Thương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc thầy giáo TS Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Cán bộ UBND các huyện Hoài Đức và huyện Ba Vì, các hộ nông dân, các trang trại, các hộ xã viên và Ban giám đốc các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Thương

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục biểu đồ viii

Danh mục hộp viii

Danh mục sơ đồ viii

Danh mục hình viii

Trích yếu luận văn ix

Thesis abstract xi

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Những đóng góp mới của luận văn 4

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 5

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 5

2.1.1 Một số khái niệm về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 5

2.1.2 Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 8

Trang 5

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của phát triển các hình hình tổ chức sản xuất trong

nông nghiệp 12

2.1.4 Nội dung của phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 13

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 18

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 25

2.2.1 Kinh nghiệm về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của một số nước trên thế giới 25

2.2.2 Kinh nghiệm về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ở một số địa phương của Việt Nam 29

2.2.3 Bài học kinh nghiệm đối với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hà Nội 35

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 38

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 41

3.2 Phương pháp nghiên cứu 43

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 43

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 44

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 45

3.2.4 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 45

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46

3.2.6 Phương pháp kênh tiêu thụ 47

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 48

4.1 Khái quát về tình hình nông nghiệp, nông thôn và sự vận động phát triển của các hình thúc tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 48

4.1.1 Khái quá về tình hình nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội 48

4.1.2 Khái quát về sự vận động và phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 51

4.2 Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 66

Trang 6

4.2.1 Thực trạng phát triển các nguồn lực của các hình thức tổ chức sản xuất

trong nông nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hà Nội 66

4.2.2 Đầu tư vốn, trang thiết bị 68

4.2.3 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và liên kết phối hợp của các hình thức tổ chức sản xuất 73

4.2.4 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 74

4.2.5 Kết quả, hiệu quả phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 77

4.2.6 Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội 82

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 94

4.3.1 Chủ trương chính sách của nhà nước 94

4.3.2 Sự hỗ trợ, trợ giúp của Nhà nước, các cơ quan đơn vị, bộ ngành, địa phương 96

4.3.3 Trình độ, năng lực của cán bộ, người sản xuất 99

4.3.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 100

4.3.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 102

4.4 Quan điểm, định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 103

4.4.1 Quan điểm, định hướng về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 103

4.4.2 Một số giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 104

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 121

5.1 Kết luận 121

5.2 Kiến nghị 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

PHỤ LỤC 126

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 40

Bảng 3.2 Tình hình biến động dân số và lao động của thành phố Hà Nội 41

Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội 42

Bảng 4.1 Phát triển về số lượng các hình thức tổ chức sản xuất 53

Bảng 4.2 Phát triển về giá trị sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất 53

Bảng 4.3 Thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất giữa các hình thức sản xuất 55

Bảng 4.4 Cơ cấu nhóm hộ sản xuất nông nghiệp phân theo diện tích 56

Bảng 4.5 Cơ cấu các hộ nuôi trồng thủy sản phân theo diện tích 57

Bảng 4.6 Cơ cấu nhóm hộ chăn nuôi lợn phân theo quy mô 57

Bảng 4.7 Diện tích đất đai của các hình thức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 67

Bảng 4.8 Trình độ lao động của các hình thức tổ chức sản xuất điều tra 68

Bảng 4.9 Tình hình nguồn vốn đầu tư của các hình thức tố chức sản xuất trên địa bàn 71

Bảng 4.10 Tỷ lệ áp dụng máy móc vào trong trồng trọt của các hình thức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm 71

Bảng 4.11 Tỷ lệ áp dụng máy móc vào trong chăn nuôi của các hình thức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm 72

Bảng 4.12 Tỷ lệ áp dụng máy móc vào trong thủy sản của các hình thức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm 72

Bảng 4.13 Giá trị sản xuất bình quân 1 cơ sở của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm 78

Bảng 4.14 Kết quả và giá trị sản xuất bình quân 1 sào trồng rau của các hộ nông dân điều tra 80

Bảng 4.15 Kết quả và giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất NTTS của các hộ nông dân điều tra 81

Bảng 4.16 Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố chính sách đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 95

Bảng 4.17 Đánh giá của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp về sự hỗ trợ của cơ quản nhà nước trong phát triển nông nghiệp 98

Bảng 4.18 Nhận thức của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp 100

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 4.1 Sự phát triển của các loại hình trang trại trên địa bàn thành phố

Hà Nội qua các năm 58

Biều đồ 4.2 Tổng vốn đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội 70

Biểu đồ 4.3 Giá trị sản xuất của các loại hình sản xuất (triệu đồng/ha) 79

Biểu đồ 4.4 Sự thay đổi giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế của thành phố 82

Biểu đồ 4.5 Sự thay đổi giá trị và cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp 83

DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Sự phát triển kinh tế trang trại từ kinh tế hộ nông dân 60

Hộp 4.2 Sự phát triển kinh tế hợp tác xã 61

Hộp 4.3 Đa dạng hóa ngành nghề để phát triển kinh tế hợp tác xã 62

Hộp 4.4 Sự phát triển của doanh nghiệp trong nông nghiệp 64

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm của hình thức hộ sản xuất tự do 75

Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm của hình thức hộ sản xuất có hợp đồng và hộ công nhân 75

Sơ đồ 4.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm của hình thức trang trại 76

Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ sản phẩm của hình thức hợp tác xã 76

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 38

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thương

Tên Luận văn: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tình hình phát triển các hình thức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực và luôn có sự phát triển Song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khó khăn như năng suất mang lại chưa thực sự cao, thu nhập và đời sống của nông dân còn thấp, đặc biệt về vấn đề tổ chức, liên kết trong sản xuất kinh doanh còn kém Những mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân

để tạo ra các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn hay liên kết giữa nông dân và nông dân trong HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau Do vậy, cần giải quyết các vấn đề này để các mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn

Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội Từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hiệu quả và bền vững các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới

Đề tài chọn huyện Hoài Đức và huyện Ba Vì làm điểm nghiên cứu, cùng với các phương pháp thu thập tài liệu, sách báo liên quan đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, kết hợp với điều tra phỏng vấn và sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia chuyên khảo để đánh giá thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian tới

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đang có sự biến đổi: Kinh tế hộ dần dần giảm xuống, các hình thức sản xuất tập trung như trang trại, HTX, và các doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh

mẽ Số hộ sản xuất đã giảm từ hơn 341 nghìn hộ năm 2011 xuống còn hơn 337 nghìn hộ năm 2015, trunh bình mỗi năm giảm khoảng 0,3% Trong khi đó HTX và doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp (không tính các doanh nghiệp kinh doanh vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,…) trên địa bàn

Trang 11

thành phố có tốc độ tăng trưởng khoảng hơn 6%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 Năm

2011 toàn thành phố mới có 800 HTX và 132 doanh nghiệp nông nghiệp và đến năm

2015 thì số lượng HTX là 1021 và 167 doanh nghiệp nông nghiệp Năm 2011 toàn thành phố mới có 1124 trang trại và tăng lên 2137 trang trại, với tốc độ tăng khoảng 17%/năm và mức tăng số lượng trang trại tăng nhanh nhất là vào năm 2014 và 2015 với tốc độ tăng trưởng là gần 27% năm 2014 và hơn 30% năm 2015 Cùng với sự phát triển của các HTX, trang trại đã tạo sự phát triển chung để liên kết các hộ với nhau, thành phố cũng có các chính sách để giúp nông dân cùng nhau sản xuất và liên kết để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, tập trung

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: (1) Các chủ trương chính sách của Nhà nước; (2) Sự hỗ trợ, trợ giúp của Nhà Nước, các cơ quan đơn vị, bộ ngành, địa phương; (3) Trình độ, năng lực của cán bộ, người sản xuất; (4) Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; (5) Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp bao gồm: (1) Đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; (2) Huy động, sử dụng và nâng cao chất lượng các nguồn lực; (3) Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật; (4) Giải pháp về tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức sản xuất hay nội bộ các hình thức

tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; (5) Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; (6) Giải pháp phát triển cho từng hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Author: Nguyen Thi Hoai Thuong

Thesis title: Development of organizational forms of agricultural production in Hanoi city

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

The situation developing in the form of agricultural production in Hanoi in recent years there have been many changes in a positive way and development However, there have been still exist many difficulties such as restrictions brings productivity is not really high, income and livelihood of farmers is still low, especially

on the issue of organizing joint business in poor production The link between business and farmers to create agricultural value chains or large cargo links between farmers and farmers in cooperatives, cooperative groups, clubs, extension still quite loose, not tied the benefits and responsibilities of the parties together Therefore, there need to address these issues to the organization model of agricultural production to promote efficiency

in order to meet practical requirements

The objective of this research is to analyze the situation, the factors affecting the development of organizational forms of agricultural production in the Hanoi Since then, the system proposed solutions to develop effective and sustainable organizational forms of agricultural production in Hanoi

Hoai Duc and Ba Vi district are selected as study sites, along with the methods

of collecting documents and books related to the development of organizational forms

of agricultural production, combined with the survey and using descriptive statistical methods, comparative analysis, expert monograph method to assess the status of the development of organizational forms of agricultural production in which the proposed development solutions images organization of agricultural production on the city in the near future

Through the study found, the organizational forms of agricultural production are modified: household economy gradually decreased, the production concentrated forms such as farms, cooperatives, and agricultural businesses now growing strongly Number of producers has fallen from more than 341 thousand households in 2011 to more than 337 thousand households in 2015, median annual reduction of approximately 0.3% Meanwhile cooperatives and enterprises engaged in agricultural production (excluding the trading business inputs such as fertilizers, plant protection products, animal feed, veterinary drugs, ) in the city growth rate of more than 6% per year over

Trang 13

the period 2011 - 2015 In 2011 the city had 800 cooperatives and 132 new agricultural enterprises and in 2015, there are 1021 and 167 cooperatives and agricultural enterprises respectively In 2011 new citywide increases in 1124 farms and the number of farm increase 2137 in 2015, with growth rate about 17% per year and an increase in the number of farms is increasing most rapidly in 2014 and 2015, the growth rate is nearly

27 % in 2014 and over 30% in 2015 Along with the development of cooperatives, farms have created the joint development to link families together, the city also has policies to help farmers produce together and links to create commodity production areas, large-scale, centralized

Factors affecting the development of organizational forms of agricultural production in the province of Hanoi include: (1) The policies of the State; (2) The support and help of the State, the unit bodies, ministries and localities; (3) qualification, competence of staff, producer; (4) Infrastructure for production; (5) The consumer market products

On the basis of assessing the situation and the factors affecting the development of organizational forms of agricultural production we offer a number of solutions for the development of organizational forms of agricultural production which including: (1) to renew and perfect mechanisms and policies for the development of organizational forms of agricultural production; (2) To mobilize, use and improve the quality of the resources; (3) Improving the efficiency of agricultural, forestry and transfer of scientific and technical; (4) Solutions to strengthen the link between the organization of production or internal organizational forms of agricultural production; (5) Solutions to market and product consumption; (6) The solution developed for each form of organization of agricultural production

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đối với Thành phố Hà Nội, hay đối với tất cả các vùng làm nông nghiệp khác ở Việt Nam thì phát triển các hình thức sản xuất trong nông nghiệp một cách hợp lý luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nền nông nghiệp nói chung cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói riêng Tính đến năm 2014, cả nước có 10.339 HTX nông nghiệp Trong đó,

có 9.363 HTX dịch vụ và sản xuất nông nghiệp (chiếm 92%), 115 HTX lâm nghiệp, 594 HTX thuỷ sản và 79 HTX diêm nghiệp Tổng số xã viên HTX nông nghiệp cả nước khoảng 6,7 triệu người Bình quân 1 HTX nông nghiệp có 660

xã viên Tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp khoảng 45% Các HTX phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (35%), miền Trung (26%) còn lại là ở các vùng khác Riêng Thành phố Hà Nội có nhiều mô hình kinh tế tập thể đã được rà soát, phân loại theo quy định mới, tính tổng số HTX thành phố chiếm 10% số HTX của nước (Liên minh hợp tác xã Việt Nam, 2015)

Gần đây xu thế đa dạng hóa tổ chức sản xuất phát triển song song với hình thức truyền thống như trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, các nhóm kinh tế phi chính thức, dựa trên nguyên tắc liên kết kinh tế tự nguyện giữa các nông hộ trở nên phổ biến hơn Tại Hà Nội trong thời gian qua các hình thức tổ chức sản xuất được chú trọng đổi mới; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ Các cấp, ngành quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, tăng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp, nông thôn; đổi mới cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực đa dạng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện và to lớn Đặc biệt, những năm gần đây, hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản đang phát triển, gắn kết nông dân sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến và thương mại Bước đầu đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như rau an toàn, cây ăn quả, hoa ; Các mô hình kinh doanh phát triển chủ yếu là hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp

Hà Nội là thủ đô của đất nước có đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trước sự hội nhập và phát triển nền nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bộc lộ nhiều hạn chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông

Trang 15

nghiệp đang có xu hướng giảm: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp chưa tốt, mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp; Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất yếu kém, lạc hậu; Ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm, thiếu tính cơ giới hóa; Trình độ của lao động sản xuất còn thấp, không đồng đều; Việc tổ chức, quản lý sản xuất còn nhiều bất cập; Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp kém phát triển; Sự liên kết giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất còn kém, chưa hiệu quả; Năng suất, chất lượng sản phẩm kém, thiếu tính cạnh tranh

so với thị trường trong và ngoài nước; Hiệu quả kinh tế còn thấp, việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận cư dân còn khó khăn, khoảng cách giàu nghèo

có chiều hướng gia tăng Đây là những vấn đề cấp bách đòi hỏi các Bộ ngành, Đảng bộ, UBND, các ban ngành của thành phố Hà Nội và các nhà nghiên cứu cần quan tâm giải quyết

Trước tình hình đó, cần có sự tham gia của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách nhằm đưa ra các giải pháp, định hướng cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội Gần đây, phát triển và đổi mới hay tái cơ cấu các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp luôn được chú trọng đầu tư nghiên cứu song những đề tài nghiên cứu còn ít, tồn tại nhiều mặt hạn chế và mang tính lý luận, tổng thể trên tầm quốc gia, ít có những nghiên cứu tập trung, cụ thể cho từng vùng, tiểu vùng trong cả nước

Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu về

đề tài: “Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm phát triển ngành nông nghiệp Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển ổn định là hết sức cần thiết Qua đó, xây dựng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả có khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và thị trường quốc tế Từ đó, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, từ

Trang 16

đó chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế Trên cơ sở phân tích

đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hiệu quả và bền vững các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sơ lý luận và thực tiễn về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

- Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức

tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả và bền vững các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là gì? gồm những nội dung gì?

- Trên địa bàn TP Hà Nội có những hình thức tổ chức sản xuất nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hà Nội?

- Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn? Những kết quả đạt được và những tồn tại và hạn chế?

- Cần làm gì để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, đồng thời phát triển tổng thể nền kinh tế TP Hà Nội trong thời gian tới? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và một số giải pháp nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp Trong đó, luận văn nghiên cứu chủ yếu vào các nội dung về tổ chức sản xuất, tập quán sản xuất và tái cơ cấu các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình, trang trại, các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các đơn vị, cơ quan tổ chức Nhà nước, các tổ chức khác có liên quan

Trang 17

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (chủ yếu là Hộ, Trang trại, HTX) trong nông nghiệp và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hà Nội Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển các hình thức

tổ chức sản xuất trong nông nghiệp cho Thành Phố Hà Nội

- Phạm vi không gian

Nghiên cứu về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, thông qua phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Phạm vi thời gian

Số liệu thứ cấp về các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp được thu thập từ năm 2010 – 2014 và 6 tháng đầu năm 2015

Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trong năm 2015

Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2015 – 04/2016

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Đề tài có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn trong phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Khác với những nghiên cứu trước, đề tài đưa ra cách tiếp cận mới đối với nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường Cách tiếp cận này cho phép đánh giá sự liên kết theo chiều dọc giữa các hình thức tổ chức và sự liên kết theo chiều ngang từ khu vực sản xuất, chế biến đến tiêu thụ thông qua việc thực hiện hiệu quả công tác phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước, nâng cao năng lực của cán bộ, người sản xuất và công tác khuyến nông, xúc tiến thương mại để các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nông nghiệp theo lợi thế so sánh của mình

Trang 18

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Một số khái niệm về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Theo mỗi phạm trù triết học thì quan điểm về phát triển có sự khác nhau, theo phương pháp duy vật biện chứng: “Phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,

từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật” Quan điểm này cũng cho rằng cái mới phải có cấu trúc đa dạng và phức tạp hơn, phải có chức năng chuyên biệt hơn, phải tăng cường được khả năng tự điều chỉnh để tồn tại trong trạng thái cân bằng hệ thống (Mai Thanh Cúc và cs., 2005)

2.1.1.2 Khái niệm về các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Để hiểu được khái niện về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trước tiên cần phải hiểu và nắm rõ các khái niệm liên quan sau:

- Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là ngành sản xuất ra lương thực và thực phẩm và các sản phẩm khác bằng việc trồng trọt và chăn nuôi Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp

và ngư nghiệp Sản xuất nông nghiệp là hoạt động tác động vào sinh vật (cây trồng, vật nuôi) để sinh vật sinh trưởng và phát triển tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội (Phạm Văn Đình và cs., 2008)

- Khái niệm về tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, giai đoạn, các khâu trong cả quá trình sản xuất nhằm thực hiện một chu trình sản xuất ra sản phẩm

Mục tiêu của tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo

ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ Do đó quyết định lựa chọn tổ chức sản xuất theo dây chuyền, theo nhóm

Trang 19

hay theo cá thể là tùy thuộc vào quy mô sản xuất, chủng loại hay kết cấu sản phẩm (Nguyễn Thượng Chính, 2006)

- Khái niệm về hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Dựa trên các khái niệm đơn lẻ trên ta có thể hiểu hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là các hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân hay một nhóm người có người đại diện để cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa hoặc cùng kinh doanh liên quan đến các ngành nghề nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội Hoạt động này đều phải đăng ký kinh doanh, có thể có tư cách pháp nhân hoặc không tùy số lượng lao động cơ sở/cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật (Nguyễn Thượng Chính, 2006)

- Khái niệm về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp Theo khái niệm về phát triển và các khái niệm cụ thể nêu trên thì, Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là sự tăng lên về quy mô, số lượng và người tham gia vào sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm của nông nghiệp và phải đảm bảo được hiệu

Sự tăng lên về số lượng, quy mô của người tham gia vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp có nghĩa là số lượng các hình thức tổ chức được tăng lên cả về số lượng, quy mô sản xuất của họ Trong đó, các hình thức sản xuất cũ được củng cố, hình thức mới được hình thành và hoàn thiện Từ đó, giá trị sản lượng liên tục tăng, nó thể hiện sự tăng trưởng của ngành Sự phát triển này phải đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế - xã hội và môi trường

2.1.1.3 Các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp

- Hộ nông dân

Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mục đích chính là sản xuất hàng hóa để bán) (Đào Thế Tuấn, 1997)

Trang 20

- Hợp tác xã

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế cho những người lao động tự nguyện tham gia để thực hiện liên kết kinh tế giữa những người lao động, những hộ gia đình ở những khâu, những lĩnh vực mà từng hộ không làm được hoặc làm kém hiệu quả để phát triển sản xuất hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc luật pháp quy định có tư cách pháp nhân (Quốc hội, 2013)

- Doanh nghiệp nông nghiệp

Dưới góc độ kinh tế doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội nhằm đạt lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất Doanh nghiệp chính là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định trên thị trường, Trên thực tế doanh nghiệp còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: cửa hàng, nhà máy, công ty, hãng, tổng công ty,… (Quốc hội, 2014)

Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp ban hành năm 2014 của Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hợp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của xã hội Doanh nghiệp nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá : Là đợn vị sản xuất kinh doanh cơ sở, là nơi kết hợp giữa sản xuất và nghiên cứu khoa học; Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp để thực hiện mục tiêu sản xuất và dịch vụ nông sản hàng hoá theo yêu cầu của xã hội; Là nơi kết hợp các yếu tố để sản xuất ra nông sản phẩm;

Là nơi phân phối giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra cho những người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và bù đắp chi phí sản xuất (Quốc hội, 2014) Ngoài ra trong nông nghiệp còn có các hình thức tổ chức sản xuất khác nhứ: các trạm, trại, tổ hợp tác, nông lâm trường quốc doanh, liên hiệp xí nghiệp nông nghiệp,… nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận án có hạn nên tôi xin không đề cập đến các hình thức này

Trang 21

2.1.2 Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

- Lịch sử phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp Theo Vũ Đình Thắng (2006) kinh tế nông nghiệp là hệ thống mang tính hỗn hợp với nhiều hình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể tư nhân và sở hữu hỗn hợp Tương ứng với các hình thức sở hữu này

sẽ hình thành và phát triển nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng

và năng động

Trong giai đoạn trước năm 1945 các hình thức sản xuất nông nghiệp ở nước

ta tồn tại ba hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính đó là: Thứ nhất, kinh

tế địa chủ, hộ địa chủ chiếm hữu nhiều ruộng đất, phát canh thu tô với tỷ lệ rẽ đôi hoặc rẽ ba Thứ hai, các hình thức sản xuất tư nhân, cá thể bao gồm: các hộ phú nông, có xu hướng sản xuất hàng hoá, một phần sản phẩm làm ra đem bán trên thị trường Trong sản xuất nông nghiệp có thuê mướn lao động; các hộ trung nông gồm những hộ có ruộng, có lao động, tự cày cấy và đủ ăn, sản phẩm dư dôi rất nhỏ bé; các hộ bần nông là những nông hộ nghèo, thiếu ruộng làm không đủ

ăn Cả phú nông, trung nông và bần nông đều ít nhiều lĩnh canh thuê đất của địa chủ Ngoài ra còn có cố nông, những người không có ruộng đi làm thuê để kiếm sống Thứ ba, là kinh tế đồn điền của các địa chủ - tư sản Pháp ở Việt Nam Đặc trưng chủ yếu của loại hình kinh tế này là kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn duy trì phương thức sử dụng lao động theo kiểu nông nô và quản lý gần giống với trại lính

Sau cách mạng tháng 8 đất nước phải tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đã hình thành thế cài răng lược giữa các vùng tạm chiếm và các vùng tự do hoặc mới giải phóng Ở các vùng tạm chiếm các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trước cách mạng vẫn tồn tại cho đến khi được giải phóng Trong các vùng tự do và giải phóng, cùng với việc thực hiện các chính sách của Chính phủ kháng chiến về giảm tô, giảm tức, chia đất công và đất tịch thu được của địa chủ người Pháp cho bần cố nông, đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm các hình thức tổ chức sản xuất có sự chuyển dịch về cơ cấu: Kinh tế địa chủ bị suy yếu; kinh tế phú nông chững lại; kinh tế trung nông lớn lên cả về số hộ

và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ; đời sống của bần nông và cố nông được cải thiện Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước bị chia cắt thành 2 miền và kinh tế nông nghiệp phát triển theo hai hướng khác nhau:

Trang 22

Ở miền Bắc, tồn tại hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu:

"HTX với mô hình tập thể hoá triệt để và toàn diện" và "hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp quốc doanh với các nông, lâm, ngư trường và các trạm trại kỹ thuật, quy mô lớn và được quản lý tập trung bao cấp"; Hình thức sản xuất nông nghiệp của các nông hộ lúc này đã được chuyển vào hình thức sản xuất HTX và các xí nghiệp quốc doanh Các gia đình chỉ còn có kinh tế phụ dựa vào lao động ngoài giờ trên 2 - 5% đất để lại Hai mô hình kinh tế "tập thể triệt để toàn diện"

và "kinh tế quốc doanh quy mô lớn, quản lý tập trung bao cấp" nói trên do phù hợp với mục tiêu và lợi ích tối cao của dân tộc là tất cả cho giải phóng miền Nam (Vũ Đình Thắng, 2006)

Ở miền Nam, do bị chiếm đóng và đô hộ của đế quốc Mỹ, chính quyền miền Nam đã đưa kinh tế phát triển theo hương tư bản chủ nghĩa Do vậy, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp miền Nam hình thành và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa với các hình thức chủ yếu là kinh tế trang trại hàng hoá gắn với thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế đồn điền và đinh điền của các nhà tư bản người Việt Nam và người nước ngoài

Từ sau giải phóng đến trước đại hội Đảng VI, đất nước phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa nên công cuộc hợp tác hoá trong nông nghiệp ở miền Nam được xúc tiến sớm và đẩy nhanh theo mô hình hợp tác hoá ở miền Bắc song không phù hợp với điều kiện kinh tế hàng hoá đã phát triển tương đối cao và tâm

lý, thói quen với thị trường của nông dân Nam bộ Đến năm 1980, phần lớn hợp tác xã và tập đoàn sản xuất tan rã, sự tranh chấp đất đai trở nên gay cấn Cũng trong thời gian này, các đồn điền, dinh điền lớn dưới chế độ cũ được tiếp quản và chuyển thành các nông, lâm trường quốc doanh, đồng thời xây dựng thêm một loạt lâm, nông trường mới Do tốc độ phát triển nhanh, quy mô quá lớn, cơ chế quản lý tập trung bao cấp làm thui chột tính năng động, tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh hàng hoá vốn đã có, nên sự trì trệ kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này cũng tương tự như ở miền Bắc (Vũ Đình Thắng, 2006)

Nhận thấy tình hình kinh tế phát triển đất nước lâm vào tình trạng trì trệ, chậm phát triển, hiệu quả không cao, đặc biệt là các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp như Hợp tác xã, nông lâm trường quốc doanh nên đến tháng 12/1986 Đại hội Đảng đã ra Nghị quyết đổi mới toàn diện trong phát triển kinh tế với các chính sách quan trọng và đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp được cụ thể

và hoàn thiện trong các văn bản quan trọng mang tính lịch sử như: Nghị quyết 10

Trang 23

của Bộ Chính trị khoá VI (5/4/1988), Nghị quyết 6 Trung ương khoá VI (3/1989), Luật đất đai (1993), Nghị quyết V của khoá VII (6/1993), Luật hợp tác

xã (4/1996) v.v Những nội dung cơ bản về đổi mới nông nghiệp theo tinh thần các văn bản trên được thể hiện như sau:

Xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, giao đất, cấp sổ đỏ, quy định

5 quyền sử dụng đất lâu dài cho nông hộ Phát triển mạnh kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại gia đình theo hướng hàng hoá gắn với thị trường, khuyến khích phát triển các hình thức trang trại tư nhân

Từng bước đổi mới mô hình hợp tác xã kiểu cũ Chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình tập thể hoá sang làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh

tế hộ tự chủ và đăng ký hoạt động theo Luật hợp tác xã, khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác đa dạng về nội dung kinh doanh, về quy mô và trình độ liên kết xuất phát từ yêu cầu của sản xuất và sự tự nguyện của các hộ nông dân trong điều kiện cụ thể của từng vùng

Đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp Các nông, lâm, ngư trường đã giao đất, giao vườn cây, mặt nước, thực hiện khoán sản phẩm đến hộ gia đình công nhân viên và một số nông dân trong vùng, coi hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, bảo đảm dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật, công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho các hộ

Việc điều hành hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

sẽ hạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính, đảm bảo vận hành nền nông nghiệp chủ yếu theo nguyên tắc thị trường, tức là vận hành chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy luật giá trị, quy luật cung, cầu, quy luật cạnh tranh, kết hợp với các kế hoạch định hướng và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

- Mối quan hệ giữa các hình thức tổ chức sản xuất

Sự tồn tại của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp luôn gắn liền với các hình thức sản xuất – kinh doanh nhất định như kinh tế hộ nông dân tự chủ, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, …Việc lựa chọn các hình thức

tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phải dựa trên cơ sở sự phát triển của nguồn lực sản xuất và các điều kiện thực tế cụ thể (Vũ Đình Thắng, 2006)

Được sự giúp đỡ của nhà nước thông qua các chính sách và các biện pháp thích hợp đã thúc đẩy quá trình vận động và phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp qua từng thời kỳ phát triển của xã hội Trong quá trình vận động thì, các hộ tự túc tự cấp dần chuyển thành các hộ sản xuất hàng

Trang 24

hóa, đến những giai đoạn nhất định sẽ hình thành trang trại gia đình Nhờ sự tác động có hiệu quả của các trang trại và chủ thể của nó, thông qua các hình thức hợp tác hình thành các trang trại sản xuất hàng hóa tổng hợp và chuyên môn hóa Khi sản xuất hàng hóa phát triển tất yếu có sự tác động có hiệu quả ngày càng tăng của ngành dịch vụ (ngân hàng, thương mại, vận tải, …) và công nghiệp, từ

đó hình thành sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, các hình thức hợp tác (có pháp nhân và không có pháp nhân) phát triển nhanh, tất yếu hình thành các loại công ty cổ phần nhiều ngành tham gia, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Vũ Đình Thắng, 2006)

- Sự phát triển của kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế buộc các hình thức tổ chức sản xuất phải phát triển

Để phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi phải đổi mới cách tiếp cận với nông nghiệp theo những góc độ: góc độ thị trường; góc độ công nghiệp; góc độ môi sinh và thực hiện đúng theo những định hướng, chính sách đề ra Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng kinh tế thị trường hiện đại trong các đơn vị, ngành, vùng đã hình thành Đồng thời, từng bước chuyển các đơn vị, ngành, vùng nông nghiệp còn căn bản tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá, xây dựng các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung, nhằm đáp ứng được nguồn cầu về nông sản của thị trường trong nước và thế giới theo hướng số lượng ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao, giá ngày càng rẻ, trong đó chất lượng nông sản là vấn đề cần đặc biệt quan tâm (Vũ Đình Thắng, 2006)

Do vậy, cần xây dựng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp trong nông nghiệp

Kinh tế hộ gia đình hiện nay là loại hình kinh tế phổ biến nhất với hơn

10 triệu hộ, chiếm khoảng 98% tổng số lao động và đóng góp 92% giá trị sản xuất nông nghiệp Khi đất nước tiến hành đổi mới, kinh tế hộ gia đình đã tỏ ra

là một loại hình kinh tế lý tưởng cần được khuyến khích Tuy nhiên, đến nay loại hình kinh tế này lại bộc lộ nhiều nhược điểm vì phân tán, ruộng đất manh mún, cản trở việc sử dụng kỹ thuật hiện đại, việc nâng cao chất lượng sản phẩm… Vì vậy, trong giai đoạn tới cần gắn kinh tế hộ với các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lớn hiện đại trong nông nghiệp và ngoài nông nghiệp để làm chỗ dựa cho loại hình này đi lên sản xuất hàng hóa lớn (Vũ Đình Thắng, 2006)

Trang 25

Cần có các chính sách phát triển các trang trại tư nhân lớn trong những vùng, ngành có điều kiện cho phép, khuyến khích phát triển các trang trại tư nhân trong ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại

Đối với hợp tác xã, hiện nay cả nước có 10.339 hợp tác xã nông nghiệp Trong đó, có 92% hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, 1.5% hợp tác xã lâm nghiệp, 5,8% hợp tác xã thủy sản và 0,7% hợp tác xã diêm nghiệp Trong thời gian tới, cần củng cố những hợp tác xã sẵn có và phát triển các hợp tác xã mới ở những ngành, vùng còn ít, đặc biệt trong các ngành, vùng có sản xuất hàng hóa lớn (Tổng cục thống kê, 2015)

Đối với các doanh nghiệp trong nông nghiệp trước điều kiện bình quân ruộng đất ít, đất hoang không còn nhiều, nên khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và sử dụng ít đất

Ngoài ra các hình thức tổ chức sản xuất này phải liên kết chặt chẽ với nhau

do trong thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường luôn đòi hỏi phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành cạnh tranh Mà một

cá thể đơn lẻ không thể làm được điều này Do vậy, cần tổ chức "hành động tập thể" theo quy trình sản xuất chung, theo từng cánh đồng lớn Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân cần thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường (Vũ Đình Thắng, 2006)

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của phát triển các hình hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Theo Vũ Đình Thắng (2006) phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp một cách hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp nói riêng cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của nói chung Phát triển hợp lý các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp sẽ:

- Tạo điều kiện sử dụng đầy đủ, hợp lý nhất các nguồn tài nguyên của địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc thúc đẩy quá trình phân công lao động và đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất

- Giúp cho các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp sử dụng đầy đủ và

có hiệu quả hơn các nguồn lực, đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hóa, nhờ đó tăng cường khả năng tham gia liên kết và hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trang 26

- Phát triển hợp lý các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp sẽ đảm bảo cho quản lý sản xuất ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội cho các chủ thể tham gia

- Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn góp phần cải thiện công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp Thành phố Hà Nội nói riêng để từ đó có các chính sách, chương trình cụ thể để phát triển nông nghiệp từng vùng, phát triển các hình thức sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương để góp phần tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Trong quá trình phát triển, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đã có vai trò tích cực góp phần làm tăng tỷ trọng trong nông nghiệp, chuyển lao động từ hình thức nhỏ lẻ, manh mún thiếu liên kết sang các hình thức có tổ chức, quy mô, gắn kết bền chặt mang lại thu nhập cao và ổn định hơn cho người nông dân lao động Từ đó, không chỉ giúp kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp

- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân lao động Khi các hình thức tổ sản xuất trong nông nghiệp phát triển sẽ tạo cơ hội cho việc tăng trưởng, mở rộng quy mô sản xuất, hạn chế rủi ro, tăng tính ổn định

và giá trị sản lượng cũng cao hơn từ đó thu nhập của người nông dân được cải thiện Từ đó không chỉ thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác Ngoài ra, việc phát triển tốt các hình thức tổ chức sản xuất còn giúp tận dụng tốt thời gian lao động, và đối tượng lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất và góp phần phân bố hợp lý lực lượng lao động ở nông thôn

2.1.4 Nội dung của phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

2.1.4.1 Phát triển các nguồn lực nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Theo Vũ Đình Thắng (2006) để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Trang 27

trong nông nghiệp đầu tiên phải hướng tới phát triển các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp như sử dụng hiệu quả nguồn đất đai, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, máy móc,… phục vụ sản xuất cho các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có thể là đầu tư công hoặc đầu tư của các hình thức tổ chức

a Nguồn lực đất đai

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao thông đất đai là cơ sở, nền móng để trên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông, thì ngược lại trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được

Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không giới hạn Nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai, nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn Đây là con đường kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội

Do vậy, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là việc đầu tư nguồn lực đất đai của các tổ chức sản xuất vào trong quá trình sản xuất kinh doanh để có thể sản xuất với quy mô lớn, tập trung,… từ đó sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm với chất lượng đồng đều Vì vậy trong những năm gần đây Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích những người có khả năng và nguyện vọng (có vốn, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, có ý chí làm giàu) kinh doanh nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật Do đó, đất đai quyết định đến quy mô và khả năng sản xuất của quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

b Nguồn lực lao động

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đồng nghĩa với việc lao động nông nghiệp ngày càng giảm và

Trang 28

xu hướng già hóa, phụ nữ hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên Do vậy, cần có các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động cho sản xuất nông nghiệp, cùng với đó là việc áp dụng máy móc, trang thiết bị kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất để hạn chế sức lao động và nâng cao năng suất của lao động Việc đầu tư nguồn lực lao động cho sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất

có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Các tổ chức sản xuất nào đầu tư cho nguồn lực lao động tốt, chất lượng nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp tốt, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật tốt sẽ góp phần thúc đẩy hình thức tổ chức đó phát triển nhanh chóng

Nhà nước cần phải đổi mới và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo giải phóng thực sự nguồn nhân lực Trong đó cần đặc biệt chú ý chính sách và luật về tự do kinh doanh, tự do lao động

và di chuyển lao động, góp vốn và huy động vốn, quyền sử dụng đất đai, quyền thừa

kế tài sản, thực hiện tốt hợp đồng lao động và luật lao động của nước ta

c Nguồn lực về vốn và tài sản phục vụ quá trình sản xuất

Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ Như vậy vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp

Đầu tư nguồn lực vốn và tài sản, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất có

ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các hình thức tổ chức sản xuất Ngoài việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật của Nhà nước thì việc đầu tư vốn, trang thiết bị cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị cho sản xuất nông nghiệp của các hình thức tổ chức sản xuất có vai trò rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động của các hình thức tổ chức sản xuất Nếu hình thức tổ chức sản xuất nào có đầu tư vốn, trang thiết bị kỹ thuật sản xuất hiện tại sẽ góp phần giải pháp sức lao động và tạo ra các sản phẩm

có chất lượng cao Điển hình trong vài năm trở lại đây có các doanh nghiệp đầu

tư trang thiết bị, máy móc vào trong sản xuất đem lại hiệu quả cao và có được nhiều thành công trong sản xuất nông nghiệp như sản phẩm sữa TH True Milk,

Trang 29

rau của tập đoàn VinGroup;… để trở thành các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp điển hình để các cơ sở khác học tập

2.1.4.2 Tổ chức, thiết lập mạng lưới, cơ sở sản xuất cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm duy trì tăng trưởng ổn định, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội Để đạt được những mục tiêu này trong quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cần đổi mới đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, hay tổ chức, thiết lập mạng lưới cơ sở cho nông nghiệp, nông thôn Thông qua các can thiệp đầu tư xây dựng phát triển về giao thông, xây dựng mới, nâng cấp, kiên cố hóa các công trình thủy lợi và phát triển mạng lưới điện, nước, phát triển các cơ

sở sản xuất phục vụ phát triển nông nghiệp

Bằng việc nghiên cứu về nội dung này sẽ cho thấy tình hình đầu tư công và thay đổi về tổ chức, thiết lập mạng lưới cơ sở với đối với sự phát triển ngành nông nghiệp, từ đó có thể nhận thấy sự phù hợp hoặc không phù hợp trong cơ cấu đầu tư Trên có sở đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời

2.1.4.3 Liên kết, phối hợp giữa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Trong nông nghiệp, nếu sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm không không đều, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao,… Vì vậy, liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất nông nghiệp Mục đích liên kết lại là nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - trang trại – hợp tác

xã – doanh nghiệp – cán bộ - nhà khoa học, …) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng các yếu tố đầu vào, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, …) sẽ góp phần giúp các hình thức tổ chức sản xuất

có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất từ

đó góp phần cho phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao và ổn định Đối với các hình thức tổ chức sản xuất thì trong liên kết cần khuyến khích các hình thức liên kết chặt chẽ, bằng hợp đồng liên kết, có tính ràng buộc cao tránh tình trạng “được mùa mất giá”

Trang 30

2.1.4.4 Thị trường tiêu thụ của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Đối với ngàng nông nghiệp thì thị trường là một yếu tố quan trọng có tác động mạnh mẽ và quyết định đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của vùng Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, giao thương hàng hóa, dịch vụ giữa người có nhu cầu mua hàng hóa với người có khả năng cung cấp hàng hóa Trong phát triển các hình thức tổ chức sản xuất thì thị trường bao gồm người sản xuất là các tổ chức sản xuất (như: các hộ, các trang trại, các hợp tác xã,…), những người thu gom (thương lái, cơ sở sản xuất, chế biến và những người bán lẻ) và người tiêu dùng cuối cùng Thị trường luôn là một yếu tố quan trọng quyết định tới quy mô sản xuất của các hộ nông dân, các trang trại, các hợp tác xã và các doanh nghiệp Đồng thời, thị trường cũng một phần tác động đến giá trị sản xuất và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất

Trong thị trường có các nhân tố ảnh hưởng cơ bản đến quá trình phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất như giá cả, hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở sản xuất, chế biến, cơ chế chính sách thị trường và chính sách quản lý vĩ mô, nhu cầu của người tiêu dùng, khả năng cung ứng các sản phẩm nông sản và sự đa dạng các sản phẩm được chế biến, chất lượng của hàng hóa nông sản và công nghệ bảo quản, Do vậy, các Bộ, ngành và các cấp chính quyền cùng các hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cần thường xuyên, cập nhật, tìm hiểu, quan tâm chú ý đến các nhân tố này để tạo thuận lợi cho quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nói riêng cũng như quá trình phát triển nông nghiệp nói chung được phát triển ổn định

2.1.4.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất Nếu hình thức tổ chức sản xuất nào có kết quả và hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy các hình thức tổ chức đó phát triển nhanh chóng Ngược lại các hình thức tổ chức sản xuất nào có kết quả, hiệu quả sản xuất thấp thì sẽ làm chậm sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất đó Trong quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cần thu được kết quả đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu như: Phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người người sản xuất, tạo giá trị sản xuất cho nền kinh tế quốc dân, ; Phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội như tạo được công ăn, việc làm cho

Trang 31

lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định trật tự an toàn xã hội cũng như an ning quốc phòng, ; Phải cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giảm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khí hậu, Dựa trên cơ sở phát triển các hình thức tổ chức sản xuất giải quyết tốt các vấn đề hạn chế về sự liên kết, phối hợp trong sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển của ngành và của vùng

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

2.1.5.1 Chủ trương, chính sách, quyết định của Nhà Nước

Thực tiễn trong quá trình phát triền kinh tế chúng ta mới nhận ra rằng: Quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn trình độ lực lượng sản xuất một cách giả tạo sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triền của lực lượng sản xuất Bây giờ chúng ta nhận thức lại là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không thể vài chục năm là giải quyết xong cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội mà phải hàng trăm năm, nhiều thế hệ Do đó, thời kỳ quá độ ở một số nước nông nghiệp lạc hậu tất yếu chúng ta phải tôn trọng nhiều hình thức sở hữu Hình thức sở hữu nào còn động lực chúng ta phải chấp nhận nó, trong đó có cả hình thức sở hữu tư nhân về

tư liệu sản xuất Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp không chỉ có hình thức kinh

tế tập thể mà vẫn phải đa hình thức sở hữu, đa dạng, đa quy mô phù hợp với trình

độ quản lý, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Như vậy, tùy từng nơi, từng vùng, tùy từng trình độ quản lý và trình độ phát triền của lực lượng sản xuất mà có thể áp dụng 5 mô hình sản xuất nông nghiệp sau: mô hình trang trại; mô hình tổ hợp tác; mô hình hợp tác xã dịch vụ (HTX kiểu mới); mô hình hợp tác xã liên doanh liên kết với doanh nghiệp; mô hình hợp tác xã cổ phần (doanh nghiệp – HTX);… (Nguyễn Ngọc Long, 2009)

Thực tế hiên nay Mô hình liên doanh liên kết với các doanh nghiệp và mô hình hợp tác xã cổ phần (doanh nghiệp – HTX) là những mô hình tiên tiến sẽ đưa sản xuất nông nghiệp nước ta lên sản xuất lớn, bởi vì: Tập trung, tích tụ được ruộng đất (không ở tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, “dẫm chân tại chỗ” như hiện nay; Tiến hành hiện đại hóa về nông nghiệp, nông thôn (tiến hành cơ khí hóa để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điện khí hóa, thủy lợi hóa,

Trang 32

sinh học hóa, thị trường hóa…); Tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tiêu thụ các sản phẩm nông dân làm ra, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập; Nông dân không bị mất đất, cái mà nông dân không bao giờ muốn Đó là thành quả của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân mà Đảng đã mang lại cho nông dân

a Chính sách về đất đai

Một trong các chủ trương chính sách chi phối trực tiếp và ảnh hưởng rõ nét đết quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là cơ chế chủ trương chính sách về đất đai Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất và chất lượng sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Trước hết phải tiếp tục chỉ đạo cuộc vận động dồn điền, đổi thửa trong các

hộ nông dân từ 10-12 mảnh/hộ xuống còn 1-2 mảnh/hộ, không còn manh mún, nhỏ lẻ để tiến hành sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc có thể dùng “mảnh lớn”

để góp cổ phần bằng ruộng đất sản xuất hàng hóa lớn hơn Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 lên 50-70 năm Trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ diễn ra sự phân công lại lao động rất lớn Lao động trong nông nghiệp sẽ dịch chuyển ra các khu công nghiệp, ra thành thị, ra làm dịch vụ…, sẽ phải giảm từ 70% xuống còn 40% rồi 20% và khi nước ta trở thành nước công nghiệp thì lao động trong nông nghiệp chỉ còn dưới 10% Cho nên bỏ chính sách hạn điền để mở đường cho tập trung và tích tụ ruộng đất tạo điều kiện cho các loại hình sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, hiện đại, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân

b Chính sách tín dụng

Phải có cơ chế chính sách cho nông dân, hay bất kể mô hình nào cũng được vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh Không được vay vốn thì mô hình nào cũng không hoạt động và phát triển được Chính sách tín dụng hiện nay chưa thực

sự tạo điều kiện cho các loại hình hợp tác vay vốn để phát triển sản xuất

c Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Nhà nước kêu gọi các loại hình doanh nghiệp đầu tư, liên doanh, liên kết với hợp tác xã, với nông dân bằng nhiều chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế,

ưu tiên vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, bảo hộ sản phẩm… để doanh nghiệp thuận lợi đầu tư vào nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn

Trang 33

d Chính sách đào tạo cán bộ

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các dạng hình hợp tác là vô cùng quan trọng, nó nâng cao nguồn lực lâu dài cho các mô hình để quản lý, kinh doanh có hiệu quả, mở rộng liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế Đây là yếu tố con người mang tính quyết định thành bại Thậm trí Đảng và Nhà nước cần có chính sách đưa cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, năng lực, sinh viên tốt nghiệp ra trường về nông thôn giúp nông dân , giúp HTX xây dựng nông thôn mới, xây dựng HTX làm ăn lớn tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn

Đại hội X của Đảng đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nội dung chủ yếu của Nghị quyết này là xây dựng

cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chưa đặt vấn đề giải quyết quan hệ sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế Đại hội XI lần này đề nghị Đảng cần có nghị quyết riêng về giải quyết quan hệ sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quá trình CNH - HĐH và hội nhập ở nông thôn của chúng ta hiện nay

2.1.5.2 Sự hỗ trợ, trợ giúp của Nhà Nước, các cơ quan đơn vị, bộ ngành, địa phương

a Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của một quốc gia trong đó có Việt Nam, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: đầu

tư cho thuỷ lợi, hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi, chợ,hệ thống cung cấp nước sạch

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép, nó không chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu nông thôn mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả bởi vì cơ sở hạ tầng tốt không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất mà còn hạn chế các rủi ro trong đầu tư Thực tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém thì khó thu hút các nhà đầu tư và khi không thu hút được các nhà đầu tư thì khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng càng hạn chế tạo nên một vòng luẩn quẩn là vùng nào cơ sở hạ tầng yếu kém thì ngày càng tụt hậu tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn là rất quan trọng nhưng cần lượng vốn

Trang 34

lớn Tuỳ theo khả năng của ngân sách, nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra, giám sát và có những biện pháp nhằm quản lý tốt vốn bỏ ra để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

b Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp bao gồm hai bộ phận chính là trồng trọt và chăn nuôi

Vì vậy, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là phải đồng thời đầu tư vào hai lĩnh vực này Để sản xuất nông nghiệp phát triển trước hết ta phải quan tâm đến đầu vào của sản xuất nông nghiệp bao gồm: đất đai, giống, phân bón Muốn vậy, ta phải lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng có năng xuất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với các điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu

Đối với ngành trồng trọt, giống chỉ là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như đất, nước, các điều kiện tự nhiên Vì vậy, đầu tư cho trồng trọt là phải đầu tư cải tạo đất tốt, đầu tư nghiên cứu giống tốt, đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, đầu tư mua phân bón, thuốc trừ sâu

Trong lĩnh vực chăn nuôi, để phát triển được cần đầu tư để mua giống tốt, xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết, có chế độ cho ăn phù hợp

Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đầu vào, coi trọng sản xuất mà xem nhẹ đầu ra thì sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, sản xuất chậm phát triển Vì vậy, một trong những biện pháp thúc đẩy sản xuất phát triển là quan tâm đến đầu

ra của sản phẩm, đến thị trường tiêu thụ của sản phẩm đó Do vậy, cần đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ các nông sản và hàng hoá sản xuất tại địa bàn nông thôn như: xây dựng hệ thống chợ nông thôn, tổ chức mạng lưới thu mua nông sản từ các hộ sản xuất, xây dựng hệ thống kho tàng dự trữ, bảo quản nông sản phẩm, quảng cáo và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước

Ngoài ra, Nhà nước có thể hỗ trợ đầu tư qua giá mua vật tư và bán nông sản của các hộ sản xuất Các hộ sản xuất được mua vật tư, xăng dầu phục vụ sản xuất với giá ổn định và thấp và được bán nông sản hàng hoá và sản phẩm ngành nghề dịch vụ ở nông thôn với giá cao và ổn định Nhà nước bù lỗ phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá thu mua hoặc giá bán cho hộ sản xuất

c Đầu tư nghiên cứu và triển khai tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản

Trang 35

xuất Tăng trưởng kinh tế và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp cũng phải bắt đầu từ khoa học kỹ thuật Đầu tư cho khoa học kỹ thuật là phương hướng đầu tư sớm đem lại hiệu quả nhất trong trồng trọt và chăn nuôi Tuy nhiên, yếu tố này còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí và yếu tố thiên nhiên Ảnh hưởng của đầu tư cho tăng trưởng kinh

tế trước hết được thể hiện ở đầu tư cho khoa học kỹ thuật Vì vậy, nâng tỉ trọng đầu tư cho khoa học kỹ thuật trong tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp là một xu hướng phổ biến ở các nước hiện nay, kể cả các nước đang phát triển

Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rộng lớn, liên quan đến sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của ngành này Nhìn chung, chính phủ các nước đều quan tâm đến đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và quá trình công nghệ tiên tiến, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, chi phí tập huấn, chuyển giao công nghệ đến hộ nông dân, đến đồng ruộng, khuyến nông

d Các hình thức đầu tư khác

Đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sản phẩm của nông nghiệp như: Nhà máy đường, dệt tức là hỗ trợ quá trình tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nông nghiệp - đây là hình thức đầu tư gián tiếp vào nông nghiệp Ngoài ra, trợ giúp vốn cho nông dân nghèo là giải pháp tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thực tế cho thấy đầu tư cho hộ nghèo là cần thiết để tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội

Đầu tư vốn của nhà nước để phát triển nông nghiệp và nông thôn được thực hiện qua chính sách thuế sử dụng đất và thuế doanh thu Đối với các nước đang phát triển, nguồn thu ngân sách chủ yếu vẫn dựa vào thuế nông nghiệp Chính sách giảm hoặc miễn thuế nông nghiệp được coi là một khoản đầu tư cho nông nghiệp Ngoài ra, nhà nước đầu tư khai hoang và xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó chuyển giao cho nông dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp là chính sách tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nghèo, phân bố lại dân cư và lao động trên các vùng lãnh thổ làm cho sản xuất phát triển, rút ngắn chênh lệch giữa các vùng, các hộ nông dân với nhau, sản phẩm xã hội được tạo ra nhiều hơn 2.1.5.3 Trình độ, năng lực của cán bộ, người sản xuất

Trình độ năng lực hay kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, chế biến nông sản của người dân có ảnh hưởng nhất định đến các hình thức tổ chức sản xuất

Trang 36

trong nông nghiệp Trong những vùng dân cư có trình độ canh tác cao, có kinh nghiệm sản xuất và chế biến, thì sản phẩm hàng hóa thường có năng suất cao, chất lượng tốt, sớm tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa Ngược lại ở những vùng dân cư có mức sống thấp, tập quán canh tác lạc hậu, có thói quen sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ít đầu tư thâm canh, không có ý thức bảo vệ môi trường thì việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới sẽ gặp nhiều khó khăn và sản xuất không đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường

2.1.5.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất trong nông nghiệp

Mặc dù đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản xuất hàng hoá nhưng hiện tại các yếu tố phục vụ sản xuất như điện, nước, kỹ thuật, công nghệ vẫn thiếu và không được đồng bộ kết cấu hạ tầng và vật chất thấp kém đã làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của ngành

Hệ thống thuỷ lợi: Hiện tại chủ yếu chỉ phục vụ cho sản xuất lúa, chưa đáp ứng phục vụ cây trồng khác Nhiều vùng chuyên canh cây đang thiếu nước tưới trầm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm Đây chính là nguyên nhân chính cho năng suất cây trồng, vật nuôi thấp và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất (Vũ Tiến Quỳnh, 2011)

Hệ thống giao thông vận tải: trên đồng ruộng cũng như đường sá vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ xấu, tăng chi phí và thời gian vận chuyển, giảm chất lượng sản phẩm, làm hạn chế khả năng hạ giá thành sản phẩm Hiện bình quân 1km2 diện tích đất nông thôn chỉ có 320m đường ôtô, miền núi chỉ đạt 100m, chủ yếu là đường cấp phối, chất lượng thấp Hiện trạng này là trở ngại rất lớn cho phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng

xa, do chi phí vận chuyển cao, chất lượng nguyên liệu cho chế biến không đảm bảo (Vũ Tiến Quỳnh, 2011)

Hệ thống lưới điện đến nay đã phủ kín 91,7% số huyện trong cả nước, nhưng tỷ lệ điện cung cấp ra các cánh đồng sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc và đầu tư chuyên môn hóa vào trong sản xuất nông nghiệp của các tổ chức sản xuất Sản lượng điện cho nông thôn mới chỉ chiếm 14% tổng sản lượng điện Điện cung ứng cho nông nghiệp chủ yếu chỉ đáp ứng yêu cầu nhỏ cho thuỷ lợi, các hoạt động xay xát gạo, chế biến nông sản (Vũ Tiến Quỳnh, 2011)

Trang 37

Cơ khí hoá nông nghiệp còn hạn chế, do hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn còn thấp kém, đất canh tác chia nhỏ cho các hộ gia đình nên việc đưa cơ khí hoá vào hoạt động sản xuất là rất khó khăn nên chủ yếu là lao động thủ công Mọi khó khăn khác trong quá trình phát triển cơ khí nông nghiệp là bà con nông dân vẫn còn nghèo, lao động dôi thừa nhiều, trong khi đó ngành này đòi hỏi phải đầu tư rất lớn, ở một địa phương số lượng máy móc cũ còn nhiều, không phù hợp, trang thiết bị chậm đổi mới, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị còn thấp, trình độ tay nghề lao động hầu như chưa được đào tạo (Vũ Tiến Quỳnh, 2011) Nhìn chung các hoạt động này còn chưa phát triển, kém hiệu quả, vì vậy chưa hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Dịch vụ cung ứng phân bón và vật tư nông nghiệp: Hệ thống tổ chức và quan hệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động này chưa hợp lý Dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi: Các cơ sở nhà nước chưa cung cấp

đủ mà chủ yếu do tư nhân đảm nhận , chưa quản lý được chặt chẽ nên chất lượng không đảm bảo Dịch vụ về vốn còn nhiều yếu kém: Do các tổ chức cung ứng vốn của nhà nước có quy mô vốn nhỏ, khả năng cung cấp vốn yếu, các quy định

về lãi suất thời hạn cho vay, điều kiện thế chấp còn bất cập không gắn kết được hoạt động của doanh nghiệp với hộ sản xuất Sự phân định giữa cơ chế thị trường

và chính sách ưu đãi tín dụng chưa rõ ràng Mặt khác thị trường tài chính nông thôn chưa phát triển nên chưa phục vụ đắc lực cho sản xuất hàng hoá ở nông thôn Dịch vụ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn nhiều hạn chế như: hoạt động của các cơ sở nghiên cứu khoa học chưa gắn với thực tiễn và chưa phục vụ kịp thời cho hộ nông dân Ngược lại quyền lợi của các cơ sở nghiên cứu chưa được tính đến một cách thoả đáng (Vũ Tiến Quỳnh, 2011)

2.1.5.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Đối với thị trường trong nước: chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm, chưa được

tổ chức để tạo thành thị trường lành mạnh Phương thức tiêu thụ tản mạn và không gắn với sản xuất Tình trạng hộ nông dân vừa sản xuất, vừa lúng túng trong tiêu thụ sản phẩm diễn ra phổ biến Chưa xây dựng được chiến lược thị trường nông sản nội địa, việc sản xuất, tiếp thị không theo kịp tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng hoá, nên chưa có hiệu quả đối với sản xuất Tình trạng ứ đọng hàng hoá, khó tiêu thụ, giá cả không ổn định, nhiều khi suy giảm quá thấp không những gây thiệt hại cho người nông dân mà nhà nước cũng không được lợi Cơ chế chính sách thị trường và chính sách quản lý vĩ mô luôn thay đổi làm cho không ít doanh nghiệp lúng túng chuyển đổi không kịp và không định hướng

Trang 38

được phương hướng hoạt động Hiện nay hàng nhập lậu (giống các loại hoa quả, thịt các loại chế biến ) hàng giả đang thao túng, chèn ép nông sản hàng hoá trên thị trường nội địa

Đối với thị trường xuất khẩu: Công tác quy hoạch vùng nông sản xuất khẩu chưa tốt Chủ trương xây dựng và phát triển vùng cây chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn là thống nhất nhưng việc tổ chức thực hiện còn chậm và lúng túng Nhiều địa phương quy hoạch sản xuất không gắn với chế biến, với thị trường tiêu thụ, không xác định rõ cây con có thế mạnh nên sản xuất hàng nông sản vừa manh mún vừa tràn lan, vừa nhiều đối tượng tham gia sản xuất chất lượng nguồn nguyên liệu thấp trong khi đó trung ương không sâu sát điều kiện cụ thể của địa phương bởi thế rất khó xây dựng dự báo đựơc khả năng sản xuất và tiêu dùng của từng loại nông sản xuất khẩu (Vũ Tiến Quỳnh, 2011)

Chất lượng hàng hoá nông sản còn thấp, chủng loại mặt hàng đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp Nhiều nông sản phẩm xuất khẩu dạng thô hoặc qua sơ chế, sản phẩm qua chế biến, tinh chế chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, lượng xuất cao song giá trị thấp Bao bì mẫu mã chưa được cải tiến nhiều nên thiếu sức hấp dẫn đối với khách hàng Trong khi đó giá cả cao hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường Mặt hàng rau quả có tiềm năng phát triển lớn như bưởi Năm Roi, nhãn Hưng Yên chưa được khai thác tốt để xuất khẩu Bên cạnh đó giá cả nông sản xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm sút (Vũ Tiến Quỳnh, 2011)

Công nghệ bảo quản trong tình trạng cũ kỹ, lạc hậu dẫn tới tổn thất sau thu hoạch là rất lớn Trong chế biến mức tiêu hao nguyên liệu cao, tỷ lệ thu hồi thành phẩm còn thấp, giá thành cao, nhưng chất lượng nông sản chế biến thấp, chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng ISO hay HACCP cũng như trong nước Hiện nay nông sản ở dạng thô chiếm 70%-80%, tỷ lệ sản phẩm qua chế biến mới chỉ đạt mức dưới 30% trong khi đó tỷ lệ này ở các nước khu vực ASEAN đạt trên 50% (Vũ Tiến Quỳnh, 2011)

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP

2.2.1 Kinh nghiệm về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác nông nghiệp của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh;

Trang 39

Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng khá phổ biến Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ thành hợp tác xã nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân Có thể thấy ưu nhược điểm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng (Phạn Trọng An, 2009)

Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:

+ Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất Thông qua các cố vấn của mình, các hợp tác xã nông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất trong nông dân

sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,…Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho hợp tác xã nông nghiệp cơ sở (Phạn Trọng An, 2009)

+ Mục tiêu của hợp tác xã là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất

Do đó, mặc dù các hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các hợp tác xã không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân Các hình thức giao dịch giữa hợp tác xã với nông dân khá linh hoạt Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho hợp tác xã, hợp tác xã sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi hợp tác xã bán theo giá họ mong muốn và hợp tác xã lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của hợp tác xã (Phạn Trọng An, 2009)

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do hợp tác xã tiêu thụ, hợp tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho hợp tác xã Về phần mình, hợp tác

xã định tỷ lệ hoa hồng thấp Các hợp tác xã tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn,

Trang 40

không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,…Hợp tác xã đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản (Phạn Trọng An, 2009)

+ Hợp tác xã cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý Các hợp tác xã đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người

ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước Thông thường các hợp tác xã nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp hợp tác xã toàn quốc Đôi khi liên hiệp hợp tác

xã nông nghiệp tỉnh hoặc hợp tác xã nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá (Phạn Trọng An, 2009)

+ Hợp tác xã nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp) Hợp tác xã nông nghiệp cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh.Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp để giúp các hợp tác xã quản lý số tín dụng cho tốt.Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp (Phạn Trọng An, 2009)

+ Hợp tác xã nông nghiệp còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp

và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân Các loại phương tiện thuộc

sở hữu hợp tác xã thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơn nước, máy phân loại, đóng gói nông sản Hợp tác xã trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này (Phạn Trọng An, 2009)

+ Các hợp tác xã còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phương (Phạn Trọng An, 2009)

Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương

Ngày đăng: 17/11/2018, 00:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w