Việt Nam nằm ở vùng trung tâm của khu vực Đông Nam Á, và Việt Nam giáp nhiều quốc gia trong khu vực, do đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng trong vài năm gần đây. Theo số liệu của Tổng cục du lịch
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam nằm ở vùng trung tâm của khu vực Đông Nam Á, và Việt Nam giáp nhiều quốc gia trong khu vực, do đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng trong vài năm gần đây. Theo số liệu của Tổng cục du lịch Bảng 1: Bảng số liệu thống kê lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam Đơn vị: người Lượng khách cả năm 2006 2007 2008 2009 Tổng số 3583486 4171564 4253740 3777359 Theo phương tiện Đường không 2702430 3261941 3283237 3025625 Đường biển 224081 224389 157198 65935 Đường bộ 656975 685234 813305 680800 Nguồn: Tổng cục du lịch Trong chín tháng đầu năm 2008 mức tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 5,9%, với khoảng trên 3,3 triệu lượt khách. Tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9-2008 khoảng 315.000 giảm khoảng 8% so với tháng trước. Trong năm thị trường có nhiều khách đến nhất thì có Nhật là có mức tăng trưởng 18,6% trong tháng 9. Nhưng cả chín tháng năm nay thì lượng khách từ Nhật vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Còn lượng khách Trung Quốc giảm 3%; khách Hàn Quốc giảm 22,6%; khách Mỹ giảm 11,4% và khách Đài Loan giảm 8%. Lượng khách quốc tế giảm là vấn đề đặt ra cần giải quyết cho ngành du lịch vì mảng khách du lịch quốc tế chiếm đến 2/3 trong tổng doanh thu của ngành. Và các công ty du lịch đã phải đối phó với tình hình kinh doanh đầy khó khăn. Nhiều công ty doanh thu sụt giảm và hiện chỉ có một số ít doanh nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 1 Chuyên đề tốt nghiệp trong kinh doanh. Nếu tính theo mức tăng trưởng hiện tại thì đến hết năm 2008 Việt Nam có thể chỉ có khoảng 4,6 triệu lượt khách quốc tế. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do những khó khăn chung về tình hình kinh tế suy giảm, gia tăng chi phí vận chuyển, điều hành làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành du lịch. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch đường bộ đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2009 suy giảm đáng kể, bằng 66,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với trên 350.000 lượt. Và lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm mạnh, riêng khách du lịch đến miền Trung vào khoảng 70.000 lượt, bằng khoảng 80% so với năm ngoái. Tình hình suy giảm trên là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, trong đó có việc hoãn các chương trình du lịch nước ngoài hoặc chọn các điểm đến gần. Để đối phó với việc sụt giảm khách du lịch thì những hoạt động tiếp thị, quảng bá, bàn bạc để tìm giải pháp vực dậy thị trường đã được đưa ra đầu quí 3. Trong đó, những hoạt động thiên về quảng bá, tiếp thị các sản phẩm du lịch được đầu tư nhiều hơn. Đây là lần đầu tiên ngành du lịch chi ra một khoản kinh phí lên đến 16 tỉ đồng để thực hiện các chương trình giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam trên những kênh truyền hình quốc tế. Tháng 9 năm 2009 hàng loạt chương trình giới thiệu điểm đến, quảng bá hình ảnh được thực hiện ở các nước như Nga, Nhật . Đến đầu tháng 10 năm 2009 chương trình tour làm quen cho trăm khách Hàn Quốc, Nhật Bản để khôi phục lại thị trường cũng đã được tổ chức tại Nha Trang. Tuy nhiên, những động thái tích cực nêu trên của ngành du lịch vẫn chưa đủ để tạo ra sức hấp dẫn của điểm đến du lịch Việt Nam. Những vấn đề lớn tồn tại từ rất lâu như chất lượng dịch vụ tại điểm đến kém, sản phẩm nghèo nàn, hệ thống sản phẩm du lịch còn đơn điệu . vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết tận gốc của những vấn đề đó. Tình trạng du lịch hiện nay là vì sản phẩm du lịch của Việt Nam đã quá cũ kỹ, không có những nét đột phá riêng. Điểm quan trọng để ngành du lịch phát triển không chỉ ở việc quảng bá tốt mà là sự hấp dẫn của điểm đến du lịch, vì thế việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thêm những sản phẩm mới là điều cần phải làm. Trong khi chưa Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 2 Chuyên đề tốt nghiệp có những sản phẩm mới cho khách, thì một vài sản phẩm hiện có, vốn có thể tạo thêm điểm nhấn cho ngành du lịch vẫn chưa có những điều kiện thuận lợi để thực hiện và được quan tâm phát triển mạnh. Trong số những sản phẩm đó, loại hình du lịch caravan cho khách nước ngoài và khách trong nước muốn đi ra nước ngoài bằng chính phương tiện của mình là loại hình du lịch cần được xem xét để phát triển nhằm thu hút khách quốc tế vào Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Du lịch Caravan không phải là một loại hình du lịch mới, nhưng trong thời gian gần đây nó đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Mặt khác, khách đi du lịch Caravan có thể tự khám phá, trải nghiệm tất cả và chủ động nhiều hơn trong kế hoạch đi du lịch của mình, nên loại hình du lịch này cũng rất phù hợp với xu hướng đi du lịch của con người hiện nay. Và như đã nói ở trên thì phát triển du lịch Caravan là rất cần thiết trong thời gian tới. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những giải pháp để phát triển du lịch Caravan ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng của loại hình du lịch Caravan và những thuận lợi cùng với những khó khăn trong việc phát triển loại hình này tại Việt Nam. Từ đó thì có những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn để phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam 2.2.1. Đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch Caravan ở Việt Nam hiện nay. Loại hình du lịch Caravan đã được phát triển ở Thái Lan từ lâu và cũng đã xuất hiện ở Việt Nam từ mấy năm trước. Loại hình du lịch này đã bắt đầu phát triển ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Singgapore từ những năm 1993 -1994 nhưng lúc đó ở Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên ngay khi xuất hiện ở Việt Nam thì bị “ nghẽn” bởi Luật Giao thông đường bộ có Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 3 Chuyên đề tốt nghiệp hiệu lực vào năm 2002. Đến tháng 6/2005, du lịch caravan mới được phục hồi trở lại tại Việt Nam. Từ cuối năm 2005, việc khai thông loại hình du lịch đường bộ, cho phép khách du lịch đi bằng xe riêng qua lại tại 3 cửa khẩu giữa, Thái Lan, Việt Nam và Lào trên các quốc lộ 8, 9 và 40. Theo đó, nhiều đoàn caravan quốc tế đến miền Trung nhiều hơn. Kể từ cuối năm 2006, khi cầu Hữu Nghị 2 nối Mukdahan (Thái Lan) và Savanakhet (Lào) được đưa vào khai thác thì tour du lịch caravan xuyên Hành lang kinh tế Đông – Tây mở rộng mới thu hút được sự tham gia và quảng cáo rầm rộ của những người làm du lịch. Riêng Việt Nam hiện có hàng chục hãng lữ hành mở tour du lịch đường bộ xuyên Đông Dương. Theo số liệu thống kế năm 2006 lượng khách du lịch Thái Lan, Lào đến miền Trung đạt 70.000 khách, năm 2007 đạt 100.000 khách, 09 tháng đầu năm 2008 gần 100.000 khách. Vì vậy, từ 2006- 2008, các DN lữ hành quốc tế đã tổ chức được cho gần 200 đoàn caravan với gần 3.500 xe các loại, khoảng 11.000 lượt khách, từ đó cũng thúc đẩy các loại hình du lịch đường bộ khác phát triển, thu hút mỗi năm 60.000 đến 90.000 lượt khách qua cửa khẩu miền Trung Việt Nam 2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Caravan ở Việt Nam Trong khối ASEAN du lịch đường bộ và du lịch Caravan rất phát triển ở các quốc gia có chung đường biên giới như giữa Thái Lan với các nước Malaysia, Singapore hay Thái Lan với khu vực 3 nước Đông Dương hay Malaysia và Brunei. Trong thời gian gần đây, khi hạ tầng giao thông được nâng cấp, các cửa khẩu được mở rộng và phát triển thì Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển loại hình du lịch này. Đặc biệt, các chính sách cơ chế tạo điều kiện thu hút và phát triển du lịch đường bộ đã được ban hành và ngày càng thông thoáng, cởi mở hơn đã tạo điều kiện cho loại hình du lịch Caravan có cơ hội phát triển. Từ các điều trên cho thấy Việt Nam có rất nhiều điều kiện và khả năng thuận lợi để phát triển loại hình du lịch Caravan trong thời gian tới và trong tương lai. 2.2.3. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch Caravan trong thời gian tới Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 4 Chuyên đề tốt nghiệp 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện nay mức sống hay thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Vì vậy nên nhu cầu đi du lịch của họ ngày càng tăng, họ đi du lịch ngày càng nhiều hơn. Và cùng với nhu cầu đi du lịch tăng thì nhu cầu về các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch cũng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó thì ngành du lịch Việt Nam cũng đã có rất nhiều sản phẩm du lịch mới, loại hình du lịch mới được đưa ra thị trường. Ví dụ như: loại hình du lịch nghỉ dưỡng ngày càng phát triển, loại hình du lịch làng nghề, loại hình du lịch đến các làng quê Việt Nam, loại hình du lịch homestay, hay loại hình du lịch tâm lí, loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá . Đặc biệt thì trong tương lai gần đây Việt Nam đang phát triển loại hình du lịch Caravan, lượng khách tham gia. Và trong chuyên đề này, đối tượng mà em muốn nghiên cứu loại hình du lịch Caravan ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Du lịch Caravan là du lịch quốc tế vì khách du lịch sẽ rời nơi ở thường xuyên của mình đến một quốc gia khác để di du lịch. Do đó những khách du lịch đi theo đoàn du lịch Caravan sẽ bao gồm có khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và khách du lịch là những người Việt Nam đi ra nước ngoài. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này thì em nghiên cứu loại hình du lịch Caravan trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 5. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Nghiên cứu điều kiện chung để phát triển du lịch và điều kiện đặc trưng để phát triển loại hình du lịch Caravan và đối tượng khách của loại hình du lịch này. - Đưa ra những lợi ích của việc phát triển loại hình du lịch Caravan ở Việt Nam. - Sau đó phân tích thực trạng của loại hình du lịch Caravan và thị trườn khách của loại hình du lịch này ở Việt Nam. Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 5 Chuyên đề tốt nghiệp - Các văn bản và hội thảo ở Việt Nam nhằm phát triển loại hình du lịch này trong thời gian tới - Từ những điều trên tìm ra giải pháp cho việc phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 6 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CARAVAN Ở VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Loại hình du lịch: Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể định nghĩa như sau: “ Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó 1.1.2. Các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch ác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi phân các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau: 1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa: Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Bản thân du lịch quốc tế lại được phân thành: Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những từ người nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra nứơc khác du lịch và trong chuyến du lịch ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư trú. Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 7 Chuyên đề tốt nghiệp Ví dụ: Khách nứơc ngoài vào Việt Nam đi du lịch, ngành du lịch Việt Nam phục vụ. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế chủ động. Du lịch quốc tế chủ động tương đương với xuất khẩu vì cùng tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho một quốc gia Công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch, ngành du lịch Việt Nam gửi khách. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế thụ động. Du lịch quốc tế thụ động tương đương với nhập khẩu, vì cùng gây ra hiện tượng xuất ngoại tệ từ một quốc gia ra nước ngoài. Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất và điểm đến của khách cùng nẳm trong lãnh thổ của một quốc gia 1.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch đựơc phân thành những loại hình du lịch sau: Du lịch chữa bệnh Ở loại hình này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch chữa bệnh lại được phân thành: Chữa bệnh bằng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng Chữa bệnh bằng bùn Chữa bệnh bẳng hoa quả Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt sữa ngựa ). Du lịch nghỉ ngơi, giải trí Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày. Du lịch thể thao Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào họat động thể thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm: Du lịch leo núi; Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 8 Chuyên đề tốt nghiệp Du lịch săn bắn; Du lịch câu cá; Du lịch tham gia các loại thể thao: đá bong, bong chuyền, bong rổ, trượt tuyết;… Du lịch thể thao thụ động: những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quớc tế, các thế vận hội Olympic,…. Du lịch văn hoá Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến thức, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch Du lịch văn hoá đựơc phân làm 2 loại: Du lịch văn hoá với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này thường đi với mục địchs đã định sẵn. Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia Du lịch văn hoá với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thoả mãn những tò mò của mình Du lịch công vụ Mục đích chính của loại hình du lịch này, là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này khách đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triển lãm hang hoá, hội chợ,… Du lịch thương gia Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng,… Du lịch tôn giáo Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo những đạo giáo khác nhau Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 9 Chuyên đề tốt nghiệp Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàngbạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang, … Du lịch quá cảnh Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác. 1.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: Du lịch thanh, thiếu niên; Du lịch cho những người cao tuổi; Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình. 1.1.2.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: Du lịch theo đoàn Ở loại hình du lịch này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú và ăn uống. Du lịch theo đoàn có thể được tổ chức theo hai hình thức sau: Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch được các tổ chức trung gian ( các doanh nghiệp lữ hành), các tổ chức vận tải ( thường là các hãng hàng không), hoặc các tổ chức du lịch khác( khách sạn…) tổ chức cuộc hành trình. Các tổ chức đó chuẩn bị và thoả thuận trước chuyến hành trình và lịch đi cho đoàn. Mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước chương trình của chuyến đi. Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch tự lựa chọn tuyến hành trình, tự xác định thời gian đi, số ngày đi, những nơi sẽ đến thăm…Có thể đoàn đã thoả thuận trước hoặc nơi mới tìm cơ sở lưu trú, ăn uống… Du lịch cá nhân Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48 10 [...]... cần các cơ quan cấp Trung ương ban hành các văn bản và các khung hành lang Nguyễn Thị Mai Lan 27 Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề tốt nghiệp pháp lý nhằm giúp cho việc làm thủ tục tại các cửa khẩu được nhanh, gọn và tránh sự trùng lặp các thủ tục tại các cửa khẩu các nước • Các điều kiện vể kỹ thuật Các điều kiện về kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự sẵn sang đón tiếp khách du lịch trên hai khía cạnh: cơ sở vật... lịch, và cơ sỏ vật chất hạ tầng xã hội Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch như: khách sạn, nhà hang, phương tiện giao thông vận tải, các khu giải trí, cửa hang, công viên đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của các sở du lịch Cơ sở vật chất... là cách gia tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh du lịch và kinh doanh lưu trú Các cơ sở hạ tầng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển du lịch Caravan, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng, hệ thống giao thông tại các cửa khẩu, tại các trục đường chính của quốc gia đó Những đoàn khách du lịch Caravan là những người rong ruổi trên xe của mình trên suốt cuộc hành trình du lịch, và. .. Chuyên đề tốt nghiệp qua các vùng miền ở Việt Nam thì họ sẽ chi trả tiền ở những nơi đó Họ phải chi trả những chi phí như lưu trú, ăn uống, giải trí, đồ lưu niệm và khách du lịch caravan là những người có thu nhập cao, vì thế họ thường chi tiêu nhiều ở các địa điểm du lịch cho hoạt động mua sắm đồ tại đó Đặc biệt dưới loại hình này thì họ còn phải chi trả thêm chi phí xăng dầu, phí cầu đường ở Việt Nam, ... có thể mở ra những cơ sở lưu trú nhỏ của hộ gia đình và mở các cửa hàng ăn phục vụ khách du lịch Lúc đó thì họ vừa có việc làm vừa có thêm thu nhập đồng thời thì khách du lịch cũng có thể thưởng thức đặc sản, những món đặc trưng của từng vùng ngay tại chính nhà dân ở đó và cảm nhận không khí và cách sinh hoạt của những người dân bản địa 1.4.5 Mở đầu chương trình hợp tác du lịch đường bộ giữa các thành... kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch • Các điều kiện về tổ chức Các điều kiện vể tổ chức bao gồm: Sự có mặt củ bộ máy quản lý nhà nước vể du lịch Cụ thể là: Các chủ thể quản lý Cấp trung ương: các Bộ, tổng cục, các phòng trực thuộc Chính phủ có liên quan đến các vấn đề du lịch Cấp địa phương: chính quyền địa phương, sở du lịch Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch Các. .. phí xăng dầu, phí cầu đường ở Việt Nam, hộ chiếu và visa nhập cảnh vào Việt Nam Do vậy nó góp phần làm tăng thêm thu nhập cho những người dân địa phương, từ đó sẽ nâng cao mức sống cho người dân ở nơi đó Khi lượng khách du lịch Caravan đến Việt Nam nhiều hơn thì các cơ sở lưu trú sẽ được mở ra nhiều hơn, những cửa hàng ăn, dịch vụ giải trí cũng sẽ trở nên nhiều hơn, khi đó thì họ sẽ cần nhiều người... bằng máy bay; 1.1.2.6 Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: Du lịch ở khách sạn ( Hotel) Du lịch ở khách sạn ven đường ( Motel)- khách sạn ở bên lề những chặng đường dài dành cho khách du lịch đi bằng ô tô; Du lịch ở lều, trại ( Camping); Du lịch ở làng du lịch ( Tourism village ) 1.1.2.7 Căn cứ vào thời gian đi du lịch Theo tiêu thức này du lịch được... điện, … .cơ sở hạ tầng xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một nước Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Mặt khác, phát triển du lịch cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một vùng hay của một đất nước Các điều kiện về kỹ thuật... còn thu hút khách du lịch đi với mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến Hầu hết tất cả khách Nguyễn Thị Mai Lan 25 Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề tốt nghiệp du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thưởng thức các gía trị văn hoá của đất nước đến thăm Do vậy, tất cả các thành phố có giá trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những