Giải quyết sở hữu nhà nước hiện nay

30 286 0
Giải quyết sở hữu nhà nước hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năm 1986 đât nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Trong những năm đầu đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành công nhất định tuy nhiên bên cạnh đó là một loạt những vấn đề bức xúc nảy sinh. Trong đó, cải cách chế độ sở hữu nhà nước là một vấn đề hết sức nan giải nhưng không thể né tránh. Những quan niệm về sở hữu nhà nước trước đây đã không còn phù hợp. Quan điểm sở hữu nhà nước là sở hữu “vô chủ” đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp làm việc của tất cả mọi người. Trong suốt một thời gian dài, chúng ta đã cho rằng sự phát triển của một đất nước tỉ lệ thuận với tỉ trọng và quy mô của thành phần kinh tế nhà nước. Tính đến ngày 1-9-1990 cả nước có 12084 doanh nghiệp nhà nước hoat động trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Hầu hết các doanh nghiệp này đều chưa thay đổi tư duy kinh tế, làm ăn kém hiệu quả buộc nhà nước phải dùng hơn 50% ngân sách chi tiêu để bù lỗ. Từ những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng giải quyết sở hữu nhà nước là yêu cầu bức xúc của nền kinh tế hàng hoá đặt ra, giảỉ quyết sở hữu nhà nước một cách đúng đắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để tiếp tục sự nghiệp đổi mới kinh tế của đất nước.

Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc A. Lời nói đầu 1 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc Năm 1986 đât nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Trong những năm đầu đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành công nhất định tuy nhiên bên cạnh đó là một loạt những vấn đề bức xúc nảy sinh. Trong đó, cải cách chế độ sở hữu nhà nước là một vấn đề hết sức nan giải nhưng không thể né tránh. Những quan niệm về sở hữu nhà nước trước đây đã không còn phù hợp. Quan điểm sở hữu nhà nướcsở hữu “vô chủ” đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp làm việc của tất cả mọi người. Trong suốt một thời gian dài, chúng ta đã cho rằng sự phát triển của một đất nước tỉ lệ thuận với tỉ trọng và quy mô của thành phần kinh tế nhà nước. Tính đến ngày 1-9-1990 cả nước có 12084 doanh nghiệp nhà nước hoat động trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Hầu hết các doanh nghiệp này đều chưa thay đổi tư duy kinh tế, làm ăn kém hiệu quả buộc nhà nước phải dùng hơn 50% ngân sách chi tiêu để bù lỗ. Từ những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng giải quyết sở hữu nhà nước là yêu cầu bức xúc của nền kinh tế hàng hoá đặt ra, giảỉ quyết sở hữu nhà nước một cách đúng đắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để tiếp tục sự nghiệp đổi mới kinh tế của đất nước. Giải quyết sở hữu nhà nước là một vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng, nóng 2 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc bỏng, rất phức tạp có nhiều ý kiến rất khác nhau xoay quanh, nội dung đề cập tương đối rộng đòi hỏi phải có sự thảo luận, nghiên cứu nghiêm túc. Tuy nhiên do giới hạn bởi thời gian và khả năng kiến thức em khó có thể trình bày đầy đủ tất cả các khía cạnh trong đề án. Vì vậy em xin phép được tập trung trình bày những khía cạnh quan trọng và cơ bản nhất của vấn đề. Thêm vào đó là vốn kinh nghiệm thực tiễn còn ít ỏi của một người sinh viên năm thứ hai đề án chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, những suy nghĩ hời hợt, nông cạn. Em thành thật mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy ! B. Nội dung Trước khi đi sâu phân tich nội dung của đề án em xin nhắc lại một số khái niệm xoay quanh phạm trù sở hữusở hữu nhà nước : Sở hữu là quan hệ cơ bản nhất của con người trong quá trình sản xuất . Đó là sự chiếm hữu của một người hay một cộng đồng người ( chủ thể sở hữu ) đối với những thực thể của thế giới vật chất ( đối tượng sở hữu ). Quan hệ sở hữu bao gồm quan hệ giữa chủ thể sở hữu với chủ thể sở hữu và chủ thể sở hữu với đối tượng sở hữu. Những quan hệ nay mang tính chất kinh tế xã hội, quyết đinh các 3 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc hình thức phân phối tài sản, sản phẩm, thu nhập, giá trị giữa các chủ thể sở hữu. Nội dung chính của quyền sở hữu là : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên, bao chùm của sở hữu. Nó tương đối ổn định, tĩnh tại nhưng đôi khi chỉ là quyền danh nghĩa. Đó là trường hợp chủ thể sở hữu không thực hiện được nó, không sử dụng nó mà giao lại cho người khác và chỉ giữ quyền thu nhập về sở hữu. Quyền sử dụng là quyền sử dụng đối tượng sở hữu theo mục đích và nguyện vọng của người sử dụng đối tượng sở hữu, có thể thống nhất ở một người hoặc phân chia giữa nhiều người. Điều này có nghĩa là người sử dụng đối tượng sở hữu có thể không phải là chủ sở hữu và ngược lại. Quyền định đoạt là quyền thực hiện toàn diện với đối tượng sở hữu theo bất cứ cách nào kể cả việc chuyển quyền sở hữu cho người khác, thậm chí từ bỏ nó. Trên thực tế người chủ sở hữu chỉ thực sự là chủ sở hữu khi người đó có quyền định đoạt đối tượng sở hữu. Có hai loại sở hữu phổ biến nhất trong lịch sử là sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng (sở hữu công cộng gồm sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nướcsở hữu tập thể ). Mỗi một chế độ xã hội thì sẽ được đặc trưng bởi sự thống trị của 4 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc một trong hai hình thức sở hữu trên. Dưới chủ nghĩa xã hội, chế độ sở hữu công cộng giữ vai trò thống trị và đặc biệt trong đó sở hữu nhà nước chiếm một vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay không ít người vẫn còn nhầm tưởng sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước là một. Sở hữu toàn dân là sở hữu trong đó của cải tự nhiên được toàn dân sử dụng, các thành viên trong xã hội có quyền ngang nhau trong việc sử dụng của cải này. Sở hữu nhà nước là một phần của sở hữu toàn dân (bao gồm những tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất nhất định .) được chuyển cho cơ quan nhà nước điều hành và sử dụng theo ý chí của nhân dân, theo quyết định của cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân với những điều kiện nhất định. Sở hữu tập thể là hình thức sở hữu mà chủ thể sở hữu không phải là một các nhân cụ thể mà là một tập hợp người, một tập thể cùng sở hữu. Sở hữu tư nhân là hình thức chiếm hữu trong đó những sản phẩm lao động rơi vào tay chủ thể và khác với sở hữu các nhân sở hữu tư nhân có quy mô lớn hơn nhiều. 1. Thực trạng sở hữu nhà nước 5 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc Thực trạng sở hữu nhà nước thuộc các doanh nghiệp nhà nước: Sở hữu nhà nước và gắn liền với nó là khu vực kinh tế nhà nước luôn được Đảng và nhà nước ta xác định giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sở hữu và trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng thực trạng sở hữu nhà nước hiện nay ra sao ? Hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường như thế nào ? Và “ Cha chung “ có ai khóc hay không ? . Rất nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi này thường xuyên được đăng trên các tạp trí chính trị, kinh tế khoảng chục năm trở lại đây. Sở dĩ như vậy là bởi vì những câu hỏi này rất nóng, rất thời sự . Tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này đồng nghĩa với việc xác định các doanh nghiệp nhà nước đang đứng ở đâu, đang có trong tay những gì và những doanh nghiệp này đang và sẽ phải đương đầu với những thách thức gì. 6 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc Trước đây, khi mà vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được hiểu là áp đảo về số lượng, về tỉ trọng thì mỗi một doanh nghiệp nhà nước ra đời là chúng ta lại tiến thêm một bước tới chủ nghĩa xã hội. Mỗi một doanh nghiệp nhà nước là một bông hoa góp phần tạo nên vẻ đẹp cho đất nước. Kết quả là vườn hoa đó có đến 12084 bông hoa lớn nhỏ, hết sức đa dạng phong phú, từ các doanh nghiệp cơ khí, luyện kim đến các doanh nghiệp cắt may, cắt tóc . tất cả đều thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp nay luôn thực hiện vượt mức kế hoạch và hình như điều đó cũng chỉ xẩy ra trên kế hoạch và giấy tờ mà thôi, lãi giả còn lỗ thật. Có lợi nhuận hay không, không quan trọng vì tất cả đã được nhà nước ru ngủ trong vòng tay “ êm ả “ của cơ chế bao cấp. Đó là thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước trước đổi mới còn sau đổi mới thì sao ? 7 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc Qua hơn mười năm thực hiện đổi mới, tính đến cuối tháng sáu năm 1998 cả nước chỉ còn 5700 doanh nghiệp nhà nước. Số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh chóng như vậy phải chăng kinh tế nhà nước không còn giữ vai trò chủ đạo nữa ? Câu trả lời ở đây là kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Chỉ có điều chủ đạo ở được hiểu là vai trò mở đường, dẫn dắt, là vai trò then chốt và phải có hiệu quả cao. Hay nói một cách ngắn gọn các doanh nghiệp nhà nước chuyển từ giữ chủ đạo về số lượng sang giử vai trò chủ đạo về chất lượng. Đây chính là một thành công bước đầu mà chúng ta đạt được. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đã được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng GDP của các doanh nghiệp nhà nước gần gấp rưỡi so với bình quân toàn nền kinh tế và gấp đôi so vứi khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước trong thu nhập quốc dân tăng từ 32% năm 1990 lên 42% năm 1996. Các doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên mức đóng góp đó hoàn toàn chưa tương xứng với sự đầu tư, sự mong đợi của nhà nước và phần lớn có được là từ thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ có một phần rất nhỏ là từ thuế lợi nhuận. Số lượng các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn quá nhiều và bố trí không được hợp lý, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Quy mô của các doanh nghiệp nhà nước còn quá 8 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc nhỏ bé, gần 40% tổng số các doanh nghiệp nhà nước có vốn dưới một tỉ đồng. Hầu hết công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp rất lạc hậu, các máy móc, thiêt bị phần lớn thuộc thập kỷ 60 thậm trí lâu hơn thế. Việc quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước còn rất nhiều yếu kém và không nhất quán. Hệ thống quản lý hành chính địa phương, trung ương và hệ thống quản lý các doanh nghiệp theo ngành không rõ ràng, chồng chéo lên nhau ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền tự chủ, khả năng quyết đoán trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục “say sưa “ với cơ chế bao cấp không có khả năng trụ lại trước sóng gió cạnh tranh và thử thách khắc nghiệt của thị trường. Cụ thể là 40% trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang ở trong tình trạng thua lỗ triền miên, “ ăn dần ” cả vốn. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn được tiếp tục duy trì bởi một số lý do đại loại như : các doanh nghiệp này đã trưởng thành cùng cách mạng, đã từng là con chim đầu đàn, có truyền thống lâu năm . Có nên vì những lý do trên mà để hàng nghìn người lao động tại các doanh nghiệp này dở mếu dở cười sống cầm chừng, để những kẻ cơ hội lợi dụng tham ô, tham nhũng hàng trăm tỉ đồng của nhà nước hay không ? Và liệu còn có lý do sâu xa nào đằng sau những lý do trên hay không ? Phải chăng một số người sợ thực hiện đổi mới cung cách làm ăn của các 9 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc doanh nghiệp nhà nước bởi đổi mới sẽ động chạm đến quyền lợi cá nhân của họ, khi đó họ sẽ phải chia sẻ vai trò lãnh đạo thậm chí còn mất hẳn vai trò lãnh đạo của mình. Bên cạnh đó lại có quan điểm “áng binh bất động “ để khỏi phải va chạm, rủi ro . Những người lãnh đạo đầu tầu đã không hăng hái thì làm sao có thể kéo các toa tầu phía sau chuyển động, làm sao có thể thắng được sức ì của sự bảo thủ. Thực trạng sở hữu nhà nước thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Phạm trù sở hữu nhà nước rộng hơn hẳn so với phạm trù kinh tế nhà nước. Sở hữu nhà nước còn có thể do các thành phần kinh tế khác sử dụng ( vốn góp của nhà nước chiếm một tỉ lệ khống chế hoặc không khống chế ). Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ chúng ta nhất định phải hiểu phạm trù sở hữu nhà nước một cách toàn diện, linh hoạt hơn. Sở hữu nhà nước không nhất thiết phải 100% vốn đầu tư của nhà nướcnhà nước chỉ cần nắm giữ một tỉ lệ khống chế nhất định và sở hữu nhà nước không nên cố định cứng nhắc như hiện nay, doanh nghiệp này hôm nay thuộc ngành mũi nhọn, chiến lược đòi hỏi phải thuộc sở hữu nhà nước nhưng trong giai đoạn phát triển tiếp sau vai trò của nó có thể đã thay đổi và không nhất thiết phải thuộc sở hữu nhà nước 100% nữa. 10 . hai loại sở hữu phổ biến nhất trong lịch sử là sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng (sở hữu công cộng gồm sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. nhiều. 1. Thực trạng sở hữu nhà nước 5 Gi¶i quyÕt së h÷u nhµ n íc Thực trạng sở hữu nhà nước thuộc các doanh nghiệp nhà nước: Sở hữu nhà nước và gắn liền

Ngày đăng: 01/08/2013, 15:41

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan