Đảng và nhà nước ta khẳng định “ không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, đó là đòi hỏi khách quan của thời đại”. Xuất nhập khẩu là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU .6 1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU………………………… 6 1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu………………………………………………6 1.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu…………………………………… .7 1.1.3.Yêu cầu của nhập khẩu……………………………………………… 7 1.1.3.1. Tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng vốn nhập khẩu…… 7 1.1.3.2. Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại………………….8 1.1.3.3. Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nhanh xuất khẩu.9 1.2. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU…………………………………………………………………………9 1.2.1. Khái niệm lập kế hoạch………………………………………………9 1.2.2. Các loại kế hoạch……………………………………………………10 1.2.3.1. Theo cấp kế hoạch……………………………………………10 1.2.3.2. Theo hình thức thể hiện………………………………………11 1.2.3.3. Theo thời gian thực hiện kế hoạch………………………… .12 1.2.3. Quá trình lập kế hoạch .……………………………………………12 1.3. CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU……………………………………………………………… 15 1.3.1. Chức năng của tổ chức………………………………………………15 1.3.2. Cơ cấu tổ chức và một số mô hình cơ cấu tổ chức………………… 15 1.3.2.1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức………………………………….15 1.3.2.2. Một số mô hình tổ chức………………………………………16 Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 1 Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX…………………………………….24 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX…………………………………………… .24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vinatra Jsc. ……………… .24 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp…………………26 2.1.2.1. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu ………………………… 26 2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu…………………………… .30 2.1.2.3. Đấu thầu và thực hiện dự án………………………………….30 2.1.2.4. Hoạt động xuất khẩu lao động……………………………… 31 2.1.2.5. Hoạt động tài chính………………………………………… 32 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI VINATRA JSC……………………………………………….33 2.2.1. Các loại hình kế hoạch nhập khẩu …………………………….… 33 2.2.2. Quá trình lập kế hoạch tại Vinatra jsc…………………………… 40 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI VINATRA JSC……………………………………………………… 42 2.3.1. Cơ cấu tổ chức của Vinatra Jsc. và chức năng của các phòng ban 42 2.3.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinatra Jsc………………………42 2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban………………… 42 2.3.2. Các bộ phận tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu …… 45 2.3.2.1. Sự phân bổ nguồn nhân lực trong các phòng ban……………45 2.3.2.2. Sự kết hợp của các bộ phận trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu………………………………………46 2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU…………………….48 Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành 2.4.1. Những hạn chế trong công tác lập kế hoạch……………………….48 2.4.1.1. Hạn chế về các loại hình kế hoạch ………………………….49 2.4.1.2. Hạn chế trong quá trình lập kế hoạch ……………………….49 2.4.2. Những hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu……………… ………………………………………….……50 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU……… 52 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI…………………………………………………52 3.1.1 Những định hướng hoạt động chung của công ty………………….52 3.1.2. Những định hướng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu ……… 53 3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH…………………… .54 3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng các loại kế hoạch …………………… 54 3.2.1.1. Thêm một số loại kế hoạch…………………………………54 3.2.1.2. Bớt một số loại kế hoạch……………………………………56 3.2.2. Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch……………………………… .57 3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo………………….57 3.2.2.2. Thiết lập các mục tiêu một cách hoàn chỉnh hơn……… .…58 3.2.2.3. Làm tốt việc phát triển các tiền đề………………………….58 3.2.2.4. Xây dựng nhiều phương án hơn nữa……………………… 59 3.2.2.5. Lựa chọn các phương án có hiệu quả tối ưu……………… 59 3.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC………………………….… 60 3.3.1. Thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty…………………………… .60 3.3.2. Phối hợp hoạt động giữa các phòng ban………………………… 61 KẾT LUẬN…………………………………………………………….….64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….…65 Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành LỜI MỞ ĐẦU Mỗi quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi thứ hàng hoá, dịch vụ. Nhập khẩu có ý nghĩa sống còn bởi vì nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nhập khẩu cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng hơn mức cho phép tiêu dùng danh giới của khả năng sản xuất trong nước đó. Ngoài ra nhập khẩu dẫn đến sự tăng lên của những loại hàng hoá có thể tiêu dùng được trong nền kinh tế. Nó cho phép khối lượng hàng hoá tiêu dùng khác với số hàng hoá sản xuất. Và nó còn cho phép một sự thay đổi có lợi phù hợp với đặc điểm sản xuất trong nước. Đảng và nhà nước ta khẳng định “ không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, đó là đòi hỏi khách quan của thời đại”. Xuất nhập khẩu là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Toàn bộ nhiệm vụ của xuất nhập khẩu là nhằm góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới và xây dựng nền kinh tế của nước ta. Qua một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex em lại càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để phát triển sản xuất và các hàng hoá khác. Cũng giống như bao doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu khác, công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex đã quan tâm đến việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Tuy nhiên là việc thực hiện những công việc này chưa được hoàn chỉnh lắm. Chính vì vậy em chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty cổ phấn kinh doanh Vinaconex” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về công tác lập kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Bùi Thị Hồng Việt cùng toàn thể các anh chị trong phòng Dự án và đầu tư của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra Jsc.) đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu là hạn chế và ít kinh nghiệm nên chuyên đề cũng không tránh được những sai sót. Vì vậy, em mong sự góp ý của các thầy cô và các anh chị trong công ty để giúp em hoàn thiện chuyên đề nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Chu Thị Dung Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 5 Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu Để đi đến một khái niệm về nhập khẩu, trước hết ta tìm hiểu về khái niệm thương mại quốc tế. Vì nhập khẩu là một hoạt động trong thương mại quốc tế. Khái niệm về thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới và tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá. (1) Hai nội dung cơ bản của thương mại quốc tế là xuất khẩu và nhập khẩu. - Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hữu hình như lương thực thực phẩm, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, ,các loại hàng hoá tiêu dùng… - Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá vô hình như các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, bí quyết công nghệ, phần mềm máy tính, bằng sáng chế phát minh, dịch vụ du lịch và các loại hình dịch vụ khác Vậy nhập khẩu được hiểu là một hoạt động thương mại quốc tế, nó thể hiện sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá. (1) trích: đại học kinh tế quốc dân khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế- giáo trình kinh tế học quốc tế- GS.PTS Tô Xuân Dân- nhà xuất bản thống kê- hà nội 1998- trang 33 Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành 1.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật- công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho sản xuất và cho tiêu dùng . Do những hàng hoá đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài ra, việc nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Vai trò nhập khẩu được thể hiện cụ thể như sau: - Nhập khẩu đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Nhập khẩu có tác dụng bổ sung kịp thời những mặt hàng mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế. - Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. - Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài. 1.1.3.Yêu cầu của nhập khẩu 1.1.3.1. Tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng vốn nhập khẩu Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia đều theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 7 Chuyên đề thực tập chuyên ngành tệ tự do. Do đó, các hợp đồng nhập khẩu phải dựa trên cơ sở lợi ích và hiệu quả. Trong điều kiện của nước ta, nhu cầu nhập khẩu để công nghiệp hoá và phát triển kinh tế ngày càng lớn. Vốn để nhập khẩu lại co hẹp thì tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của quốc gia. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhập khẩu cần thực hiện các yêu cầu sau: - Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trước hết phải ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật công nghệ tiên tiến và hiện đại phù hợp với nước ta. - Giành ngoại tệ cho nhập khẩu vật tư để phục vụ tốt cho sản xuất trong nước. - Cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định mặt hàng nhập khẩu thích hợp và giá cả phải chăng có lợi phục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. 1.1.3.2. Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và chuyển giao công nghệ khi theo cong đường đầu tư hay viện trợ thì cần phải nắm vững phương châm đón đầu, đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại. Nhập khẩu cần phải có sự chọn lọc, tránh nhập những công nghệ quá lạc hậu mà các nước đang tìm cách thải ra. Tuy nhiên cũng không vì mục tiêu tiết kiệm mà nhập các thiết bị cũ để rồi chưa dùng được bao lâu, chưa đủ sinh lợi đã phải thay thế. Kinh nghiệm của hầu hết các nước đang phát triển là đừng tự biến mình thành “bãi rác” của các nước tiên tiến. Hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được và sản xuất có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn và có khả năng đầu tư hiệu quả như Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 8 Chuyên đề thực tập chuyên ngành 1.1.3.3. Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nhanh xuất khẩu Nền sản xuất hiện đại của nhiều nước trên thế giới đầy ắp những kho tồn trữ hàng hoá dư thừa và những nguyên vật liệu. Do đó, việc nhập khẩu dễ hơn là tự sản xuất trong nước. Trong điều kiện các ngành công nghiệp còn non kém của nước ta thì giá hàng nhập khẩu thường rẻ hơn, phẩm chất tốt hơn. Nhưng việc nhập khẩu có mặt hạn chế là nó sẽ “bóp chết” sản xuất trong nước. Vì vậy, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và tận dụng các lợi thế của nước nhà trong từng thời kỳ để bảo hộ và mở mang sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và tạo ra hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. 1.2. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 1.2.1. Khái niệm về công tác lập kế hoạch Lập kế hoạch là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường của tổ chức. Lập kế hoạch được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức. Trong quá trình hoạt động của tổ chức, những yếu tố không chắc chắn có nguồn gốc rất đa dạng. Loại yếu tố không chắc chắn thứ nhất gọi là không chắc chắn về trạng thái. Chúng liên quan đến một môi trường không thể dự đoán được. Loại thứ hai là không chắc chắn về sự ảnh hưởng, tức là sự ảnh hưởng của những biến đổi của môi trường là không dự đoán được. Một loại yếu tố không chắc chắn nữa là không chắc chắn về hậu quả, tức là không dự đoán được những hậu quả của các quyết định. Nói tóm lại, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. (2) (2) trích : trường đại học kinh tế quốc dân, khoa khoa học quản lý- giáo trình khoa học quản lý tập I- PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền- Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- Hà Nội 2001- trang Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 9 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Từ khái niệm chung về kế hoạch như trên có thể rút ra một khái niệm cho kế hoạch kinh doanh nhập khẩu như sau: Lập kế hoạch kế hoạch nhập khẩu là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. 1.2.2. Các loại kế hoạch Hệ thống kinh doanh của một tổ chức có thể được phân loại theo một số các tiêu thức khác nhau. Và dưới đây là một số loại kinh doanh được phân theo các nhóm tiêu thức. 1.2.3.1. Theo cấp kế hoạch Theo hình thức này thì gồm hai loại kế hoạch là kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp. Các kế hoạch chiến lược thì do các nhà quản lý cấp cao của tổ chức thiết kế nhằm xác định những mục tiêu tổng thể của tổ chức. Các kế hoạch tác nghiệp thì là sự chi tiết, cụ thể hoá của kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng tuần và thậm chí là hàng ngày. Sơ đồ 1: Các cấp độ kế hoạch 334 Chu Thị Dung, lớp QLKT 44A 10