3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng các loại kế hoạch
Như đã phân tích rõ trong phần thực trạng và những hạn chế trong công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex. Thì việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch là một việc cấp thiết. Nó cần phải được tiến hành ngay để có thể đưa công ty lên một bước phát triển mới. Và dưới đây là một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng để làm tốt công tác lập kế hoạch.
Công ty cần phải bổ sung kế hoạch trung hạn từ 2-3 năm và kế hoạch dài hạn 50- 10 năm. Và khi xây dựng những loại kế hoạch này thì công ty cần phải chú trọng vào việc phân tích môi trường và dựa vào những căn cứ thực tế để có thể có được những kế hoạch hoàn chỉnh. Sau đây là một số căn cứ mà công ty cần phải xét đến đến khi xây dựng những loại hình kế hoạch này:
- Chiến lược phát triển kiểm tra- xã hội 2001- 2010 đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng với những nội dung của mục tiêu cụ thể và quan điểm phát triển là: ( Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – nhà xuất bản chính trị quốc gia, trang 159)
+ Về mục tiêu cụ thể: “Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế”
+ Về quan điểm phát triển: “ Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế… Trong quá trình kinh tế độc lập tự chủ vởi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ.”
- Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001- 2010 + Chính sách nhập khẩu cho giai đoạn 2006 – 2010
+ Nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước + Nhập khẩu những mặt hàng có chất lượng và công nghệ cao để tránh tình trạng Việt Nam là “bãi thải ” của thế giới
- Các cam kết hội nhập và chương trình hợp tác quốc tế: + Thứ nhất là về hội nhập ASEAN
++ Cam kết CEPT/AFTA: Mục tiêu chủ yếu là loại bỏ hoàn toàn các rào cản cản trở thương mại đối với hầu hết hàng hoá trong nội bộ ASEAN kể cả thuế quan và phi thuế quan
++ Hợp tác trong lĩnh vực hải quan
++ Các chương trình hợp tác nông- lâm- ngư nghiệp và lương thực ++Các chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
++Các chương trình hợp tác khác: như phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử, khoa học công nghệ
+ Thứ hai là hội nhập APEC ++ Kế hoạch hành động quốc gia ++ Kế hoạch hành động tập thể ++ Hợp tác kinh tế kỹ thuật
++ Thương mại điện tử và vấn đề Y2K + Thứ ba là về tiến trình ra nhập WTO ++ Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) ++ Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT)
++ Những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng hoá ++ Các điều khoản về miễn trừ trong khuôn khổ hiệp định GATS ++ Quyền sở hữu trí tuệ
+ Thứ tư là về hợp tác Á – Âu ++ Thuận lợi hoá thương mại ++ Kế hoạch xúc tiến đầu tư
++ Xúc tiến hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp ++ Viễn cảnh ASEM
++ Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác như phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác về tài chính
+ Thứ năm là về quan hệ với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế ++ Chương trình cho vay tài chính ưu đãi của IMF/WB
++ Hỗ trợ tín dụng theo hiệp định tín dụng của ADB ++ Thêm kế hoạch theo thị trường trong nước
- Công ty mới chỉ chú trọng vào kế hoạch theo thị trường quốc tế, với những bản kế hoạch từ những nước xuất khẩu cho công ty mà chưa xây dựng kế hoạch cho những khách hàng tiêu thụ ở trong nước. Để làm được tốt công việc này công ty cần phải tiến hành các hoạt động như sau:
+ Tiến hành nghiên cứu thị trường trong nước để xác định nhu cầu về những mặt hàng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Từ đó công ty mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh tốt và hoàn thiện công tác lập kế hoạch được.
+ Giữ vững và cũng cố các mối quan hệ với khách hàng truyền thống + Tìm những nguồn tiêu thụ hàng trực tiếp ở trong nước
+ Xúc tiến việc quảng cáo và nâng cao chất lượng phục vụ cùng với uy tín về chất lượng hàng hoá.
3.2.1.2. Bớt một số loại kế hoạch
a. Bớt kế hoạch chi tiết về nguyên vật liệu xây dựng
Nguyên vật liệu xây dựng chỉ là một loại sản phẩm thuộc mặt hàng nguyên vật liệu mà công ty nhập về. Tuy rằng nguyên vật liệu xây dựng khoảng 80% giá trị nhập khẩu của nguyên vật liệu, xong việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu cho nó là một việc không cần thiết phải làm. Bởi vì nó chỉ là một phần mặt hàng nhập khẩu của công ty. Cho nên việc xây dựng kế hoạch cho nó là khiến tổn hao công sức và không cần thiết. Thay vì thế là nên xây dựng những loại hình kế hoạch khác phù hợp hơn.
b. Bớt kế hoạch chi tiết về máy móc thiết bị
Cũng giống như nguyên vật liệu thì máy móc thiết bị cũng chỉ là một mặt hàng nhập khẩu của công ty. Vì thế mà việc xây dựng kế hoạch cho nó là một điều rất tỉ mỉ. Hơn nữa trong bản kế hoạch của công ty đã có kế hoạch theo thị trường về máy móc thiết bị. Vì thề mà không nên xây dựng loại kế hoạch này.
Nói tóm lại là công ty nên bớt hai loại kế hoạch chi tiết về mặt hàng nhập khẩu là kế hoạch về nguyên vật liệu xây dựng và kế hoạch về máy móc thiết bị mà thay vào đó là xây dựng kế hoạch theo thị trường trong nước và tiến tới xây dựng những kế hoạch trong dài hạn. Bên cạnh việc thêm bớt các loại kế hoạch thì công ty cần phải cũng cố và làm tốt kế hoạch các mặt hàng, kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận và kế hoạch theo thị trường quốc tế (hay kế hoạch theo nhà cung ứng).
3.2.2. Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch
Phải thừa nhận rằng quá trình lập kế hoạch của công ty còn nhiều hạn chế chính vì vậy mà việc trước hết là cần tiến hành hoàn thiện các bước lập kế hoạch của công ty.
3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo
Kết quả của những nghiên cứu và dự báo là hết sức quan trọng vì thế mà công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa công tác nghiên cứu và dự báo. Không những chỉ nghiên cứu thị trường quốc tế mà công ty phải xem xét tới nhu cầu trong nước về những mặt hàng. Tiến hành nghiên cứu về quy tắc kinh doanh của những nước trên thế giới và xem họ có những ưu thế ở những mặt hàng nào mà công ty có thể nhập về. Đồng thời cũng phải xác định nhu cầu về những hàng hoá mà trong nước sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu hay không sản xuất được để tiến hành nhập khẩu. Không những chỉ tìm hiểu về những loại mặt hàng khan hiếm ở Việt Nam mà còn phải xem những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh khi nhập về nữa. Từ những nghiên cứu này mà công ty có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó nâng cao những ưu thế và khắc phục những điểm yếu. Và đặc biệt là biết mình đang ở vị trí như thế nào trong sự cạnh tranh với những nước
cùng nhập khẩu và những doanh nghiệp trong nước cũng tham gia vào công tác nhập khẩu.
3.2.2.2. Thiết lập các mục tiêu một cách hoàn chỉnh hơn
Các mục tiêu mà công ty đưa ra cần phải được tính toán và xác định một cách chính xác. Để làm được điều này thì công ty cần phải lắm rõ về tình hình thực tế của công ty cũng như những biến động có thể có của thị trường. Những mục tiêu định tính như mục tiêu về doanh thu, mục tiêu về lợi nhuận cần phải được tính dựa vào những căn cứ xác thực để tránh tình trạng những kế hoạch của công ty đưa ra mà không thực hiện được. Có những mục tiêu tương đối chuẩn xác rồi thì công ty mới có thể xây dựng cho mình những phương hướng và hướng đi tốt và đạt những mục tiêu đề ra. Những mục tiêu khác của công ty cũng cần được quan tâm hơn, đó là những mục tiêu vì lợi ích của việc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì thế mà không phải chỉ vì mục đích chạy theo lợi nhuận mà công ty lại nhập về những mặt hàng không khuyến khích nhập hoặc là gây kìm hảm cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
3.2.2.3. Làm tốt việc phát triển các tiền đề
Để có được những giả thiết, tiền đề chính xác công ty phải nghiên cứu rất kỹ về thị trường và cũng đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Chính vì công việc phát triển các tiền đề là không đơn giản nên việc thực hiện chúng không những chỉ đòi hỏi các yêu cầu như trên mà nó cần sự đầu tư thích đáng của công ty cho hoạt động này. Việc xây dựng các tiền đề gắn liền với việc xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh. Do đó cần phải làm tốt và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này.
3.2.2.4. Xây dựng nhiều phương án hơn nữa
Là một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực và hoạt động kinh doanh nhập khẩu là chiếm vị trí chủ đạo cho nên việc đưa ra nhiều phương án kinh
doanh là một đòi hỏi tất yếu. Khi có nhiều phương án kinh doanh thì mới có thể lựa chọn được những phương án tối ưu. Còn khi mà số lượng các phương án là ít thì là một lực cản đối với sự thành công của doanh nghiệp. Vì thế mà công ty cần phải đưa ra nhiều phương án kinh doanh dựa trên những giả thiết, tiền đề mà công ty gom góp được trong quá trình nghiên cứu.
3.2.2.5. Hoàn thiện công tác đánh giá các phương án
Việc đưa ra các phương án kinh doanh đã đòi hỏi tốn kém về tài lực và vật lực rồi, xong việc đánh giá các phương án còn đòi hỏi một sự chính xác hơn nữa. Khi mà có nhiều phương án kinh doanh, trong đó có những phương án kinh doanh không hiệu quả, và sẽ có những phương án kinh doanh mang lại hiệu quả ít và những phương án kế hoạch mang lại hiệu quả to lớn. Sản phẩm đòi hỏi của sự đánh giá được chính xác giá trị đích thực của các phương án kinh doanh này là gì.
3.2.2.5. Lựa chọn các phương án có hiệu quả tối ưu
Khi đã có sự đánh giá các phương án kinh doanh rồi thì công việc cuối cùng là lựa chọn và quyết định thực hiện phương án lựa chọn. Tuy nhiên cũng phải xem xét xem phương án đó có hiệu quả gì là cao nhất. Khi mà những phương án kinh doanh có hiệu quả tối ưu về mặt tài chính rồi, nhưng nó lại không có hiệu quả về kinh tế- xã hội thì cũng cần phải cân nhắc lại. Do đó sự lựa chọn các phương án kinh doanh cũng đòi hỏi phải sự phân tích thấu đáo mọi khía cạnh của vấn đề.
3.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC3.3.1. Thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty 3.3.1. Thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu của một công ty cổ phần, theo luật quy định thì trong công ty cổ phần có Ban kiểm soát và chức năng của Ban
kiểm soát là kiểm tra, giám sát tất cả những hoạt động quản lý cũng như điều hành hay kiểm tra các báo cáo tài chính cũng như việc thực hiện các báo cáo tài chính. Và để tránh sự thiếu khoa học trong sơ đồ thì các giám đốc và các phó giám đốc được xếp vào ban giám đốc. Do đó cơ cấu của công ty phải được bố trí lại như sau:
Sơ đồ 11: Sơ đồ mới được sửa lại theo cơ cấu của công ty.
3.3.2. Phối hợp hoạt động giữa các phòng ban
Tuy rằng mỗi phòng ban đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng. Điều này là một lợi thế trong mỗi một công ty để từ đó có để phân công công việc một cách rõ ràng. Xong, không phải lúc nào cũng chỉ có sự thực hiện riêng rẽ, đơn lẽ của các phòng ban mà công việc được hoàn thành. Chính vì thế mà cần có sự kết hợp giữa các phòng ban với nhau.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng kế toán tài chính Phòng dự án và đầu tư Phòng thiết bị vật tư Phòng xuất khẩu lao động
Cụ thể ở đây là phòng Thiết bị vật tư phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa với phòng Dự án và đầu tư thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu mới đạt hiệu quả cao. Hai phòng này cần kết hợp với nhau trong việc nghiên cứu thị trường để từ đó tìm ra những giải pháp và xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để những nhân viên trong công ty thực hiện được tốt công việc của mình đặc biệt là trong khâu kiểm tra hàng hoá tại cảng đích thì đòi hỏi họ phải là những chuyên gia nhập khẩu nhưng lại có kinh nghiệm và hiểu biết về chất lượng cũng như công nghệ của hàng hoá.
Nói tóm lại là cần phải tiến hành phát triển nguồn nhân lực và sử dụng nhân viên trong công ty một cách hợp lý:
- Công ty nên thành lập lại hoặc củng cố bộ phận tổ chức cho các phòng ban đủ mạnh nghĩa là chọn người đủ đức, tài và ưu tiên đãi ngộ cao cho các lực lượng này.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với mục tiêu chiến lược kinh doanh- cạnh tranh của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
+ Xác định nhu cầu đào tạo: căn cứ vào tầm quan trọng và vị trí mỗi công việc, nhu cầu hiện tại và trong tương lai của từng loại hình nghiệp vụ hoặc kỹ thuật nghề nghiệp. Cụ thể ở đây là cần có đội ngũ chuyên gia để giám định về chất lượng, chủng loại, đặc tính… của hàng hoá nhập về.
+ Lựa chọn nhân sự để có kinh doanh đào tạo: chọn đối tượng để đào tạo nâng cao trình độ quản trị để trở thành nhà lãnh đạo các cấp của doanh nghiệp hoặc doanh nhân. Chọn đối tượng cho đào tạo bồi dưỡng trở thành chuyên gia ở từng lĩnh vực hoặc bổ sung kiến thức, tay nghề chung. Để làm tốt đựơc điều này, doanh nghiệp cần phải công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn. Để có thể thu hút được nhân tài tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì doanh nghiệp cần có chính sách tốt với người lao động.
- Phương pháp và hình thức đào tạo:
+ Kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo: đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn theo hình thức chính quy tại chức, tập trung, không tập trung; đào tạo từ xa; đào tạo lại… Đồng thời có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người đạt kết quả học tập tốt.
+ Có thể vận dụng các phương pháp như: doanh nghiệp chủ động hợp tác với các trường đại học, các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề, các viện nghiên cứu và cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước để mở rộng các khoá đào tạo thích hợp.
- Thành lập quỹ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực bằng cách trích phúc lợi doanh nghiệp hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề tạo quỹ chung cho