HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU (Trang 59)

3.3.1. Thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu của một công ty cổ phần, theo luật quy định thì trong công ty cổ phần có Ban kiểm soát và chức năng của Ban

kiểm soát là kiểm tra, giám sát tất cả những hoạt động quản lý cũng như điều hành hay kiểm tra các báo cáo tài chính cũng như việc thực hiện các báo cáo tài chính. Và để tránh sự thiếu khoa học trong sơ đồ thì các giám đốc và các phó giám đốc được xếp vào ban giám đốc. Do đó cơ cấu của công ty phải được bố trí lại như sau:

Sơ đồ 11: Sơ đồ mới được sửa lại theo cơ cấu của công ty.

3.3.2. Phối hợp hoạt động giữa các phòng ban

Tuy rằng mỗi phòng ban đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng. Điều này là một lợi thế trong mỗi một công ty để từ đó có để phân công công việc một cách rõ ràng. Xong, không phải lúc nào cũng chỉ có sự thực hiện riêng rẽ, đơn lẽ của các phòng ban mà công việc được hoàn thành. Chính vì thế mà cần có sự kết hợp giữa các phòng ban với nhau.

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Ban kiểm soát

Phòng kế toán tài chính Phòng dự án và đầu tư Phòng thiết bị vật tư Phòng xuất khẩu lao động

Cụ thể ở đây là phòng Thiết bị vật tư phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa với phòng Dự án và đầu tư thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu mới đạt hiệu quả cao. Hai phòng này cần kết hợp với nhau trong việc nghiên cứu thị trường để từ đó tìm ra những giải pháp và xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.

Để những nhân viên trong công ty thực hiện được tốt công việc của mình đặc biệt là trong khâu kiểm tra hàng hoá tại cảng đích thì đòi hỏi họ phải là những chuyên gia nhập khẩu nhưng lại có kinh nghiệm và hiểu biết về chất lượng cũng như công nghệ của hàng hoá.

Nói tóm lại là cần phải tiến hành phát triển nguồn nhân lực và sử dụng nhân viên trong công ty một cách hợp lý:

- Công ty nên thành lập lại hoặc củng cố bộ phận tổ chức cho các phòng ban đủ mạnh nghĩa là chọn người đủ đức, tài và ưu tiên đãi ngộ cao cho các lực lượng này.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với mục tiêu chiến lược kinh doanh- cạnh tranh của doanh nghiệp theo các nội dung sau:

+ Xác định nhu cầu đào tạo: căn cứ vào tầm quan trọng và vị trí mỗi công việc, nhu cầu hiện tại và trong tương lai của từng loại hình nghiệp vụ hoặc kỹ thuật nghề nghiệp. Cụ thể ở đây là cần có đội ngũ chuyên gia để giám định về chất lượng, chủng loại, đặc tính… của hàng hoá nhập về.

+ Lựa chọn nhân sự để có kinh doanh đào tạo: chọn đối tượng để đào tạo nâng cao trình độ quản trị để trở thành nhà lãnh đạo các cấp của doanh nghiệp hoặc doanh nhân. Chọn đối tượng cho đào tạo bồi dưỡng trở thành chuyên gia ở từng lĩnh vực hoặc bổ sung kiến thức, tay nghề chung. Để làm tốt đựơc điều này, doanh nghiệp cần phải công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn. Để có thể thu hút được nhân tài tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì doanh nghiệp cần có chính sách tốt với người lao động.

- Phương pháp và hình thức đào tạo:

+ Kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo: đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn theo hình thức chính quy tại chức, tập trung, không tập trung; đào tạo từ xa; đào tạo lại… Đồng thời có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người đạt kết quả học tập tốt.

+ Có thể vận dụng các phương pháp như: doanh nghiệp chủ động hợp tác với các trường đại học, các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề, các viện nghiên cứu và cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước để mở rộng các khoá đào tạo thích hợp.

- Thành lập quỹ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực bằng cách trích phúc lợi doanh nghiệp hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề tạo quỹ chung cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động dưới sự bảo trợ của nhà nước.

- Sử dụng lao động đúng vị trí, đúng chuyên môn nghề nghiệp và có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người có đóng góp xây dựng doanh nghiệp, người có năng suất và hiệu quả lao động cao trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu khoán đến từng người lao động. Bên cạnh đó, cần có chính sách minh bạch việc giải quyết lao động dư thừa.

- Ngoài ra một việc cũng không kém phần quan trọng đó là tạo điều kiện cho họ có ý thức làm việc theo nhóm. Vì ở đây đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nên việc làm việc theo nhóm là không thể tránh khỏi.

KẾT LUẬN

Câu nói nổi tiếng của ông cha ta “phi thương bất phú” vẫn còn nguyên giá trị đến thời nay. Đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và trong sự nghiệp xây dựng đất nước thì vai trò của các hoạt động ngoại thương nói chung và của nhập khẩu nói riêng được thể hiện một cách rõ nét hơn. Nhập khẩu không những chỉ góp phần tăng lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước mà còn tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế.

Tính đến thời điểm hiện tại thì sự nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, những dây truyền sản xuất hay công nghệ từ những nước phát triển trên thế giới đã mang lại lợi ích rất lớn cho sự lớn mạnh của đất nước và Việt Nam đã có mối quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới.

Từ khi tách ra từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu Vinaconex thì công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex đã cùng với các doanh nghiệp khác góp phần cho hoạt động nhập khẩu ngày càng sôi động hơn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tìm ra những hướng đi đúng đắn và những giải pháp hữu hiệu để đưa doanh nghiệp đi lên luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp nói chung và với công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex nói riêng. Có nhiều hướng để giải quyết bài toán trên, xong việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu vẫn là cách làm hữu hiệu giúp công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex phát triển hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường đại học Kinh tế quốc dân, khoa Thương mại - Giáo trình Thương mại quốc tế- PGS.PTS Nguyễn Duy Bột - Nhà xuất bản Thống kê- Hà nội 1997

2. Trường đại học Kinh tế quốc dân, khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế- giáo trình Kinh tế học quốc tế- PGS. PTS Tô Xuân Dân- Nhà xuất bản Thống kê- Hà nội 1998

3. Trường đại học Kinh tế quốc dân, khoa Khoa học quản lý- giáo trình khoa học quản lý, tập I- PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền- Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật- Hà nội 2001 4. Trường đại học Kinh tế quốc dân, khoa Khoa học quản lý giáo trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoa học quản lý, tập II- PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền- Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật- Hà nội 2002 5. PGS.TS Lê Thị Anh Vân- Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất

khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản Lao động- Hà nội 2003

6. Tạp chí Thông tin tài chính- số 13 (7-2005)

7. Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số 4-2005

8. Thông tư của Bộ Tài chính số 87/2004/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu

9. Trang web của Bộ Thương mại http://www.mot.gov.vn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU (Trang 59)