1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Địa vị pháp lý doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua BH

45 585 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

1 Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho ngườ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM Trường Đại học Kinh Tế - Luật

TIỂU LUẬN

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM QUY ĐỊNH

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN II: NỘI DUNG 1

Khái quát về Bảo hiểm 1

1.Khái niệm bảo hiểm 1

2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2

3 Hợp đồng bảo hiểm 2

4 Các loại hình bảo hiểm 3

Qúa trình hình thành và phát triển ngành Bảo hiểm ở Việt Nam 6

1 Trước năm 1986 6

2 Từ năm 1986 đến nay 8

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐBH 9

1 Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm 9

1.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm 13

Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm – Chế tài 15

1 Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm 15

2 Hậu quả pháp lý của việc vi phạm (không đóng phí hoặc không đóng đủ phí?) 20

Phân biệt thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐBH và thời điểm phát sinh trách nhiệm của HĐBH 22

1 Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐBH 22

2 Thời điểm phát sinh trách nhiệm HĐBH 25

DNBH có quyền yêu cầu bên mua BH áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật KDBH không? Chế tài khi bên mua không thực hiện? 25

1 Quyền yêu cầu bên mua BH áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật KDBH 25

2 Chế tài nếu không thực hiện 26

Bồi thường và phương thức bồi thường của DNBH đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định pháp luật Việt Nam 27

1 Bảo hiểm tài sản 27

2 Bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự 28

Phân biệt đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH, Chấm dứt thực hiện HĐBH, và HĐBH vô hiệu 28

1 Đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH 28

2 Đơn phương chấm dứt thực hiện HĐBH 31

3 HĐBH vô hiệu 34

Phân tích tình huống thực tế phát sinh tranh chấp 36

Trang 4

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu của con người trong việc đối mặt với rủi ro, đó lànguy cơ xảy ra thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng hoặc tài sản Chính vì vậy, hoạt động kinhdoanh bảo hiểm là một ngành dịch vụ phát triển từ lâu ở các quốc gia trên thế giới và ngàycàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sựphát triển chung của ngành bảo hiểm thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như kháchquan Tuy nhiên, hiện nay, ngành bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung củabảo hiểm trong khu vực và quốc tế và ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu được củamình đối với nền kinh tế Cùng với sự lớn mạnh của ngành bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảohiểm (KDBH) được ban hành ngày 9/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001 đã tạo mộtnền tảng pháp lý cho hoạt động bảo hiểm phát triển ở Việt Nam Và để phục vụ yêu cầu họctập của bộ môn “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm” được giảng dạy bởi Thạc Sĩ Bạch Thị NhãNam, chúng em tìm hiểu đề tài “Địa vị pháp lý của bên mua bảo hiểm, địa vị pháp lý doanhnghiệp bảo hiểm quy định trong pháp luật Việt Nam” Bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót, mong

cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn

Trang 6

PHẦN II: NỘI DUNG

Khái quát về Bảo hiểm

1 Khái niệm bảo hiểm

Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng do tínhđặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất vềbảo hiểm Theo sự tìm hiểu của chúng em thì có các định nghĩa về bảo hiểm như sau:

Bảo hiểm trong Từ điển tiếng Việt được định nghĩa:

“1 Giữ gìn để phòng ngừa tai nạn: dây đeo bảo hiểm, mặc quần áo bảo hiểm.

2 Bảo đảm bằng hợp đồng trả một khoản tiền theo thỏa thuận khi có tai nạn, rủi

ro nhất định xảy đến cho người được bảo hiểm (người được bảo hiểm phải đóng món tiền nhất định): bảo hiểm tish mạng (trả khoản tiền thỏa thuận cho gia đình khi người được bảo hiểm chết vì tai nạn)”.

Theo Dennis Kessler – chủ tịch, tổng giám đốc Tập đoàn Tái bảo hiểm toàn cầu

SCOR thì: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít 1

Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người

được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Còn tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ

chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm 2

Trang 7

Dù được định nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng theo chúng em, bảohiểm phải có đầy đủ các đặc trưng cơ bản sau:

 Thứ nhất, bảo hiểm phải là hoạt động tạo lập quỹ tiền tệ của bên bảo hiểm chủ yếu trên

cơ sở thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm

 Thứ hai, bên bảo hiểm phải cam kết chi trả cho bên mua bảo hiểm khi đối tượng đượcbảo hiểm gặp những tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm mang lại

Dựa trên những cơ sở nêu trên, chúng em hiểu: “Bảo hiểm là một thỏa thuận hợp

pháp thông qua đó, một cá nhân hay tổ chức (Người tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho một tổ chức khác (Công ty bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản chi trả khi có sự kiện trong hợp đồng xảy ra.”

2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm

 Khoản 1, Điều 3, LKDBH quy định : “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của

doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”

Đặc điểm:

- Là nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh

- Quỹ bảo hiểm được tạo lập từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và từ vốn của doanhnghiệp bảo hiểm

- Sử dụng quỹ bảo hiểm để tiến hành bồi thường, chi trả cho những trường hợp thuộc tráchnhiệm bảo hiểm

3 Hợp đồng bảo hiểm

P a g e 2 | 46

Trang 8

Việc tham gia bảo hiểm của các bên phải được thực hiện bằng hợp đồng Hợp đồngbảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của DNBH và người tham gia

bảo hiểm theo thỏa thuận của 02 bên Khoản 1,2 , Điều 12, Luật KDBH quy định:

“1 Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo

hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra

sự kiện bảo hiểm.

2 Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

a) Hợp đồng bảo hiểm con người;

b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.”

4 Các loại hình bảo hiểm

4.1 Căn cứ vào khách thể của quan hệ bảo hiểm

- Khái niệm: Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng cótrách nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật.3

- Đặc trưng:

 Qũy bảo hiểm y tế được hình thành từ nguồn thu bảo hiểm từ những người tham giabảo hiểm và từ nguồn ngân sách Nhà nước

Trang 9

 Người tham gia BHYT là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu tham gia BHYT.

 BHYT đảm bảo thanh toán các chi phí khám, chữa bệnh cho người được bảo hiểm,không nhằm bù đắp các khoản thu nhập bị ốm, bị giảm sút cho người được bảo hiểmkhi họ ốm đau, bệnh tật

 Thời hạn bảo hiểm được xác định theo thời hạn của thời hạn thẻ bảo hiểm

 Mức thanh toán về chi phí khám chữa bệnh cho người

- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngườilao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹbảo hiểm xã hội (Trích luật BHXH)

- Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinhlợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên

cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sựkiện bảo hiểm (Trích luật kinh doanh BH)

- Giống như bảo hiểm kinh doanh và bảo hiểm xã hội của hoạt động bảo hiểm tiền gửicũng thực hiện chuyển giao rủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít,nhưng mang những đặc thù riêng về phạm vi chuyển giao, loại rủi ro có thể đượcchuyển giao Bảo hiểm tiền gửi có thể coi là một dạng tự bảo hiểm, một dạng hộitương hỗ của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhằm chống lại những rủi rođặc thù trong hoạt động kinh doanh tiền tệ

- Có các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán, rủi ro hối đoái

4.2 Căn cứ và đối tượng bảo hiểm

- Là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tàisản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thườngcho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảothuận tiện hợp đồng

P a g e 4 | 46

Trang 10

- Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trongluật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sởhữu của chính mình Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng.

- Đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của conngười Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốnnếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểmthì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do ngườibảo hiểm trả Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tainạn-bệnh tật

4.3 Căn cứ vào ý chí các bên khi tham gia quan hệ bảo hiểm

- Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc vànhận thức của người được bảo hiểm Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm thươngmại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt conngười

- Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụtổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội Các hoạt động nguy hiểm

có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệmdân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này Ví dụ: bảo hiểm tráchnhiện dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của thợ săn Tuy nhiên, sự bắt buộcchỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo hiểm

ở đâu Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vìngười được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình

Trang 11

4.4 Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm

Theo cách phân loại này, các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: bảo hiểmphi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, tương ứng với hai kỹ thuật là phân bổ" và "tồn tíchvốn"

- Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theothời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhânthọ) Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm);

- Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thờigian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm nhânthọ) Các hợp đồng loại này thường là dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời )

Qúa trình hình thành và phát triển ngành Bảo hiểm ở Việt Nam

1 Trước năm 1986

Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ít nhiều cũng đã có những bước phát triển ngay từthời thực dân Pháp Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt độngkinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ Ngụy quyền

 Ở miền Nam trước năm 1975, có hơn 52 công ty trong và ngoài nước đã triểnkhai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảohiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động… Các công ty hoạt độngkhá mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về bảo hiểm trên toàn thị trường miền Nam.Các công ty bảo hiểm trong nước thường được thành lập dưới dạng Hội vô danh và Hộitương hỗ Các công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam dưới hình thức công ty chi nhánh.Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn Mạng lưới trung gian bảo hiểm là môigiới và đại lý bảo hiểm được sử dụng phổ biến để kinh doanh bảo hiểm trên phạm vi toànmiền Nam Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh tranh lành mạnh,các công ty bảo hiểm đã sớm thành lập hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm của mình Hiệp hội

có chức năng thông tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi trường hợp tác Việc quản lý nhà

P a g e 6 | 46

Trang 12

nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua Bộ Tài chính Các văn bản phápluật điều chỉnh như Luật bảo hiểm cũng sớm ra đời Ngoài ra, Hội đồng tư vấn bảo hiểmquốc gia cũng đóng vai trò khá quan trọng.

 Ở miền Bắc trước năm 1975, hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự

ra đời của Bảo Việt Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương, ngày17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam,gọi tắt là Bảo Việt Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động Đây cũng

là công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam Từ ngàythành lập cho đến trước năm 1975, do những điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt độngcủa Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển Lúc bấy giờ, Bảo Việt chỉ có trụ sở ở Hà Nội vàchi nhánh ở Hải Phòng thực hiện chủ yếu 3 nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và BaLan lúc đó cũng tương đối cao

 Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cũng như tất cả các ngành kinh tếkhác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hoá Công ty Bảohiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách nhiệm của các công

ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng Đối với các công ty bảohiểm nước ngoài, công ty có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng hợp đồng Năm

1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành chinhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Thời kỳ này, Bảo Việt làcông ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kế toánkinh tế thống nhất toàn ngành Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tàichính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảohiểm trong cả nước Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh doanh bảohiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảohiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm Có thể nói, thời gian này, hoạt độngbảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển

Trang 13

2 Từ năm 1986 đến nay

Năm 1986 đánh dấu một bước ngoạt trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta.Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diến ra vào năm này đã đưa rachính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo cácquy định của pháp luật Đồng thời, Việt Nam cũng đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hútđầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực Hoạt động sản xuất – kinh doanh từng bước phát triển,đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứngnhu cầu, thích hợp với hoàn cảnh mới Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công tyliên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài… sẽ có ý nghĩa rất lớn đối vớiquá trình phát triển bảo hiểm ở nước ta

Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã đượcChính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam Nó phá vỡthế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiềuhình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, mộtloạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO… vàcác công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,… Ngoài ra, với khoảng 40 văn phòng đạidiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảohiểm Việt Nam đang phát triển ngày một sôi động

Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty mới đã tạođiều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường cạnh tranh ngày càngquyết liệt Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ, đồng thời nghiên cứu và giớithiệu những loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới đa dạng và hấp dẫn Người tham gia bảohiểm có thể tự do lựa chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí cạnhtranh nhất Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ ngày càng đa dạng hơn và số lượng, chủngloại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được rộng mở Không chỉ có vậy, để nâng cao tính cạnhtranh, công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được chú trọng Bảo hiểm Việt Namđược đánh giá là một thị trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển.4

P a g e 8 | 46

Trang 14

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐBH

1 Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

1.1 Quyền của bên mua bảo hiểm

 Được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm

 Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấychứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm

 Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định:

 Tại khoản 3 Điều 19 quy định “Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ýcung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm cóquyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồithường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”,

 Tại khoản 1 Điều 20 quy định “Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở đểtính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyềnyêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảohiểm Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bênmua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phảithông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.”

 Yêu câu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thườngcho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảohiểm

 Chuyển nhượng hợp đồng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy địnhcủa pháp luật

 Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Trang 15

1.2 Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

 Đóng phí bảo hiểm đấy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồngbảo hiểm;

 Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầucủa doanh nghiệp bảo hiểm;

 Thông báo những trường hợp có thể có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm tráchnhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêucầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

 Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoảthuận trong hợp đồng bảo hiểm;

 Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật này và của phápluật có liên quan;

1.3 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật:

Về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm thì Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định, bênmua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận đã được hai bên

ký kết trong hợp đồng Việc chuyển nhượng hợp đồng chỉ có hiệu lực trong trường hợp bênmua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm vè việc chuyển nhượng

và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợpviệc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế

Như vậy, thông qua các quy định trên thì bên mua được trao các quyền lợi khá hợp

lý để có thể bảo đảm được lợi ích cho mỗi cá nhân khi tham gia sử dụng các sản phẩm bảohiểm từ các công ty Tuy nhiên, để có thể được hưởng các quyền lợi này bên mua cũng phảiđảm bảo tuân thủ đúng các nghĩa vụ của mình để không làm phương hại lợi ích của bên bánbảo hiểm

P a g e 10 | 46

Trang 16

1.4 Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng đầu tư xây dựng theo

PL hiện hành

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng(Nghị định số 119/2015/NĐ-CP), ngày 26/12/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP(Thông tư số 329/2016/TT-BTC)

Về Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm Thông tư số 329/2016/TT-BTChướng dẫn cụ thể như sau:

 Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn mua bảo hiểm tại bất kỳ doanh nghiệp bảohiểm nào đủ điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xâydựng theo quy định tại điều 7 nghị định số 119/2015/NĐ-CP

 Được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoảnbảo hiểm; cung cấp các thông tin, tài liệu (nếu có) liên quan đến việc giao kết vàthực hiện hợp đồng bảo hiểm

 Đồng thời, bên mua bảo hiểm được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồithường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy

ra sự kiện bảo hiểm Ngoài ra bên mua bảo hiểm còn các quyền khác theo quy địnhcủa pháp luật

Về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm Thông tư cũng quy định cụ thể như sau:

- Một là, bên mua bảo hiểm được tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tưxây dựng theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan

- Hai là, được thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảohiểm, khai báo và trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm các thông tin cần thiết, tạo điều kiện để doanh nghiệpbảo hiểm đánh giá rủi ro được bảo hiểm

Trang 17

- Ba là, Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo đúng thời hạn

và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Bốn là, bên mua bảo hiểm phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trườnghợp có thể làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểmtrong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm

- Năm là, áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của phápluật; thực hiện các kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp bảo hiểm và nhà thầu tư vấn

- Sáu là, thực hiện mọi biện pháp an toàn cần thiết, chấp hành nghiêm chỉnh các quyđịnh của pháp luật về an toàn lao động

- Bảy là, chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm đốivới khoản tiền mà người được bảo hiểm đã nhận bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểmtrong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanhnghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo quy địnhcủa pháp luật

- Tám là, Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện bảo hiểm bắtbuộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Đồng thời, người mua bảo hiểm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Thông tưnày và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

Thông tư số 329/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017 Cáchợp đồng bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng đã giao kết trước ngày Thông tư cóhiệu lực được tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật tại thời điểmgiao kết hợp đồng bảo hiểm

P a g e 12 | 46

Trang 18

1 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

2.1 Quyền của DNBH

Quyền của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH Nếu HĐBH không quy định

cụ thể và đầy đủ thì quyền của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH Khoản 1 Điều 17Luật KDBH quy định:

“1 Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ trung thực thông tin liên quan đếnviệc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này;

d Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trườnghợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồithường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và tráchnhiệm dân sự;

g Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảohiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên muabảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trảtiền bảo hiểm hoặc được bồi thường (Điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH)

Trang 19

- Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảohiểm theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 của Luật này (Điểm b Khoản 2 Điều 19Luật KDBH)

- Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng cácrủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thờigian còn lại của hợp đồng bảo hiểm Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhậntăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợpđồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm ( Khoản 2Điều 20 Luật KDBH)

- Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đãđóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảohiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm

có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảohiểm không có quyền đòilại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác ( Khoản 2 Điều 35 Luật KDBH)

- Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm

an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn

để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện phápbảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phíbảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm ( Khoản 3 Điều 50 LuậtKDBH)

2.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Nghĩa vụ của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH Nếu HĐBH không quy định cụ thể

và đầy đủ, nghĩa vụ của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH Điều 17 khoản 2 LuậtKDHB quy định:

“2 Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

P a g e 14 | 46

Trang 20

a Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền,nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

b Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

d Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;

đ Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thườngvề những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, nghĩa vụ của DNBH tương ứng với các quyền của bên mua bảo hiểm quyđịnh tại Khoản 1 Điều 18 Luật KDBH

Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm – Chế tài

1 Nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm

Quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng được hình thành từ hoạtđộng cung ứng dịch vụ bảo hiểm của DNBH Hoạt động cung ứng này dựa vào nhu cầuchuyển giao rủi ro từ người mua bảo hiểm sang DNBH Để gánh chịu tổn thất thay cho bênmua bảo hiểm, DNBH phải có khả năng tài chính đủ mạnh để chi trả cho bên mua bảo hiểmtheo cam kết Trên thực tế, khả năng tài chính này không thể tự bản thân DNBH có được màphải dựa trên cơ sở đóng góp mang tính cộng đồng của những người tham gia bảo hiểm Bởi

vì, sẽ là vô lý, khi một chủ thể kinh doanh phải gánh chịu tổn thất cho người khác bằngchính khoản tiền thuộc sở hữu của mình Chính vì lẽ đó, khi yêu cầu DNBH cấp bảo hiểm,bên mua bảo hiểm phải trả những khoản phí nhất định để DNBH sử dụng khoản tiền nàyduy trì được hoạt động kinh doanh của mình

Vậy phí bảo hiểm là gì?

Trang 21

1.1 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm hay còn gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm được hiểu đơn giản là sốtiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trướccác rủi ro sẽ chuyển sang cho công ty bảo hiểm Thuật ngữ phí bảo hiểm thường được dùngtrong các công ty bảo hiểm, trong khi đó các tổ chức hay hội tương hỗ lại sử dụng thuật ngữ

"mức đóng góp"

Theo quy định của Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm thì “ Phí bảo hiểm là khoảntiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phươngthức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.” (Khoản 11 Điều 3 Luật Kinh doanhbảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010)

1.2 Cơ sở hình thành quy định đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm

Cơ sở để hình thành nên quy định về trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên muabảo hiểm dựa vào hai lý do sau:

• Thứ nhất, về phương diện kinh tế, để thực hiện được hoạt động kinh doanh bảo hiểm,DNBH phải bỏ ra những chi phí nhất định Các chi phí này bao gồm hai phần cơ bản đó làkhoản tiền mà DNBH phải chi trả cho bên mua bảo hiểm khi họ thuộc trường hợp bảo hiểm

và khoản tiền mà DNBH phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh như chi phí ký kếthợp đồng, chi phí quản lý, thuế nộp cho ngân sách nhà nước Để bù đắp những chi phí màmình bỏ ra cũng như đảm bảo yếu tố lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình, khi tiếnhành cấp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, DNBH được quyền yêu cầu bên mua bảo hiểmnộp cho họ phí bảo hiểm Phí bảo hiểm chính là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trảcho việc nhận cung ứng dịch vụ bảo hiểm từ DNBH, hay nói một cách khác, phí bảo hiểm

là giá cả của sản phẩm bảo hiểm

Về nguyên tắc, phí bảo hiểm phải đủ để:

+ Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện cam kết bồi thường cho các khiếu nại dự kiến phát sinhtrong thời gian bảo hiểm DNBH chỉ có thể ước tính số tiền khiếu nại trong kỳ, chứ khôngthể tính toán được chính xác số tiền sẽ phải bồi thường Tuy nhiên, bởi vì có nhiều người

P a g e 16 | 46

Trang 22

tham gia bảo hiểm nên DNBH có thể dự kiến được số tiền có thể phải bồi thường dựa vàoxác suất rủi ro đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

+ Dự trữ một khoản tiền nhất định để thanh toán các khiếu nại còn tồn đọng (là những khiếunại đã phát sinh nhưng chưa giải quyết) Sở dĩ, DNBH phải tính toán đến điều này vì khôngphải tất cả các khiếu nại đều có thể được thanh toán dứt điểm ngay, vì vậy, phí bảo hiểmcũng phải tính toán đến yếu tố này

+ Trích lập quỹ dự phòng tổn thất lớn, là những tổn thất nghiêm trọng vượt quá khả năngkiểm soát của DNBH, chẳng hạn như các tổn thất do thiên tai, dịch bệnh

+ Trang trải các chi phí quản lý như tiền lương, tiền thuê trụ sở, tiền văn phòng phẩm, chiphí quảng cáo, hoa hồng và các khoản chi phí khác

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí

+ Đảm bảo mức lãi hợp lý

Như vậy, xét về phương diện kinh tế, việc DNBH thu phí bảo hiểm để đảm bảocung ứng dịch vụ bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm là hoàn toàn hợp lý Phí bảo hiểm màbên mua bảo hiểm đóng không những được sử dụng để chi trả bảo hiểm mà còn giúp choDNBH duy trì được hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo cung ứng sản phẩm bảo hiểmcho xã hội

• Thứ hai, về phương diện pháp lý, khi tham gia vào một giao dịch dân sự, các bên đềuhướng đến những lợi ích nhất định Để được hưởng lợi ích, các bên phải thực hiện nghĩa vụ.Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là một bộ phận không tách rời trong nộidung của một quan hệ pháp luật dân sự Nghĩa vụ là những hành vi mà một bên chủ thể phảithực hiện vì lợi ích của bên kia.Việc bên mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho DNBHtrong quan hệ bảo hiểm tài sản phát sinh từ nghĩa vụ dân sự trong giao dịch dân sự

Cụ thể, để nhận được cam kết chi trả từ phía DNBH trong hợp đồng bảo hiểm, bênmua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm Hay nói một cách khác, để đượchưởng lợi ích bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ Nghĩa vụ này phát sinh

Ngày đăng: 07/10/2017, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w