Hậu quả pháp lý của việc vi phạm (không đóng phí hoặc không đóng đủ phí?)

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua BH (Trang 25 - 27)

Như đã trình bày, phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho DNBH để hình thành nên quỹ bảo hiểm. Nếu quỹ bảo hiểm chưa thiết lập, DNBH không thể bồi thường cho bên mua bảo hiểm, do vậy, nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm thì trách nhiệm bồi thường của DNBH cũng chưa thể phát sinh.

Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đồi, bổ sung năm 2010 quy định: “Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng DNBH đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”.

Quy định trên đã thể hiện rõ, để được nhận tiền bồi thường, bên mua bảo hiểm đã phải đóng phí cho DNBH (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về gia hạn đóng phí). Tức là bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí trước mới được quyền nhận tiền bồi thường. Quy định trên của LKDBH là hoàn toàn phù hợp với bản chất của quan hệ bảo hiểm, đó là quỹ chi trả bảo hiểm được tạo lập từ phí bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng phí, có nghĩa rằng, sự đóng góp của họ vào quỹ bảo hiểm chưa có, do vậy không có cơ sở để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm từ quỹ này. Hơn nữa, nếu xét từ góc độ pháp lý, nếu người mua bảo hiểm yêu cầu DNBH cung ứng dịch vụ cho mình nhưng lại chưa trả tiền cho việc cung ứng dịch vụ đó thì chưa thể hiện ý chí tiếp nhận dịch vụ.

Hợp đồng bảo hiểm chỉ được coi là có hiệu lực pháp lý khi nó thể hiện ý chí tham gia vào hợp đồng của cả hai bên. Nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng phí thì điều đó có nghĩa là bên mua bảo hiểm chưa thể hiện ý chí tham gia hợp đồng. Hơn nữa, bản chất kinh tế của

phí bảo hiểm là khoản tiền mà người mua bảo hiểm đóng góp vào quỹ bảo hiểm để DNBH chi trả bảo hiểm, do vậy, nếu người mua bảo hiểm chưa đóng phí, thì không có cơ sở kinh tế để DNBH bồi thường. Còn xét ở góc độ pháp lý, khi người mua bảo hiểm chưa thực hiện nghĩa vụ thì cũng không thể được hưởng quyền. Như vậy, có thể khẳng định, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là thời điểm DNBH chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.

1.2. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm không đóng phí bảo hiểm

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Luật KDBH: “Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong trường hợp:

2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; 3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Luật KDBH, hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm:

2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người;

3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

Theo quy định tại Điểm 1.2.1, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 86/2009/TT-BTC: “Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí

bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực bảo hiểm vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo quy định này, nếu khách hàng không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận thì hợp đồng bảo hiểm của khách hàng sẽ bị chấm dứt, tuy nhiên khách hàng vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Có nghĩa là khách hàng sẽ không được trả lại số tiền đã đóng và phải nộp đủ phí bảo hiểm đển thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp khách hàng chậm nộp phí chính là việc khách hàng không đóng phí theo thoả thuận, do đó theo quy định của Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực bảo hiểm vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm (Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Luật KDBH, Điểm 1.2.1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư 86). Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Luật KDBH .

Trường hợp bảo hiểm con người thì không áp dụng quy định này mà sẽ thực hiện theo hợp đồng hai bên đã ký kết.

Phân biệt thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐBH và thời điểm phát sinh trách nhiệm của HĐBH

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua BH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w